Phải làm sao khi bé còi xương chậm lớn?

8663

Bé còi xương chậm lớn ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ như thế nào? Cha mẹ cần làm gì ngay lúc này để khắc phục nhanh chóng, hiệu quả nhất? Cùng theo dõi hành trình khám chữa còi xương chậm lớn cho con của chị Hương để có lời giải đáp cho chính mình!


Bé còi xương chậm lớn
, không phát triển đạt chuẩn về nhiều mặt có thể để lại rất nhiều hậu quả tới tương lai của trẻ. Vậy cha mẹ phải làm để có thể giúp con thoát khỏi tình trạng này?

Chị Hương, một người mẹ có con trai 3 tuổi cũng nằm trong số đó. Chị cho biết mình đã từng trải qua cảm giác băn khoăn, lo lắng rất nhiều khi phát hiện con mình có những dấu hiệu còi xương và chậm phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên sau một thời gian khám chữa, kiên trì tìm hiểu và chăm sóc con đúng cách, bé nhà chị nay đã khỏi bệnh.

Rất phấn khởi khi chữa khỏi cho con mình, chị Hương đã có những chia sẻ tận tình về quá trình từ lúc phát hiện cho đến khi điều trị khỏi bệnh cho con. Nếu bậc phụ huynh nào cũng đang gặp vấn đề này thì cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

1. Dấu hiệu bé còi xương chậm lớn - Phân biệt với trẻ suy dinh dưỡng

Điều đầu tiên là các mẹ cần xác định đúng tình trạng của con mình, xem có phải con chính xác đang bị còi xương gây nên chậm lớn hay không. Có rất nhiều mẹ thường nhầm lẫn còi xương và suy dinh dưỡng, và cả hai đều có thể khiến trẻ trông chậm lớn hơn các bé cùng lứa tuổi.

Thực tế thì đây là hai căn bệnh khác nhau và cách chữa trị cũng khác nhau. Mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu đặc trưng của từng bệnh mà phân biệt được chúng.

1.1. Dấu hiệu trẻ còi xương chậm lớn

xương nhỏ là dấu hiệu trẻ còi xương chậm lớn

Xương nhỏ là dấu hiệu trẻ còi xương chậm lớn

Trẻ còi xương chậm lớn thường có các dấu hiệu như sau:

  • Chậm biết lẫy, bò đi, mọc răng, có khả năng rối loạn trương cơ lực.
  • Thấp còi, chậm phát triển chiều cao, cân nặng.
  • Lười bú, biếng ăn, chán ăn.
  • Chân tay cong, có thể bị chân vòng kiềng hoặc vẹo cột sống.
  • Rụng tóc vành khăn.
  • Táo bón.
  • Ngủ không ngon, hay quấy khóc.
  • Đổ mồ hôi trộm.
  • Xương sọ mềm, đầu bị bẹp, có bướu ở đỉnh đầu hoặc trán, thóp mềm, rộng, lâu đóng kín.
  • Da xanh xao, vàng vọt, có biểu hiện thiếu máu.
  • Nặng hơn có thể bị co giật vì hạ canxi, gây ra nhiều biến chứng như chân chữ bát, chữ O, biến chứng chuỗi hạt sườn…

Đọc thêm:

1.2. Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng

Khác với còi xương, trẻ suy dinh dưỡng sẽ có một số biểu hiện như sau:

  • Thường hay mệt mỏi, chán ăn, đề kháng yếu và dễ mắc bệnh.
  • Trẻ chậm mọc răng và chậm các hoạt động phát triển vận động như đứng, ngồi, đi…chậm phát triển chiều cao cân nặng.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, bị đứng cân hoặc sụt cân.
  • Suy dinh dưỡng nặng có thể thể hiện qua 3 thể là: teo đét, phù và hỗn hợp.

Đọc thêm:

Những dấu hiệu về còi xương và suy dinh dưỡng nếu không thật sự để ý các bậc cha mẹ rất có thể bị nhầm lẫn giữa hai chứng bệnh này. Do đó mẹ cần hiểu rõ kiến thức về hai căn bệnh này cũng như thường xuyên đến khám và hỏi ý kiến của bác sĩ để có được cách chữa trị tốt nhất, giúp con cao lớn khỏe mạnh.

