15+ Cách chữa còi xương suy dinh dưỡng hiệu quả bạn đã biết chưa? Bài viết sau đây sẽ cung cấp những phương pháp chữa còi xương nhanh chóng, dứt điểm các bạn đừng bỏ qua nhé.
Tóm tắt nội dung
1. Phân biệt còi xương và suy dinh dưỡng
Trẻ còi xương thường bị nhầm lẫn với trẻ suy dinh dưỡng
Còi xương và suy dinh dưỡng thường bị nhầm lẫn với nhau, vì có nhiều biểu hiện khá tương đồng, đều ảnh hưởng đến thể chất và quá trình phát triển của trẻ.
Đọc thêm: 13+ biểu hiện trẻ còi xương suy dinh dưỡng và 4 cách khắc phục
Thực sự còi xương và suy dinh dưỡng vốn là hai tình trạng bệnh hoàn toàn khác biệt nhau. 2 bệnh này có thể được phân biệt qua những yếu tố cơ bản như:
Ngoại hình
- Trẻ suy dinh dưỡng: Thường có số đo cân nặng và chiều cao không đạt chuẩn trung bình, thấp hơn các trẻ khỏe mạnh bình thường khác, suy dinh dưỡng ở trẻ có thể đi kèm bệnh còi xương hoặc không.
- Trẻ còi xương: Không chỉ xảy ra ở những trẻ có vẻ ngoài thấp bé mà thực tế những em bé có ngoại hình bụ bẫm cũng rất có thể mắc phải căn bệnh này (còi xương thể bụ bẫm). Trẻ còi xương nặng sẽ có chân tay cong, vòng kiềng, đầu biến dạng, lồng ngực biến dạng, gù, vẹo cột sống...
Nguyên nhân gây bệnh
- Suy dinh dưỡng: Thường do trẻ cai sữa sớm, bổ sung thêm thức ăn quá sớm (trẻ không thể hấp thụ được) hay quá muộn (trẻ bị thiếu dinh dưỡng), thực phẩm nghèo dinh dưỡng, trẻ bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh mãn tính…
- Còi xương: Chủ yếu do cơ thể thiếu hụt Vitamin D, từ đó quá trình nhận Canxi và Photpho cũng bị ảnh hưởng dẫn đến những tổn thương tại hệ xương.
Phương pháp điều trị
- Chữa suy dinh dưỡng: Bổ sung đồng thời các chất dinh dưỡng Canxi, Vitamin D, Kẽm, Sắt, Protein, Đường, Chất béo, Vitamin C…
- Chữa còi xương: Chủ yếu tập trung bổ sung Vitamin D và Canxi, kèm theo đó là các chất dinh dưỡng khác.
Còi xương, suy dinh dưỡng đem lại nhiều hậu quả và tác hại nghiệm trọng cho cơ thể con người đặc biệt là ở các trẻ nhỏ. Vậy thì trẻ còi xương suy dinh dưỡng phải làm sao? Hãy cùng chúng tôi đi trả lời câu hỏi này nhé.
2. Cách chữa cho trẻ còi xương
Chữa còi xương, suy dinh dưỡng cần linh hoạt để phù hợp nhất đối với mỗi bé
Để trị khỏi bệnh còi xương, cha mẹ cần cần linh hoạt thực hiện những điều sau.
2.1. Cho trẻ sơ sinh bú mẹ trong 6 tháng đầu
Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thích hợp nhất. Sữa mẹ chứa toàn bộ các dưỡng chất mà trẻ cần để phát triển, đồng thời cũng nuôi dưỡng hệ miễn dịch toàn diện cho sức khỏe của con trẻ.
Trong giai đoạn đầu đời, trẻ nhận Canxi hoàn toàn qua sữa mẹ. Do đó, mẹ hãy duy trì cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì sữa mẹ trong 2 năm đầu đời.
2.2. Cho trẻ tắm nắng hàng ngày bổ sung Vitamin D
Trẻ còi xương rất cần được bổ sung Vitamin D và cung cấp đủ nhu cầu Canxi trong cơ thể. Một trong những nguồn Vitamin D dồi dào nhất đó chính là ánh nắng mặt trời.
Tia UVB trong ánh nắng kích thích da tự tổng hợp ra Vitamin D. Chính vì thế, cha mẹ nên đều đặn cho con tắm nắng mỗi ngày 20-30 phút để cơ thể hấp thu Vitamin D triệt để nhất.
2.3. Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin D và Canxi cho trẻ còi xương
Cha mẹ cũng cần bổ sung Vitamin D và Canxi cho trẻ qua thực phẩm hằng ngày để đáp ứng đủ nhu cầu hấp thụ của cơ thể. Nếu trẻ đang bú mẹ hoàn toàn, người mẹ phải chú ý đến chế độ ăn của mình.
Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, mẹ cần thường xuyên chế biến thức ăn có những thực phẩm đa dạng, giàu dưỡng chất đặc biệt là Vitamin D và Canxi. Thức ăn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng có thể kể đến như các loại hải sản, tôm, cua, cá, các loại đậu, rau lá xanh đậm, các loại hạt, ngũ cốc…
Đọc thêm: Bé bị còi xương ăn gì? 10+ loại thực phẩm nên và không nên ăn cho trẻ còi xương
2.4. Cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ
Cách chữa còi xương suy dinh dưỡng bằng việc cho thêm dầu mỡ khi chế biến món ăn
Một số mẹ nhầm tưởng rằng cho thêm dầu mỡ khi chế biến món ăn cho con không phải là cách chữa còi xương suy dinh dưỡng. Nhưng sự thật lại ngược lại, các chuyên gia khuyên rằng trong quá trình chế biến món ăn cho trẻ mẹ nên cho thêm dầu mỡ để thực đơn cho bé có thể hấp dẫn và dinh dưỡng nhất.
Trong giai đoạn phát triển về cả thể chất lẫn trí não, tinh thần, trẻ rất cần được bổ sung những chất béo có lợi để nuôi dưỡng hệ thần kinh và tạo đà cho các dưỡng chất cấu tạo nên xương, cơ bắp, thúc đẩy phát triển chiều cao, cân nặng phát triển vượt trội.
Ngoài ra, chất béo cũng giúp cơ thể trẻ dễ dàng hấp thụ những Vitamin tan trong dầu như Vitamin D, A, E… rất quan trọng. Vì thế, mẹ nên thêm khoảng 1 thìa dầu ăn vào bữa ăn của trẻ hàng ngày.
2.5. Tránh những thực phẩm không tốt cho sức khỏe
Tiêu thụ thực phẩm không tốt có thể khiến cơ thể không thể hấp thụ được dinh dưỡng cần thiết, khiến tình trạng suy dinh dưỡng nặng hơn. Do đó, cha mẹ cần giữ con tránh xa những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe, như thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào quá nhiều dầu mỡ, bánh kẹo nhiều đường…
2.6. Cho trẻ uống bổ sung Vitamin D3, Canxi nano và MK7
Để bổ sung các dưỡng chất cho trẻ đúng cách, đầu tiên mẹ cần nắm rõ những liều lượng bổ sung cho trẻ.
-
Đối với Canxi
- Trẻ từ 6 tháng tuổi: 200 mg Canxi mỗi ngày.
- Trẻ từ 6 - 11 tháng tuổi: 260 mg Canxi mỗi ngày.
- Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 700 mg Canxi mỗi ngày.
- Trẻ từ 4 - 8 tuổi: 1.000 mg Canxi mỗi ngày.
Bữa ăn thường ngày thường không cung cấp đủ liều lượng Canxi, nên cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ và bổ sung thêm thuốc hoặc thực phẩm chức năng uy tín cho con. Cha mẹ nên chọn Canxi dạng nano để hấp thu vào cơ thể bé một cách hiệu quả nhất.
Đọc thêm: CANXI NANO LÀ GÌ? Có vai trò gì trong việc tăng chiều cao của bé
-
Đối với Vitamin D
- Trẻ sơ sinh - 1 tuổi: Ít nhất là 400 IU/ngày.
- Trẻ 1 - 18 tuổi: Ít nhất là 600 IU, tốt nhất 1.000 IU/ngày.
Đối với trẻ còi xương, quan trọng nhất chính là việc đẩy mạnh quá trình hấp thụ Canxi vào máu và hệ xương. Do đó, cha mẹ cần bổ sung cùng lúc 3 chất: Canxi nano, Vitamin D và MK7.
- Canxi nano: Có hiệu quả hấp thu cao gấp 200 lần so với Canxi thông thường.
- Vitamin D: Tăng chuyển hóa Canxi từ ruột vào máu, mang Canxi đi khắp cơ thể và giảm thiểu lượng Canxi bị bỏ phí và đào thải ra ngoài.
- MK7: Mang Canxi hòa tan trong máu tới tận các xương và răng, đồng thời lấy Canxi ra khỏi chỗ dư thừa.
Khi kết hợp cả 3 chất này, hiệu quả hấp thụ Canxi vào có thể có thể lên tới hơn 90%. Nhờ đó, trẻ có thể nhanh chóng thoát khỏi tình trạng còi xương và phát triển cao lớn vượt trội hơn.
2.7. Sử dụng thuốc chữa còi xương cho trẻ
Chữa còi xương bằng thuốc uống là một biện pháp rất hữu hiệu mà mẹ có thể áp dụng
Trẻ bị còi xương uống thuốc gì là vấn đề rất quan trọng mà nhất định các bậc phụ huynh không thể bỏ qua. Cha mẹ nên cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm phù hợp và nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ.
Một số loại sản phẩm mà cha mẹ nên sử dụng bao gồm: Calcium Corbiere, viên uống Bone Caring, viên uống Canxi Density, TPBVSK Pre Vipteen 2 và 3… Đặc biệt với các loại thuốc chữa còi xương thì nên được bổ sung đúng cách để mang lại hiệu quả vượt trội cũng như tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Đọc thêm: Uống Canxi Corbiere đúng cách như thế nào? Có lưu ý gì?
Bộ 3 sản phẩm TPBVSK PreVipteen 2, 3 và Vipteen là một trong số những sản phẩm bổ sung Canxi chất lượng nhất. Khi sử dụng bộ 3 sản phẩm này, cơ thể trẻ có thể hấp thụ tới 99% lượng Canxi và nhanh chóng phục hồi khỏi tình trạng còi xương.
3. Cách chữa cho trẻ suy dinh dưỡng
Cách chữa còi xương suy dinh dưỡng vừa đơn giản lại hiệu quả chính là bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Mẹ có thể tập trung cải thiện chế độ ăn uống và bổ sung tổng thể nhiều chất dinh dưỡng chứ không chỉ tập trung vào Vitamin D và Canxi như với trẻ còi xương.
3.1. Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn
Khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phế quản mãn, tiêu chảy, lao, sởi, viêm đường hô hấp... tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng cũng sẽ tăng cao. Lý do là vì khi mắc bệnh, trẻ sẽ hay cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, chán ăn…
Ngoài ra, tác dụng quá mạnh từ thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt luôn những vi khuẩn có lợi trong đường ruột khiến trẻ không còn hứng thú với chuyện ăn uống. Bởi vậy, trẻ ăn kém và không thể hấp thu đủ chất dinh dưỡng, dẫn tới suy dinh dưỡng.
Khi này, cha mẹ nên điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn và bổ sung thêm lợi khuẩn đường ruột kích thích hệ tiêu hóa, giúp trẻ ăn uống ngon miệng, bổ sung dưỡng chất đầy đủ trở lại.
3.2. Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
Chữa còi xương bằng thực đơn dinh dưỡng khoa học
Mỗi bữa ăn của trẻ bắt buộc phải có đủ 4 nhóm chất Đạm, Béo, Tinh bột, Vitamin và các khoáng chất. Nếu bữa ăn kém dinh dưỡng hoặc bị lệch giữa các thành phần dinh dưỡng, cơ thể trẻ sẽ không có đủ năng lượng để hoạt động và phát triển.
3.3. Xây dựng thực đơn riêng cho trẻ suy dinh dưỡng
Đây là thực đơn mẫu có thể áp dụng cho trẻ suy dinh dưỡng từ 1 tuổi trở lên:
- 6h sáng: uống 150- 200ml sữa năng lượng cao.
- 8h30: 1 chén cháo thịt bằm rau cải.
- 12h: 1 chén cháo trứng.
- 14h: 1 miếng đu đủ/1 hũ sữa chua.
- 17h: Cháo tôm rau dền + 1 muỗng dầu nhỏ.
- 20h: Uống sữa, nếu trẻ còn bú sữa mẹ vẫn cần tiếp tục cho bú mẹ song song.
Cha mẹ có thể dựa vào thực đơn trên và thay thế bằng các món tương tự để tạo ra nhiều món ăn phong phú mỗi ngày dành cho trẻ.
3.4. Tiêm chủng vắc xin đầy đủ
Với một số trẻ có sức đề kháng yếu, nếu không được tiêm chủng đầy đủ, cơ thể trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh. Khi nhiễm bệnh, các bộ phận trên cơ thể sẽ không thể hoạt động trơn tru.
Điều này đồng nghĩa với việc các dưỡng chất cũng không thể hấp thu tối đa dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng. Vì vậy, cha mẹ nên tiêm chủng vắc xin đầy đủ cho con theo đúng lịch trình tiêm chủng quốc gia.
3.5. Vệ sinh ăn uống, thân thể cho trẻ suy dinh dưỡng
Trẻ suy dinh dưỡng cần giữ gìn vệ sinh trong chuyện ăn uống và làm sạch thân thể, rửa tay trước khi ăn... Điều này sẽ giúp cơ thể bé khỏe mạnh hơn, hạn chế nhiễm bẩn, nhiễm các loại giun sán, ký sinh, vi khuẩn không tốt cho sức khỏe.
3.6. Bù nước điện giải, bổ sung Vitamin và muối khoáng, truyền đạm
Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thể nặng, việc bù nước điện giải, bổ sung Vitamin, muối khoáng và truyền đạm là chuyện bắt buộc để hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố và bổ sung phần nào các khoáng chất, năng lượng cho bé khỏe mạnh và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Có cơ thể khỏe mạnh, hạn chế ốm yếu, suy nhược cũng sẽ giúp con thêm hồng hào, tăng cân và điều chỉnh dinh dưỡng cho cơ thể tốt hơn nữa.
3.7. Điều trị các triệu chứng do suy dinh dưỡng gây ra
Trẻ bị suy dinh dưỡng có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn, hạ đường huyết và thân nhiệt, thiếu máu… Mẹ cần đưa con đi khám và điều trị dứt điểm các triệu chứng này kết hợp với việc thiết lập chế độ dinh dưỡng và bổ sung đa dạng các dưỡng chất thì quá trình điều trị suy dinh dưỡng mới diễn ra và đạt được kết quả một cách nhanh chóng nhất.
3.8. Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên
Vận động thường xuyên sẽ giúp tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ giảm đáng kể
Càng suy dinh dưỡng, cơ thể trẻ sẽ càng ốm yếu. Lúc này, vận động thường xuyên và đúng cách chính là chiếc chìa khóa để giúp bé dẻo dai, khỏe mạnh hơn để tiếp nhận những phương pháp điều trị cũng như kích thích được vị giác, cảm giác ngon miệng trong bữa ăn hằng ngày, từ đó cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Cha mẹ hãy tích cực khuyến khích trẻ tập luyện những môn thể thao như bơi lội, đánh bóng, đá banh, đạp xe… để hỗ trợ quá trình tăng trưởng thể chất, lưu thông khí huyết, giải độc cơ thể để tiếp thu dưỡng chất tối đa.
3.9. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Đây là điều vô cùng quan trọng, qua những buổi kiểm tra sức khỏe, khám còi xương suy dinh dưỡng định kỳ, mẹ sẽ nắm rõ được tình hình phát triển và tăng trưởng của con mình qua từng giai đoạn và theo dõi sức khỏe của con một cách sát sao nhất.
Nếu có bất cứ điều gì bất thường, các bác sĩ sẽ kịp thời thông báo và tư vấn tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho bé cải thiện mọi vấn đề.
Cách chữa còi xương suy dinh dưỡng không hề khó, chỉ cần phối hợp nhịp nhàng giữa việc cho trẻ đi thăm khám đều đặn và chú ý đa dạng hóa các bữa ăn, bổ sung đầy đủ dưỡng chất.