Viêm gan B lây qua đường hô hấp không? Viêm gan B lây lan qua đâu và phải phòng tránh như thế nào? Tìm hiểu ngay để bảo vệ bản thân và gia đình một cách tốt nhất!
Tóm tắt nội dung
Viêm gan B là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, vi khuẩn sẽ tấn công lá gan người bệnh khiến sức khỏe ngày càng bị ảnh hưởng nặng nề. GS.TSKH Hoàng Tích Huyền - Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội, sẽ trả lời ngay sau đây.
Hỏi: Xin chào bác sĩ, thưa bác sĩ, hiện chồng tôi đang bị viêm gan B nên tôi khá lo lắng, không biết căn bệnh viêm gan B này có lây qua đường hô hấp không vì trong gia đình còn có ông bà và các cháu nhỏ. Nếu không, bác sĩ hãy cho tôi biết viêm gan B có khả năng lây qua những đường nào để gia đình tôi biết chuẩn bị và phòng tránh trước, tôi xin cảm ơn bác sĩ!
- Chị Mai (Sóc Sơn, Hà Nội)
Đáp: Xin chào chị,
Chồng chị đang bị viêm gan B (căn bệnh do virus siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra), là người vợ, chắc chắn chị phải ở bên cạnh và chăm sóc khi sức khỏe chồng không ổn định, vì thế, lo lắng này hoàn toàn dễ hiểu.
Với một số người trẻ tuổi nhiễm bệnh, hệ miễn dịch của họ có thể chống lại căn bệnh này. Một số người mắc viêm gan B mãn tính không biểu hiện nhiều triệu chứng, thậm chí họ vẫn sinh hoạt như bình thường. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài trên 6 tháng mà không có bất cứ biện pháp can thiệp hoặc điều trị nào, viêm gan B có thể làm gan bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến ung thư và suy gan.
Quay trở lại với câu hỏi "Viêm gan B lây qua đường hô hấp không?", chị có thể yên tâm rằng với các hoạt động sinh hoạt thường ngày, viêm gan B không dễ dàng bị lây lan. Vì thế, chị và các thành viên khác trong gia đình không cần quá lo lắng hoặc tránh xa tuyệt đối người bệnh.
Tuy nhiên vẫn sẽ có những trường hợp ngoại lệ. Chị hãy tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây!
1. Viêm gan B lây qua đường hô hấp không?
Viêm gan B không lây qua đường hô hấp hay ăn uống
Virus viêm gan B sau khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh có thể xảy ra 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Virus không hoạt động, lúc này độ lây nhiễm là rất thấp.
- Trường hợp 2: Virus hoạt động mạnh mẽ, tấn công vào tới gan. Lúc này, khả năng lây lan là rất lớn.
Tuy nhiên như đã khẳng định ở trên, viêm gan B không lây qua đường hô hấp, nước bọt, tiếp xúc, ăn uống,... Vì thế, các thành viên trong gia đình, bạn bè, người thân đang chung sống hoặc gặp gỡ người bệnh không cần quá lo lắng và căng thẳng về khả năng nhiễm bệnh.
Nếu sống chung một nhà, bạn cũng không cần phải tách ra ăn uống riêng hoặc tuyệt đối không đụng chạm gì đến đồ vật của người bệnh. Tuy nhiên, bắt buộc phải cẩn thận nếu người bệnh có những vết trầy xước.
Hiện nay, tiêm vắc-xin viêm gan B là một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn chặn khả năng bị viêm gan B. Vì thế, trẻ sơ sinh và cả những người trưởng thành đều có thể chích chủng ngừa này để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.
Tuy nhiên, mặc dù có tỷ lệ phòng ngừa cao nhưng vắc-xin viêm gan B không thể bảo đảm tuyệt đối 100% an toàn. Khoảng 5% người đã tiêm nhưng vẫn bị mắc bệnh nếu không tuân thủ phác đồ tiêm, tiêm thiếu mũi, không đi tiêm nhắc lại, khả năng tiếp nhận miễn dịch kém, thuốc kém chất lượng, hết hạn sử dụng.
Một số dấu hiệu nhận biết viêm gan B mà bạn nên nằm lòng đó chính là:
- Sụt giảm cân bất thường
- Vàng da, vàng mắt
- Đau bụng
- Nước tiểu có màu sẫm
2. Bệnh viêm gan B lây nhiễm qua những đường nào?
Xét nghiệm lây nhiễm viêm gan B
Dù viêm gan B không lây qua đường hô hấp, nhưng loại virus này có thể dễ dàng lây lan qua những con đường khác như:
- Lây qua đường máu hoặc chất dịch cơ thể
Truyền máu, vết trầy xước, phẫu thuật với dụng cụ không được khử trùng, dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy,... có thể khiến viêm gan B bị lây nhiễm. Sử dụng chung những vật dụng có chứa chất dịch cơ thể người bệnh như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, bông tai cũng sẽ tạo ra khả năng lây nhiễm.
- Lây qua đường từ mẹ sang con
Nếu người mẹ bị nhiễm viêm gan B, trong quá trình chuyển dạ, con bị tiếp xúc với dịch sinh dục, máu của mẹ cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất lớn (tới 90%). Tình trạng lây nhiễm trở nên cao hơn nếu người mẹ xét nghiệm HBeAg (+) hoặc HBV-DNA trong huyết thanh ở mức cao.
Để giảm thiểu khả năng lây truyền bệnh, phụ nữ trước khi mang thai cần tiêm phòng đầy đủ và sau khi sinh cũng cần tiêm luôn cho trẻ.
- Lây qua đường tình dục
Khi quan hệ với người mắc viêm gan B mà không sử dụng bao cao su hoặc quan hệ bằng miệng, virus viêm gan B có thể tồn tại và lây lan qua đường máu, tinh dịch, dịch âm đạo và một số dịch khác nữa của cơ thể.
Đặc biệt với những người có xu hướng lạm giao, quan hệ không sử dụng bao cao su sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao.
3. Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không?
Vì viêm gan B không lây qua đường hô hấp, nên khi người chồng bị viêm gan B, người vợ vẫn có thể có những đụng chạm thông thường như nắm tay, ôm ấp hay thậm chí là hôn nhau cũng không sợ bị lây, vì virus viêm gan B không thể lây lan qua những đường này (nước bọt của người bệnh chứa một lượng rất nhỏ virus HBV, không có khả năng lây truyền bệnh qua người khác).
Tuy nhiên, người vợ nên nhớ rằng, vẫn có thể tồn tại những tỷ lệ lây lan nếu không thực sự cẩn thận. Việc quan hệ không sử dụng bao cao su (hay có dùng nhưng bao cao su bị thủng), hôn khi chồng có vết thương hở trong miệng, đụng chạm khi da có vết trầy xước,… sẽ là những nguy cơ lây lan viêm gan B từ chồng sang vợ.
Vì thế, chị nên hết sức cẩn thận khi gần gũi chồng, nhưng tuyệt đối không có thái độ xa lánh, sợ hãi vì có thể làm tổn thương người bệnh.
4. Cách phòng ngừa sự lây lan của virus viêm gan B
Bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, đề phòng bị viêm gan B
Để bảo vệ cho chính bản thân và gia đình của mình, chị nên thực hiện những cách thức phòng ngừa viêm gan B sau để cảm thấy yên tâm và an toàn hơn:
- Cho cả gia đình đi tiêm phòng: Hiện nay, tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là cách ngăn chặn căn bệnh này hiệu quả nhất. Người trưởng thành vẫn có thể đi tiêm nên chị hãy đưa toàn bộ thành viên trong gia đình đi tiêm phòng viêm gan B ở những nơi uy tín, chất lượng, tuân thủ tuyệt đối phác đồ tiêm, không bỏ mũi tiêm để thuốc phát huy được hết tác dụng phòng ngừa của chúng.
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất: Hãy tăng cường sức đề kháng để phòng chống viêm gan B bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi cơ thể được bồi bổ đầy đủ dưỡng chất, hệ miễn dịch cũng sẽ hoạt động hiệu quả và mạnh mẽ hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, nên tránh sử dụng thực phẩm không lành mạnh như: thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, bia rượu,...
- Bổ sung Vitamin D, Vitamin C, Kẽm, Sắt, Magie,...: Đây là các dưỡng chất nổi bật để tăng cường sức đề kháng, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả trong việc chống chọi lại bệnh tật hơn. Các hoạt chất này còn có khả năng bồi bổ cơ thể, nuôi dưỡng cơ thể con người luôn khỏe mạnh, phòng ngừa tốt nguy cơ suy nhược, bệnh tật.
- Tập thể dục thường xuyên: Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì tập thể dục đều đặn (đặc biệt là nên tập ngoài trời để hấp thụ Vitamin D) sẽ giúp cơ thể thêm khỏe mạnh, ngăn ngừa khả năng bị virus viêm gan B xâm nhập.
- Tránh tiếp xúc với máu của người bệnh: Bên cạnh việc không tiếp xúc với vết thương hở của người bị viêm gan B, gia đình cũng lưu ý tránh dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng, khăn mặt, băng cá nhân, kim tiêm,....
- Về bản thân người vợ là người thân cận bên cạnh chồng bị viêm gan B: Chị nên hạn chế quan hệ tình dục và luôn sử dụng bao cao su chất lượng, kiểm tra kỹ càng bao cao su trước khi dùng và lưu ý tuyệt đối không được quan hệ bằng miệng.
- Riêng đối với trẻ nhỏ: Bổ sung thêm các dưỡng chất đặc biệt quan trọng như Immune Alpha, Colostrum, FOS. Các chất này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch bảo vệ trẻ khỏi các yếu tố tấn công.
Lưu ý nhỏ:
1. Lượng kháng thể trong vắc xin viêm gan B sẽ giảm dần mỗi năm. Vì vậy để an toàn, gia đình nên đi tiêm phòng 5-10 năm 1 lần.
2. Tiêm phòng không thể đảm bảo phòng bệnh được 100%. Để phòng tránh bị lây viêm gan B, gia đình cần nâng cao thói quen ăn uống lành mạnh, tập thể dục, tránh tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm.
Viêm gan B là nỗi lo không chỉ của một người, căn bệnh này còn có thể là nỗi ám ảnh cho toàn nhân loại nếu không biết phòng ngừa đúng cách. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn có thể trả lời chính xác được câu hỏi viêm gan B lây qua đường hô hấp không, chúng chính xác sẽ lây qua những đường nào và cách phòng tránh hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm: Viêm gan c có lây qua đường hô hấp không?