2. Nguyên nhân bé còi xương chậm lớn và cách phòng tránh

Tại sao trẻ còi xương chậm lớn là băn khoăn lớn của nhiều bậc cha mẹ, khi ai cũng cho rằng gia đình đã chăm sóc con rất tốt. Tuy nhiên có 5 nguyên nhân khiến trẻ còi xương chậm lớn sau mà có thể bạn chưa biết.

2.1. Di truyền từ cha mẹ

Còi xương do di truyền tuy tỉ lệ thấp nhưng vẫn có khả năng xảy ra nếu cha mẹ từng có tiền sử bệnh. Tin xấu là còi xương chậm lớn do di truyền rất khó khắc phục qua chế độ dinh dưỡng tại nhà. Chính vì vậy, khi bản thân hoặc bạn đời có lịch sử bị còi xương hoặc thấp còi, cha mẹ cần hết sức cẩn thận, thăm khám thai thường xuyên và xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ.

Ngay trong giai đoạn mang thai, người mẹ cần chú trọng bổ sung các dưỡng chất quan trọng như: Canxi, Vitamin D và các khoáng chất cần thiết khác thông qua chế độ dinh dưỡng hoặc thuốc/ thực phẩm chức năng

Cha mẹ cũng cần chú ý rằng, với trường hợp còi xương chậm lớn do di truyền, nồng độ Photpho trong máu của trẻ rất thấp, cần phải bổ sung thường xuyên.

2.2. Mẹ thiếu Vitamin D khi mang thai

Vitamin D là chất không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ, mẹ cần bổ sung ngay trong giai đoạn mang thai, đề phòng trẻ sinh ra bị còi xương chậm lớn.

Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ mang thai cần bổ sung 5.000 IU Vitamin D mỗi ngày trong suốt thời gian mang thai và cho con bú. Mẹ có thể bổ sung Vitamin D qua bốn cách:

  • Tắm nắng hàng ngày: Mẹ nên tắm nắng trong khung giờ từ 6- 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều, 10-15 phút mỗi ngày
  • Bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin D như: Cá hồi, cá thu, nước cam, sữa ít béo, ngũ cốc, trứng gà,...
  • Sử dụng thực phẩm chức năng chứa Vitamin D: Nên ưu tiên chọn các thực phẩm chức năng chứa Vitamin D3, Canxi nano và MK7 để cơ thể được hấp thụ tốt nhất.
  • Bổ sung Vitamin D qua thuốc: Có 2 dạng Vitamin D phổ biến là Ergocalciferol có nguồn gốc từ thực vật và Cholecalciferol có nguồn gốc từ động vật. Lưu ý luôn xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

2.3. Trẻ thiếu Vitamin D và Canxi

Trẻ thiếu Vitamin D và Canxi là nguyên nhân chính khiến trẻ bị còi xương chậm lớn. Bạn có thể hiểu vai trò của hai chất này với tình trạng phát triển của trẻ như sau:

  • Canxi: Đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển của xương, làm chắc xương, chống loãng xương, còi xương, đồng thời giúp duy trì hoạt động của cơ bắp, thông máu, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh, và giúp tiết chế một số kích thích tố (hormones).
  • Vitamin D: Hoạt động như một hormone giúp điều hòa và duy trì sự ổn định của Canxi và Photphat trong máu, nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho xương phát triển vững chắc, giúp trẻ lớn nhanh và ngăn ngừa bệnh còi xương.

Chính vì vậy, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin Dthực phẩm giàu Canxi vào bữa ăn hàng ngày của trẻ như: ngũ cốc, sữa, trứng, cá,...

Bên cạnh đó, Canxi và Vitamin D cũng có thể bổ sung qua đường uống (thuốc hoặc thực phẩm chức năng).

Các chuyên gia khuyên rằng nên để trẻ uống Canxi và vitamin D cùng lúc để hấp thụ Canxi gấp 10 so với bình thường, giúp phòng ngừa còi xương và phát triển chiều cao tối đa cho trẻ. (Đặc biệt, nên bổ sung cho trẻ Canxi nano và Vitamin D3, kết hợp với Vitamin K2 để hấp thụ tốt nhất).

2.4. Trẻ mắc bệnh lý gây còi xương chậm lớn

Một số bệnh lý sau có thể khiến bé còi xương chậm lớn, cha mẹ cần hết sức lưu ý:

  • Bệnh lý về đường tiêu hóa, khiến trẻ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng bổ sung.
  • Các bệnh giun sán, nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và vận chuyển thức ăn, làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ.
  • Trẻ bị táo bón.
  • Trẻ mắc bệnh Celiac.
  • Bệnh viêm ruột.
  • Xơ nang.
  • Vấn đề về thận.

Các mẹ cần theo dõi tình trạng và cho trẻ khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị sớm nhất. Có như thế mới không lo trẻ bị còi xương chậm lớn do ảnh hưởng của bệnh lý.

2.5. Chế độ dinh dưỡng của trẻ thiếu Canxi, Vitamin D và các khoáng chất khác

Một chế độ dinh dưỡng đạt tiêu chuẩn của trẻ là cần bao gồm các loại Vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể: Vitamin D, Canxi, Đạm, Kẽm, Magie, Vitamin C,... với hàm lượng hợp lý tùy thuộc mỗi giai đoạn phát triển của trẻ.

Khi cơ thể trẻ thiếu dinh dưỡng (đặc biệt là Canxi và Vitamin D), trẻ có nguy cơ bị còi xương và chậm phát triển chiều cao, cân nặng. Chính vì vậy, mẹ cần hết sức chú ý về chế độ ăn uống hàng ngày của con.

  • Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cần cho con bú mẹ hoàn toàn, tránh nuôi con bằng sữa công thức quá sớm.
  • Từ 6 tháng trở lên con đã có thể ăn dặm, lúc này hãy lên thực đơn ăn uống hàng ngày với đầy đủ các chất dinh dưỡng, tùy thuộc vào độ tuổi và thể trạng của con.

3. Bé còi xương chậm lớn phải làm sao?

Khi thấy con có biểu hiện còi xương chậm lớn, tôi biết rất nhiều mẹ luôn hoang mang không biết trẻ chậm lớn phải làm sao, trẻ chậm lớn nên ăn gì,...

Tôi ở đây rồi, tôi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề khó nhằn này!

Trong khoảng thời gian con xuất hiện những dấu hiệu về còi xương chậm lớn, ngoài việc đưa con đi thăm khám, tôi còn áp dụng một số cách sau tại nhà để giúp con cải thiện tình trạng sức khỏe nhanh hơn, bạn hãy theo dõi và áp dụng phù hợp tùy tình trạng của con nhé!

3.1. Trẻ còi xương chậm lớn nên ăn gì?

Bổ sung kẽm cho trẻ còi xươn chậm lớn
Trẻ còi xương mẹ hãy bổ sung thêm Kẽm cho bé

 

Dưới đây là những nhóm chất cần thiết trong chế độ ăn của bé còi xương chậm lớn. Tôi có ghi lại liều lượng cần nạp đủ trong một ngày đối với trẻ 3 tuổi mà tôi biết được trong quá trình tìm hiểu để cải thiện bệnh cho con, với con ở độ tuổi khác mẹ hãy lưu ý thay đổi cho phù hợp nhé!

  • Thực phẩm giàu Canxi: Trẻ 3 tuổi cần 500-600mg canxi/ngày. Thực phẩm giàu Canxi cho trẻ có thể kể đến: Sữa chua, phô mai, cá mòi, ngũ cốc, đậu phụ, cải xoăn,...
  • Thực phẩm giàu Vitamin D: Trẻ 3 tuổi cần 600 IU/ ngày. Các thực phẩm giàu Vitamin D là: Hải sản, cá, sò, trứng cá, đậu nành, nấm, ngũ cốc...
  • Thực phẩm giàu Photpho: Trẻ 3 tuổi cần khoảng 460mg Photpho/ ngày. Mẹ có thể sử dụng nhiều thực phẩm chứa photpho như: Khoai tây, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa… để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày cho trẻ. 
  • Thực phẩm giàu chất Đạm: Chất đạm vừa cung cấp năng lượng vừa củng cố cơ bắp giúp trẻ tăng cân đạt chuẩn và luôn khỏe mạnh. Nhu cầu chất đạm của trẻ từ 1 - 3 tuổi là 28gram/ ngày. Mẹ nên cho trẻ ăn: Thịt gà, trứng, thịt bò, đậu cove,... để tăng chất đạm cho con mạnh khỏe và lớn nhanh nhé!
  • Thực phẩm giàu Kẽm: Trẻ 3 tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ ngày. Thực phẩm chứa Kẽm có thể kể đến: Ngũ cốc, hàu, sò, trai, các loại đậu…
  • Thực phẩm giàu chất béo: Trẻ 3 tuổi cần 30-40g chất béo/ ngày. Trong mỗi bát bột hoặc cháo cần thêm 1 – 2 muỗng dầu để cơ thể trẻ hấp thu hiệu quả những Vitamin tan trong chất béo như Vitamin D, K, E…
Đọc thêm:

3.2. Bổ sung Canxi và Vitamin D cho trẻ qua thuốc/ thực phẩm chức năng

Một lưu ý cần nhớ nếu thấy bổ sung qua đường ăn uống không đủ, các mẹ nên cân nhắc bổ sung bằng thuốc/ thực phẩm chức năng (TPCN) cho trẻ còi xương chậm lớn. Tuy nhiên, chúng ta tuyệt đối không tự tiện bổ sung cho con mà cần đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con sử dụng bất cứ loại thuốc hay TPCN nào.

Theo kinh nghiệm của tôi, mẹ nên bổ sung thuốc/ TPCN có chứa đồng thời các loại dưỡng chất như Canxi nano, Vitamin D3, MK7. Đây là những khoáng chất quan trọng đối với trẻ còi xương chậm lớn:

  • Canxi: Thực hiện nhiệm vụ chính hình thành và hỗ trợ hệ xương chắc khỏe. Đặc biệt khi bổ sung Canxi nano có thể giúp  thẩm thấu vào xương nhanh gấp 200 lần Canxi thường, từ đó nuôi dưỡng và nâng cấp hệ xương cho bé còi xương chậm lớn hiệu quả hơn.
  • MK7 và Vitamin D3: Sẽ giúp Canxi hấp thu vào cơ thể một cách nhanh chóng và trọn vẹn nhất, đem lại hiệu quả không ngờ để hỗ trợ trẻ khỏe mạnh, cải thiện còi xương suy dinh dưỡng.

Một số loại thuốc/ TPCN hiệu quả cho trẻ em còi xương chậm lớn có thể kể đến: Aquadetrim, Ergocalciferol, Cholecalciferol, Infadin, Calcium Corbiere, Canxi B1 – B2 – B6, Calcinol®, bộ 3 sản phẩm Vipteen,...

Ngoài ra bạn đọc hãy theo dõi nội dung tiếp theo đây để biết trẻ bị còi xương phải làm sao nhé!

3.3. Đảm bảo trẻ tắm nắng mỗi ngày và đúng cách

tắm nắng để phòng chống còi xương cho bé

Tắm nắng phòng chống còi xương cực hiệu quả
 

Trong ánh nắng cố nhiều Vitamin D giúp hấp thụ Canxi và phát triển xương cho trẻ. Vì thế, các mẹ nhất định phải cho con tắm nắng mỗi ngày nhằm hạn chế cũng như cải thiện tốt tình trạng còi xương chậm lớn. Lời khuyên cách tắm nắng tốt nhất cho bé:

  • Tắm nắng đều đặn mỗi ngày.
  • Chọn một địa điểm rộng rãi, kín gió.
  • Cho bé tiếp xúc với nắng sớm mỗi ngày 20 – 20 phút trong khoảng thời gian từ 6-7h hoặc 16-17h.
  • Khi tắm, mẹ để lộ lần lượt từng bộ phận như lưng, tay, chân, ngực của con ra tiếp xúc trực tiếp với nắng.
  • Tuyệt đối không nên để ánh nắng gay gắt chiếu thẳng vào mặt, đầu.
  • Không tắm nắng quá nhiều mà cũng không quá ít dưới 15 phút/ ngày vì sẽ không mang lại hiệu quả cao nhất cho con.

3.4. Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên

Với những em bé còn nhỏ, khoảng 3 tuổi như con tôi, tôi cho bé vận động bằng cách dắt con ra ngoài trời thường xuyên để con chạy nhảy. Tôi cùng thường chuẩn bị thêm một quả banh để hai mẹ con đá qua lại, cho bé tham gia lớp học bơi cũng là một ý kiến hay để khuyến khích trẻ vận động thường xuyên ở độ tuổi này.

Việc vận động và ra ngoài thường xuyên sẽ giúp trẻ vừa hấp thụ được Canxi, Vitamin D, lại giúp xương vững chắc hơn và tăng cường hệ miễn dịch - đặc biệt quan trọng để con khắc phục tình trạng còi xương chậm lớn.

Khi con đã lớn hơn, mẹ có thể gợi ý và hướng dẫn cho con tập một số bài tập tăng chiều cao tại nhà để tăng cường sự chắc khỏe của xương và giúp con tăng chiều cao nhanh chóng, loại bỏ tình trạng còi xương chậm lớn nhé!

3.5. Giúp trẻ ngủ sớm và đủ giấc

cho trẻ ngủ sớm và đủ giấc để phát triển chiều cao cân nặng

Thời gian ngủ tốt nhất là trước 22h để trẻ lớn nhanh

 

Ngoài những yếu tố trên, trẻ còn cần có những giấc ngủ sâu và đủ giấc vì khi ngủ, cơ thể được nghỉ ngơi, tiết ra các hormone tăng trưởng, củng cố hệ xương.

Nếu ngủ trễ hoặc không ngủ đủ giấc, trẻ dễ bị suy nhược cơ thể, kém hấp thu chậm lớn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Tốt nhất các mẹ nên cho bé lên giường đi ngủ trễ nhất vào khoảng 21h để đảm bảo con đã đi ngủ sâu vào khoảng 22h và ngủ đủ 8-9 tiếng/ ngày.

3.6. Khắc phục còi xương chậm lớn bằng các bài thuốc dân gian

Bên cạnh những phương pháp quan trọng trên, tôi còn dùng bài thuốc Điều nguyên tán để cải thiện tình hình còi xương chậm lớn của con.

Bài thuốc gồm các nguyên liệu: Bạch truật, chích thảo quất hồng, sơn dược, cẩu kỷ, nhân sâm, phục linh, trần mễ - Mỗi vị 8g.
Bạn dùng sắc uống với nước long nhãn theo tần suất ngày 1 tháng, mỗi thang sắc 3 lần, mỗi lần 3 chén nhỏ sắc tiếp còn 1 ly nhỏ rồi sử dụng đều đặn.

Ngoài Điều nguyên tán, các mẹ cũng có thể tham khảo một số bài thuốc khác phù hợp với tình trạng riêng của từng trẻ. Có 3 bài thuốc phù hợp với những tình trạng còi xương chậm lớn khác nhau như:

  • Dùng bài Lục vị địa hoàng gia: Nếu trẻ còi xương, gầy gò, người nóng, ngủ ra mồ hôi trộm, sờ người bé nóng.
  • Bài Phì nhi hoàn gia vị: Nếu trẻ còi xương, rối loạn tiêu hóa ăn ngủ kém, bụng đầy, có khi có giun, có em bụng ỏng đít beo.
  • Cao quy bản, cao khỉ, cao gạc nai, cao xương động vật toàn tính: Bài thuốc lưu truyền dân gian chữa còi xương cho trẻ.

Cha mẹ cũng cần lưu ý khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào luôn cần sự tham vấn của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng nhé!!

3.7. Cho con đi khám định kỳ

Một điều quan trọng không thể thiếu là mẹ cần cho trẻ đi khám còi xương, đặc biệt là khi trẻ còi xương do di truyền và các triệu chứng còi xương chậm lớn dần chuyển biến nặng.

Vậy khám còi xương ở đâu? Có nhiều địa chỉ thăm khám bé còi xương chậm lớn rất uy tín như:

Bé nhà tôi đã kiên trì theo thăm khám tại Cơ sở 3 Viện dinh dưỡng quốc gia ở địa chỉ: Liền kề-GA03, Nhà CT2A, Khu Đô thị Tân Tây Đô, Đan Phượng, Hà Nội.

Viện có quy trình thăm khám tiện lợi nhưng rất đầy đủ, con được gặp trực tiếp bác sĩ thăm khám bên ngoài sau đó sẽ được chỉ định thực hiện chụp phim hoặc làm các xét nghiệm nếu cần để nhận biết chính xác tình trạng, từ đó đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho con.

Giờ làm việc tại viện như sau, các mẹ có thể tham khảo:

  • Thứ Hai tới Thứ Sáu: 07:30 đến 11:30, 13:30 đến 16:30
  • Thứ Bảy: 07:30 đến 11:30
  • Chủ Nhật: 07:30 đến 11:30

4. 3 sai lầm cần tránh khi chữa cho trẻ còi xương chậm lớn

Trong quá trình chữa còi xương chậm lớn cho bé tôi đã phạm phải rất nhiều sai lầm đáng tiếc, lúc đầu cứ nghĩ là tốt cho tình trạng bệnh của con nhưng thực ra lại không phải. Tôi muốn chia sẻ lại điều này để các mẹ có thể tránh xa và không lặp lại những sai lầm như tôi:

  • Ninh xương nấu cháo: Thực ra trong xương không có quá nhiều Canxi và lượng Canxi này cũng rất khó hấp thụ nên việc ninh xương nấu cháo gần như chẳng đem lại giá trị dinh dưỡng gì cho con.
  • Tùy tiện bổ sung sữa đặc có đường: Với trẻ còi xương chậm lớn, ta cần chọn những loại sữa năng lượng cao được thiết kế riêng cho thể trạng của trẻ, có chú trọng cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu như Canxi, Vitamin D… chứ không nên tùy tiện cho trẻ uống sữa đặc có đường có thể dẫn đến béo phì nhưng lại không cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu thực sự quan trọng.
  • Ninh chân gà để lấy nước nấu cháo: Giống như ninh xương, đây cũng là phương pháp không mang lại tác dụng cung cấp Canxi, Vitamin D để cải thiện tình trạng còi xương chậm lớn của trẻ.

cháo xương gà cho trẻ còi xương chậm lớn

Sai lầm của mẹ chính là nấu cháo xương gà cho bé
 

Sau khi tìm hiểu và đã trải qua khoảng thời gian chăm sóc con bị còi xương chậm lớn, tôi đã có riêng cho mình nhiều kinh nghiệm. Theo tôi, các mẹ nên chú ý đến những điểm sau để ngăn ngừa căn bệnh này, giúp con luôn khỏe mạnh, phát triển đạt chuẩn qua từng giai đoạn.

  • Cách bọc bé sau sinh: Sau khi sinh không nên bọc bé quá kín ở những nơi ẩm thấp, ngột ngạt, hãy cho trẻ ở phòng thoáng nhiều ánh nắng mặt trời để tiếp nhận đủ Vitamin D.
  • Cho bú mẹ liên tục 6 tháng đầu: Lý do vì không có loại canxi nào phù hợp hơn và có khả năng giúp trẻ chắc xương, khỏe mạnh, phát triển đều đặn như Canxi trong sữa mẹ.
  • Bổ sung sữa đúng cách: Ngoài sữa mẹ, việc bổ sung sữa công thức cho trẻ còi xương cũng rất cần thiết khi trẻ đã đến tuổi cai sữa. Lúc này, các mẹ nên chọn lựa những loại sữa uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nghiên cứu thành phần giàu Canxi cùng các loại Vitamin khác để đảm bảo bé hạn chế được tình trạng thiếu hụt dưỡng chất.

Qua những chia sẻ trên của chị Hương về hành trình điều trị cho con còi xương chậm lớn của mình, chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc cung cấp đủ dưỡng chất và chú trọng đến cách chăm sóc trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Chỉ cần đảm bảo thực hiện được những điều trên, bé còi xương chậm lớn sẽ không còn là nỗi lo của mọi bậc phụ huynh khi phát hiện ra các dấu hiệu bệnh của con.

2.3 (46%)/3 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI