Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi là đối tượng chính bị còi xương. Do đó, trẻ 9 tháng còi xương cũng không phải là điều quá hiếm gặp. Còi xương ở độ tuổi này có dấu hiệu gì và cần chữa trị như thế nào? Các bậc phụ huynh dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
1. Dấu hiệu trẻ 9 tháng còi xương
Trẻ 9 tháng còi xương thường có biểu hiện khóc và quấy mẹ rất nhiều
Trong khoảng 6 tháng đầu sau sinh, cơ thể trẻ rất non nớt và dễ gặp phải nhiều rối loạn nếu chăm sóc không đúng cách. Cơ thể trẻ có thể bị thiếu Canxi âm ỉ, tùy không có biểu hiện nghiêm trọng ra ngoài nhưng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh.
- Ngủ không ngon, hay giật mình, trẻ quấy khóc đêm.
- Đổ mồ hôi nhiều hay còn gọi là đổ mồ hôi trộm nhất là khi ngủ.
- Bị chứng rôm sảy do đổ mồ hôi trộm nhiều dẫn đến ngứa ngáy, các lỗ chân lông dễ bị bít tắc.
- Chán ăn, hay nôn, nấc khi ăn, có dấu hiệu lười ăn và chỉ ăn 1 chút trong mỗi bữa.
Ở giai đoạn nặng hơn, trẻ sẽ có các biểu hiện rất đặc trưng và rõ ràng như:
- Xương mềm đến mức tưởng như không có, khi bế bé lên, mẹ có thể cảm nhận hệ xương của con có sự mềm yếu rõ rệt.
- Hình dáng đầu của bé bị thay đổi, vùng đỉnh đầu và phía trước gần như nhô to hơn, thóp rộng, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, trán dô, đầu bẹp cá trê.
- Phần xương ở cổ tay và ngón tay nhô hẳn lên tạo thành những hình thù hơi khác lạ.
- Răng mọc chậm, răng mọc không đều, dễ bị sâu, hư.
- Hay bị táo bón.
- Bị co giật, động kinh nếu ở thể nặng.
- Chân tay cong, hệ xương chân không thẳng dễ biến dạng thành chữ X hoặc O.
- Hay bị chuột rút.
Đọc thêm: 21+ biểu hiện bé còi xương và gợi ý những cách điều trị hiệu quả cho mẹ
2. Nguyên nhân nào khiến trẻ 9 tháng còi xương?
Thiếu Vitamin D khiến trẻ 9 tháng bị
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị còi xương trong đó phổ biến nhất có thể kể tới:
- Rối loạn chuyển hóa Vitamin D: Vitamin D không thể thực hiện chức năng hỗ trợ hấp thu Canxi, khiến hệ xương trở nên mềm yếu.
- Thiếu Vitamin D: Vitamin D là chất xúc tác cần thiết để hấp thu Canxi vào trong cơ thể. Do đó, thiếu Canxi khiến cơ thể không hấp thụ đủ liều lượng Canxi cần thiết, dẫn tới thiếu Canxi.
- Thiếu ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tự sản sinh ra Vitamin D. Do đó, thiếu ánh nắng sẽ khiến cơ thể thiếu Vitamin D.
- Trẻ sinh vào mùa đông: Thiếu ánh sáng, mặc quần áo quá nhiều khiến cơ thể ít tiếp xúc ánh nắng sẽ khó có thể nhận được lượng Vitamin D cần thiết đến từ ánh sáng mặt trời.
- Không được bú sữa mẹ thường xuyên: Vitamin D và Canxi trong sữa mẹ dễ hấp thu và phù hợp hơn gấp nhiều lần so với Vitamin và Canxi có trong sữa công thức. Do đó, trẻ không bú mẹ sẽ dễ bị còi xương hơn.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Thiếu Vitamin D, Canxi, Phospho, Vitamin và chất khoáng, tỷ lệ dinh dưỡng bị lệch, giá trị các nhóm chất không cân đối và đầy đủ cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương.
- Sức đề kháng cơ thể yếu: Làm giảm hấp thu Vitamin D3 như nhiễm trùng, nhiễm khuẩn làm gia tăng nguy cơ còi xương lên rất cao.
Đọc thêm: 10 nguyên nhân bé còi xương và cách phòng chống hiệu quả nhất
3. Cách phòng chống bệnh còi xương ở trẻ 9 tháng tuổi như thế nào?
Để có thể phòng chống còi xương, cha mẹ nên lưu ý cung cấp đủ Canxi và Vitamin D cho trẻ.
- Cha mẹ nên cho bé tắm nắng thường xuyên mỗi ngày để đảm bảo đủ lượng Vitamin D.
- Bổ sung nhiều thực phẩm dồi dào Vitamin D và Canxi như hải sản, các loại rau xanh, hạt, củ… đừng bỏ quên dầu mỡ trong khẩu phần ăn để tăng khả năng hấp thụ Vitamin D.
- Cho trẻ đi khám định kỳ thường xuyên để theo dõi thể trạng của trẻ.
- Tạo điều kiện cho bé vận động đúng với độ tuổi là những điều cần làm để phòng ngừa còi xương ở trẻ.
4. Có nên sử dụng thuốc uống cho trẻ 9 tháng còi xương hay không?
Nhiều bậc phụ huynh rất băn khoăn trong việc có nên sử dụng thuốc cho trẻ 9 tháng tuổi bị còi xương hay không vì e ngại con còn quá nhỏ. Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, mọi loại thuốc đều cần dùng theo chỉ định và dựa vào kết quả thăm khám từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa.
4.1. Vai trò và ưu điểm của thuốc chữa còi xương
Sử dụng thuốc là một phương pháp hữu ích. Chỉ cần sử dụng đúng liều lượng và tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ, thuốc trị còi xương sẽ mang đến nhiều ưu điểm cho quá trình cải thiện sức khỏe của trẻ.
- Mang lại hiệu quả nhanh chóng vì thuốc có chứa những thành phần đặc trị và được kê rõ liều lượng đảm bảo không sợ thiếu hay thừa nếu dùng đúng chỉ định.
- Nhanh hồi phục thể trạng cho trẻ khỏe mạnh và năng động hơn với hiệu quả thấy rõ.
- Một số thuốc uống dạng lỏng có vị ngọt giúp bé thích thú, thoải mái mỗi khi uống, không bị ghét hay sợ thuốc.
4.2. Thuốc chữa còi xương cho trẻ 9 tháng
Thuốc chữa còi xương dạng lỏng khiến trẻ hấp thụ dễ dàng hơn
Để mang lại hiệu quả nhanh chóng nhất, bố mẹ cần bổ sung thuốc uống chứa đầy đủ các thành phần: Canxi, Vitamin D3, MK7, Phospho, Magie... Đây là những thành phần chủ chốt rất quan trọng và cần thiết đối với thể trạng trẻ còi xương.
- Canxi và Phospho: Đều là những thành phần chính cấu tạo nên xương, giữ cho xương chắc khỏe.
- Magie: Cũng góp phần giữ cho xương chắc, phòng chống loãng xương và hỗ trợ Vitamin D hoạt động hiệu quả.
- Vitamin D3: Mang Canxi từ thành ruột và đưa vào máu. Còn MK7 tiếp nhận Canxi hòa tan trong máu và gắn tới từng xương trong cơ thể.
Có thể thấy rằng, tất cả các thành phần này cùng bổ trợ nhau, giúp hấp thụ Canxi hiệu quả và tăng tỉ lệ gắn Canxi vào xương tối đa, từ đó mà nhanh chóng khắc phục triệt để tình trạng còi xương. Cha mẹ có thể tham khảo một số loại thuốc và sản phẩm chữa còi xương như sau:
-
Ergocalciferol
Đây là loại Vitamin D tan trong chất béo, có công dụng giúp cơ thể hấp thu Canxi và Phospho một cách hiệu quả hơn. Thuốc hấp thụ tốt nhất khi được dùng sau bữa ăn. Tuy vậy, thuốc không yêu cầu phải dùng kèm hoặc không dùng kém thức ăn. Vitamin D nên dùng ở liều duy trì 10mcg/ngày.
-
Cholecalciferol
Đây cũng là một loại Vitamin D3 tan trong chất béo có chức năng hỗ trợ hấp thu Canxi. Chúng được khuyến khích dùng trong bữa ăn. Thuốc giúp cải thiện tình trạng bị còi xương, chậm phát triển hệ xương, răng cách nhanh chóng. Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi nên duy trì 200 đơn vị quốc tế/ngày.
-
Infadin
Đây là loại Vitamin D2 có khả năng tan trong dầu và cũng hỗ trợ hiệu quả cho việc hấp thu dưỡng chất đặc biệt là Canxi. Đối với trẻ sơ sinh, nên duy trì uống 1 ngày/giọt hoặc uống cách ngày. Tuyệt đối không nên lạm dụng cho uống quá chỉ định vì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe trẻ.
-
Canxi corbiere
Canxi corbiere là chế phẩm dưới dạng viên nén hoặc thuốc nước có chức năng bổ sung Canxi giúp cơ thể, hệ xương khỏe mạnh, cải thiện tình trạng còi xương ở trẻ nhỏ, đau nhức, loãng xương khi về già. Trẻ em dưới 1 tuổi nên uống ½ ống dạng 5ml/ngày hoặc 1-2 viên nén 500mg theo chỉ định của bác sĩ.
-
PreVipteen 2, 3
Đây là 2 sản phẩm nổi bật với bảng thành phần kết hợp bộ 3 dưỡng chất vàng cho xương Canxi nano - Vitamin D3 - MK7. Nhờ đó, cơ thể trẻ có thể củng cố xương hiệu quả và không còn bị còi xương. Tùy vào nhu cầu của con trẻ, cha mẹ hãy lựa chọn sản phẩm phù hợp để con phát triển toàn diện nhất.
Ngoài ra, PreVipteen 2 còn được bổ sung thêm sữa non và Immune Alpha, giúp trẻ giảm thiểu ốm vặt và khỏe mạnh hơn. PreVipteen 3 ngoài tăng cường phát triển xương, còn hướng tới bảo vệ thị giác và phát triển não bộ toàn diện cho trẻ với thành phần được bổ sung thêm DHA, EPA, Cao Blueberry và Taurine.
Đọc thêm: Bé bị còi xương nên uống thuốc gì ?10+ loại thuốc hàng đầu
5. Cách chữa trị cho trẻ 9 tháng còi xương không cần sử dụng thuốc uống
Nếu trẻ bị còi xương ở thể nhẹ, cha mẹ có thể không cần dùng đến thuốc để điều trị cho con. Khi này, cha mẹ có thể thử chú ý những điểm sau.
5.1. Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Sữa mẹ cung cấp nguồn Canxi và Vitamin D phù hợp nhất nên hãy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Những tháng tiếp theo khi cho bé ăn dặm, mẹ vẫn nên duy trì cho con bú đều đặn 2 - 3 cữ sữa/ngày, duy trì sữa mẹ ít nhất 2 năm đầu đời để giúp trẻ có đủ Canxi và Vitamin D, hạn chế cũng như cải thiện tình trạng còi xương rất nhiều.
- Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin D và Canxi cho trẻ còi xương như trứng, cá, tôm, cua, các loại rau lá xanh đậm, các loại hạt, các loại đậu, yến mạch…
- Cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ, mỗi bữa cháo nên thêm 1 muỗng dầu ăn dành riêng cho trẻ để đảm bảo bé có đủ chất béo có lợi cho cơ thể và tăng khả năng hấp thụ Vitamin D.
- Tránh những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, thực phẩm nghèo dinh dưỡng như thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn quá ngọt, các loại khô, mì gói…
Một trong những thực đơn chuẩn cho bé 9 tháng tuổi còi xương mẹ có thể tham khảo
6h |
uống sữa |
8h30 |
1 chén cháo trứng gà nấu rau củ |
12h |
1 chén cơm nát với thịt + rau xanh băm nhuyễn |
14h |
1 miếng phô mai/đu đủ/bơ |
17h |
1 chén cháo chân cua |
20h |
Uống sữa |
Đọc thêm: Trẻ còi xương cần bổ sung gì? 7 chất dinh dưỡng + 10 thực phẩm hàng đầu cho trẻ còi xương
5.2. Cho trẻ tắm nắng hàng ngày bổ sung Vitamin D
Trẻ 9 tháng còi xương cần tập thói quen tắm nắng thường xuyên để tình trạng bệnh cải thiện nhanh chóng
Trẻ còi xương cần tắm nắng đầy đủ vào mỗi ngày để cơ thể hấp thu tối đa lượng Vitamin D dồi dào có trong ánh nắng. Để đạt hiệu quả hấp thụ Vitamin D tốt nhất, mẹ nên cho bé tắm nắng 20-30' mỗi buổi sáng trong khung giờ từ 6 - 9h hoặc sau 4-5h chiều để tránh tia tử ngoại quá gay gắt.
Để tập cho bé thói quen tắm nắng thường xuyên mỗi ngày, mẹ hãy chú ý:
- Cho trẻ ra ngoài chơi trong khung giờ 7-9h sẽ giúp trẻ quen hơn với việc vận động tay chân vào khoảng thời gian này.
- Xây dựng, tạo ra những khu vui chơi ngoài vườn cho bé giúp bé vui chơi sáng tạo đồng thời tạo cảm giác thích ra ngoài vận động hơn.
- Thường xuyên tổ chức các buổi cắm trại tại công viên cho bé sẽ giúp bé làm quen nhanh với môi trường xung quanh, tạo điều kiện cho con tiếp xúc với thiên nhiên đem lại nhiều lợi ích bất ngờ.
Đây là cách điều trị còi xương ở thể nhẹ, còn khi trẻ bị còi xương nặng hơn, sự can thiệp của các chuyên viên y tế và bác sĩ là sự cần thiết.
6. Cho trẻ 9 tháng còi xương đi khám bác sĩ
Trong trường hợp đã áp dụng những cách trên mà tình trạng của trẻ vẫn không được khắc phục hoặc cải thiện quá chậm, không rõ rệt, cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ.
6.1. Biểu hiện cho thấy trẻ nên đi khám?
Trẻ cần được đi khám khi xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Chân tay cong, chân có chiều hướng cong chữ X hoặc O.
- Cổ tay và mắt cá chân dày lên.
- Gù, vẹo cột sống, xương sống không thẳng.
- Lồng ngực biến dạng, ngực dô ra phía trước hình gà, chuỗi hạt sườn.
- Xương sọ mềm, đầu méo mó, đầu bẹp nhìn thấy rõ.
Vậy khi đi khám thì nên mang con tới đâu? Các bậc phụ huynh hãy cùng tham khảo dưới đây.
6.2. Địa chỉ khám còi xương uy tín cho trẻ tại Hà Nội
-
Khoa Dinh dưỡng tiết chế Bệnh Viện Nhi Trung Ương
- Địa chỉ:18/879 La Thành, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
- Giờ làm việc: từ 00:00 đến 23:59, thứ hai đến Chủ nhật.
-
Khoa Khám dinh dưỡng trẻ em Cơ sở 3 Viện dinh dưỡng
- Địa chỉ: 1 Kim Mã Thượng, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
- Giờ làm việc: Thứ hai đến Thứ sáu, từ 8:00 đến 11h30 và 14:00 đến 16:00.
-
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội.
- Giờ làm việc:
- Thứ Hai tới Thứ Sáu: 13:30 đến 16:30, 06:30 đến 12:00.
- Thứ Bảy: 06:30 đến 12:00.
- Chủ Nhật: 07:30 đến 12:00.
-
Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia
- Địa chỉ: 48B, Tăng Bạt Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Giờ làm việc:
- Thứ Hai tới Thứ Sáu: 07:30 đến 11:30, 13:30 đến 16:30.
- Thứ Bảy: 07:30 đến 11:30.
- Chủ Nhật: 07:30 đến 11:30.
-
Phòng Khám Dinh Dưỡng Nguyễn Chí Thanh
- Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
- Giờ làm việc: Thứ Hai tới Chủ Nhật: 08:00 đến 12:00; 14:00 đến 17:00.
Đọc thêm: 10+ địa chỉ khám còi xương suy dinh dưỡng cho trẻ uy tín nhất
7. Những sai lầm của cha mẹ khi chữa còi xương cho trẻ
Sai lầm của cha mẹ khi chế biến món ăn là không cho dầu mỡ vào thức ăn
Ngoài việc chú ý đến chế độ chăm sóc, bố mẹ cũng cần tuyệt đối không phạm phải những sai lầm thường gặp trên khi chữa còi xương cho trẻ:
- Cho con bú sữa loãng: Không nên pha sữa quá đặc nhưng cũng không nên cho con bú sữa loãng vì sữa loãng sẽ không có đủ dưỡng chất dễ khiến bé bị thiếu hụt dinh dưỡng.
- Không cho dầu ăn/mỡ vào cháo của bé: Dầu mỡ là thành phần quan trọng giúp hỗ trợ chuyển hóa các dưỡng chất khác. Vì thế, không nên quên dầu mỡ đúng liều lượng trong khẩu phần ăn của trẻ.
- Thường xuyên cho con ăn cháo dinh dưỡng/đồ chế biến sẵn: Thức ăn chế biến sẵn có thể không đảm bảo vệ sinh nếu không được lựa chọn kỹ càng, lại mang đến nguy cơ thiếu hụt dưỡng chất do thực phẩm chế biến sẵn đã bị hao hụt thậm chí mất đi hoàn toàn dưỡng chất sẵn có.
- Chỉ cho trẻ ăn nước hầm mà không ăn cái: Theo các chuyên gia, phần giá trị dinh dưỡng nằm ở cái nhiều hơn là nước. Vì vậy, cho con ăn nước mà bỏ qua cái là một thói quen sai lầm.
- Nấu một nồi cháo to và bắt con ăn cả ngày: Điều này vừa khiến con dễ chán ăn do thức ăn để lâu không còn thơm ngon còn tiềm ẩn nguy cơ hao hụt dưỡng chất và không đảm bảo vệ sinh.
Hy vọng với những thông tin vừa nêu, các bậc phụ huynh sẽ không còn cảm thấy bỡ ngỡ khi chăm sóc trẻ còi xương. Đặc biệt trẻ 9 tháng còi xương sẽ nhanh chóng cải thiện tình hình sức khỏe nếu được thăm khám kỹ càng và làm theo những cách chăm sóc đúng cách trên.