Bé bị còi xương ăn gì? 10+ loại thực phẩm nên và không nên ăn cho trẻ còi xương

4786

Còi xương là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị kém phát triển cả trí tuệ và thể chất. Bé bị còi xương ăn gì để cải thiện tình trạng sức khỏe hiệu quả và nhanh nhất? Tất cả sẽ có ngay trong bài viết dưới đây, mời các vị phụ huynh cùng theo dõi. 


Có thể bạn quan tâm: 
Thực đơn VÀNG chăm sóc bé còi xương và giải đáp 5 câu hỏi của bạn đọc

1. Dấu hiệu trẻ còi xương 

Táo bón là dấu hiệu của trẻ còi xương

Trẻ bị táo bón là dấu hiệu của bệnh còi xương
 

Còi xương là tình trạng rối loạn phát triển xương trong cơ thể trẻ nhỏ, khiến xương mềm và yếu ớt. Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt Vitamin D nặng nề, làm gián đoạn quá trình chuyển hóa Canxi và Photpho, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng xương. 

Trẻ còi xương sẽ có các dấu hiệu điển hình như: 

  • Trẻ chậm lớn, không tăng chiều cao trong vài tháng.
  • Hay đổ mồ hôi trộm.
  • Bé chậm mọc răng hay bị sâu răng.
  • Rụng tóc vành khăn.
  • Da dẻ xanh xao, cơ thể uể oải mệt mỏi.
  • Trẻ chậm biết bò, biết đi.
  • Dễ cáu gắt.
  • Trẻ quấy khóc khó ngủ về đêm.
  • Chân cong hoặc hai đầu gối chụm vào nhau.
  • Cổ tay và mắt cá chân dày lên.
  • Xương ức nhô ra.
  • Sọ đầu bị thóp và mềm, thóp không đầy và phập phồng theo nhịp thở.
  • Xuất hiện bướu đỉnh đầu, bướu trán (trán dô), hoặc đầu bẹp trông giống cá trê.
  • Rối loạn trương lực cơ hoặc bị táo bón.

Đọc thêm: 13+ biểu hiện trẻ còi xương suy dinh dưỡng và 4 cách khắc phục 

2. Trẻ bị còi xương mẹ nên ăn gì? 

trẻ bị còi xương nên được hỗ trợ một thực đơn dinh dưỡng đầy đủ nhất

Bé còi xương ăn gì mẹ cần biết để bổ sung dinh dưỡng khoa học nhất

Để đề phòng trẻ sơ sinh bị còi xương, việc bổ sung dinh dưỡng cho mẹ là điều vô cùng cần thiết. Trong thời gian còn trong bụng mẹ, mọi sự phát triển của thai nhi đều phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng mà cơ thể mẹ cung cấp.

Trong vòng 1 năm sau sinh, trẻ vẫn cần tới sữa mẹ để hấp thụ đủ chất cần thiết. Các bà mẹ sẽ cần được bổ sung đầy đủ các chất sau. 

2.1. Thực phẩm chứa Vitamin D 

Vitamin D là chất thiết yếu cho cơ thể, tham gia vào sự hoạt động ổn định của nhiều cơ quan tế bào. Đặc biệt hơn, Vitamin D đóng vai trò như một chất dẫn truyền, hỗ trợ cơ thể hấp thụ được hàm lượng Canxi tốt hơn. Sau khi Canxi thẩm thấu được vào thành ruột, chính Vitamin D sẽ đưa Canxi vào máu, chuyển tới toàn bộ cơ thể và đưa cả Canxi vào sữa mẹ. 

Những thực phẩm giàu Vitamin D mẹ nên tăng cường ăn gồm có: 

  • Dầu gan cá.
  • Cá. 
  • Ngũ cốc tăng cường dinh dưỡng.
  • Sò.
  • Trứng cá (đen và đỏ). 
  • Các chế phẩm từ đậu nành (đậu hũ và sữa đậu nành). 
  • Xúc xích Italia, chả lụa, dăm bông, xúc xích.
  • Các sản phẩm sữa tăng cường.

2.2. Thực phẩm chứa Canxi

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú là đối tượng có nhu cầu Canxi cao. Nhu cầu Canxi hằng ngày của hai đối tượng này thường cao gấp rưỡi người bình thường.

Lý do thiết Canxi ở trẻ trong giai đoạn này chính là do sữa meh bị thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Vậy nên mẹ cho con bú cần phải bỏ sung nhiều dinh dưỡng cho mình hơn nữa. Các thực phẩm giàu Canxi mà mẹ nên tăng cường sử dụng gồm có: 

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Các loại hải sản như tôm chua cá.
  • Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi.
  • Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành.
  • Các loại rau có màu xanh thẫm như rau chân vịt, súp lơ xanh vv...
  • Các loại trái cây mọng nước.
  • Nước cam.

2.3. Uống Canxi và Vitamin D bổ sung

Do có nhu cầu Canxi cao, cơ thể mẹ không thể có đủ lượng Canxi cần thiết chỉ qua chế độ ăn uống thông thường. Do đó, mẹ cần phải được bổ sung bộ đôi Canxi và Vitamin D ở dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng phù hợp, để phòng tránh loãng xương ở mẹ, còi xương ở con. 

Thiếu Vitamin D khiến khả năng hấp thụ Canxi kém hiệu quả. Lượng Canxi không được vào cơ thể tích tụ ở thành ruột bị đào thải qua bài tiết hoặc tích tụ tại thận gây sỏi thận rất nguy hiểm. Do đó, các mẹ nhất định phải uống Canxi và Vitamin D cùng lúc để có thể hấp thụ Canxi hiệu quả hơn, tránh lãng phí và tránh các tác dụng phụ khi dùng Canxi. 

Việc bổ sung Canxi và Vitamin D nên được thực hiện từ những tháng đầu tiên của thai kỳ và duy trì trong suốt thời gian nuôi con bú. Ở mỗi giai đoạn, cơ thể mẹ sẽ cần một lượng Canxi và Vitamin D khác nhau. 

  • Trong 3 tháng đầu: Cần 800mg Canxi/ngày
  • Trong 3 tháng giữa thai kỳ: Cần 1200mg Canxi/ngày
  • Trong 3 tháng cuối thai kỳ và sau khi sinh: Cần 1500mg Canxi/ngày

Trung bình mẹ bầu cần ít nhất 600 IU Vitamin D mỗi ngày. Lượng Vitamin D bổ sung tốt nhất nên ở khoảng 1500 IU và không được vượt quá 4000 IU/ngày. Để chắc chắn hơn, các mẹ nên đi khám bác sĩ để xác định mức độ thiếu hụt, từ đó mà có được phương án bổ sung phù hợp. 

Đọc thêm: 

Nói chung, cha mẹ cần cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Trong thời gian này, hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt nên sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu và lành tính nhất, phù hợp nhất với trẻ. Cha mẹ nên tránh cho con ăn dặm quá sớm, có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá và gây gây ra một số bệnh không tốt cho trẻ nhỏ. 

3. Bé bị còi xương ăn gì?

Bổ sung thức ăn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng tránh và điều trị bệnh này hiệu quả. 

3.1. Cua

trẻ bị còi xương nên ăn cua

Thịt cua rất giàu Protein lực chọn tuyệt vời cho trẻ bị còi xương
 

Cua là thực phẩm rất giàu Canxi tự nhiên cho bé. Thịt cua còn giàu Protein, chất khoáng cùng một số loại Vitamin cung cấp cho cơ thể giúp điều trị bệnh còi xương hiệu quả.

Bên cạnh làm các món hấp thông thường, cha mẹ có thể lấy thịt cua chế biến thành bột cua, cháo cua, món salad, làm nhân cơm nắm cho bé đem đi học vừa tiện lợi lại giàu dinh dưỡng. Tùy vào độ tuổi và sở thích của bé, cha mẹ hãy chế biến cua thành món phù hợp. 

3.2. Cá quả, cá hồi, cá ngừ

Bé bị còi xương ăn gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá là thực phẩm rất giàu omega 3, DHA, chất béo, Protein và cả Canxi. Vì vậy đây chính là một trong những thực phẩm tuyệt vời nhất cho bé bị còi xương. Đây đều là những dưỡng chất quan trọng để khắc phục tình trạng còi xương cho bé nhanh chóng. 

Có rất nhiều món ngon có thể chế biến với các loại cá ngày như cá hấp, cá rán, cá sốt cà chua, canh cá nấu chua, salad cá hoặc xé nhỏ làm ruốc trộn cùng cơm cũng rất dễ ăn mà lại đơn giản. 

3.3. Bé bị còi xương nên ăn cóc

Trong 100g thịt cóc có chứa 18,6g đạm (Protein), ngoài ra còn có rất nhiều các yếu tố vi lượng khác như Kẽm rất cần thiết cho sự phát triển, phục hồi dinh dưỡng ở trẻ nhỏ và kích thích trẻ ăn ngon hơn. Nhiều cha mẹ có con bị suy dinh dưỡng thường hay mua thịt cóc về chế biến cho con ăn để bé mau khoẻ mạnh hơn.

Tuy nhiên, cóc có nhiều bộ phận chứa chất độc, nên cha mẹ cần hết sức chú ý khi chế biến để tránh tình trạng ngộ độc ở trẻ. Một số trường hợp ngộ độc thịt cóc có thể gây chết người. Bên cạnh đó thịt cóc cũng khá đắt nên thường ít được sử dụng hơn các thực phẩm khác. 

3.4. Lòng đỏ trứng

Lòng đỏ trứng

Lòng đỏ trứng chứa rất nhiều dưỡng chất giúp trẻ còi xương phục hồi nhanh chóng
 

Trong lòng đỏ trứng có chứa rất nhiều dinh dưỡng giúp cho sự phục hồi của trẻ bị suy dinh dưỡng còi xương như Protein, Lipid, Canxi, Sắt, Kẽm, Vitamin A và có khá nhiều Vitamin cùng khoáng chất khác.

Nhờ đó, cơ thể bé mau chóng được bổ sung các chất cần thiết để khắc phục các lỗ hổng trong xương giúp trẻ cao lớn khỏe mạnh nhanh chóng. Cha mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp lòng đỏ trứng bằng cách luộc, ốp la hoặc nấu cháo trứng, canh trứng, trứng rán, làm bánh, làm salad với trứng để trẻ dễ ăn hơn. 

3.5. Trẻ còi xương ăn gì? Cha mẹ có thể thử bằng Gan

Gan động vật như gan vịt, gan heo, gan bò đều là các thực phẩm giàu Protein, tinh bột, Canxi cùng các Vitamin và khoáng chất cần thiết khác. Ăn gan động vật sẽ giúp bé được tăng cường các hoạt chất trong cơ thể, kích thích sự sản sinh tế bào bù đắp cho các chất thiếu hụt trong cơ thể và khắc phục tình trạng còi xương hiệu quả.

Pate gan là món ăn vô cùng ngon miệng và giàu dinh dưỡng có thể ăn cùng cơm, bánh mì. Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu bún ăn cùng gan hay gan xào giá đỗ cũng là món ăn đưa cơm mà trẻ rất thích. 

3.6. Thịt gà

Trẻ còi xương nên ăn gì đó là thịt gà. Cho bé ăn thịt gà cũng là cách cách khắc phục trẻ còi xương hiệu quả bởi trong thịt gà có chứa hàm lượng đạm và Canxi cao lại ít chất béo giúp trẻ không bị béo phì. Thịt gà còn cung cấp năng lượng cho bé hoạt động, tăng cường Vitamin A tốt cho mắt, Vitamin B cho quá trình trao đổi chất đồng thời bảo vệ tim mạch khỏe mạnh hơn. 

Thịt gà có thể chế biến được rất nhiều món ngon hấp dẫn như cháo gà, nộm gà, thịt gà kho gừng... Để làm gà kho gừng, mẹ chỉ cần sơ chế thịt gà sạch, chặt miếng nhỏ vừa ăn, ướp cùng mắm, đường, gừng đập dập và một chút đường thắng tạo màu, sau đó đun nhừ là được. 

3.7. Sụn lợn

Sụn lợn cực kỳ giàu Canxi cho cơ thể của trẻ

Sụn lợn cực kỳ giàu Canxi cho cơ thể của trẻ
 

Sụn lợn là thực phẩm rất giàu Canxi, Photpho tốt cho hệ xương khớp giúp quá trình điều trị bệnh còi xương của bé được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, một số bé có răng còn yếu thì cha mẹ nên hầm nhừ sụn, hoặc xay sụn thành bọt rồi nấu cùng cháo để bé dễ ăn hơn. 

Các chế biến sụn lợn tốt nhất là cha mẹ nên hầm mềm cùng các loại rau củ như khoai tây, cà rốt cho bé ăn hằng tuần. Mẹ có thể chọn phần sườn sụn, thái miếng mỏng, ninh nhừ và hớt bỏ bọt để nước trong hơn.

Bé bị còi xương ăn gì là câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên điều này không chỉ dựa vào những hướng dẫn của bác sĩ mà còn đặc biệt phụ thuộc vào sở thích ăn uống của con.

Vậy nên đối với Sụn lợn để tăng thêm phần hấp dẫn cho món ăn thì mẹ có thể cho thêm rau củ tùy loại như khoai tây, cà chua, su hào, cà rốt… sau đó ninh nhừ và nêm nếm gia vị vừa miệng bé.

3.8. Hàu

Trong hàu có chứa hàm lượng cao các chất như Kali, Magie, Vitamin D, đạm, chất béo, nhóm Vitamin B giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất đồng thời tăng cường khả năng hấp thụ Canxi cho cơ thể hiệu quả hơn. Nhờ đó giúp bé cải thiện tình trạng còi xương nhanh chóng và an toàn.

Với hàu, mẹ có thể làm thành các món hấp, nướng mỡ hành ăn cùng phô mai vừa thơm ngon lại vô cùng bổ dưỡng cho trẻ. Hàu chỉ cần làm sạch, tách vỏ, sau đó rưới sốt hành hoặc sốt phô mai lên và đun chín là được. 

3.9. Nấm hương

Nấm hương là thực phẩm chứa nhiều Protein và các khoáng chất như Vitamin C, B, Vitamin D, Canxi, Niacin, Nhôm, Sắt, Magie… Đây đều là các chất quan trọng tốt cho máu và hỗ trợ khả năng hấp thụ Canxi của cơ thể hiệu quả. Xương khớp nhanh chóng được bổ sung các dưỡng chất bị thiếu trở nên khỏe mạnh và phát triển ổn định bình thường.

Có rất nhiều món ăn hấp dẫn phụ huynh có thể chế biến cùng nấm hương như nấu canh, nấu cháo, ăn lẩu, nướng ăn cùng các loại thịt… Tùy vào món ăn, mẹ có thể sử dụng nấm hương tươi hoặc nấm hương khô tùy ý. Với nấm khô, mẹ nên rửa sạch với nước lạnh rồi ngâm nước nóng cho nấm nở hết, cắt bỏ chân nấm rồi đem xào cùng gia vị và đồ ăn cho ngấm.

3.10. Sữa

Sữa chính là nguồn cung cấp Canxi không thể thiếu trong thực đơn hằng ngày của bé. Một ly sữa bò có thể chứa tới 125mg Canxi cung cấp cho cơ thể. Ngoài ra các loại sữa từ hạt như đậu nành, hạt điều, hạt óc chó cũng rất giàu Canxi và các dưỡng chất quan trọng như DHA, Vitamin D,..

Mỗi ngày nên cho bé uống ít nhất một ly sữa để hỗ trợ cho sự phát triển về thể chất lẫn trí não của trẻ. Sữa có thể ăn cùng ngũ cốc, kết hợp với trái cây làm sinh tố đều thơm ngon bổ dưỡng. 

Đọc thêm: Trẻ còi xương suy dinh dưỡng nên uống sữa gì? TOP 10 loại sữa tốt nhất!

3.11. Phô mai

Trong phô mai rất giàu các Vitamin tan trong nước như các Vitamin nhóm B. Đồng thời, vì làm từ sữa nên hàm lượng Canxi trong phô mai cũng tương đương một ly sữa. Cho bé ăn phô mai sẽ cung cấp hàm lượng chất béo giúp tăng sức đề kháng.

Cha mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp phô mai như món ăn vặt hoặc làm thạch rau câu phô mai, làm bò bít tết cũng rất thơm nhon. Đồng thời mẹ nên cho bé năng lượng hoạt động suốt ngày dài, phòng tránh còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. 

3.12. Ngũ cốc

Ngũ cốc bổ sung Canxi rất tốt

Mẹ có thể dùng ngũ cốc trộn cùng sữa để làm bữa ăn sáng
 

Ngũ cốc cũng là thực phẩm rất giàu Canxi giúp điều trị tình trạng còi xương ở trẻ hiệu quả. Mẹ có thể dùng ngũ cốc trộn cùng sữa để làm bữa ăn sáng cho bé vừa nhanh chóng lại tiện lợi. Bạn cũng có thể trộn ngũ cốc cùng sữa chua và trái cây tạo thành món ăn thơm ngon hấp dẫn trẻ rất thích thú lại bổ sung Canxi rất tốt. 

3.13. Các loại rau xanh

Các loại rau xanh có màu xanh đậm có chứa hàm lượng Canxi khá cao giúp bé phòng tránh tình trạng còi xương hiệu quả. Rau xanh còn là thực phẩm giàu chất xơ giúp hệ tiêu hoá hoạt động ổn định hơn. Các loại rau giàu Canxi mà bé nên ăn như rau chân vịt, súp lơ xanh, rau dền. 

Bé bị còi xương ăn gì? Đó là mẹ nên chế biến các loại rau thành món salad, món canh nấu cùng các thực phẩm mà con thích để bé có hứng thú ăn hơn. Súp lơ xanh xào thịt bò, canh rau dền nấu tôm đều là món ăn giàu Canxi và dinh dưỡng cho trẻ còi xương. 

4. Bé còi xương không nên ăn gì?

Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các món ăn bổ dưỡng cho trẻ, cha mẹ cũng cần giảm thiểu các món ăn không tốt cho xương và sức khỏe. 

4.1. Đồ chiên, rán dầu mỡ

Mặc dù cơ thể trẻ cần có dầu mỡ trong chế độ ăn để cung cấp năng lượng và tăng sức đề kháng, nhưng nếu cung cấp quá nhiều chất béo, trẻ sẽ gặp phải nhiều hệ lụy xấu với sức khỏe. Cho bé ăn nhiều thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ khó tiêu hóa và có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao. 

4.2. Nước ngọt có ga

Nước ngọt có ga cũng là thủ phạm gây béo phì, gây hại cho gan và thận. Chất đường tổng hợp làm trong nước ngọt có ga khiến trẻ có cảm giác thèm uống nhiều nên rất dễ béo phì.

Sử dụng quá nhiều nước ngọt mỗi ngày trong thời gian dài cũng làm tăng đáng kể nguy cơ bị loãng xương ở trẻ. Đặc biệt loại nước này cũng khiến răng trẻ bị ố vàng, gây loãng xương và một số bệnh về tim mạch khá nguy hiểm. 

4.3. Thực phẩm cao năng lượng: mỡ, bơ, bánh kẹo, socola,...

Thực phẩm cao năng lượng từ mỡ, bơ, các loại bánh kẹo, socola chính là thủ phạm gây nên béo phì ở trẻ nhỏ. Hầu hết trong các thực phẩm này đều có chứa hàm lượng chất béo cao, lượng đường cũng nhiều lại rất khó tiêu hóa.

Vì vậy, nạp quá nhiều thực phẩm này khiến bé gia tăng nguy cơ béo phì và một số bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, sau khi ăn các thực phẩm này mà không vệ sinh răng miệng kỹ thì bé rất dễ bị sâu răng, răng ố vàng xấu xí. 

5. Một số lưu ý giúp khắc phục trẻ còi xương

Để khắc phục tình trạng còi xương ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý: 

5.1. Bổ sung Canxi, Vitamin D3 và MK7 cho trẻ còi xương

Cha mẹ thường thắc mắc trẻ bị còi xương uống thuốc gì để điều trị bệnh hiệu quả? Trên thực tế, trẻ cần sử dụng đúng thuốc, bổ sung đúng chất để nhận được hiệu quả chắc xương nhanh nhất. 

Khi bổ sung Canxi, cha mẹ nên ưu tiên bổ sung Canxi nano cho trẻ. Canxi nano là dạng Canxi dễ hấp thu nhất, với kích thước phân tử siêu nhỏ, mang tới hiệu suất hấp thu cao gấp 200 lần so với Canxi thường. Nhờ vậy, trẻ không cần uống quá nhiều Canxi nhưng vẫn hấp thụ được đầy đủ lượng Canxi cần thiết.

Đọc thêm: CANXI NANO LÀ GÌ? Có vai trò gì trong việc tăng chiều cao của bé

Để phòng tránh còi xương cho trẻ, cha mẹ nên cho bé sử dụng đầy đủ bộ 3 Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 mỗi ngày.

  • Vitamin D3 hỗ trợ đưa Canxi từ thành ruột vào máu.
  • MK7 đưa Canxi từ máu vào tới tận xương và răng.
  • Không có Vitamin D3 và MK7, hiệu suất hấp thụ Canxi vào cơ thể sẽ rất thấp, Canxi không được hấp thụ và khó chuyển hóa trong cơ thể, dẫn tới việc dù đã bổ sung nhưng cơ thể vẫn thiếu Canxi.

Bởi vậy bộ ba Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 không thể thiếu khi bổ sung Canxi cho cơ thể, giúp cung cấp đầy đủ Canxi cho cơ thể khỏe mạnh, cao lớn, phát triển đầy đủ về thể chất lẫn trí não. 

Đọc thêm: Sản phẩm chứa Canxi nano, D3 và MK7 ?

Khi bổ sung Canxi và Vitamin D, cha mẹ cần bổ sung phù hợp theo độ tuổi của trẻ

  • Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi: Cần 200mg Canxi/ngày.
  • Trẻ từ 6 tới 11 tháng tuổi: Cần 260mg Canxi/ngày.
  • Trẻ từ 1 tới 3 tuổi: Cần 700mg Canxi/ngày.
  • Trẻ từ 4 tới 8 tuổi: Cần 1000mg Canxi/ngày.
  • Trẻ từ 9 tới 18 tuổi: Cần 1300mg Canxi/ngày.
  • Trẻ dưới 1 tuổi: Cần 400 IU Vitamin D/ngày.
  • Trẻ từ 1 tới 18 tuổi: Cần 600mg -1000 IU Vitamin D/ngày.

5.2. Tăng cường vi chất dinh dưỡng

Cùng với việc bổ sung Canxi, cha mẹ cũng cần chú trọng bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng khác để trẻ có thể phát triển toàn diện hơn. 

  • Các Vitamin tan trong nước: Vitamin nhóm B, C…. Đây là nhóm Vitamin có tác dụng quan trọng trong sự hình thành tế bào, đồng thời giúp chuyển hóa đường thành năng lượng cho bé hoạt động cả ngày hiệu quả. 
  • Các Vitamin tan trong chất béo: Vitamin A, D, E, K... Các Vitamin này giúp trẻ tăng sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa chất, hạn chế tình trạng mắc bệnh, tăng cường hấp thụ Canxi và rất tốt cho trí não, da và mắt.  
  • Các chất khoáng: Kẽm, Sắt, Iốt, Đồng, Mangan, Magie. Đây đều là các chất không thể thiếu để bổ sung cho máu, giúp tăng cường khả năng hấp thụ Canxi phòng tránh còi xương hiệu quả. 

5.3. Cho dầu mỡ vào thức ăn của trẻ

Cha mẹ nên bổ sung dầu mỡ và món ăn của trẻ mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho bé khoẻ mạnh hơn. Hàm lượng dầu mỡ vừa đủ giúp bé được cung cấp năng lượng hoạt động, hỗ trợ việc hấp thụ các Vitamin được hiệu quả hơn đồng thời còn giúp kích thích não bộ hoạt động tốt hơn.

Tuy nhiên, nhớ chú ý bổ sung một lượng vừa đủ vì nếu chế độ ăn quá nhiều dầu mỡ có thẻ khiến bé bị béo phì. Cha mẹ cũng có thể cho bé dùng các loại dầu thực vật như dầu hoa cải, dầu oliu thay thế khi chế biến món ăn tốt cho sức khoẻ hơn. 

5.4. Cho trẻ còi xương tắm nắng hàng ngày

Cho trẻ còi xương tắm nắng hàng ngày

Trẻ bị còi xương cần phải tập thói quen tắm nắng hàng ngày
 

Ánh nắng là nguồn năng lượng tự nhiên quan trọng, giúp cơ thể người tự tổng hợp ra lượng Vitamin D3 cần thiết. Mà vai trò của Vitamin D3 thì lại cực kỳ quan trọng đối với cơ thể con người:

  • Là thành phần có vai trò đặc biệt trong quá trình hấp thụ Canxi của cơ thể.
  • Nhờ có Vitamin D3, Canxi mới có thể đi từ thành ruột vào máu và đi đến các cơ quan khác.
  • Thiếu Vitamin D3, Canxi chỉ có thể hấp thụ vào cơ thể từ 10- 30% mà thôi, còn lại sẽ bị đào thải qua bài tiết hoặc tích tụ gây bệnh ở thận.

Vì vậy, cần tăng cường cho trẻ còi xương tắm nắng hằng ngày để cơ thể hấp thụ Canxi tốt hơn.

  • Mỗi ngày, trẻ nên tắm nắng từ 20-30 phút.
  • Cha mẹ nên cho trẻ mặc đồ mỏng vừa phải, không che chắn quá nhiều.
  • Tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng từ 6-9 giờ sáng hoặc sau 5 giờ chiều.
  • Giờ tắm nắng có thể điều chỉnh sớm hoặc muộn hơn tùy thuộc vào mức độ gắt của nắng và thời tiết.

Ngoài ra những cách chữa trị còi xương bằng các thực phẩm trên thì cha mẹ cũng đừng quên thường xuyên đưa bé đi khám bệnh để kiểm tra và phòng tránh các bệnh sớm nhất nhé.

Với những thông tin trên đây, mong rằng các bậc phụ huynh đã hiểu hơn về cách chăm sóc và cho bé bị còi xương ăn gì tốt nhất. Nếu mọi người có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bên dưới phần bình luận để được tư vấn viên giải đáp nhanh chóng và kịp thời nhất nhé.

5.0 (100%)/1 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI