6 tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em và 7 tác hại mà nó mang lại

3214

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến cả thể chất lẫn trí não ở trẻ. Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này để có phương pháp phòng ngừa và điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ hiệu quả. 

1. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam

trẻ khám vì suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng ở trẻ em ngày càng phổ biến

 

Theo các số liệu thống kê điều tra 30 cụm trên toàn quốc năm trong năm 2016 cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi là 13,8%, suy dinh dưỡng thấp còi là 24,3%. Trong đó cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi. 

Đây là một thực trạng rất đáng lo ngại cho thấy sự hiểu biết về nhu cầu Canxi và dinh dưỡng ở người Việt còn rất thấp. Đáng buồn hơn là tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng không hề giảm mà lại có xu hướng tăng nhẹ. Đây thực sự là một tình trạng rất đáng lo ngại mà tất cả các bậc cha mẹ nên quan tâm. 

2. Suy dinh dưỡng là gì? Phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ em 

suy dinh dưỡng ở trẻ em thể gầy

Suy dinh dưỡng ở trẻ em ảnh hưởng mạnh đến sự tăng trưởng của trẻ

 

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết để khỏe mạnh, làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bình thường của cơ thể, quá trình sống và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Suy dinh dưỡng thường gặp ở trẻ từ 6-24 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ cần đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp các cơ quan, não bộ hoàn thiện, tạo nền móng cho sự phát triển sau này.

 Đọc thêm: Suy dinh dưỡng là gì? Những triệu chứng cho thấy một người bị suy dinh dưỡng

2.1. Phân loại theo thể suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là tình trạng trẻ có cân nặng thấp hơn 20% so với cân nặng chuẩn theo độ tuổi và giới tính mà WHO đưa ra. Biểu hiện  trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

  • Trẻ chán ăn.
  • Nhẹ cân.
  • Gầy còm, ốm yếu.
  • Tăng cân chậm hoặc nhiều tháng liền không tăng cần.
  • Da dẻ xanh xao.
  • Trẻ dễ bị mắc các bệnh lý như cảm cúm, ốm sốt.

Suy dinh dưỡng thể thấp còi là tình trạng trẻ có chiều cao chỉ đạt dưới 90% mức tiêu chuẩn theo độ tuổi và giới tính. Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi

  • Trẻ tăng chiều cao chậm.
  • Bé hay quên, trí nhớ kém, ảnh hưởng đến vấn đề học tập và nhận thức.
  • Dễ mắc bệnh do suy giảm hệ miễn dịch.
  • Trẻ thấp còi vẫn có thể bị béo phì, thừa cân vv...

Suy dinh dưỡng thể gầy còm là tình trạng bé có Cân nặng chỉ bằng 60% so với mức tiêu chuẩn theo độ tuổi và giới tính. Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng gầy còm

  • Cơ thể ốm yếu, nhìn thấy xương tay, chân, hông.
  • Mất lớp mỡ dưới da bụng, mông, chi, má nên thường trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy còm có vẻ mặt trông già.
  • Khuôn mặt trở nên xanh xao.
  • Rối loạn tiêu hoá: trẻ đi ị phân lỏng, phân sống.
  • Trẻ hay bị biếng ăn.
  • Thở khó khăn.
  • Giảm thân nhiệt – nhiệt độ cơ thể giảm bất thường.

Đọc thêm: 

Ngay khi thấy bé có các dấu hiệu và biểu hiện trên, phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán suy dinh dưỡng ở trẻ em và điều trị kịp thời. 

2.2. Phân loại theo cấp độ suy dinh dưỡng

  • Suy dinh dưỡng cấp độ 1: Trọng lượng và chiều cao chỉ bằng 90% so tiêu chuẩn của WHO
  • Suy dinh dưỡng cấp độ 2: Trọng lượng và chiều cao chỉ bằng 75% so tiêu chuẩn của WHO
  • Suy dinh dưỡng cấp độ 3: Trọng lượng và chiều cao chỉ bằng 60% so tiêu chuẩn của WHO


Bảng tiêu chuẩn của WHO.

Độ tuổi ( tháng)

Cân nặng tiêu chuẩn bé nam (kg)

Cân nặng tiêu chuẩn bé nữ (kg)

1

4.5

4.2

3

6.4

5.8

5

7.5

6.9

7

8.3

7.6

9

8.9

8.2

12

9.6

8.9

24

12.2

11.5


Bảng tiêu chuẩn chiều cao theo độ tuổi của bé 

Độ tuổi ( tuổi)

Chiều cao (cm)

1

75

2

85

4

100

4- 10

Trung bình mỗi năm cần tăng thêm từ 5- 6 cm.

100 - 130 cm

10- 18

Trẻ dậy thì, chiều cao tăng nhanh, có lúc tăng 8 – 12 cm /năm hoặc ít hơn. 

3. Hậu quả suy dinh dưỡng ở trẻ em 

Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì trẻ có nguy cơ phải đối mặt với những hệ quả rất nghiêm trọng. 

3.1. Tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trường hợp trẻ dưới 5 tuổi tử vong do liên quan đến các bệnh suy dinh dưỡng ở mức độ nhẹ và vừa là 54%. Trẻ suy dinh dưỡng thường có thể chất yếu, sức đề kháng kém cùng với việc cơ thể kém hấp thu các chất khiến cơ thể rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. 

3.2. Tăng các nguy cơ bệnh lý

Các bệnh lý nhiễm trùng thường gặp do sức đề kháng của bé yếu, trẻ dễ mắc bệnh như nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy.... Trẻ suy dinh dưỡng tuy có khả năng ăn uống kém nhưng nhu cầu năng lượng gia tăng làm cho tình trạng sức khỏe ngày càng tồi tệ hơn.  

3.3. Chậm phát triển thể chất

trẻ chậm phát triển chiều cao

Suy dinh dưỡng ở trẻ em khiến chậm phát triển thể chất

 

Thiếu Canxi và các chất dinh dưỡng là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Đặc biệt là tình trạng thiếu Canxi khiến bé không đủ Canxi cung cấp vô xương và máu, kích thích sự phát triển chiều cao cũng như hệ xương khớp, cơ bắp. Vì vâỵ mà trẻ suy dinh dưỡng thường thấp còi, thể chất kém, khung xương yếu và chiều cao phát triển chậm hơn so với các trẻ cùng độ tuổi.

3.4. Chậm phát triển trí não

Canxi và các dưỡng chất trực tiếp tham gia vào sự hoạt động của thần kinh. Thiếu các chất này khiến trẻ chậm phát triển trí não, hay quên, phản ứng chậm, ảnh hưởng lớn tới việc học tập. 

3.5. Nguy cơ béo phì sau giai đoạn suy dinh dưỡng

Trẻ bị béo phì vẫn có thể bị suy dinh dưỡng do chế độ ăn thiếu khoa học. Phụ huynh cho con ăn quá nhiều chất đạm, béo trong khi thiếu Canxi và Vitamin D trong chế độ ăn sẽ dẫn đến tình trạng này. 

3.6. Khả năng làm việc, lao động kém hơn khi trưởng thành

Khi trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ dẫn đến thể chất yếu, khả năng vận động kém, trí não hoạt động kém hiệu quả. Điều này kéo dài lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng học tập và lao động sau này của trẻ. 

3.7. Thế hệ sau có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng

Những trẻ có cha mẹ hoặc người thân cận huyết bị suy dinh dưỡng có nguy cơ rất cao cũng bị suy dinh dưỡng, đặc biệt ở phụ nữ. Do phụ nữ khi mang thai nếu bị thiếu chất sẽ khiến thai nhi cũng bị thiếu chất dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng từ rất sớm, thậm chí có thể sinh ra dị dạng hoặc khuyết tật vô cùng nguy hiểm. 

4. Nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng 

4.1. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học chính là nguyên nhân lớn nhất khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Thực chất phụ huynh thường quá chú tâm vào việc cho bé ăn các thực phẩm nhiều đạm, chất béo như thịt heo, thịt bò mà quên đi các khoáng chất khác cũng quan trọng không kém như Canxi, Magie, Vitamin D…. Chế độ ăn thiếu cân đối chính là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng nhưng lại có vẻ ngoài béo phì, dư cân. 

4.2. Trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng

Một số bệnh lý nhiễm trùng như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng đường ruột, viêm phổi, giun sán vv..  có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng do khả năng hấp thụ các chất của cơ thể bị giảm sút. Trẻ mắc bệnh thường chán ăn, đồng thời lúc này cơ thể cũng có sức đề kháng yếu, khả năng hấp thụ chất kém kéo dài dẫn đến tình trạng bé bị suy dinh dưỡng. 

4.3. Sinh non, thiếu sữa mẹ, cai sữa quá sớm

Cơ thể mẹ bầu bị thiếu dưỡng chất hoặc mắc một số bệnh trong thời kỳ mang thai có thể khiến thai nhi chậm phát triển trong tử cung. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trường hợp hợp trẻ sinh non và bị suy dinh dưỡng ngay từ khi sinh ra hoặc bé sinh đủ tháng nhưng cân nặng lại thấp dưới 2.5kg.

Ngoài ra, trẻ bị thiếu sữa mẹ do mẹ bị tắc sữa hoặc cai sữa sớm cũng khiến trẻ bị thiếu chất, sức đề kháng kém cho các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện cũng dẫn đến suy dinh dưỡng. 

5. Cách phòng tránh trẻ bị suy dinh dưỡng 

5.1. Đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé

chế độ dinh dưỡng hợp lý

Mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng ở trẻ tốt nhất

 
  • Dinh dưỡng với mẹ cho con bú: Cần cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài 18-24 tháng. Thời gian này bé chủ yếu dùng nguồn sữa mẹ, vì vậy mẹ cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và Canxi để đưa sang con thông qua nguồn sữa. 
  • Dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm: Phụ huynh có thể tập cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi. Các món ăn dặm như cháo, bột nấu loãng có thể kết hợp với các loại rau xanh hay thịt cá xay nhuyễn. Tuy nhiên mẹ nên hạn chế cho các loại gia vị trong thức ăn dặm cho trẻ. 
  • Dinh dưỡng với trẻ lớn hơn: Khi trẻ lớn hơn, mẹ cần cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết qua thực đơn ăn hằng ngày, tăng cường bổ sung Protein, Canxi, các loại Vitamin và khoáng chất cần thiết khác. 

5.2. Vệ sinh an toàn thực phẩm

Cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày để phòng tránh nguy cơ bé có thể mắc các bệnh về đường ruột hay nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

5.3. Theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng

Phụ huynh nên theo dõi biểu đồ tăng trưởng của bé hằng tháng để xác định bé có tăng chiều cao, cân nặng đều không. Trẻ suy dinh dưỡng thường có dấu hiệu ngưng tăng chiều cao, cân nặng trong vai tháng, vì vậy nếu phát hiện có các hiện tượng này phụ huynh cần đưa bé đi chẩn đoán và điều trị ngay lập tức. 

6. Cách chăm sóc khi trẻ bị suy dinh dưỡng 

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi phụ huynh nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng, dùng thuốc và đi tiêm phòng theo chỉ định của bác sĩ... và còn rất nhiều phương pháp hiệu quả khác ngay phần nội dung bên dưới đây.

6.1. Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng

Để cơ thể bé được khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhất, mẹ cần chú ý bổ sung các dưỡng chất quan trọng trong thực đơn hằng ngày cho bé như Canxi, Vitamin D, Vitamin A, Vitamin C, Magie, Protein, Immune alpha

Các thực phẩm nên tăng cường cho bé ăn hằng ngày như các loại rau xanh, thịt cá,  trái cây, sữa, trứng vv… Phụ huynh nên cân đối chế độ dinh dưỡng để giúp bé được bổ sung các dưỡng chất phù hợp nhất. 

6.2. Khuyến khích, tạo cảm giác vui vẻ khi ăn cho trẻ

Phụ huynh có thể tạo cho bé cảm giác thích thú khi ăn bằng cách tạo hình món ăn đẹp mắt, ăn cùng bé và đặc biệt không nên quá ép bé ăn sẽ làm bé sợ việc ăn uống. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chú ý đến khẩu vị ưa thích của trẻ, từ đó có thể lên chế độ ăn uống và nấu nướng phù hợp giúp bé ngon miệng và ăn nhiều hơn. 

6.3. Không tự ý dùng thuốc, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ

Khi thấy bé có các dấu hiệu bị suy dinh dưỡng, mẹ không nên ép bé ăn nhiều hay cho bé uống thuốc bổ mà cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Việc tự cho bé dùng thuốc có thể khiến bé bị tác dụng ngược do dùng sai thuốc và làm tình trạng sức khoẻ của bé nguy hiểm hơn. 

6.4. Tiêm chủng đầy đủ đúng lịch

Tiêm chủng đầy đủ đúng lịch

Suy dinh dưỡng ở trẻ em nên đi tiêm chủng đúng lịch

 

Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần phải chú ý lịch tiêm chủng. Tiêm chủng sẽ giúp gia tăng sức đề kháng, phòng chống khả năng các virut có hại xâm nhập và gây bệnh cho bé. Các virut này cũng có thể chính là nguyên nhân khiến bé hấp thu dinh dưỡng kém dẫn đến bị suy dinh dưỡng. 

6.5. Điều trị triệt để các bệnh lý

Để có thể điều trị suy dinh dưỡng hiệu quả bố mẹ cần phải xác định nguyên do bé bị suy dinh dưỡng trước. Điều trị triệt để các bệnh lý gây bệnh vừa giúp bé cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng và ngăn ngừa tái phát tình trạng này một cách hiệu quả. 

7. Nên cho trẻ suy dinh dưỡng khám ở đâu?

  • Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai.
    • Địa chỉ:  Tầng 1, nhà P - Bệnh viện Bạch Mai - Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
    • Thời gian khám: cả ngày.
    • Điện thoại 024 8686 988.

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những địa chỉ có thế mạnh trong chẩn đoán và điều trị các triệu chứng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.Chất lượng phòng khám, các thiết bị điều trị ở bệnh viện cũng rất tốt và đảm bảo giúp phụ huynh có thể an tâm hơn khi đưa con đi điều trị nơi đây 

  • Bệnh viện Nhi Trung ương
    • Địa chỉ: 18/879 Đường La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
    • Thời gian khám: cả ngày
    • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532

Bệnh viện Nhi Trung ương là một trong những đơn vị đầu ngành khu vực phía Bắc được công nhận với khả năng chẩn đoán, điều trị chứng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ cực kỳ an toàn và hiệu quả. Sau hơn 50 năm thành lập, bệnh viện đã đem về cho mình rất nhiều giải thưởng danh giá và là địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy đối với trẻ em.

  • Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
    • Địa chỉ: 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh 700000
    • Thời gian làm việc: Mở cả ngày kể cả thứ 7 và chủ nhật
    • Điện thoại: 028 3622 1166

Với những người bệnh ở khu vực phía Nam phụ huynh có thể đưa bé đi điều trị bệnh suy dinh dưỡng tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec. Khoa nhi bệnh viện Vinmec luôn được đánh giá cao với khả năng điều trị và phục hồi sức khoẻ cho các bé bị suy dinh dưỡng hiệu quả. 

 Đọc thêm: 10+ địa chỉ khám còi xương suy dinh dưỡng cho trẻ uy tín nhất

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là căn bệnh vô cùng nguy hiểm mà phụ huynh cần phải hết sức chú ý. Do vậy cha mẹ cần phải có biện pháp xử lý ngay khi thấy những dấu hiệu nhỏ để tránh bé mắc phải những triệu chứng nặng nề hơn.

5.0 (100%)/3 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI