Còi xương là gì? Có nguy hiểm không và chữa trị thế nào?

4507

Với cha mẹ có con nhỏ, còi xương luôn là căn bệnh đáng lo ngại vì chả ai muốn con mình thấp còi yếu ớt. Vậy còi xương là gì? Bệnh bắt nguồn từ đâu, biểu hiện như thế nào và chữa trị ra sao cho hiệu quả? Hãy cùng xem chia sẻ của các chuyên gia từ Vipteen dưới đây.

1. Bệnh còi xương là gì?

Còi xương là một dạng rối loạn chuyển hóa xương, sinh ra do thiếu hụt hoặc chuyển hóa kém của Vitamin D, Canxi hoặc Phosphate. Bệnh thường khiến hệ xương yếu, mềm, dễ gãy, cơ thể chậm lớn và thậm chí là bị biến dạng xương. 

Khi thiếu Vitamin D, Canxi hoặc Phosphate, cơ thể không thể duy trì được hàm lượng cần thiết của Canxi hoặc Phosphate trong máu. Để khắc phục, cơ thể sẽ lấy Canxi và Phosphate từ xương để phục vụ cho các hoạt động sống của cơ thể. Đây chính là lý do mà xương bị mềm yếu và dẫn tới còi xương. 

Còi xương có thể gặp ở người lớn, nhưng phần đông bệnh nhân đều là trẻ nhỏ từ 6 tháng tới 3 tuổi. Trẻ nhỏ có hệ xương đang phát triển và chưa ổn định nên dễ bị bệnh hơn. Đặc biệt, nếu trẻ sinh trưởng ở nơi thiếu nắng, ăn uống nghèo dinh dưỡng thì rất dễ bị thiếu Vitamin D và bị còi xương. 

Còi xương thường gặp ở các nước kém phát triển hoặc đang phát triển hơn. Với các nước phát triển, người dân thường sử dụng thực phẩm đã bổ sung vi lượng nên ít bị thiếu Vitamin D, Canxi hơn. 

còi xương là gì

Hình ảnh trẻ bị còi xương

2. Nguyên nhân gây ra bệnh còi xương

Như đã nhắc tới ở trên, bệnh còi xương xảy ra khi Canxi, Vitamin D và Phosphate trong xương bị huy động tới các bộ phận khác, làm xương mềm yếu. Vậy nguyên nhân nào khiến cơ thể phản ứng như vậy? 

2.1. Thiếu Vitamin D

thiếu vitamin d gây còi xương

Thiếu Vitamin D là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh còi xương
 

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ Canxi và Phosphate từ ruột. Do đó, thiếu Vitamin D sẽ khiến cơ thể không duy trì được hàm lượng cần thiết của 2 chất này, 

Hai nguyên nhân chính dẫn đến việc cơ thể trẻ nhỏ thiếu Vitamin D chính là:

  • Thiếu ánh nắng từ mặt trời: Ánh mặt trời là nguồn cung cấp Vitamin D tự nhiên nhất cho cơ thể. Cơ thể không được tiếp xúc với ánh nắng thường xuyên sẽ khiến cơ thể không tự sản sinh ra Vitamin D, gây ra bệnh còi xương.
  • Không ăn thực phẩm có Vitamin D: Không phải lúc nào cơ thể cũng sản sinh đủ Vitamin D từ ánh nắng mặt trời, chính vì vậy việc bổ sung thực phẩm giàu Vitamin vào thực đơn hàng ngày là điều vô cùng cần thiết. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa Vitamin D là nguyên nhân khiến cơ thể bị thiếu hụt Vitamin D, lâu ngày dẫn đến còi xương.

2.2. Khả năng hấp thụ kém

Một số bệnh có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể, gây ra bệnh còi xương như: 

  • Celiac
  • Viêm ruột
  • Xơ nang
  • Vấn đề về thận

Kém hấp thụ dưỡng chất gia tăng khả năng trẻ bị thiếu chất, thiếu Vitamin D, Canxi và Phosphate, dẫn tới còi xương. 

2.3. Các yếu tố rủi ro khác 

  • Da tối màu: Da màu tối ít có phản ứng với ánh nắng mặt trời hơn so với da trắng. Do đó, việc hấp thụ ánh nắng và sản sinh Vitamin D kém hơn.
  • Mẹ thiếu Vitamin khi mang thaiMẹ thiếu Vitamin D trong khi mang thai sẽ dẫn tới việc thiếu Canxi ở mẹ. Do đó, thai nhi cũng sẽ cùng lúc thiếu 2 chất này và rất có khả năng bị còi xương từ khi vẫn là bào thai. 
  • Sống ở nơi thiếu ánh nắng mặt trờiKhông gian sống ẩm thấp và thiếu sáng, hoặc ở các vùng mây mù quanh năm khiến trẻ không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, từ đó dẫn đến việc thiếu Vitamin D, kém hấp thu Canxi và còi xương. 
  • Trẻ sinh nonTrẻ nhỏ sinh non có cơ thể non nớt, chức năng tiêu hóa và hấp thụ chưa hoàn thiện vì ra đời quá sớm. Do đó, trẻ kém hấp thụ sữa mẹ, kém tổng hợp Vitamin D, dễ bị thiếu chất và còi xương. 
  • Ảnh hưởng từ thuốc đang dùngTrong quá trình điều trị một số bệnh, các loại thuốc được chỉ định có thể gây ra tác dụng phụ, làm giảm hấp thụ Vitamin D hoặc Canxi, dẫn tới còi xương. Do đó, cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ và tìm cách cân bằng những chất này để hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới con. 
  • Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹTrong 6 tháng đầu tiên, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là điều cực kỳ tốt. Tuy nhiên, nếu mẹ bị thiếu sữa, cần cho con ăn thêm sữa ngoài để con có đủ dinh dưỡng. Không nên cố chấp mà để con bị đói, thiếu dinh dưỡng và còi xương. Kể từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ cần kết hợp ăn dặm và bú mẹ để có thể phát triển tốt nhất.
  • Ăn kiêng không hợp lýMột số cha mẹ kỹ tính thường có nhiều cấm đoán đối với con nhỏ về món ăn. Tuy nhiên, sự kiêng cữ không khoa học có thể là nguyên nhân dẫn đến việc con bạn bị thiếu chất, nhất là chất béo vì bố mẹ hay suy nghĩ chất này không tốt cho trẻ nhỏ. Việc mẹ bầu hoặc mẹ cho con bú kiêng khem quá nhiều cũng dễ dẫn tới mất cân bằng dinh dưỡng, làm con bị còi xương. 
  • Di truyền: Cha mẹ có tiền sử bị còi xương sẽ khiến con trẻ sinh ra có nguy cơ bị còi xương cao hơn. Tuy nhiên, yếu tố này thường chiếm phần nhỏ và bạn vẫn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách chăm sóc và đầu tư vào thực đơn dinh dưỡng để khắc phục tình trạng bệnh.  

3. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh còi xương

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh còi xương thể hiện rõ nhất qua việc mềm hoá xương, sự nhạy cảm của các vết nứt gãy và đặc biệt là hiện tượng gãy xương cành tươi. 

Những biến dạng ban đầu của xương có thể phát sinh ở trẻ sơ sinh với chứng sọ mềm và mỏng (nhũn sọ), sọ có thể bị lõm và phần xương thóp chậm liền. Trẻ đổ mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn và thường hay quấy khóc. 

Ngoài ra, bệnh còi xương có thể biểu hiện như sau:

  • Cảm giác đau nhức hoặc mềm ở các xương chi, xương chậu, cột sống
  • Chậm tăng trưởng chiều cao, thấp lùn
  • Thường xuyên bị chuột rút
  • Dễ gãy xương
  • Răng kém như: chậm mọc, men răng yếu, cấu trúc răng bất thường, dễ bị sâu răng, dễ bị áp-xe nướu chân răng… 
  • Các dị tật xương như: 
    • Xương sọ biến dạng
    • Khoèo chân tay
    • Mắt cá chân và cổ tay dày lên hoặc triệu chứng gối vẹo trong
    • Cột sống sẽ gặp các vấn đề như gù, vẹo hoặc ưỡn cột sống
    • Xương chậu biến dạng
    • Chứng tràng hạt sườn còi xương, sự dày lên của dãy nốt trên khớp nối sụn
    • Mực ức gà hình thành do chứng rút lõm lồng ngực.

hình ảnh bệnh còi xương

Xương đùi của trẻ bị còi xương (bên phải) xốp hơn và có hiện tượng bị cong và nứt khi so với xương của trẻ khỏe mạnh (bên trái)
 

4. Khi nào cần cho trẻ khám bác sĩ?

Có thể thấy rằng các biểu hiện của còi xương có thể rất nghiêm trọng. Nếu không chữa trị kịp thời, có thể để lại di chứng, ảnh hưởng tới cuộc sống. 

Cha mẹ cần đưa con đến thăm khám bác sĩ ngay khi con bị đau xương, yếu cơ hoặc biến dạng xương rõ ràng, có thể quan sát và nhìn thấy bằng mắt thường. 

Với con nhỏ, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi và có sự ghi chép theo từng tháng, kỹ hơn thì theo từng tuần để sớm phát hiện những thay đổi bất thường từ con.

Lưu ý cần điều trị càng sớm càng tốt, tránh biến chứng và ảnh hưởng về sau. Đưa trẻ đến trung tâm, cơ sở bệnh viện uy tín chuyên về chăm sóc và điều trị bệnh còi xương ở trẻ nhỏ. 

Nếu cha mẹ không chú ý phát hiện bệnh kịp thời, hoặc không có biện pháp xử lý phù hợp, nguy cơ trẻ bị biến chứng từ còi xương là khá cao. 

5. Còi xương có nguy hiểm không? Các biến chứng của bệnh còi xương

Còi xương thể nhẹ có thể chưa ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe trẹ, song nếu không kịp thời chữa trị, để bệnh chuyển nặng thì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sau khi trẻ lớn lên.

5.1. Chậm phát triển thể chất và trí não

Nếu bạn cho rằng còi xương chỉ ảnh hưởng đến xương khớp của con thì đây là suy nghĩ sai lầm. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác và nhất là trí não của bé. 

Còi xương khiến hệ xương chậm phát triển, do đó tầm vóc của trẻ sẽ bị thua kém so với lứa tuổi. 

Ngoài ra, Canxi cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ bắp và hệ thần kinh. Do đó, trẻ thiếu Canxi, còi xương sẽ lười hoạt động, sức khỏe thể chất khép, trí não chậm chạp, trí tuệ kém phát triển.   

5.2. Cong vẹo cột sống, chân vòng kiềng

Khi còi xương dài ngày, các xương bị xốp và mềm nên sẽ dần bị biến dạng, chân vòng kiềng. Biểu hiện này thể hiện rất rõ ở trẻ nhỏ. Trẻ bị cong vẹo cột sống, tứ chi cong, chân vòng kiềng chữ O, chữ X… 

Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến dáng đứng đi khi trưởng thành, hình thể không đẹp và dáng xấu có thể gây cản trở cho công việc cần đến ngoại hình. 

Đặc biệt với các bé gái, bệnh còi xương có thể ảnh hưởng đến việc phát triển xương chậu và gây khó khăn trong việc sinh con sau này. 

còi xương khiến chân bị vòng kiềng

Một số tình trạng chân vòng kiềng do còi xương được ghi lại trong lịch sử 
 

5.3. Khiếm khuyết răng

Thành phần chính cấu tạo nên rằng là Canxi. Do đó, còi xương lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới răng. 

Trẻ còi xương có răng mọc chậm hoặc yếu, khó cho việc nhai nuốt thức ăn. Răng trẻ dễ sâu do men răng yếu. Các răng mọc lên không theo hàm đều đặn mà rất lung tung. 

5.4. Biến dạng xương 

Càng lâu được điều trị, các biến dạng ở xương sẽ càng trở nên rõ ràng. Trẻ có thể bị biến dạng nhiều xương một lúc chứ không chỉ riêng một bộ phận như trước nữa. 

Biến dạng xương sườn, xương sọ, tay chân, cột sống, xương chậu, cổ tay cổ chân… sẽ khiến trẻ khó cử động và thực hiện các hoạt động sống cơ bản nhất. 

biến dạng xương do còi xương

Tổng hợp biến dạng xương do còi xương:
a - Biến dạng tay chân; b - Biến dạng lồng ngực; c - Răng khiếm khuyết; d - Biến dạng cột sống

 

5.5. Co giật

Một số trường hợp nặng hơn nặng hơn có thể dẫn đến việc cơ thể co giật về đêm khi ngủ và ảnh hưởng xấu đến các bộ phận khác của cơ thể như hệ tiêu hoá, hô hấp… 

Co giật xảy ra khi hàm lượng Canxi trong máu quá thấp. Đây là khi mà tình trạng còi xương diễn ra quá lâu, khiến việc giải phóng Canxi từ xương cũng không còn đủ để cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể nữa. 

Nếu không được cấp cứu, các cơn co giật có thể tước đi tính mạng của trẻ.

Khi không được điều trị, bệnh còi xương hầu như không thể tự khỏi và sẽ để lại nhiều di chứng đáng tiếc. Làm thế nào để có thể phát hiện bệnh kịp thời? Các bậc cha mẹ hãy cùng theo dõi dưới đây. 

6. Phương pháp chẩn đoán bệnh còi xương

Để phát hiện bệnh còi xương, hiện tại có những cách sau đâu

  • Dựa vào các biểu hiện đã nêu trong phần 2: Nhiều biểu hiện của còi xương khá rõ ràng và có thể phát hiện bằng mắt thường. Khi chăm sóc con, cha mẹ có thể dựa vào các biểu hiện này để đánh giá xem con có bị còi xương không. Từ đó mà có phương án điều trị sớm. 
  • Khám lâm sàng: Khi đưa con tới trung tâm Y tế, bên cạnh việc quan sát và nghe cha mẹ mô tả về các biểu hiện sức khỏe của bé, bác sĩ sẽ khám Hộp sọ, Chân, Ngực, Cổ tay và mắt cá chân... Từ đó đánh giá được tình trạng xương của trẻ. 
  • Chụp X-quang xương: Cơ chế chụp X quang có thể giúp bác sĩ nhìn thấy được cấu trúc xương hiện tại của trẻ và đánh giá được mật độ xương. Các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để phân tích và chỉ ra những khiếm khuyết của xương con. Từ đó, giúp cha mẹ hiểu và có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Xét nghiệm máu để đo các chỉ số Vitamin D, Canxi, Photpho: Đây là top 3 chất có vai trò quan trọng trong việc hình thành sức khỏe xương khớp. Nếu kết quả xét nghiệm thấp hơn mức chuẩn, đồng nghĩa với việc con bạn đang có nguy cơ mắc bệnh còi xương cao.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Thông qua xét nghiệm nước tiểu, các bác sĩ có thể đánh giá được mức độ đào thải Canxi, Phosphate ra khỏi cơ thể, từ đó mà biết được trẻ có bị còi xương hoặc có bị mắc bệnh nào khác về dinh dưỡng nữa hay không. 

7. Cách phòng chống bệnh còi xương

7.1. Bổ sung Vitamin D cho mẹ bầu

Thời kỳ mang thai, mẹ cần bổ sung đủ Vitamin D theo quy định để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con trong bụng. Đây là thời gian nhạy cảm và nếu mẹ không ăn uống đầy đủ có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

7.2. Cho trẻ bú mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu, phù hợp với hệ tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Do đó, trong 6 tháng đầu đời, trẻ nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. 

Đặc biệt, sữa non có trong 48h sau khi sinh có chứa rất nhiều kháng thể, rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. 

7.3. Tắm nắng hàng ngày

Tắm nắng hàng ngày giúp cơ thể sản sinh đủ lượng Vitamin D cần thiết. Cha mẹ nên cho con tắm nắng mỗi ngày vào những khung giờ thích hợp như 6h - 9h sáng tùy thời tiết. Mỗi ngày 20 phút. 

7.4. Bổ sung thức ăn chứa Vitamin D

Vitamin D có nhiều trong các thực phẩm như gan cá, trứng gà, sữa, ngũ cốc… Tại Việt Nam, Viện dinh dưỡng khuyến cáo hàng ngày trẻ em từ 8 tuổi nên uống 600 IU/ngày. Việc này hỗ trợ tăng sức đề khác và nâng cao sức khoẻ tốt hơn.

7.5. Bổ sung bộ 3 Canxi, Vitamin D và Vitamin K2 cho trẻ còi xương

Với vai trò quan trọng của Vitamin D, việc bổ sung loại Vitamin này là cực kỳ cần thiết cho trẻ bị còi xương. Vitamin D không chỉ đơn thuần tăng hấp thụ Canxi ở ruột, mà còn giảm thiểu lượng Canxi bị đào thải ra ngoài. 

Để tăng lượng Canxi đi tới xương, Vitamin K2, hay MK7, cũng rất cần thiết. Bởi Vitamin D chỉ có thể Canxi vào máu, còn Vitamin K2 mới là chất trung chuyển, mang Canxi tới xương và trực tiếp làm giảm tình trạng mềm xương. 

Bổ sung đồng thời Canxi, Vitamin D và Vitamin K2 là giải pháp tối ưu giúp làm chắc xương và điều trị còi xương. 

canxi nano, d3, mk7 cho trẻ còi xương

Mối quan hệ mật thiết của Canxi, Vitamin D và MK7 với trẻ còi xương
 

8. Cách điều trị bệnh còi xương

Việc điều trị bệnh còi xương không khó, nhưng cần đảm bảo những điều sau: 

  • Tập trung vào bổ sung dưỡng chất còn thiếu, đặc biệt và Vitamin D và Canxi, Phosphate. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng của trẻ mà đưa ra hướng điều trị hợp lý. Có thể bổ sung thông qua chế độ ăn, viên uống bổ sung hoặc thuốc.
  • Nếu trẻ bị rối loạn thận: Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến lượng Canxi, Phosphate bổ sung theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Trường hợp còi xương do di truyền: Trẻ cần kết hợp bổ sung Phosphate và 1 loại Vitamin D đặc biệt để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và không ảnh hưởng đến sức khoẻ. 

Sau thời gian điều trị và dinh dưỡng hợp lý, thông thường cha mẹ sẽ thấy được hiệu quả như sau:

  • Trẻ sẽ thấy hiệu quả dần sau 1 tuần điều trị 
  • Biến dạng xương sẽ được cải thiện hoặc biến mất hẳn nếu điều trị sớm 
  • Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể bị dị tật xương do bị còi xương quá lâu. Khi này, dù đã chữa khỏi còi xương, trẻ sẽ vẫn có những biến dạng xương nhất định. 

Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng giúp bạn giải đáp bệnh còi xương là gì, từ đó có cho mình phương pháp điều trị bệnh cho con phù hợp. Mong các bậc phụ huynh đã bớt lo lắng và có thể chăm con khỏe tối ưu. 

0.0 (0%)/0 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI