Suy dinh dưỡng là gì? Những triệu chứng cho thấy một người bị suy dinh dưỡng

3400

Tất cả chúng ta đều biết suy dinh dưỡng là căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ hiện tại và tương lai. Bởi vậy, các vị phụ huynh hãy cùng tìm hiểu chính xác hơn về căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây để chăm sóc trẻ tốt hơn. 

1. Suy dinh dưỡng là gì?

suy dinh dưỡng là gì là câu hỏi của rất nhiều người

Suy dinh dưỡng là gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm
 

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể kém hấp thụ chất, dẫn đến thiếu hụt chất làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển về thể chất lẫn trí não. Biểu hiện rõ ràng nhất của căn bệnh này là cân nặng và chiều cao tăng chậm, không đủ so với các chỉ số về chiều cao, cân nặng theo độ tuổi tiêu chuẩn được nghiên cứu. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, có thể tổng hợp lại như sau: 

  • Không cung cấp các dưỡng chất trong chế độ ăn uống hằng ngày. 
  • Cơ thể mắc một số bệnh lý về tiêu hóa, bệnh nhiễm trùng dẫn đến kém hấp thụ các chất. 
  • Suy dinh dưỡng bẩm sinh do có thể thiếu chất từ khi còn trong bụng mẹ và cả thời kỳ bú mẹ. 
  • Người bệnh mắc một số vấn đề tâm lý như trầm cảm, stress kéo dài dẫn đến chán ăn, bỏ ăn, cơ thể kém hấp thụ chất lâu ngày gây ra bệnh suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng lâu ngày không điều trị kịp thời khiến ảnh hưởng trầm trọng tới sức khoẻ và tinh thần của người bệnh. 

Đọc thêm: Những biểu hiện cho thấy trẻ suy dinh dưỡng nặng và 10 phương án điều trị

2. Triệu chứng khi bị suy dinh dưỡng 

Nhiều người cho rằng chỉ trẻ em mới bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Cả người lớn và trẻ em đều có thể mắc phải tình trạng này, và thể hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau. 

2.1. Triệu chứng suy dinh dưỡng ở trẻ em

Các triệu chứng suy dinh dưỡng ở trẻ em mà phụ huynh nên chú ý để có thể kịp thời phát hiện và điều trị cho bé bao gồm: 

2.1.1. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân khiến trẻ chán ăn

Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân khiến cho trẻ không chịu ăn

Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là tình trạng trẻ có cân nặng thấp hơn 20% so với cân nặng chuẩn theo độ tuổi và giới tính mà WHO đưa ra. Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân có thể kể tới: 

  • Trẻ chán ăn, khiến cơ thể không được bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển về thể chất. Tuy nhiên, nếu ép trẻ ăn sẽ dẫn đến tâm lý sợ hãi và trẻ càng không muốn ăn uống hơn. 
  • Nhẹ cân do cơ thể thiếu một số dưỡng chất cần thiết cho quá trình tổng hợp chất để tăng cường cân nặng. 
  • Gầy còm, ốm yếu do sức đề kháng kém, cơ thể thiếu chất dẫn đến mệt mỏi, yếu ớt. 
  • Tăng cân chậm hoặc nhiều tháng liền không tăng cân do khả năng hấp thụ các chất của cơ thể bị giảm sút, cơ thể không có dưỡng chất đưa đến các cơ quan khác.  
  • Da dẻ xanh xao do tình trạng thiếu máu, thiếu sắt gây nên. 
  • Trẻ dễ bị mắc các bệnh lý như cảm cúm, ốm sốt. 

2.1.2. Suy dinh dưỡng thể thấp còi

triệu chứng suy dinh dưỡng thể thấp còi

Suy dinh dưỡng thể thấp còi chỉ đạt 90% chiều cao tiêu chuẩn
 

Suy dinh dưỡng thể thấp còi là tình trạng trẻ có chiều cao chỉ đạt dưới 90% mức tiêu chuẩn theo độ tuổi và giới tính. Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi

  • Trẻ tăng chiều cao chậm do thiếu cung cấp Canxi, Vitamin D và các chất thiết yếu cần thiết khác. 
  • Bé hay quên, trí nhớ kém, ảnh hưởng đến vấn đề học tập và nhận thức do thiếu DHA, Canxi cùng một số khoáng chất khác. 
  • Dễ mắc bệnh do suy giảm hệ miễn dịch. 

2.1.3. Suy dinh dưỡng thể gầy còm

Suy dinh dưỡng thể gầy còm là tình trạng bé có cân nặng chỉ bằng 60% so với mức tiêu chuẩn theo độ tuổi và giới tính. Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng gầy còm bao gồm: 

  • Cơ thể ốm yếu, nhìn thấy xương tay, chân, hông do thiếu các chất tạo nạc và lớp mỡ dưới da cho cơ thể. 
  • Mất lớp mỡ dưới da bụng, mông, chi, má, do đó trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy còm thường có vẻ mặt trông già.
  • Khuôn mặt trở nên xanh xao do thiếu Omega-6 (giúp giữ nước hoặc thiếu máu sắt). Tuy nhiên, da dẻ xanh xao cũng có thể do tình trạng thiếu ngủ kéo dài gây nên. 
  • Rối loạn tiêu hoá: trẻ đi ngoài ra phân lỏng, phân sống, do bị các rối loạn về đường ruột hay tiêu hóa. 
  • Trẻ hay bị biếng ăn do các rối loạn tiêu hoá ảnh hưởng tới khẩu vị, làm mất hứng thú khi ăn uống của bé. 
  • Thở khó khăn thường xảy ra ở những trẻ bị sinh non do phổi của bé vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh dẫn đến tình trạng thiếu hoạt chất tạo tính bề mặt (surfactant) và làm giảm diện tích bề mặt phế nang dành cho việc trao đổi khí.
  • Giảm thân nhiệt – nhiệt độ cơ thể giảm bất thường. 

2.1.4. Suy dinh dưỡng thể teo



Suy dinh dưỡng thể teo là mức độ nặng nhất của suy dinh dưỡng
 

Thể teo là một trong những mức độ nặng nhất của suy dinh dưỡng. Biểu hiện của trẻ bị suy dinh dưỡng nặng thể teo bao gồm

  • Cân nặng dưới 60% so với tiêu chuẩn về độ tuổi và giới tính được WHO đưa ra. 
  • Chân tay khẳng khiu, yếu ớt do thiếu Canxi và các dưỡng chất khác bổ sung cho xương khớp cũng như tạo thịt cho cơ thể. 
  • Trẻ chán ăn, bỏ ăn do rối loạn tiêu hoá khiến việc ăn uống kém ngon, trẻ không còn hứng thú trong ăn uống. 
  • Trẻ có rối loạn tiêu hóa như thường xuyên đau bụng, táo bón khiến cơ thể kém hấp thụ chất. 
  • Trẻ gầy trơ xương vẻ mặt như cụ già do mất lớp mỡ dưới da mặt, bụng, mông. 
  • Da xanh xao và nhão do thiếu các acid béo như Omega-6 giúp tạo độ căng và giữ nước cho da. 
  • Chân tay lạnh bất thường, hô hấp yếu. 
  • Cân nặng sụt giảm không kiểm soát, nhiều tháng liền không có dấu hiệu tăng cần.
  • Trẻ thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn do sức đề kháng kém nên các vi khuẩn vi rút dễ xâm nhập hơn. 

2.1.5. Suy dinh dưỡng thể phù

suy dinh dưỡng thể phù đặc biệt nghiêm trọng

Suy dinh dưỡng thể phù mặt tròn trịa trong khi chân tay khẳng khiu
 

Trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù thường có các dấu hiệu như:

  • Mặt tròn trịa trong khi chân tay khẳng khiu do sự phù nề của các vùng mắt, miệng…  
  • Trọng lực cơ yếu ớt do thiếu Canxi và Vitamin D khiến hoạt động của xương và cơ bắp yếu dần. 
  • Rối loạn sắc tố da, xuất hiện đốm nhỏ màu đỏ rải rác khắp cơ thể, dần co cụm lại, đổi màu sậm và dần bong tróc ra, để lộ lớp da non, rỉ nước, dễ bị nhiễm trùng và lở loét.
  • Móng tay dễ gãy, tóc thưa do thiếu Protein cũng như Canxi trong cơ thể. 
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù vẫn có nguy cơ bị béo phì, thừa cân do thiếu cân đối trong khẩu phần ăn. 

Suy dinh dưỡng thể phù nếu không điều trị kịp kịp thời có thể dẫn đến phù thũng vùng mắt, chân tay rồi kéo đến toàn thận gây ra các triệu chứng tràn dịch màng bụng, màng tinh hoàn…

Các cơ quan khác như xương, gan, tim, ruột, tụy, não, răng, tóc… đều có thể bị ảnh hưởng. Trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù có nguy cơ tử vong cao nếu không điều trị kịp thời

2.1.6. Suy dinh dưỡng hỗn hợp

Suy dinh dưỡng hỗn hợp không có dấu hiệu tăng cân

Suy dinh dưỡng hỗn hợp khiến cho trẻ rất khó tăng cân
 

Biểu hiện của trẻ bị suy dinh dưỡng nặng thể phối hợp: 

  • Cân nặng dưới 60% so với tiêu chuẩn về độ tuổi và giới tính được WHO đưa ra
  • Nhiều tháng liền không có dấu hiệu tăng cân và chiều cao hoặc tăng rất chậm
  • Trương lực cơ yếu ớt do thiếu Canxi và Vitamin D khiến hoạt động của xương và cơ bắp yếu dần. 
  • Rối loạn sắc tố da, xuất hiện đốm nhỏ màu đỏ rải rác khắp cơ thể, dần co cụm lại, đổi màu sậm và dần bong tróc ra, để lộ lớp da non, rỉ nước, dễ bị nhiễm trùng và lở loét. Đây có thể là biểu hiện của việc thiếu nước, thiếu chất béo hoặc thiếu các Vitamin A, B2, B3, C trong cơ thể trẻ nhỏ gây nên. 
  • Thường xuyên mắc các bệnh cảm cúm hay nhiễm trùng, nhiễm khuẩn do sức đề kháng yếu. 
  • Chán ăn, lười vận động. 

2.2. Triệu chứng suy dinh dưỡng ở người lớn

Người lớn cũng là đối tượng có thể mắc bệnh suy dinh dưỡng. Chẩn đoán suy dinh dưỡng ở người lớn bao gồm có: 

  • Tóc rụng, móng tay giòn: Thiếu Protein và Canxi gây ảnh hưởng đến không chỉ tóc và móng tay và còn gây những tác động không tốt đến cơ và xương nên người bệnh cần đặc biệt chú ý . 
  • Da khô nhiều nếp nhăn: Là dấu hiệu của sự thiếu hụt Protein và các acid béo thiết yếu như Omega-6. Thiếu hụt chất này khiến da kém căng bóng, trở nên thô ráp và dễ xuất hiện nếp nhăn. 
  • Xuất hiện mụn trứng cá và dễ phát ban: Tình trạng này thường do thiếu Kẽm gây nên. Kẽm là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong sự hoạt động của hệ miễn dịch và đường ruột. 
  • Chảy máu chân răng: Đây là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ có thai và cho con bú do lúc này nhu cầu Vitamin C của cơ thể tăng cao nên dễ thiếu chất. 
  • Trầm cảm: Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành thường cảm giác cơ thể mệt mỏi, luôn trong trạng thái lo âu cùng với tình trạng bỏ ăn, chán ăn lâu ngày chính là nguyên nhân dẫn tới trầm cảm. 

3. Biện pháp chẩn đoán bệnh suy dinh dưỡng

  • Các biện pháp thường dùng trong chẩn đoán suy dinh dưỡng ở trẻ em là xét nghiệm máu, xét nghiệm tóc hay móng tay. 
  • Với người lớn thường sử dụng các phương pháp xét nghiệm máu, chụp X- quang, chụp CT để đo mật độ xương trong cơ thể. 

4. Tác hại của bệnh suy dinh dưỡng

Bệnh suy dinh dưỡng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đến cho người lớn đặc biệt là trẻ em do vậy các bạn nên phát hiện nhanh chóng các dấu hiệu cũng như để xử lý kịp thời các triệu chứng suy dinh dưỡng nguy hiểm này nhé.

4.1. Với trẻ em



Triệu chứng của suy dinh dưỡng khiến trẻ chậm cao lớn
 

Suy dinh dưỡng ở trẻ em khiến trẻ kém phát triển chiều cao, dẫn đến tình trạng thấp lùn so với lứa tuổi. Trẻ suy dinh dưỡng thường có trí nhớ kém, thiếu linh hoạt, lười vận động ảnh hưởng tới quá trình học tập lâu dài. 

Suy dinh dưỡng thường đi kèm với sức đề kháng kém, nên trẻ dễ dàng mắc các bệnh bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp và đường ruột, bằng chứng là trẻ rất dễ mắc các bệnh lý như cảm sốt thông thường. Thể chất và trí não của trẻ cũng vì vậy mà bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo các nghiên cứu, trường hợp trẻ dưới 5 tuổi tử vong do liên quan đến các bệnh suy dinh dưỡng ở mức độ nhẹ và vừa là 54% - đây là một tỉ lệ cực kỳ cao. Vì vậy, khi thấy các biểu hiện suy dinh dưỡng ở trẻ, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đi điều trị để ngăn ngừa các tình trạng trên. 

4.2. Với người lớn

Suy dinh dưỡng làm người lớn bị đau nhức xương khớp

Suy dinh dưỡng làm người lớn bị đau nhức xương khớp 
 

Người lớn bị suy dinh dưỡng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, não bộ cũng như công việc. Suy dinh dưỡng thường kèm theo sức khoẻ yếu, xương giòn, dễ gãy khiến việc vận động của người bệnh bị hạn chế.

Người bị bệnh này thường khó mang vác nặng hay vận động trong thời gian dài vì rất nhanh mệt. Thậm chí làm những công việc nhẹ nhàng cần sử dụng trí não nhiều cũng khiến người bị suy dinh dưỡng dễ bị áp lực và mệt mỏi. 

Càng lớn tuổi, người bệnh càng kém minh mẫn, hay quên, dễ mắc các bệnh như hen suyễn, viêm gan, bị đau nhức xương khớp hơn. Tuổi thọ người suy dinh dưỡng cũng vì vậy mà thường giảm sút. 

5. Cách phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng

tập thể dục thể thao để không bị suy dinh dưỡng

Tập thói quen thể dục để chống suy dinh dưỡng
 

Để phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng bạn nên:

  • Chú ý thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Tăng cường ăn các thực phẩm nhiều dưỡng chất như thịt bò, hải sản, đặc biệt là rau xanh và các loại trái cây cho cơ thể ở cả người lớn và trẻ em.
  • Chia nhỏ bữa ăn để cơ thể dễ hấp thụ hơn. 
  • Tăng cường bổ sung Canxi kết hợp Vitamin D,MK7, Magie. 
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao mỗi ngày và tắm nắng thường xuyên. 
  • Có thể kết hợp một số loại thuốc bổ sung Canxi và khoáng chất để cung cấp đủ nhu cầu Canxi cho lứa tuổi. 
  • Uống từ 1.5 - 2.5 lít nước mỗi ngày. 
  • Tạo cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng bằng cách tạo niềm vui trong mỗi bữa ăn.  
  • Với những người bị suy dinh dưỡng nên đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp, tránh việc tự điều trị tại nhà có thể gây một số tác dụng ngược ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Với những chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn giải đáp băn khoăn suy dinh dưỡng là gì, đồng thời bỏ túi cho mình những phương pháp phòng tránh và điều trị suy dinh dưỡng hiệu quả. 

5.0 (100%)/1 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI