3 dấu hiệu trẻ bị chân vòng kiềng và cách kiểm tra chính xác nhất

40151

Nhận biết 3 dấu hiệu trẻ bị chân vòng kiềng sau để chữa trị kịp thời, tránh hình thành tâm lý tự ti ở trẻ, làm ảnh hưởng cuộc sống sau này.

1. Chân vòng kiềng là gì?

Hình dáng chân vòng kiềng

Hình dáng chân vòng kiềng

 

Chân vòng kiềng hay còn gọi là chân cong, chân hình chữ O. Hình dáng chân vòng kiềng rất dễ nhận thấy, cụ thể là đôi chân trong trạng thái duỗi thẳng chân thì hai đầu gối tách ra xa trong khi hai mắt cá chân chạm nhau.

Hình dáng đôi chân tạo thành vòng cung như chiếc vòng kiềng nên người ta gọi tình trạng chân như thế là chân vòng kiềng. Để dễ nhận biết tình trạng chân vòng kiềng cũng như có thể phát hiện và hạn chế tình trạng chân này ở trẻ, các bật phụ huynh cần phải biết nhận định chính xác chân bình thường và chân vòng kiềng. Cụ thể:

  • Ở chân bình thường, tình trạng hai chân luôn thẳng và khít, hai chân luôn song song với nhau cả trong trạng thái nghỉ hay di chuyển. Khi đứng, vị trí của hai đầu gối và mắt cá bên trong của chân bình thường đều sát khít với nhau.
  • Còn ở chân vòng kiềng, trong trường hợp đứng thẳng hay duỗi thẳng chân, hai bên khớp gối của chân châu vào nhau khiến cho hình dáng chân không được thẳng khít và tạo ra khe giữa khoảng 1,5cm. Hoặc trường hợp khớp gối bình thường nhưng hai cẳng chân lại công vào trong tạo ra khe giữa hai chân trên 1,5 cm.

2. Dấu hiệu trẻ bị chân vòng kiềng

2.1. Các loại hình chân thường gặp

Có 3 loại hình chân thường gặp như loại hình chân hình chữ O, chân hình chữ X và chân hình chữ K.

  • Chân hình chữ O rất dễ nhận thấy trong trạng thái đứng thẳng chân. Trường hợp đầu tiên, khi đứng thẳng các bộ phận như mũi chân, mắt cá chân và gót chân ép sát vào nhau nhưng hai đầu gối không chạm nhau. Trường hợp tiếp theo là hai mũi chân, hai mắt cá chân và hai gót chân ép sát lại, hai đầu gối chạm được vào nhau nhưng lại hở ở khoảng giữa hai đùi. Cuối cùng là trường hợp hai mắt cá chân và mũi chân chạm được vào nhau nhưng hai gót chân thì không thể. Người có chân cong hình chữ O thường phần xương đùi sẽ nhô ra ngoài xương chậu. Giày mang thường xuyên thường bị mài mòn ở cạnh ngoài.
  • Chân hình chữ X hay còn gọi là chân chữ chi. Chân hình chữ X có thể nhìn thấy khi đứng thẳng, phần đầu gối của hai chân gần nhau nhưng phần mắt cá thì tách xa nhau. Tình trạng chân hình chữ X gặp phải khi trẻ bắt đầu tập đi phần xương chày bị xoắn lại. Tình trạng xương chày bị xoắn có thể nhìn thấy rõ nhất khi trẻ lên 2 - 3 tuổi, ở độ tuổi này khi bé đi hai chân sẽ tạo thành hình chữ X nhẹ. Loại hình chân chữ X sẽ tự điều chỉnh khi trẻ lên 10. Tuy nhiên khi lên đến độ tuổi 13 - 17 mà chân trẻ còn mang hình chân chữ X thì các phương pháp vật lý trị liệu để làm chân thẳng như đai và giày sẽ không còn tác dụng nữa.
  • Chân hình chữ K được nhận thấy khi đứng thẳng một bên đầu gối của chân sẽ thẳng còn bên còn lại bị chụm vào.

2.2. Dấu hiệu của trẻ bị chân vòng kiềng

Dấu hiệu trẻ bị chân vòng kiềng chữ O

Dấu hiệu trẻ bị chân vòng kiềng chữ O

Dấu hiệu của tật chân vòng kiềng thường xuất hiện khi bé ở độ tuổi tập đi (thường là khoảng 3 tuổi). Phụ huynh cần chú ý nhiều đến trẻ ở độ tuổi này để có thể phát hiện ra các dấu hiệu chân vòng kiềng sớm nhất và cho bé chữa trị kịp thời.

Các dấu hiệu trẻ bị chân vòng kiềng mà phụ huynh cần lưu ý như:

  • Khoảng cách giữa hai đầu gối của trẻ dưới 3cm thì bình thường và lớn hơn 3cm thì chân trẻ bị vòng kiềng.
  • Chân trẻ xuất hiện dấu hiệu lạ so với các bé cùng tuổi, trẻ sẽ hay kêu đau ở chân, tê chân, nhức chân.
  • Tình trạng hai chân không đối xứng, thường là do chân bị vòng kiềng hoặc chữ X ở một chân. Phụ huynh cần lưu ý nhiều đến dấu hiệu này bởi đó là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị bệnh ở chân.

2.3. Phân biệt chân công bệnh lý và cong sinh lý

Các phụ huynh hay lo lắng bé bị chân vòng kiềng khi nhận thấy cẳng chân bé bị cong, tuy nhiên tình trạng này chưa được gọi là chân vòng kiềng. Chân trẻ bị vòng kiềng khi chân cong từ đùi xuống bàn chân.  Hiện tượng cong cẳng chân thường thấy ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

Đây là hiện tượng chân cong sinh lý do tư thế nằm trong bụng mẹ của trẻ và có thể tự thẳng lại khi bé lên 1 tuổi. Hiện tượng cong chân bệnh lý hay chân vòng kiềng do sự chăm sóc không đúng cách của bố mẹ làm cho chân trẻ dần cong như để bé bị suy dinh dưỡng, thiếu chất, còi xương...

3. Cách kiểm tra trẻ có bị chân vòng kiềng không

Sau khi đã biết những dấu hiệu trẻ bị chân vòng kiềng, bố mẹ có thể kiểm tra để biết chân trẻ có bị vòng kiềng hay không bằng cách vô cùng đơn giản.

  • Hãy để bé nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân, đặt 2 mắt cá chân trong chạm vào nhau.
  • Tiếp theo, tại vị trí lồi cầu trong xương đùi, tiến hành đo khoảng cách giữa 2 đầu gối của trẻ.
  • Xương chân của bé vẫn phát triển bình thường nếu khoảng cách đo được giữa 2 đầu gối nhỏ hơn 10cm. Còn nếu khoảng cách giữa 2 đầu gối đo được lớn hơn 10cm thì rất có thế bé bị chân vòng kiềng.

Tuy nhiên, nếu không may phát hiện có dấu hiệu trẻ bị chân vòng kiềng các bật phụ huynh cũng đừng vội lo lắng, hãy đưa trẻ đến bệnh viện được gặp các bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn.

4. Cách tránh bị chân vòng kiềng

Nhóm dưỡng chất quan trọng cho trẻ bị chân vòng kiềng
Nhóm dưỡng chất quan trọng cho trẻ bị chân vòng kiềng

 

Có nhiều cách hữu hiệu được chú ý các bố mẹ áp dụng để phòng tránh tật chân vòng kiềng cho trẻ:

  • Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đầy đủ trong sáu tháng đầu. Sữa mẹ chứa nhiều Vitamin, nhất là Vitamin D, hỗ trợ rất tốt cho quá trình phát triển xương của trẻ nhỏ.
  • Tập đi quá sớm là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ bị chân vòng kiềng, vì thế không nên cho bé tập đi quá sớm. Bé chỉ thích hợp được tập đi khi đã ngoài 9 tháng bởi thời điểm này xương chân bé mới đủ cứng cáp để chống đỡ cơ thể. Các phương pháp tập đi cho bé như ngồi xe hay đỡ nách nên hạn chế áp dụng.
  • Tăng cường bổ sung Vitamin D cho trẻ bằng cách tắm nắng. Trong quá trình tắm nắng sẽ giúp trẻ bổ xung một lượng Vitamin D cần thiết, làm hạn chế các vấn đề về xương như còi xương, nguyên nhân lớn nhất gây ra chân vòng kiềng ở trẻ.
  • Phụ huynh nên chú ý đến cân nặng của trẻ khi bé trong giai đoạn tập đi. Cân nặng quá lớn so với sức chịu đựng của đôi chân ở những trẻ béo phì sẽ là tăng khả năng chân trẻ bị cong vòng kiềng.
  • Không nên bế cắp nách trẻ dưới 16 tháng tuổi. Trẻ em dưới 16 tháng tuổi khung xương chân chưa được cứng cáp, việc bế cắp nách bé làm cho hai chân bé cong dần sau một thời gian dài.
  • Bổ sung Canxi nano, Vitamin D3, MK7
    • Canxi là thành phần quan trọng nhất của xương, quyết định đến sự chắc khỏe, khả năng phát triển của xương sau này. Thiếu Canxi là nguyên nhân chính dẫn đến còi xương, loãng xương và các bệnh về xương. Vì thế mẹ cần bổ sung đầy đủ Canxi cho trẻ.
    • Canxi nano là Canxi được bào chế bằng công nghệ hiện đại, có kích thước siêu nhỏ nên tăng khả năng hấp thu gấp 200 lần so với Canxi thông thường. Mẹ sẽ không lo trẻ bị nóng trong người hay táo bón.
    • Vitamin D3 là một dạng Vitamin D tan được trong chất béo, giữ vai trò hấp thu Canxi từ thành ruột vào máu.
    • MK7 là Vitamin K2 tự nhiên, là một dưỡng chất có vai trò vô cùng quan trọng. MK7 kết hợp với Vitamin D3 sẽ đưa toàn bộ Canxi từ máu vào tận trong xương giúp xương nhận được tối đa lượng Canxi cần thiết. MK7 còn làm tăng Collagen trong xương giúp xương dẻo dai.
>> Xem thêm: Thầy thuốc ưu tú, BS Lê Thị Hải, Nguyên GĐ TT Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia sẽ chỉ ra sự nguy hiểm khi bị chân vòng kiềng ở trẻ, và cách phòng tránh hiệu quả TẠI ĐÂY.

5. Cần làm gì khi phát hiện chân bị vòng kiềng?

Khi phát hiện trẻ mắc phải tình trạng chân vòng kiềng, các bố mẹ cần biết nên chữa chân vòng kiềng ở đâu và đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để có thể biết được nguyên nhân và nhận được phác đồ điều trị phù hợp.

Các phương pháp được các bác sĩ thường xuyên sử dụng để khắc phục tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ có thể kể đến như:

  • Vật lý trị liệu, tập cho trẻ khỏi dáng chân đi hình vòng kiềng với nhiều cách.
  • Cho bé tập đi theo đường thẳng với quyển sách trên đầu. Cách đi này nhằm để lấy thăng bằng sẽ  khiến cho chân, lưng, hông thẳng, giúp khắc phục dáng đi chân hình vòng kiềng ở trẻ.
  • Tăng cường các bài tập thể dục như vươn vai, nhảy múa theo nhạc, hai tay chống hông lắc lư sẽ tạo được thói quen giữ thẳng vai, lưng và hông cho trẻ.
  • Áp dụng phương pháp phẫu thuật xương ở các trường hợp trẻ bị chân vòng kiềng bẩm sinh. Có hai phương pháp là phẫu thuật bó (tiến hành nẹp chân hoặc bó bột cho trẻ) hay phẫu thuật sắp lại xương khi phương pháp bó chân, nẹp chân không có kết quả.

Với các thông tin mà chúng tôi vừa nêu mong sẽ giúp cho các bạn trong việc hạn chế tật chân vòng kiềng ở trẻ, giúp cho dáng đi của trẻ có thể được thẩm mỹ hơn khi trưởng thành. Nhận biết được các dấu hiệu trẻ bị chân vòng kiềng chính là bước đầu tiên mà cha mẹ cần lưu ý, chớ nên lơ là!

4.3 (85%)/4 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI