7 cách chữa mồ hôi trộm bằng lá dâu Đơn Giản mà Hiệu Quả

13248

Chữa mồ hôi trộm bằng lá dâu là một cách chữa bệnh dân gian vô cùng hiệu quả, rẻ tiền và rất an toàn với trẻ. Các mẹ hãy thử áp dụng ngay khi thấy bé có dấu hiệu ra mồ hôi trộm.

1. Bệnh mồ hôi trộm ở trẻ em

Tình trạng trẻ đổ mồ hôi trộm

Tình trạng trẻ đổ mồ hôi trộm
 

Đổ mồ hôi trộm là tên gọi dân gian chỉ tình trạng trẻ ra mồ hôi trong khi ngủ, đặc biệt ở giai đoạn ngủ sâu vào ban đêm.

Đổ mồ hôi quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, trẻ hay quấy khóc vào ban đêm, ngủ không yên giấc, hay giật mình. Nếu tình trạng này không được khắc phục, trẻ có thể gặp vài “rắc rối” về sức khỏe như ho, sốt, chảy nước mũi, viêm họng thậm chí có thể viêm phổi, cơ thể suy kiệt.

Bệnh mồ hôi trộm ở trẻ em có hai nguyên nhân chính:

  • Thứ nhất: Do mẹ ủ ấm bé bằng nhiều quần áo và chăn khiến bé nóng nực ra mồ hôi, do thời tiết quá nóng, hay phòng ngủ quá kín…
  • Thứ hai: Do bệnh lý, trong cơ thể của bé có những thay đổi bất thường như rối loạn hệ thần kinh thực vật, rối loạn tiêu hóa, còi xương, thiếu vitamin D, tim bẩm sinh….

Các mẹ nên kiểm tra và loại trừ nguyên nhân gây bệnh đổ mồ hôi trộm. Nếu chỉ đơn giản là do những yếu tố chủ quan bên ngoài, mẹ chỉ cần chú ý để trẻ không quá nóng, không đắp quá nhiều chăn, điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức phù hợp.

Nếu đổ mồ hôi trộm bệnh lý, mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu khác thường của bé và đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân chính xác nhất.

2. Tác dụng của lá dâu trong chữa mồ hôi trộm

Tang diệp - lá dâu tằm có tác dụng chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ

Tang diệp - lá dâu tằm có tác dụng chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ
 

Cây dâu tằm có tên khoa học là Morus alba, họ Moraceae có nguồn gốc ở khu vực phía đông châu Á. Cây dâu tằm còn được biết đến với một số tên khác như cây tầm tang, mạy môn, dâu cang.

Trong Đông y, cây dâu tằm là một vị thuốc quý có vị ngọt đắng, tính hàn vào kinh can, phế, thận. Tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng làm thuốc, đặc biệt phải kể đến 5 vị thuốc quý:

  • Tang diệp (lá cây dâu tằm): vị ngọt, đắng, mát chữa sốt, cảm mạo, chứng ra mồ hôi, an thần, tiêu đờm.
  • Thang thầm (quả dâu): có vị ngọt, sáng mắt, bổ thận, tốt cho tiêu hóa, chữa chứng ngủ kém, tóc bạc sớm.
  • Tang bạch bì (vỏ rễ cây dâu tằm): vị ngọt mát thường được sử dụng làm thuốc lợi tiểu, trị chứng phù thũng, chữa ho lâu ngày, ho có đờm, cảm sốt.
  • Tang ký sinh (cây mọc ký sinh trên cây dâu): chữa đau nhức xương cốt, bổ gan thận, an thai.
  • Tang phiêu diêu (tổ cây bọ ngựa trên cây dâu): lợi tiểu, chữa bệnh đi đái nhiều, đái dầm ở trẻ em di tinh, liệt dương

Đông y xếp chứng ra mồ hôi trộm thuộc chứng đạo hãn do dương hư không bảo vệ bên ngoài, âm hư không giữ bên trong nên sử dụng những vị thuốc quy kinh phế, tâm, thận.

  • Tang diệp – lá dâu tằm là một vị thuốc có tính hàn, vị ngọt đắng, quy kinh phế, can, thận (phổi, gan, thận) nên chúng có tác dụng rất tốt trong việc chữa mồ hôi trộm.
  • Ngoài ra, lá dâu tằm còn được dùng trong các trường hợp cảm mạo phong hàn, đau đầu đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan, bổ mắt.

3. Cách chữa mồ hôi trộm bằng lá dâu

Chữa mồ hôi trộm bằng lá dâu là cách thức đơn giản mà hiệu quả

Chữa mồ hôi trộm bằng lá dâu là cách thức đơn giản mà hiệu quả
 

Dưới đây là bảy mẹo nhỏ chữa mồ hôi trộm bằng lá dâu trong dân gian vô cùng đơn giản nhưng có tác dụng rất tốt.

3.1. Uống nước lá dâu

Nguyên liệu:

  • Lá dâu khô: 10g
  • Rau má khô: 5g

Chế biến:

  • Rửa sạch rau má và lá dâu tằm.
  • Đun hai loại lá với 200ml nước đun còn 50ml, uống thay nước trong ngày.
  • Dùng liên tục trong 5 – 7 ngày. Dùng thêm đợt nữa nếu tình trạng bệnh không cải thiện.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ nên sử dụng lá dâu tươi.

3.2. Tắm với nước lá dâu

Đun lá dâu với nước để nấu nước tắm cho bé hàng ngày giúp chữa mồ hôi trộm đồng thời tránh rôm sảy, mẩn ngứa.

3.3. Ăn lá dâu với chân gà

Đây là bài thuốc của cố lương y Vương Đăng sử dụng 2 loại nguyên liệu vô cùng đơn giản và dễ tìm.

  • Chân gà: 2 cái
  • Lá dâu tằm tươi: một nắm
  • Gia vị vừa đủ

Chế biến

  • Rửa sạch chân gà và lá dâu tươi, sau đó đem nấu cùng nhau, nêm gia vị vừa ăn
  • Sử dụng liên tục vài ngày. Người hợp thì khoảng 2, 3 lần ăn là khỏi

3.4. Nấu cháo thịt bằm lá dâu

Cháo thịt bằm lá dâu chữa mồ hôi trộm cho trẻ

Cháo thịt bằm lá dâu chữa mồ hôi trộm cho trẻ
 

Nguyên liệu: Thịt nạc băm nhỏ, lá dâu tằm tươi và gạo tẻ

Chế biến

  • Nấu chín cháo, khi gần được cho thịt xay nhuyễn và lá dâu băm nhỏ vào nấu cùng, nêm gia vị vừa ăn.
  • Cho trẻ ăn cháo thịt bằm lá dâu 1 lần/ ngày, dùng liên tục 5 ngày sẽ giảm chứng mồ hôi trộm.

Đây là một món ăn dặm rất bổ dưỡng, không chỉ chữa bệnh mồ hôi trộm, món ăn còn bổ sung dinh dưỡng, giúp an thần dễ ngủ, giúp sáng mắt, thanh nhiệt.

3.5. Canh thịt lá dâu tằm

Nguyên liệu: Thịt nạc băm, lá dâu tươi, dầu ăn, gia vị

Chế biến:

  • Rửa sạch thịt và lá dâu tươi.
  • Thịt rửa sạch băm nhỏ và xào qua với dầu ăn. Đem nấu canh với lá dâu tằm, nêm gia vị vừa ăn.

3.6. Lá dâu hấp tim heo và hạt sen

Nguyên liệu:

  • Tim heo: 200g
  • Lá dâu tằm non: 30g
  • Hạt sen: 20g
  • Dầu ăn,  gia vị vừa đủ

Chế biến:

  • Tim heo rửa sạch, thái nhỏ, ướp  gia vị vừa ăn và xào qua với dầu ăn
  • Lá dâu rửa sạch thái nhỏ
  • Hạt sen rửa sạch, giã nhỏ
  • Cho cả 3 nguyên liệu trên vào bát và đem hấp cách thủy.  Ngày dùng 1 lần vào buổi chiều, dùng liên tục 5 ngày.

3.7. Dùng lá dâu tằm làm gối

Một cách khác sử dụng lá dâu chữa mồ hôi trộm rất hiệu quả đó là dùng làm gối. Lá dâu rửa sạch phơi khô và làm gối sẽ giúp trẻ ngủ ngon, và ngăn ngừa chứng ra mồ hôi trộm.

3.8. Một số lưu ý khác

Thực tế đã chứng minh, chữa mồ hôi trộm bằng lá dâu là một cách rất hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng lá dâu để chữa mồ hôi trộm chỉ có thể chữa trị khỏi triệu chứng. Để có thể chữa khỏi dứt điểm chứng bệnh này bạn nên chú ý một số điểm sau:

  • Giữ cơ thể bé luôn thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo phòng ngủ thoáng mát, khi mặc quần áo và bọc chăn cho bé phải vừa đủ, không quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Bổ sung Vitamin D: Tắm nắng buổi sáng trước 9 giờ trong khoảng 10 – 30 phút để bổ sung vitamin D cho bé giúp tăng cường khả năng hấp thu Canxi, phòng chống bệnh còi xương và giảm chứng đổ mồ hôi trộm
  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, xây dựng khẩu phần ăn đa dạng đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị. Tăng cường bổ sung chất xơ, các loại rau hoa quả có tính mát như: cam, quýt, các loại rau cải, bí đao…., hạn chế những đồ ăn có tính nóng như đồ chiên nướng, hải sản, xoài, vải, mít…tránh nóng trong người , gây ngứa, nổi mụn và đổ nhiều mồ hôi.
  • Đưa trẻ đi khám bác sỹ. Nếu trẻ đổ mồ hôi trộm dài ngày kèm theo một số những triệu chứng khác như: sốt, tóc lưa thưa, chậm mọc răng, chậm bò, chậm đi…mẹ nên đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm.

Trên đây là 7 cách chữa mồ hôi trộm bằng lá dâu rất nổi tiếng trong dân gian. Các mẹ hãy áp dụng và chia sẻ kinh nghiệm này để bé yêu của chúng ta luôn được khỏe mạnh.

4.3 (85%)/4 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI