Mồ hôi trộm là gì? Tác hại của việc ra mồ hôi trộm ở với trẻ nhỏ là như thế nào và mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng này cho con? Đọc ngay bài viết sau để tìm ra lời giải đáp hóa giải nỗi lo lắng này!
Tóm tắt nội dung
Có thể bạn quan tâm:
- Biểu hiện và giải pháp chữa trị DỨT ĐIỂM bệnh còi xương
- CẨM NANG bệnh còi xương cấp ở trẻ cha mẹ nhất định phải biết
- Trẻ 9 tháng còi xương - Dấu hiệu, Nguyên nhân và Cách chữa trị
- [Hỏi - Đáp] TOP 8 cách chữa còi xương chậm mọc răng ở trẻ
1. Đổ mồ hôi trộm là gì?
Mồ hôi trộm ở trẻ
Đổ mồ hôi trộm là tình trạng ra nhiều mồ hôi quá mức ngay cả khi trong thời tiết bình thường và cơ thể không vận động nhiều. Cơ thể ra nhiều mồ hôi trong thời gian ngủ nên được gọi là mồ hôi trộm. Tình trạng đổ mồ hôi trộm có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào.
Đặc biệt, trẻ nhỏ trên 3 tháng tuổi là những đối tượng bị chứng mồ hôi trộm nhiều nhất. Thành phần của mồ hôi bao gồm nước là chủ yếu. Nước chiếm 90% còn lại là các chất cặn bã và muối.
Ban đầu, tình trạng đổ mồ hôi trộm không gây ra tác động gì xấu. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài thì sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
2. Biểu hiện đổ mồ hôi trộm ở trẻ em
Mồ hôi trộm là gì đã được giải đáp ở phần đầu của bài viết. Tiếp theo bài viết sẽ trình bày chi tiết hơn về biểu hiện của đổ mồ hôi trộm. Trẻ bị ra mồ hôi trộm thường có những triệu chứng sau đây:
- Trẻ quấy khóc đêm.
- Ngủ không yên giấc, mất ngủ.
- Trẻ bị ra nhiều mồ hôi ở trán, vùng gáy.
- Trẻ rụng tóc sau gáy.
3. Nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi trộm
Nguyên nhân gây ra tình trạng mồ hôi trộm ở trẻ em bao gồm nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
3.1. Nguyên nhân sinh lý
Trẻ đổ mồ hôi trộm có thể do đắp quá nhiều chăn
Trẻ nhỏ thường hay đổ mồ hôi nhiều hơn người lớn. Đó là do quá trình trao đổi chất ở trẻ diễn ra nhanh hơn ở người lớn. Quá trình này sinh ra nhiều nhiệt khiến cho trẻ cảm thấy nóng hơn và ra nhiều mồ hôi. Ngoài ra, trẻ cũng có thể ra nhiều mồ hôi khi gặp phải các trường hợp sau đây:
- Đắp quá nhiều chăn: Đắp nhiều chăn khiến cơ thể bé bị bí bách, các lỗ chân lông không truyền được nhiệt ra bên ngoài. Do đó, bé bị ra nhiều mồ hôi.
- Do thời tiết nóng nực: Thời tiết nóng bức khiến thân nhiệt trẻ tăng cao. Khi đó, trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi hơn như một cách để điều hòa thân nhiệt.
- Phòng ngủ bí: Phòng ngủ bí, chật hẹp, không khí không thể lưu chuyển làm trẻ thấy ngột ngạt và khiến trẻ hay ra nhiều mồ hôi.
- Khi ngủ gặp ác mộng: Nếu trẻ ngủ gặp phải ác mộng làm trẻ sợ hãi sẽ khiến trẻ ra nhiều mồ hôi hơn.
3.2. Nguyên nhân bệnh lý
Trẻ có thể bị ra mồ hôi trộm do các nguyên nhân sau đây:- Thiếu Vitamin D: Phần lớn trẻ nhỏ bị ra mồ hôi trộm là do thiếu Vitamin D. Trẻ nhỏ đang phát triển hệ xương và răng nên cần được cung cấp đầy đủ Vitamin D. Thiếu chất này khiến trẻ bị chậm lớn, còi cọc và biểu hiện bằng tình trạng ra mồ hôi trộm.
- Mắc chứng tăng tiết mồ hôi: Nhiều bé gặp phải chứng bệnh tăng tiết mồ hôi. Các bé sẽ ra nhiều mồ hôi hơn những đứa trẻ bình thường khác.
- Trẻ bị tim bẩm sinh: Các bé bị tim bẩm sinh thường hay ra nhiều mồ hôi trộm. Nguyên nhân là do tim bị khuyết tật nào đó khiến nó phải hoạt động vất vả hơn để đưa máu đi khắp cơ thể.
- Trẻ sinh non, mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn, bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, tim bẩm sinh:...Các bé gặp phải những tình trạng này thường có triệu chứng đi kèm là ra nhiều mồ hôi trộm.
4. Tác hại khi bị đổ mồ hôi trộm về lâu dài
Trẻ bị đổ mồ hôi trộm là tình trạng dễ thấy và rất thường xuyên trong đời sống hàng ngày. Chính vì vậy mà các bậc phụ huynh luôn luôn lo lắng về tình trạng này. Nếu không điều trị kịp thời thì về lâu dài căn bệnh có thể mang đến nhiều tác hại cho bé.
4.1. Tác hại khi đổ mồ hôi trộm do sinh lý
Đổ mồ hôi trộm kéo dài có thể gây nguy hại cho sức khỏe
Nếu bạn đã hiểu về khái niệm mồ hôi trộm là gì rồi, thì ngay sau đây hãy cùng tìm hiểm về các tác hại gây ra từ chứng bệnh này nhé. Những trẻ bị ra mồ hôi trộm do nguyên nhân sinh lý có thể gặp phải những tác hại về lâu dài như:
- Mất nước: Thành phần chủ yếu của mồ hôi là nước. Do đó, các bé bị ra nhiều mồ hôi sẽ mất đi lượng nước lớn.
- Rôm sảy, dị ứng da: Trẻ ra nhiều mồ hôi làm da luôn ở trạng thái ẩm ướt. Đó là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm ngứa sinh sôi gây ra viêm da, ngứa ngáy.
- Trẻ dễ bị cảm lạnh: Khi trẻ ra nhiều mồ hôi trộm, lỗ chân lông luôn mở rộng. Khí lạnh theo đó có thể xâm nhập vào cơ thể và làm cho trẻ bị cảm lạnh.
- Viêm đường hô hấp: Trong quá trình trẻ bị ra mồ hôi trộm khi ngủ, nếu các mẹ không kịp thời lau đi, mồ hôi sẽ thấm ngược trở lại vào da và gây ra các triệu chứng như ho, viêm họng, viêm đường hô hấp...
4.2. Tác hại khi đổ mồ hôi trộm do bệnh lý
Trường hợp các bé bị mồ hôi trộm vì nguyên nhân bệnh lý, nó có thể gây ra những tác hại về lâu dài như:
- Trẻ bị còi xương, chậm lớn: Nhu cầu Canxi trong mỗi cơ thể là yếu tố không thể bỏ qua, vì vậy mẹ cần tránh để tình trạng thiếu Vitamin D ở cơ thể trẻ. Vì khi thiếu Vitamin D, cơ thể sẽ hấp thu Canxi kém hơn bình thường, dẫn đến có nguy cơ cao trẻ bị còi xương, chậm lớn.
- Trẻ dễ quấy khóc: Những sự khó chịu của tình trạng ra nhiều mồ hôi hàng ngày khiến trẻ sơ sinh quấy khóc đêm và cáu kỉnh nhiều hơn.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Tình trạng bị mồ hôi trộm lâu ngày do các nguyên nhân bệnh lý khiến hệ miễn dịch của trẻ suy yếu. Trẻ sẽ dễ mắc bệnh hơn.
- Viêm phổi nặng: Tình trạng cảm lạnh do ra nhiều mồ hôi diễn ra thường xuyên và không được xử lý triệt để có thể khiến trẻ bị viêm phổi nặng.
5. Cách chữa mồ hôi trộm do bệnh lý
Mồ hôi trộm do nguyên nhân bệnh lý gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của trẻ. Vì vậy, làm thế nào để cải thiện tình trạng này chính là sự quan tâm của nhiều bậc cha mẹ. Để trẻ ngừng ra mồ hôi trộm, cha mẹ cần thực hiện những phương pháp sau:
5.1. Bổ sung dưỡng chất cần thiết
Dinh dưỡng cho trẻ đổ mồ hôi trộm
Cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện. Các chất dinh dưỡng thiết yếu không thể thiếu trong sự phát triển của trẻ bao gồm:
- Canxi: Vai trò của Canxi là vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc phát triển chiều cao và khung xương cho trẻ. Ngoài ra, Canxi còn tham gia vào hoạt động của hệ thần kinh , giúp kích thích cơ bắp, tuần hoàn máu...Cung cấp đủ Canxi cho trẻ giúp trẻ chắc xương.
- Canxi nano: Có kích thước siêu nhỏ nên giúp tăng khả năng hấp thu gấp 200 lần so với Canxi thông thường và không gây ra tình trạng dư thừa Canxi. Để Canxi hấp thu hiệu quả vào cơ thể thì cần có sự hỗ trợ của Vitamin D3 và MK7.
- Vitamin D3: Khi Canxi đi vào cơ thể, Vitamin D3 sẽ giúp chúng hấp thu vào máu nhanh hơn. Vitamin D3 giúp trẻ tránh bị vàng da, còi xương.
- MK7: MK7 giúp vận chuyển Canxi từ máu gắn vào xương. Đồng thời MK7 cũng thúc đẩy sự sản sinh ra Collagen giúp xương thêm chắc khỏe, dẻo dai đặc biệt là chống lão hóa da.
- Immune alpha: Có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Khi trẻ có sức đề kháng tốt, trẻ sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp, nhiễm khuẩn,...
- Colostrum: Trong chất này có chứa lượng kháng thể phong phú giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch. Colostrum là dạng thức ăn đầu tiên của trẻ và giúp bảo vệ cơ thể bé khỏi các tác nhân gây bệnh.
- FOS: Có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường nhu động ruột.
- DHA: Giúp trẻ phát triển về trí não, tăng cường trí thông minh đồng thời phát triển chiều cao tối đa.
5.2. Cho trẻ đi khám bác sĩ
Nếu trẻ gặp phải những hiện tượng sau, cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ để có cách điều trị phù hợp nhất:
- Trẻ bị sốt thường xuyên
- Tinh thần sa sút, hay quấy khóc
- Bé bị rụng tóc nhiều phần gáy.
- Trẻ bị chậm mọc răng, thóp đầu chậm liền, chậm biết bò, chậm biết đi…
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp các mẹ giải đáp được ra mồ hôi trộm là gì. Biết được nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ giúp các mẹ có cách khắc phục hiệu quả.