13+ món cháo cho bé còi xương và cách nấu đảm bảo dinh dưỡng cho bé còi xương

5589

Để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng còi xương, việc cân đối lại thực đơn dinh dưỡng cho trẻ là rất quan trọng. Cha mẹ hãy cùng tham khảo 13 món cháo cho bé còi xương dinh dưỡng thơm ngon nên bổ sung cho bé ngay trong bài viết dưới đây. 


Có thể bạn quan tâm:

1. Cháo tim lợn

cháo cho bé còi xương từ tim lợn

Tim lợn là thực phẩm tuyệt vời để chế biến  cháo cho bé còi xương
 

Tim lợn là thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng thường được dùng để nấu cháo dành cho bà bầu, người mới ốm dậy, còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em, người già yếu bệnh tật...Cháo tim heo là món ăn thơm ngon, lại rất nhiều dinh dưỡng, giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bé phát triển toàn diện nhất.

Lượng Canxi trong tim heo cũng phần nào giúp bé giảm thiểu tình trạng còi xương. Tuy nhiên các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên dùng quá 2 lần/tuần vì có thể tăng nồng độ mỡ trong cơ thể, gây nên các bệnh béo phì và liên quan đến đường hô hấp.

Trong mỗi 100g tim heo có chứa lượng dinh dưỡng như sau:

  • 15,1g Protein.
  • 7 mg Canxi.
  • 5,9 mg Sắt.
  • 3,2 g chất béo.
  • 1000 mcg Vitamin C.
  • 213g Photpho.
  • Một số chất khác như Vitamin A: 8 mcg, Vitamin B1: 300 mcg...

Nguyên liệu cần chuẩn bị như sau: 

  • 50g gạo nếp thơm.
  • 100g tim heo.
  • 300g xương heo.
  • 1/2 hạt cau.
  • Gia vị gồm hạt nêm, muối, bột ngọt, tiêu.
  • Một số loại rau củ như cà rốt, nấm hương.

Cách thức nấu được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Ngâm gạo nếp với nước ấm 1-2 tiếng cho nở, sau đó đãi gạo nếp với nước sạch rồi để ráo.
  • Bước 2: Cho xương heo vào ninh trong khoảng 1 tiếng để lấy nước dùng nấu cháo. Khi xương heo đã nhừ, lọc lấy nước lèo. Cho gạo nếp đã được sơ chế cùng với nước xương hầm vào nồi, nấu cháo từ 30 - 40 phút cho hạt gạo hơi sánh cho thêm cà rốt đã thái nhỏ vào ninh đến khi gạo nhuyễn, cháo sánh thì tắt bếp. 
  • Bước 3: Tim heo đem sơ chế sạch sẽ, thái miếng rồi chần qua với nước muối ấm để khử chất bẩn. Sau đó vớt tim ra băm nhỏ, ướp tim heo với chút muối, nước và bột ngọt, rồi đem xào chín.
  • Bước 4: Cho phần tim heo vừa xào vào nồi cháo đã nấu chín trước đó, để lửa nhỏ, khuấy đều tay, chờ cho nồi cháo sôi thì nêm nếm lại gia vị vừa miệng, sau đó tắt bếp.
  • Bước 5: Múc cháo ra bát, cho một chút tiêu (nếu bé đã lớn và có thể ăn được cay) hoặc hành ngò lên, chờ cho bát cháo bớt nóng thì bắt đầu cho bé ăn.

2. Cháo tôm

Cháo tôm cho bé còi xương

Cháo tôm là cháo cho bé còi xương rất được các bà mẹ yêu thích
 

Tôm là một trong những thực phẩm giàu Canxi rất phù hợp cho những trẻ bị còi xương bổ sung Canxi. Cháo tôm cho bé nhiều dưỡng chất quan trọng, giúp kích thích sự hấp thụ Canxi hiệu quả. Đồng thời cháo tôm cũng giúp tăng cường các dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể bé khỏe mạnh cao lớn hơn mỗi ngày. 

Hàm lượng dinh dưỡng có trong mỗi 100g tôm gồm có: 

  • 99 kcal Calo.
  • 24g Protein.
  • 111g Natri.
  • 2000mg Canxi.
  • 39 mg Magie.
  • 259 mg Kali.
  • Một số chất khác như Sắt, Cacbohidrat, Lipid, DHA... 

Nguyên liệu cha mẹ cần chuẩn bị: 

  • Bí đỏ 200gr.
  • 50G gạo nếp.
  • 200g tôm tươi.
  • Gia vị muối, hạt nêm, ngò, hành lá. 

Cách nấu cháo tôm bí đỏ như sau:

  • Bước 1: Bí đỏ rửa sạch, bỏ vỏ và thái lát mỏng. Ngâm gạo nếp với nước ấm 1-2 tiếng cho nở, sau đó đãi gạo nếp với nước sạch rồi để ráo. Tôm lột vỏ, rút chỉ đen rồi đem rửa sạch. Cha mẹ có thể xay nhuyễn thịt tôm hoặc băm nhỏ, thái hạt lựu tùy theo độ tuổi và sở thích ăn uống của bé.
  • Bước 2: Nấu cháo từ bí đỏ và gạo nếp. Lượng nước cần gấp đôi lượng nếp để cháo không bị quá đặc hoặc bị khê. Sau khi sôi, nên để nhỏ lửa để cháo nhừ dần dần thật kĩ, vừa đun vừa khuấy để cháo không bị khê. 
  • Bước 3: Khi cháo đã nhừ, cho thêm tôm vào đảo đều và đun chín. Tùy theo khẩu vị của trẻ, cha mẹ có thể cho thêm gia vị và rắc hành ngò lên trên, dùng cháo khi nóng. 

3. Cháo lòng đỏ trứng gà

Cháo lòng đỏ trứng gà

Cháo cho bé còi xương bằng trứng gà vừa đơn giản lại cung cấp nhiều dưỡng chất cho trẻ
 

Cháo lòng đỏ trứng gà thường được dùng cho những người vừa ốm dậy, người thiếu chất cơ thể mệt mỏi uể oải mất sức. Cháo trứng gà là món ăn đơn giản dễ nấu nhưng vô cùng nhiều dưỡng chất giúp trẻ cao lớn, thông minh hơn.

Ngoài ra nó còn thúc đẩy quá trình hấp thụ Canxi hiệu quả. Không chỉ vậy món ăn này còn có tác dụng bảo vệ mắt sáng khỏe, kích thích não bộ hỗ trợ quá trình trao đổi chất hiệu quả giúp cải thiện tình trạng còi xương ở trẻ em.

Dinh dưỡng trong lòng đỏ trứng gà bao gồm: 

  • 321 kcal calo.
  • 129 mg Canxi.
  • 1442 mg Vitamin A.
  • 218 IU Vitamin D.
  • 2,7 mg Sắt.
  • Một số chất khác như Magie, Vitamin B6, B12, natri, Kali...

Nguyên liệu nấu cháo lòng đỏ trứng gà như sau: 

  • 3 lòng đỏ trứng gà.
  • 50 gạo nếp.
  • 30g hạt sen.
  • 1 củ cà rốt.
  • Dầu ăn và gia vị.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngâm gạo nếp với nước ấm 1-2 tiếng cho nở, sau đó đãi gạo nếp với nước sạch rồi để ráo. Cà rốt bỏ vỏ, rửa sạch thái hạt lựu. Hạt sen ngâm với nước ấm, bỏ tim sen, rửa sạch.
  • Bước hai: Bắc nồi nước nóng, cho nếp vào ninh gần chín thì tiếp tục cho cà rốt xắt hạt lựu vào. Hạt sen nấu chín và nghiền nhuyễn ra bột mịn. 
  • Bước 3: Cho lòng đỏ trứng từ từ vào, khuấy nhanh tay để trứng không vón lại sau đó cho hạt sen đã tán nhuyễn vào, thêm vài giọt dầu ăn.
  • Bước 4: Cháo sôi lại một dạo thì thêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp, rắc hành ngò hoặc lá tía tô, nên ăn khi cháo còn ấm. Nếu bé còn nhỏ, cha mẹ có thể bỏ qua tía tô và hành ngò để bé dễ ăn hơn. 

4. Cháo cóc

Cháo cóc cũng là món ăn dinh dưỡng rất nhiều bà mẹ nấu cho con để bổ sung các dưỡng chất, cho con khoẻ mạnh cao lớn hơn, đồng thời điều trị chứng còi xương hiệu quả.

Tuy nhiên, trong thịt cóc có nhiều bộ phận có chứa chất cực độc, nếu không biết cách sơ chế có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của con. Vì vậy, phụ huynh nên mua các loại thịt cóc đã được chế biến sẵn để tránh gây nguy hiểm cho bé. 

Mỗi 100g thịt cóc có chứa:

  • 5,4g Protein.
  • 65 mg Kẽm.
  • Một số chất khác như Canxi, Vitamin D... 

Để nấu cháo thịt cóc, mẹ cần chuẩn bị:

  • 5g thịt mình và đùi cóc.
  • 20g bột củ mài.
  • 50g gạo tẻ.
  • 20g gạo nếp.
  • Các gia vị

Cách chế biến:

  • Bước 1: Gạo tẻ và tạo nếp đem rửa sạch, để ráo cho và nồi đun cho nhừ. Khi cháo gần sách lại cho thêm bột củ mài vào đun tiếp đến khi hạt gạo nhuyễn và sánh lại. 
  • Bước 2: Thịt cóc rửa sạch, sỡ chế kỹ, lọc xương băm nhỏ rồi ướp chút gia vị
  • Bước 3: Cháo nhừ cho thịt cóc vô nồi đảo đồi cho thịt chín hẳn, có thể thêm một chút nước nếu cháo đặc, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Múc cháo ra bát đợi cháo nguội rồi cho bé ăn. 

5. Cháo ếch

Cháo ếch món cháo rất tốt cho trẻ còi xương

Thịt Ếch chứa rất nhiều protein là  cháo cho bé còi xương mẹ cần phải biết
 

Cháo cho bé còi xương không thể bỏ qua món cháo số 1 được các mẹ tin tưởng đó là cháo Ếch. Thịt ếch có mùi vị thơm ngon, được ví von còn hơn thịt gà và còn chứa khá nhiều chất dinh dưỡng quan trọng.

Các chất có trong thịt Ếch bao gồm:

  • Protein.
  • Chất béo.
  • Đường.
  • Canxi.
  • Photpho.
  • Kali.
  • Natri.
  • Sắt.
  • Đồng.
  • Magie.
  • Vitamin A, B, D, E, Canxi…

Nguyên liệu nấu món cháo ếch: 

  • 150g thịt mình và đùi ếch.
  • 50g gạo.
  • 50g cà rốt.
  • Các gia vị cần thiết.

Cách chế biến cháo cho bé còi xương:

  • Bước 1: Gạo vo sạch, để ráo. Thịt ếch sơ chế sạch rồi đem ninh nhừ cùng gạo.
  • Bước 2: Đợi thịt ếch mềm, cháo hơi sệt lại thì cho cà rốt thái hạt lựu vào tiếp tục ninh cho nhừ, nêm nếm gia vị vừa miệng. 
  • Bước 3: Cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố xay mịn rồi lọc qua rây nếu cho nấu cháo cho bé suy dinh dưỡng ăn dặm. Với trẻ lớn hơn, sau khi nấu xong có thể cho bé ăn trực tiếp luôn, không cần xay. 

6. Cháo chim cút

Chim cút được xếp vào hàng “sâm động vật”, bởi nó chứa rất nhiều dinh dưỡng và có tác dụng rất tốt cho những trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng. Chim cút có vị ngọt, tính bình, ăn vào giúp mạnh gân cốt, tốt cho thần kinh và thể lực.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong chim cút cũng cao hơn gấp 10 lần các loại gia súc thông thường, đồng thời lại có ít chất béo, nên dù ăn nhiều cũng không gây béo phì.

Nguyên liệu chuẩn bị cho món cháo chim cút gồm:

  • 1 con chim cút đã làm sạch (bỏ nội tạng, đầu và chân).
  • Gạo nếp 30g.
  • Gạo tẻ 50g.
  • Vỏ quýt khô 30g.
  • Mắm muối vừa đủ.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Gạo nếp, gạo tẻ đem vo sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Dùng bột vỏ quýt, gạo nếp, gạo tẻ nhét vào bụng chim cút. Cho nước xâm xấp nồi rồi bắt đầu ninh
  • Bước 3: Sau khi nồi cháo sôi, nêm nếm một ít gia vị rồi vặn lửa nhỏ đun cho tới khi các nguyên liệu chín mềm thành cháo sệt thì tắt bếp. Có thể cho thêm nước trong quá trình đun để cháo không bị cạn nước và trở nên quá đặc. 

7. Cháo cá lóc

cháo cá lóc cho bé còi xương

Cháo cá lóc là món ăn đơn giản lại cung cấp nhiều dưỡng chất cho trẻ
 

Cháo cá lóc là cháo cho bé còi xương rất đơn giản, dễ mua, dễ làm nhưng lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao tăng khả năng tạo thịt, giúp cho quá trình chuyển hoá các dưỡng chất cho trẻ còi xương hiệu quả vượt trội.

Các chất dinh dưỡng có trong cá Lóc gồm:

  • Canxi.
  • Photpho cực cao.
  • Protein.
  • Vitamin B2.

Để làm cháo cá lóc, cha mẹ cần chuẩn bị:

  • Cá lóc 1.3kg, dùng phần xương và đầu cá để nấu cháo.
  • 30g đỗ xanh.
  • 50g gạo.
  • Hành, thì là, gia vị, nước mắm.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Cá lóc làm sạch lọc thịt, còn lại bộ xương cá, rửa sạch. Đỗ xanh, gạo ngâm qua, vo sạch.
  • Bước 2: Đun sôi nước, cho đầu và xương cá vào ninh chín sau đó gỡ thịt còn bám vào phần xương. Đầu và xương cho vào cối giã nhuyễn. Rồi lọc lấy nước.
  • Bước 3: Đem gạo, đỗ xanh đã vo sạch và phần thịt lọc ra từ xương cá lúc đầu vào ninh trong phần nước lọc xương cá để nấu cháo. 
  • Bước 4: Sau khi cháo sôi, vặn lửa nhỏ để cháo nhừ. Nêm nếm gia vị vừa ăn, tắt bếp rồi cho hành ngò, tiêu lên trên đợi nguội bớt rồi cho bé ăn. 

8. Cháo lươn đồng

Thịt lươn đồng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao hơn cả tôm cá. Vậy thì với loại thực phẩm bổ dưỡng này mẹ có thể nấu cháo cho bé còi xương để giúp cải thiện tình trạng của bé nhanh chóng nhất.

Hàm lượng các chất:

  • Vitamin A, B1, B6.
  • Sắt.
  • Natri.
  • Kali.
  • Canxi.

Để làm cháo lươn đồng, cha mẹ cần chuẩn bị: 

  • Lươn đồng 500 – 800 gr (khoảng từ 2 – 3 con cỡ vừa).
  • 100g gạo nếp.
  • Rau mùi, gia vị cần thiết.

Cách làm cháo lươn đồng dinh dưỡng:

  • Bước 1: Sơ chế lươn đồng loại bỏ nhớt, nội tạng của lươn. 
  • Bước 2: Luộc lươn cùng một chút gừng đập dập để bớt tanh. Đợi lươn vừa chín tới thì tắt bếp, vớt ra để nguội rồi lọc thịt để riêng. 
  • Bước 3: Cho phần xương và đầu lươn vừa lọc vào nồi, ninh thêm 20 phút để lấy nước dùng nấu cháo, sau đó bỏ xương đi và cho gạo đã vo sạch vào nồi hầm nhừ. 
  • Bước 4: Phi thơm hành tỏi rồi cho thịt lươn đã tách vào xào sơ, nêm nếm một ít gia vị cùng một ít bột nghệ để tạo màu và khử mùi lươn. Thịt lươn hơi săn lại và có màu vàng thì tắt bếp. 
  • Bước 5: Cháo nhừ hẳn thì cho phần thịt lươn vừa xào vào đảo đều, nêm thêm gia vị rồi tắt bếp. Cho thêm hành ngò và tiêu, múc ra để nguội cho bé dễ ăn. 

9. Cháo sụn lợn

Cháo sụn lợn

Cháo sụn lợn sẽ giúp xương khớp của bé được chắc khỏe
 

Sụn lợn rất giàu Canxi, Photpho và một số dưỡng chất cần thiết khác trong việc tạo sụn và xương. Cháo sụn lợn sẽ giúp xương khớp của bé được chắc khỏe, kích thích sự phát triển và cải thiện tình trạng còi xương suy dinh dưỡng hiệu quả ở trẻ nhỏ. 

Để nấu cháo cho bé còi xương mẹ cần nguyên liệu:

  • Xương sụn lợn 100g.
  • Gạo 50g.
  • 1 củ cà rốt.
  • Hành, ngò và các gia vị.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Xương sụn lợn rửa sạch, luộc sơ bỏ nước đầu. Xào lại xương sụn, nêm thêm một chút gia vị sau đó đổ nước đem ninh
  • Bước 2: Xương nhừ vớt ra để nguội, lọc thịt, bỏ phần xương, phần sụn giữ lại đem xay nhỏ
  • Bước 3: Cho gạo vào nồi nước dùng vùa ninh xương nấu chín thành cháo rồi cho phần sụn xay, thịt đã lọc, cà rốt vào nồi hầm tiếp tục ninh nhừ đến khi cháo sệt lại nêm thêm gia vị vừa miệng rồi tắt bếp
  • Bước 4: Cho hành và gia vị vừa đủ đợi nguội bớt rồi cho bé dùng. 

10. Cháo ý dĩ

Cháo ý dĩ là tên gọi của loại cháo được chế biến từ nhiều nguyên liệu bổ dưỡng và thanh mát ý dĩ (bo bo) hạt sen, táo đỏ, đường phèn.... Công dụng của cháo ý dĩ giúp ngủ ngon, điều trị các bệnh về thận, an thần, tăng cường sức khỏe rất tốt cho trẻ bị còi xương. 

Cách làm cháo ý dĩ thanh mát và ngon miệng như sau. Đầu tiên cha mẹ cần chuẩn bị: 

  • Ý dĩ: 50gr.
  • Gạo nếp, gạo tẻ: 100gr.
  • Hạt sen: 50gr.
  • Đường phèn: 30gr.

Cách chế biến cháo ý dĩ:

  • Bước 1: Hạt sen với nước chanh 1 đêm rồi rửa sạch, phơi khô và mang đi tán bột. Ý dĩ cũng đem xay thành bột nhuyễn.
  • Bước 2: Đem gạo nếp, gạo tẻ ngâm trong nước ấm từ 1-2 giờ sau đó cho vào nồi ninh thật nhừ.
  • Bước 3: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi cháo đã ninh nhừ, sau đó cho thêm nước vào, tiếp tục ninh cháo trên lửa nhỏ khoảng 30 phút. Khi cháo mềm và sệt lại, các nguyên liệu đã chín hết thì cho thêm ít đường phèn vào, khuấy đều cho đường tan, nêm nếm độ ngọt cho vừa khẩu vị rồi bắt bếp, múc ra bát dùng nóng.

11. Cháo yến mạch

Nếu cha mẹ quá bận rộn thì món cháo yến mạch phòng chống còi xương ở trẻ nhỏ là gợi ý lý tưởng cho các phụ huynh. Yến mạch được làm từ ngũ cốc dạng thô nên rất giàu chất xơ, tốt cho tiêu hóa. Hàm lượng Canxi, Sắt và Đường trong yến mạch khá cao, giúp xương chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ quá trình tạo thịt và tăng cường tuần hoàn máu cho cơ thể bé.

Nguyên liệu làm cháo yến mạch cho trẻ còi xương:

  • 3 thìa bột yến mạch thô.
  • 50g thịt bò.
  • ½ củ cà rốt. 
  • Các gia vị cần thiết.

Sau khi đã có các nguyên liệu cần thiết, cha mẹ chế biến như sau: 

  • Bước 1: Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ có thể ướp một với một chút nước mắm, tỏi. Cà rốt rửa sạch, bỏ vỏ, thái hạt lựu. Bột yến mạch ngâm cùng nước ấm trong 15 phút. 
  • Bước 2: Cho cà rốt vào ninh để ngọt nước, cà rốt mềm cho bột yến mạch thô vào đun tiếp. Khi hỗn hợp cháo mềm thì cho thịt bò vào, quấy đều tay, nêm gia vị vừa ăn để thịt bò vừa chín tới thì tắt bếp. 
  • Bước 3: Cho thêm hành, ngò lên trên, múc ra bát để nguội cho bé dễ ăn. 

12. Cháo bột chân cua

Cua là thực phẩm rất giàu Canxi và Photpho, giúp cho xương chắc khỏe. Cháo bột chân cua là món ăn tuy hơi phức tạp nhưng rất giàu các dưỡng chất cần thiết, thích hợp dùng làm cháo ăn dặm phòng chống còi xương ở trẻ nhỏ. 

Chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết gồm: 

  • Chân cua 300g.
  • Hạt sen 50g.
  • Đậu xanh 50g.
  • Gia vị.
  • 30g gạo.

Cách làm cháo bột chân cua:

  • Bước 1: Chân cua đem sơ chế làm sạch, sau đó sấy khô, tán thành bột mịn cùng với hạt sen, đậu xanh. 
  • Bước 2: Gạo đem rửa sạch, đun cùng nước cho nhuyễn
  • Bước 3: Đêm hỗn hợp chân cua, hạt sen, đậu xanh này vào nồi cháo đã chín nhừ, quấy đều. Có thể thêm muối hoặc đường tuỳ vào khẩu vị bé yêu thích. 

13. Cháo thịt gà

Cháo thịt gà cho bé còi xương

Cháo thịt gà không còn là món ăn xa lạ cho bé đặc biệt là trẻ còi xương
 

Cháo thịt gà không còn là món ăn xa lạ cho bé vì có rất nhiều dinh dưỡng. Trong thịt gà có chứa rất nhiều Photpho và Canxi, giúp tăng cường độ chắc khỏe cho răng và xương. Hàm lượng Protein, các Vitamin A, nhóm Vitamin B và C của thịt gà cũng rất cao, giúp hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất, bảo vệ tim mạch, cho đôi mắt sáng hơn hiệu quả. 

Nguyên liệu cháo cho bé còi xương gồm: 

  • 50g Gạo tẻ trắng.
  • Thịt gà 200g.
  • Bí đỏ 200g.
  • Hạt nêm, muối.

Cách làm cháo thịt gà:

  • Bước 1: Thịt gà đem rửa sạch rồi luộc chín. Bí đỏ bỏ vỏ, rửa sạch thái lát.
  • Bước 2: Dùng nước vừa luộc gà chín cho gạo và bí đỏ vào hầm nhừ.
  • Bước 3: Thịt gà vừa luộc đem xé nhỏ, bỏ xương. Có thể cho xương gà vào nồi cháo hầm để nước dùng ngọt hơn.
  • Bước 4: Cháo chín, bắt đầu hơi đặc sánh lại, thì cho thịt gà xé nhỏ vào nồi, quấy đều tay, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp. Cho rau ngò gai thái nhỏ lên trên, múc ra để nguội cho bé ăn. 

Với trẻ còi xương, chế độ dinh dưỡng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, cơ thể người hầu như không thể hấp thụ đủ nhu cầu Canxi thông qua các thực phẩm và chế độ ăn uống hàng ngày.

Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, phụ huynh cần kết hợp cho bé sử dụng các loại thuốc bổ sung Vitamin D3, Canxi, MK7 bằng đường uống để cơ thể hấp thụ đủ khoáng chất cần thiết nhanh hơn. 

Đọc thêm: Sản phẩm chứa Canxi nano, D3 và MK7?

Vitamin D3 sẽ hỗ trợ việc vận chuyển Canxi từ thành ruột vào máu, trong khi MK7 đưa Canxi từ máu đến tất cả các xương và các cơ quan khác trong cơ thể một cách tối ưu hơn. Cần bổ sung bộ 3 này để nhanh chóng khỏa lấp các lỗ trống trong xương giúp nâng cao khả năng điều trị chứng còi xương ở trẻ nhỏ. 

Bên cạnh đó, việc bổ sung chất qua đường uống cần phải chú ý liều lượng để tránh gây dư thừa canxi có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ của bé. Liều lượng bổ sung chất phù hợp cho bé như sau:

  • Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi cần 200mg Canxi/ngày.
  • Trẻ từ 6 tới 11 tháng tuổi cần 260mg Canxi/ngày.
  • Trẻ từ 1 tới 3 tuổi cần 700mg Canxi/ngày.
  • Trẻ từ 4 tới 8 tuổi cần 1000mg Canxi/ngày.
  • Trẻ từ 9 tới 18 tuổi cần 1300mg Canxi/ngày.
  • Trẻ dưới 1 tuổi cần 400 IU Vitamin D/ngày.
  • Trẻ từ 1 tới 18 tuổi cần 600mg -1000 IU Vitamin D/ngày.

Phụ huynh nhớ chú ý khẩu vị yêu thích của bé để tạo ra hương vị của cháo cho bé còi xương cho bé hấp dẫn kích thích trẻ ăn ngon miệng nhất nhé.

5.0 (100%)/1 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI