Mẹo dân gian: 4 chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt cho trẻ sơ sinh

2501

Chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt là một phương pháp chữa bệnh dân gian rất hiệu nghiệm mà lại đơn giản, dễ làm. Thực hiện ngay để xóa bỏ nỗi lo lắng khi trẻ ra mồ hôi trộm!!

1. Mồ hôi trộm là gì?

Trẻ nhỏ dễ bị đổ mồ hôi trộm khi ngủ

Trẻ nhỏ dễ bị đổ mồ hôi trộm khi ngủ

Mồ hôi trộm là tình trạng mà trẻ ra nhiều mồ hôi liên tục ngay cả khi ở trạng thái “tĩnh” như không hoạt động mạnh, thời tiết không quá nóng,...

Theo các bác sĩ nhi khoa thì trẻ thường bị ra nhiều mồ hôi khi ở trong trạng thái ngủ sâu nên được gọi là mồ hôi trộm. Khi trẻ bị ra mồ hôi trộm, mồ hôi thường ra nhiều ở khu vực sau gáy, nách, lòng bàn chân và lòng bàn tay. Trẻ nhỏ thường ra nhiều mồ hôi hơn người lớn nên các mẹ cần chú ý để tránh nhầm lẫn hiện tượng ra mồ hôi bình thường.

Đọc thêm: Mồ hôi trộm là gì? 8 nguyên nhân và tác hại khi bị đổ mồ hôi trộm

2. Nguyên nhân ra mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh

Trẻ đổ mồ hôi trộm có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý

Trẻ đổ mồ hôi trộm có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý
 

Trẻ ra nhiều mồ hôi có thể là do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý.

  • Mồ hôi trộm sinh lý: Nguyên nhân là do quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra nhanh sinh nhiệt. Thông thường, mồ hôi trộm sinh lý sẽ xuất hiện khoảng 30 phút trước khi bé ngủ và biến mất hoàn toàn 1 tiếng sau đó. Khu vực ra nhiều mồ hôi là cổ và đầu. Trẻ có thể ra nhiều mồ hôi cho thời tiết nóng bức, mặc quần áo quá chật khi đi ngủ hoặc đắp chăn quá dày,...Mồ hôi sinh lý không đáng lo ngại vì không gây tác động xấu nào đáng kể cho sức khỏe của trẻ.
  • Mồ hôi trộm bệnh lý: Nếu trẻ mắc phải một số bệnh như còi xương, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết như Vitamin D, Canxi, trẻ bị rối loạn thần kinh thực vật,...trẻ sẽ bị ra nhiều mồ hôi. Tình trạng ra mồ hôi do bệnh lý xảy ra ngay cả khi thời tiết không quá nóng nực và trẻ không chạy nhảy, hoạt động nhiều. Mồ hôi trộm do bệnh lý sẽ ra nhiều khi trẻ đang ngủ, xuất hiện ở những vị trí như nách, bẹn, lòng bàn tay và chân. 

Trẻ bị ra mồ hôi trộm do nguyên nhân bệnh lý thường bị ra rất nhiều mồ hôi trong thời gian dài. Điều đó sẽ khiến cho trẻ bị mất nước, muối và thiếu Canxi.

Tình trạng mồ hôi trộm do nguyên nhân bệnh lý không thể tự khỏi. Do đó, nếu trẻ bị mắc mồ hôi trộm do gặp phải một chứng bệnh nào đó thì sẽ khiến cơ thể bị suy kiệt, ốm yếu, chậm phát triển,...

Khi nghi ngờ trẻ bị ra mồ hôi trộm vì bệnh lý, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và có cách điều trị kịp thời.

3. Cách chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt cho trẻ sơ sinh

Cách chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt

Cách chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt
 

3.1. Ăn lá lốt

Các mẹ có thể giúp bé chữa ra mồ hôi trộm với món ăn cháo lá lốt sau đây:

Chuẩn bị:

  • 50 lá lốt. Chọn những chiếc lá lốt tươi không quá non và không quá già, tránh những chiếc lá bị sâu bệnh.
  • 20g đậu phụ non
  • 30g gạo tẻ
  • Muối, đường, dầu ăn cho trẻ.

Cách thực hiện:

  • Các mẹ đem lá lốt rửa sạch để ráo nước sau đó băm càng nhỏ càng tốt. Đậu phụ non nghiền nhuyễn. Gạo tẻ vo sạch.
  • Đem gạo tẻ nấu cháo. Tới khi gạo chín mềm thì thêm lá lốt và đậu phụ vào đun tiếp trong 10 phút nữa. Chú ý khuấy để để cháo không bị khô. Thêm chút muối, đường và dầu ăn cho trẻ vào là hoàn thành.
  • Các mẹ múc cháo ra bát, đợi cháo nguội bớt rồi bón cho trẻ ăn.

3.2. Uống nước lá lốt

Chuẩn bị:

  • 100g lá lốt tươi
  • 1l nước sạch

Cách thực hiện:

  • Lá lốt rửa sạch đun sôi với 1l nước trong 5 phút. Để nước nguội tự nhiên sau đó vớt lá lốt ra, giữ lại phần nước.
  • Các mẹ cho bé uống nước lá lốt đều đặn mỗi ngày trong 1 tháng.

3.3. Xông hơi bằng lá lốt

Chuẩn bị:

  • 100g lá và thân lá lốt. Chọn loại lá và thân già, không bị sâu bệnh.
  • 1.5l nước sạch
  • 1 chậu đựng

Cách thực hiện:

  • Các mẹ cho lá và thân lá lốt vào đun sôi khoảng 10 phút với 1 chút muối.
  • Đổ nước lá lốt ra 1 chiếc thau. Đợi khi hơi nước không còn quá nóng thì cởi quần áo trẻ và cho trẻ xông hơi nước. Các mẹ hết sức lưu ý tránh để trẻ tiếp xúc trực tiếp với nước khi còn nóng.
  • Xông hơi cho trẻ tới khi toàn thân trẻ ấm lên.
  • Lau khô người cho bé và mặc tã lót, quần áo vào.

3.4. Ngâm người trong nước lá lốt

Chuẩn bị:

  • 200g lá và thân lá lốt tươi. Chọn cây lá lốt đã già và không bị sâu bệnh.
  • 2l nước sạch
  • 2 chậu đựng
  • 1 khăn lau người to, 1 khăn tắm nhỏ
  • Tã lót hoặc quần áo cho trẻ

Cách thực hiện:

  • Cây lá lốt đem rửa sạch đun với 2l nước trong 10 phút. Đổ nước ra chậu và pha thêm nước lạnh vào.
  • Mẹ đỡ bé ngồi hoặc nằm trong chậu nước lá lốt. Chú ý để phần đầu trẻ cách xa nước. 
  • Dùng khăn tắm đưa nước lên vùng cổ và đầu cho trẻ. Sau đó mẹ dùng tay vuốt nhẹ nhàng khắp cơ thể trẻ.
  • Để trẻ ngâm nước trong khoảng 3-5 phút thì mẹ chuẩn bị một thau nước ấm khác tắm lại cho trẻ.
  • Sau khi tắm xong dùng khăn sạch lau khô người và mặc tã lót hoặc quần áo vào ngay cho trẻ.

Các mẹ lưu ý cho trẻ ngâm mình ở nơi kín gió, tránh ánh nắng hoặc gió mạnh trực tiếp có thể làm trẻ bị cảm lạnh.

Đọc thêm:

4. Một số lưu ý khi bị mồ hôi trộm

4.1. Không tắm khi đang đổ mồ hôi

Luôn lau mồ hôi cho con trước khi tắm

Luôn lau mồ hôi cho con trước khi tắm
 

Nhiều mẹ thấy trẻ ra nhiều mồ hôi lập tức mang trẻ đi tắm ngay. Điều này có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ.

Khi trẻ ra nhiều mồ hôi, lỗ chân lông đang nở rộng. Mẹ tắm ngay cho trẻ có thể khiến trẻ bị nhiễm cảm lạnh gây ra nguy cơ sốt hoặc viêm phổi. Nguy hiểm hơn, mẹ cho trẻ tắm ngay sẽ khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột. Nó có thể dẫn tới tình trạng chóng mặt, thiếu máu thậm chí là nguy cơ đột tử.

Do vậy, khi trẻ ra nhiều mồ hôi, mẹ nên sử dụng khăn mềm lau khô người cho trẻ và cho trẻ thay quần áo khác. Đợi khi trẻ không còn ra nhiều mồ hôi nữa thì mẹ mới có thể tắm cho bé.

4.2. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Trẻ được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ phát triển toàn diện và đầy đủ, tăng cường sức đề kháng,.. Nhờ thế, trẻ sẽ hạn chế được các nguyên nhân bệnh lý gây ra mồ hôi trộm.

Trong chế độ dinh dưỡng của trẻ, không thể thiếu được các chất quan trọng bao gồm:

  • Canxi nano:

Canxi là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển xương và răng của trẻ nhỏ. Trong cơ thể, Canxi còn tham gia hỗ trợ hoạt động của cơ bắp và tuần hoàn máu.

Cung cấp đủ Canxi cho cơ thể giúp hệ xương phát triển chắc khỏe, cải thiện tình trạng chậm lớn, còi xương và hạn chế ra mồ hôi trộm.

Các mẹ nên bổ sung Canxi nano vì có kích thước siêu nhỏ. Chúng tăng khả năng hấp thụ lên gấp 200 lần so với Canxi ở dạng thông thường. Canxi nano sẽ được hấp thụ toàn bộ từ thành ruột và máu mà không để lại cặn dư thừa.

Để Canxi có thể hấp thu tối đa vào cơ thể cần có sự hỗ trợ của Vitamin D3 và MK7.

  • Vitamin D3: Vitamin D3 có tác dụng giúp hấp thu Canxi hiệu quả vào máu và duy trì nồng độ Canxi trong máu. Vitamin D3 còn giúp cơ thể hấp thu Photphat tốt hơn, chống suy dinh dưỡng và vàng da cho trẻ.
  • MK7: MK7 giúp vận chuyển Canxi từ máu gắn vào xương và giúp xương tăng độ gắn kết bằng cách sản sinh Collagen.
  • Immune Alpha: Có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Khi trẻ có sức đề kháng cao, bé sẽ tránh được một số bệnh tật và ít ốm vặt hơn.
  • DHA: Cung cấp DHA giúp trẻ phát triển trí não và trí thông minh.
  • FOS: Có tác dụng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, trẻ hấp thu hiệu quả các chất dinh dưỡng hơn, hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa.

Ngoài cách chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt, các mẹ có thể tham khảo thêm 1 số cách chữa khác bằng lá đinh lăng. Ăn các món ăn giàu dinh dưỡng và làm mát cơ thể sẽ giúp cải thiện tình trạng ra nhiều mồ hôi như: cháo trai, cháo nếp cẩm, chè đậu xanh,...

Đặc biệt, các mẹ cần nhớ là cần bổ sung Canxi, Vitamin D, MK7, khoáng chất đầy đủ để tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng cho trẻ.

5.0 (100%)/1 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI