Khi con bị còi xương, bố mẹ cần lưu ý những điều gì trong chế độ chăm sóc trẻ? Trẻ còi xương cần bổ sung gì? Cha mẹ hãy cùng tham khảo những chất dinh dưỡng và thực phẩm dưới đây có thể giúp tình trạng còi xương của trẻ cải thiện một cách đáng kể.
Tóm tắt nội dung
Có thể bạn quan tâm: Trẻ 9 tháng còi xương - Dấu hiệu, Nguyên nhân và Cách chữa trị
1. Trẻ còi xương cần bổ sung gì?
Đối với trẻ bị còi xương, việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể cực kỳ quan trọng. Nếu trẻ dưới 6 tháng, sữa mẹ chính là nguồn cung cấp khoáng chất và dinh dưỡng quan trọng nhất. Do đó, người mẹ hãy chú ý bồi dưỡng cơ thể, ăn uống đa dạng dưỡng chất để đảm bảo nguồn sữa có đủ dinh dưỡng cho con.
Đối với trẻ 6 tháng còi xương trở đi, cha mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ qua chế độ ăn hàng ngày. Các chất dinh dưỡng cần bổ sung bao gồm:
1.1. Vitamin D
Vitamin D cầu nối hỗ trợ cơ thể hấp thu các dưỡng chất hiệu quả
Vitamin D đóng vai trò cầu nối hỗ trợ cơ thể trẻ hấp thu các dưỡng chất một cách hiệu quả, đặc biệt là Canxi. Để Canxi hoạt động mạnh mẽ và mang lại nhiều lợi ích giúp củng cố xương, răng, hệ tim mạch, cơ bắp… khoáng chất này cần có sự giúp đỡ và tác động từ Vitamin D.
Cha mẹ có thể bổ sung Vitamin D qua những thực phẩm như trứng gà, dầu cá, ngũ cốc, phô mai, trứng cá… và nhớ đừng quên tắm nắng cho con mỗi ngày vào khung giờ 6-9 giờ sáng hoặc sau 5 giờ chiều. Trung bình, mỗi ngày trẻ sẽ cần bổ sung 400 IU Vitamin D. Cha mẹ cần lưu ý tới liều lượng này để bổ sung tốt nhất cho trẻ.
1.2. Canxi
Trẻ còi xương cần bổ sung gì? Các chuyên gia khuyên rằng Canxi là một trong những thành phần chính yếu cấu tạo nên hệ xương và răng. Không những thế, vai trò của Canxi còn cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy hệ miễn dịch, dẫn truyền hệ thần kinh, tăng chất lượng máu và hạn chế tình trạng còi xương, thấp bé ở trẻ.
Mẹ có thể bổ sung Canxi cho con bằng những thực phẩm như sữa, trứng, cá hồi, các loại rau xanh đậm… Tuy nhiên, bữa ăn của trẻ thông thường sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu Canxi, nên mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và bổ sung thêm Canxi cho bé bằng những loại thuốc/TPCN an toàn, lành tính.
Trước khi sử dụng thuốc uống bổ sung Canxi, cha mẹ nên cho con đi khám để tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ. Sau đó, cha mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng bổ sung mà bác sĩ đã đề ra để có thể giúp con trị bệnh còi xương một cách an toàn.
Hàm lượng Canxi mà trẻ cần nạp vào cơ thể mỗi ngày cụ thể như sau:
- Dưới 6 tháng tuổi: 200 mg Canxi mỗi ngày.
- Từ 6 - 11 tháng tuổi: 260 mg Canxi mỗi ngày.
- Từ 1 - 3 tuổi: 700 mg Canxi mỗi ngày.
- Từ 4 - 8 tuổi: 1.000 mg Canxi mỗi ngày.
- Từ 9 - 18 tuổi: 1300 mg Canxi mỗi ngày.
1.3. Photpho
Photpho là dưỡng chất cực kỳ quan trọng, chúng cũng có nhiệm vụ giúp hệ xương và răng thêm rắn chắc, thúc đẩy phát triển chiều cao, cân nặng và thực hiện thêm những nhiệm vụ khác như loại bỏ những độc tố ở thận, điều hòa nhịp tim, tăng sức mạnh cơ bắp…
Mẹ có thể sử dụng nhiều thực phẩm chứa photpho như khoai tây, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa… để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày cho trẻ.
Lượng Photpho cần bổ sung mỗi ngày như sau:
- Dưới 6 tháng tuổi: 100 mg.
- Từ 7 - 12 tháng tuổi: 275 mg.
- Từ 1 - 3 tuổi: 460 mg.
- Từ 4 - 8 tuổi: 500 mg.
- Từ 9 - 18 tuổi: 1250 mg.
1.4. Kẽm
Kẽm là dưỡng chất giúp tăng cảm giác ngon miệng, kích thích vị giác, tham gia vào quá trình phân chia tế bào, tăng hệ miễn dịch, nhanh lành vết thương nên cực kỳ cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ.
Nếu thiếu kẽm trẻ sẽ dễ bị biếng ăn dẫn đến không đủ vi chất, hay gặp phải tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng. Mẹ có thể bổ sung kẽm cho con từ những thực phẩm giàu khoáng chất này như thịt đỏ, ngũ cốc, hàu, sò, trai, các loại đậu…
1.5. Sắt
Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh còi xương ở trẻ
Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thần kinh và tạo máu, vận chuyển Oxy trong máu, lưu giữ Oxy trong cơ. Chính vì thế, thiếu Sắt có thể khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về hệ thần kinh như:
- Chậm phát triển trí não.
- Chậm nhận thức.
- Thiếu máu ở trẻ em khiến chúng có cảm giác mệt mỏi.
- Suy nhược cơ thể, từ đó các chỉ số về thể chất cũng không thể phát triển một cách đều đặn đạt chuẩn, dễ bị suy dinh dưỡng còi xương.
Mẹ hãy bổ sung Sắt cho trẻ bằng những thực phẩm giàu khoáng chất này như thịt, gia cầm, hải sản, các loại đậu, trái cây khô, các loại rau lá xanh sẫm…
1.6. Chất đạm
Đạm duy trì sự sống cho tất cả các tế bào, thúc đẩy các tế bào mô và cơ hình thành phát triển. Nếu trẻ bị còi xương hoặc suy dinh dưỡng, rất có thể con đã bị thiếu đạm khiến quá trình tổng hợp, tái tạo và hình thành nên những tế bào mới không thể diễn ra.
Mẹ có thể bổ sung đạm cho con bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, chú ý cho bé ăn nhiều thực phẩm như sữa, rau bina, đậu hũ, hạnh nhân, hạt chia, thịt gà, thịt bò, cá, trứng…
1.7. Chất béo
60% bộ não của trẻ được hình thành từ chất béo trong những năm đầu đời. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của việc bổ sung chất béo một cách hợp lý vào khẩu phần ăn hằng ngày của bé. Chất béo cũng giúp hòa tan nhiều Vitamin quan trọng, giúp bé hấp thụ dinh dưỡng tối ưu hơn.
Mẹ có thể bổ sung chất béo lành mạnh bằng cách cho thêm dầu thực vật vào cháo của con, cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo như phô mai, váng sữa, trái bơ, dầu cá, mỡ gan cá…
2. Gợi ý 10 thức ăn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất quan trọng nhất. Từ 6 tháng tuổi trở lên là khi trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi ăn dặm, mẹ có thể cho con ăn nhiều những thực phẩm này để cải thiện tình trạng còi xương suy dinh dưỡng. Tùy theo độ tuổi của con, cha mẹ có thể bổ sung thực phẩm cho phù hợp.
Đọc thêm: Những biểu hiện cho thấy trẻ 6 tháng còi xương. Ngay lúc này mẹ cần làm gì?
2.1. Sữa mẹ
Khắc phục tình trạng còi xương không thể thiếu sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất dễ hấp thu và phù hợp tuyệt đối với thể trạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì thế, trong vòng 6 tháng đầu sau sinh, mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Kể từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ nên duy trì vừa cho con bú mẹ, vừa ăn dặm thêm các thực phẩm khác một cách hợp lý.
Trong suốt thời gian cho con bú, người mẹ nên có chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng dưỡng chất để tạo nguồn sữa mát, giàu dinh dưỡng. Cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục duy trì nguồn sữa mẹ ít nhất trong 2 năm đầu đời sẽ giúp bé luôn khỏe mạnh, phát triển tốt về nhiều mặt, từ các chỉ số thể chất cho đến tinh thần trí não.
2.2. Phô mai
Trẻ còi xương cần bổ sung gì, câu trả lời đó là phô mai. Thực phẩm này nổi bật với hàm lượng Canxi, đạm và chất béo cực kỳ dồi dào. Đây đều là những khoáng chất cực kỳ tốt đối với trẻ bị còi xương, chúng cung cấp năng lượng hình thành hệ xương, răng và cơ của bé phát triển nhanh chóng.
Bánh flan phô mai, salad phô mai, bánh mì phô mai, mì ý phô mai, hoặc phô mai nguyên miếng… là những món ngon mẹ có thể tham khảo và chế biến cho bé nhà mình sử dụng thường xuyên.
2.3. Khoai tây
Trẻ bị còi xương nên ăn gì? Khoai tây chứa nhiều tinh bột là thực phẩm không thể thiếu cho trẻ bị còi xương. Thực phẩm này cung cấp năng lượng cùng nhiều khoáng chất thiết yếu khác cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, chúng còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, bảo vệ gan cũng như làn da mỏng manh của trẻ.
Mẹ nên cho con ăn khoai tây từ khi bé được 7 – 10 tháng tuổi bằng những món ăn đơn giản như khoai tây hấp, canh khoai tây cà rốt thịt bằm, khoai tây nấu bò…
2.4. Cua
Cua chứa nhiều axit béo có lợi cho cơ thể cùng những khoáng chất quan trọng khác như Canxi, Kẽm, Sắt, Đồng, Kali, Vitamin (đặc biệt là Vitamin nhóm B). Việc cho trẻ thường xuyên sử dụng những món ăn từ cua sẽ rất tốt cho sự phát triển chiều cao, hệ xương cũng như cân nặng, sự hình thành cơ bắp ở trẻ.
Khoảng từ tháng thứ 7 trở đi các mẹ có thể chế biến những món ăn từ tôm và cua cho trẻ sử dụng. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý hãy cho con thử từng chút một để đảm bảo bé không bị dị ứng với loại hải sản giàu khoáng chất này.
2.5. Tôm
Trẻ còi xương cần bổ sung canh tôm rau cải để cung cấp nhiều đạm và axit amin thiết yếu cho cơ thể
Chứa nhiều đạm cùng các axit amin thiết yếu cao hơn hẳn các loại thịt, tôm là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo khi xây dựng thực đơn cho những em bé đang bị còi xương suy dinh dưỡng. Ngoài ra, tôm còn chứa nhiều Canxi, Photpho, I-ốt, Kẽm, Vitamin A và D…
Chúng đều là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Hơn nữa, các khoáng chất tồn tại trong loại hải sản này cũng rất dễ hấp thu, chúng thúc đầy việc hình thành và cấu tạo hệ xương, cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường khả năng tiêu hóa và đường ruột của trẻ luôn hoạt động trơn tru hiệu quả.
Một số món ngon từ tôm mẹ có thể tham khảo cho bé ăn chính là món cháo tôm, súp tôm, canh tôm rau cải, tôm phô mai bông cải…
2.6. Cá quả
Cá quả được xem là một trong những loại thần dược cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng nhanh chóng cải thiện được tình trạng sức khỏe. Cá quả chứa nhiều dưỡng chất bổ dưỡng như Sắt, Lipid, Canxi, Photpho… có lợi cho hệ xương và răng phát triển.
Theo Đông y, cá quả có tính bình, vị ngọt, tác dụng bổ khí huyết, gân xương, thanh nhiệt giải độc nên đặc biệt rất tốt cho những cơ thể đang bị suy nhược, nhất là đối với trẻ em có dấu hiệu chậm phát triển thể chất, bị suy dinh dưỡng thấp còi.
Mẹ có thể chế biến nhiều món ngon từ cá quả như ruốc cá quả, cháo cá quả,… cho con ăn đổi bữa. Khi mua cá quả nên chú ý chọn những con cá nhỏ nhưng thịt chắc dưới 500gr, đầu thon, mình dài, cá còn tươi và được làm ngay tại chỗ.
2.7. Lòng đỏ trứng gà
Trứng gà chứa rất nhiều dưỡng chất bổ dưỡng như các loại Vitamin A, D, Sắt, Kẽm, Canxi, Đạm… Đặc biệt, lòng đỏ trứng gà còn được xem là loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng giúp bồi bổ cơ thể cực kỳ tốt. Đây là món ngon mẹ nên cho trẻ ăn thường xuyên để hạn chế tình trạng còi xương suy dinh dưỡng.
Tuy nhiên mẹ cũng nên chú ý đến liều lượng, không nên cho trẻ ăn quá nhiều để tránh gây tác dụng phụ. Một số món ngon từ lòng đỏ trứng mẹ có thể tham khảo để nấu cho bé như cháo trứng, lòng đỏ trứng rán, lòng đỏ tán nhuyễn trong bột ăn dặm…
2.8. Thịt gà
Thịt gà là thực phẩm bổ sung dồi dào các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
Thịt gà là nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp bồi bổ cơ thể trẻ nhỏ rất tốt với dồi dào các dưỡng chất như Đạm, Sắt, Canxi, Photpho, Vitamin A,C, B12,… Đây là thực phẩm bổ dưỡng tốt cho hệ miễn dịch, trí não và đặc biệt giúp củng cố hệ xương luôn chắc khỏe.
Mẹ có thể nấu cho bé những món ngon từ thịt gà ngay từ giai đoạn bắt đầu ăn dặm với những món ngon như súp rau củ thịt gà, ruốc gà, cháo gà, thịt gà nướng xé nhỏ…
2.9. Các loại rau xanh và quả chín
Trẻ còi xương cần bổ sung gì? Ngoài những dưỡng chất kể trên thì trẻ còi xương còn cần phải bổ sung thêm một lượng lớn các loại rau xanh và quả chín để tăng khả năng bổ sung Canxi cho hệ xương, chiều cao và cân nặng của bé.
Mẹ hãy thường xuyên bổ sung rau cùng quả chín vào thực đơn của con để cung cấp năng lượng, hạn chế táo bón và giúp con khỏe mạnh, cao lớn hơn.
Đọc thêm: Bé bị còi xương ăn gì? 10+ loại thực phẩm nên và không nên ăn cho trẻ còi xương
3. Trẻ bị còi xương uống thuốc gì?
Bổ sung thuốc đặc trị cho trẻ còi xương theo hướng dẫn của bác sĩ
Bên cạnh chế độ ăn uống đúng chuẩn và đặc biệt chú ý đến việc bổ sung những khoáng chất trên, trẻ bị còi xương cũng cần được bổ sung thêm các loại thuốc/TPCN uy tín với liều lượng phù hợp để cải thiện nhanh chóng và dứt điểm tình trạng còi xương, giúp bé lớn nhanh và phát triển đạt chuẩn.
Để việc bổ sung thuốc đặc trị cho trẻ phát huy công dụng tối đa và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con, đầu tiên mẹ nên đưa bé đến bệnh viện thăm khám để được xác định tình hình, thể trạng cũng như nhận sự chỉ định bổ sung thuốc trong thời gian bao lâu, liều lượng thế nào từ các bác sĩ.
Một số loại thuốc chất lượng, uy tín hiệu quả, an toàn cho trẻ nhỏ hiện nay được các bác sĩ khuyên dùng và rất nhiều mẹ tin dùng chị em có thể tham khảo để bổ sung cho trẻ như :
- Pre-Vipteen 2.
- Pre-Vipteen 3.
- Vipteen...
Qua những thông tin trên, mong rằng cha mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi trẻ còi xương cần bổ sung gì. Cha mẹ hãy cố gắng chăm sóc con đúng cách để còi xương không còn là nỗi lo ngại đối với sự phát triển ở bé nhé.