Viêm gan C có lây qua đường hô hấp không là câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc thắc mắc. Viêm gan C là bệnh lý có tiến triển âm thầm và gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh trong giai đoạn muộn. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về bệnh viêm gan C và quá trình lây nhiễm của chúng thông qua bài viết này.
Tóm tắt nội dung
1. Viêm gan C có lây qua đường hô hấp không?
Virus viêm gan C có lây qua đường hô hấp không?
Viêm gan C là bệnh lý do virus Hepatitis C (virus HCV) gây ra. HCV tàn phá các tế bào gan tạo ra các mô sẹo tổn thương trên lá gan. Sau cùng, bệnh có thể tiến triển sang các biến chứng nguy hiểm như suy gan, ung thư gan, ung thư thực quản, giãn tĩnh mạch dạ dày dẫn đến tử vong cho người bệnh.
Tỷ lệ người mắc viêm gan C được đánh giá là cao nhất khu vực Đông Nam Á với số người mắc bệnh lên đến hơn 1 triệu người và vẫn đang tiếp tục tăng.
Điều may mắn là virus HCV không lây qua đường hô hấp, ăn uống nên người bệnh không cần phải cách ly tuyệt đối với cộng đồng.
2. Tác nhân làm lây lan viêm gan C
Các con đường lây lan viêm gan C được xác định như sau:
2.1. Truyền máu
Virus viêm gan C đi qua đường máu vào người bệnh
VIrus viêm gan C có thể lây truyền qua máu thông qua các con đường như phẫu thuật bằng dụng cụ không đảm bảo, dùng dụng cụ y tế chung. Trong số này, tỷ lệ lây truyền do tiêm chích ma túy cao hơn hẳn.
Các thống kê cho thấy, có đến khoảng 10 triệu người tiêm chích ma túy trên thế giới bị nhiễm virus viêm gan C do sử dụng chung các dụng cụ tiêm chích. Điều đáng chú ý là tỷ lệ này chiếm phần cao hơn ở các nước phát triển và đang phát triển.
2.2. Quan hệ tình dục bằng miệng, không mang bao
Viêm gan c có thể lây qua tinh dịch, vết trầy xước ở âm đạo, hậu môn,...
Quan hệ tình dục không an toàn có thể khiến bạn bị lây virus viêm gan C từ đối tác thông qua các vết trầy xước, viêm loét khi quan hệ. Để ngăn chặn con đường lây nhiễm này, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên chủ động sử dụng bao cao su khi quan hệ.
2.3. Từ mẹ sang con
Trẻ tiếp xúc với máu, nước ối của mẹ khi sinh, mẹ cho con bú khi đầu vú có vết thương hở (không lây qua sữa mẹ)
Virus HCV tồn tại với mật độ cao trong máu. Do vậy, quá trình sinh nở khiến trẻ tiếp xúc với máu nước ối làm tăng nguy cơ lây nhiễm HCV từ mẹ. HCV được xác định là không lây qua đường sữa mẹ, tuy nhiên, nếu núm vú có hiện tượng nứt cổ gà, chảy máu thì mẹ không nên cho con bú.
2.4. Tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh
Tiếp xúc với vết thương hở là một cách lây truyền HCV qua đường máu. Vậy nên, hãy thận trọng và có biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh.
2.5. Dùng chung vật sắc nhọn
Các vật sắc nhọn như dao cạo râu, bấm móng tay, nhíp, cạo mày, xăm trổ, kim tiêm... có thể khiến virus viêm gan C lây lan.
Các vật dụng này có thể tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh và là vật trung gian lây truyền mầm bệnh. Để ngăn chặn con đường lây nhiễm này, bạn không nên sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác. Nếu đến tiệm, hãy yêu cầu họ làm sạch các dụng cụ trước khi thực hiện cho bạn.
3. Những điều cần biết khi có người nhà bị viêm gan C
Nếu gia đình bạn có một thành viên nhiễm virus viêm gan C, bạn nhất định phải nắm rõ những thông tin này:
3.1. Viêm gan C có chữa được không?
Các số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 50 - 80% các trường hợp nhiễm virus viêm gan C tiến triển thành mãn tính và khoảng 40 - 80% bệnh nhân trong số này có thể sạch HCV sau khi tiến hành các biện pháp điều trị. Việc phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng điều trị bệnh và ngăn chặn biến chứng càng cao.
Các trường hợp người bệnh không được phát hiện hoặc phát hiện nhiễm HCV quá muộn có thể tiến triển sang các giai đoạn như xơ gan, suy gan, ung thư gan. Ở giai đoạn này, việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn và nguy cơ tử vong là rất lớn.
3.2. Viêm gan C có lây qua đường nước bọt không?
Nước bọt là một trong những môi trường có chứa virus HCV. Tuy nhiên, do mật độ virus quá thấp nên trên thực tế bạn sẽ không bị lây nhiễm viêm gan C qua con đường này.
Tỷ lệ lây nhiễm sẽ cao hơn trong các trường hợp người bệnh có vết thương hở gây chảy máu trong miệng. Lúc này, nồng độ virus trong nước bọt sẽ tăng cao do virus dịch chuyển từ máu ra qua vết thương hở.
3.3. Người bị viêm gan C nên ăn gì?
Tránh xa những thực phẩm khiến bệnh viêm gan C nặng thêm
Để có cơ hội điều trị và phục hồi bệnh tốt nhất, bạn nên chủ động bổ sung các thực phẩm sau vào khẩu phần ăn uống hàng ngày:
- Bổ sung đủ chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng
Một tỷ lệ rất nhỏ người bệnh có thể tự hết virus viêm gan C mà không cần trải qua quá trình điều trị với thuốc. Các bác sĩ cho biết điều này là do hệ miễn dịch khỏe mạnh của họ có khả năng tự tìm và tiêu diệt virus.
Lúc này, người bệnh cần bổ sung đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như: Vitamin D, Vitamin A, Vitamin C, Kẽm, Sắt, Canxi,...Do vậy, nếu người nhà của bạn chẳng may nhiễm phải loại virus này hãy cung cấp cho họ một khẩu phần ăn giúp tăng cường sức đề kháng nhé.
Một số món ăn tốt như là canh cá chép - bí đao, cháo rau má, canh trứng gà - kỷ tử - táo đỏ, cháo táo đỏ - đậu phộng, canh nấm, canh cần tây, canh ba ba - củ mài - nhãn nhục, canh đậu nành - cải trắng, canh nhân trân - táo đỏ - can khương….
- Tránh rượu bia, thuốc lá
Rượu, bia, thuốc lá được cho là các tác nhân tăng tàn phá và làm suy yếu các tế bào gan. Điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho virus viêm gan C phát triển và đẩy nhanh thời gian tiến triển sang giai đoạn biến chứng xơ gan, ung thư gan, suy gan.
Việc kiêng tuyệt đối rượu, bia, thuốc lá trong thời gian này là điều bắt buộc nếu người bệnh muốn có cơ hội điều trị dứt điểm bệnh.
3.4. Vợ/ chồng bị viêm gan C có lây sang nhau không?
Trên lý thuyết, virus HCV có tồn tại trong tinh dịch và dịch âm đạo, tuy nhiên, số lượng không đáng kể nên không gây ra nguy cơ lây nhiễm khi phát sinh quan hệ vợ chồng. Nguy cơ lây nhiễm HCV qua đường tình dục chỉ xuất hiện khi:
- Hôn nhau khi người bệnh có vết thương hở trong miệng
- Quan hệ tình dục bằng miệng có vết thương hở mà không sử dụng bao cao su.
- Quan hệ không sử dụng bao cao su khi bộ phận sinh dục của người bệnh bị trầy xước, viêm loét.
- Nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục cũng tăng trong các trường hợp quan hệ đồng tính vì dễ xảy ra các tổn thương hở tại vị trí quan hệ.
Ngoài ra, trong sinh hoạt hàng ngày khi tiếp xúc với các vết thương chảy máu của người bệnh cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan C.
4. Cách phòng lây nhiễm viêm gan C
Hiện chưa có vacxin đặc hiệu cho việc phòng ngừa bệnh viêm gan C. Việc phòng ngừa chỉ có thể áp dụng ở mức chống lây nhiễm chủ động thông qua các cách:
- Không dùng chung đồ cá nhân với người bệnh: khăn mặt, bàn chải, dao cạo râu,...
- Xăm hình ở nơi uy tín, có khử trùng đồ xăm
- Khử trùng đúng quy trình các dụng cụ sử dụng trong phẫu thuật.
- Thông báo với bác sĩ khi mẹ bầu nhiễm HCV
- Không quan hệ tình dục với người lạ
- Luôn sử dụng BCS khi quan hệ tình dục
- Không quan hệ bằng miệng
- Hạn chế tối đa sử dụng các chế phẩm rượu, bia, thuốc lá
- Tăng cường thực phẩm giàu kháng thể, tập luyện thể lực thường xuyên để có một sức khỏe tốt.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi: Viêm gan C có lây qua đường hô hấp không? Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc gì về căn bệnh này, đừng ngại ngần chia sẻ với chúng tôi ngay dưới bài viết này. Chúc bạn luôn khỏe!