Bệnh còi xương có di truyền không? Làm thế nào để phòng tránh?

2651

Còi xương ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển của trẻ. Cũng vì vậy, rất nhiều cha mẹ thắc mắc bệnh còi xương có di truyền không vì lo lắng rằng tiền sử từng bị còi xương của mình sẽ ảnh hưởng tới con. Câu trả lời chính xác cho câu hỏi này là gì, mời các bậc phụ huynh cùng theo dõi dưới đây.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh còi xương sớm là gì? 5 nguyên nhân, 6 cách phòng đơn giản

[Hỏi] Chào bác sĩ, tôi hiện 25 tuổi vừa phát hiện mình mang thai lần đầu. Tuy nhiên, hồi nhỏ tôi từng bị còi xương, nhưng qua quá điều trị một thời gian đã khỏi hẳn. Tôi thắc mắc bệnh còi xương có di truyền không? Hy vọng bác sĩ có thể giải đáp giúp tôi, đồng thời cách điều trị và khắc phục là gì xin Bác Sĩ cho ý kiến.

1. Bệnh còi xương là gì? Nguyên nhân bệnh còi xương?

bệnh còi xương có di truyền không là câu hỏi mà mẹ bầu thắc mắc nhiều

Bệnh còi xương có di truyền không là câu hỏi của rất nhiều bà bầu
 

Còi xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa và phát triển xương ở trẻ nhỏ. Thực trạng còi xương ngày nay khá là phổ biến và đang có tỉ lệ tăng lên so với trước kia rất nhiều.

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị còi xương là do tình trạng thiếu hụt Vitamin D, Canxi và Photpho nghiêm trọng trong thời gian dài. Đặc biệt, nếu trẻ thiếu Vitamin D, khả năng hấp thụ và chuyển hóa Canxi cùng Photpho cơ thể sẽ bị gián đoạn, gây ra còi xương. 

Biểu hiện của bệnh còi xương bao gồm: 

  • Trẻ chậm lớn, không tăng chiều cao trong vài tháng.
  • Hay đổ mồ hôi trộm.
  • Bé bị rụng tóc vành khăn.
  • Da dẻ xanh xao, cơ thể uể oải mệt mỏi.
  • Trẻ chậm biết bò, biết đi.
  • Dễ cáu gắt.
  • Trẻ quấy khóc về đêm.
  • Chân cong hoặc hai đầu gối chụm vào nhau.
  • Cổ tay và mắt cá chân dày lên.
  • Xương ức nhô ra.
  • Sọ đầu bị thóp và mềm, thóp không đầy và phập phồng theo nhịp thở.
  • Xuất hiện bướu đỉnh đầu, bướu trán (trán dô), hoặc đầu bẹp trông giống cá trê.
  • Răng mọc chậm, hay bị sâu răng.
  •  Rối loạn trương lực cơ hoặc bị táo bón.

Đọc thêm: 13+ biểu hiện trẻ còi xương suy dinh dưỡng và 4 cách khắc phục 

2. Bệnh còi xương có di truyền không?

bệnh còi xương có di truyền

Bệnh còi xương có di truyền mẹ cần lưu ý
 

Theo các chuyên gia y tế, dù tỉ lệ rất thấp nhưng bệnh còi xương vẫn có khả năng di truyền nếu mẹ hoặc cha từng có tiền sử bị bệnh. Phụ huynh có tiền sử còi xương cần đến xin tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa đồng thời tăng cường bổ sung các dưỡng chất thông qua thực phẩm chức năng.

Mẹ cũng cần chuẩn bị chế độ dinh dưỡng hằng ngày để khắc phục tình trạng này. Khi mang thai, mẹ cũng nên đi khám kiểm tra thường xuyên để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi sát sao nhất, phòng trường hợp con sinh ra bị còi xương chậm lớn.

Với trường hợp còi xương do di truyền, nồng độ Photpho trong máu của trẻ rất thấp, gây cản trở khả năng tăng trưởng bình thường của trẻ. Để giải quyết vấn đề này, mẹ bầu cần đi khám và được các chuyên gia về hormone (nội tiết) tư vấn, điều trị. 

3. Đối tượng dễ mắc bệnh còi xương

Trẻ có thể bị còi xương trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào. Những trẻ dễ mắc bệnh còi xương nhất bao gồm. 

  • Trẻ có gen di truyền: 

Bệnh còi xương có di truyền không, câu trả lời là có. Dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng những bé có cha hoặc mẹ từng mắc bệnh còi xương thì có nguy cơ mắc bệnh còi xương cao hơn so với những trẻ khác có cha mẹ khỏe mạnh. 

  • Mẹ thiếu hụt Vitamin D trong lúc mang thai: 

Vitamin D rất cần thiết cho quá trình hấp thụ và chuyển hoá Canxi vào cơ thể. Thiếu hụt chất này khiến Canxi không thể đi vào cơ thể, mà chỉ ngưng tại thành ruột, sau đó bài bài tiết ra ngoài hoặc tích tụ tại thận gây bệnh.

Trong giai đoạn mang thai, mẹ rất cần Canxi để hỗ trợ quá trình hình thành khung xương ở thai nhi. Vì vậy, thiếu hụt Vitamin D trong thời điểm này chính là nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bị thiếu Canxi và khiến thai nhi bị còi xương.  

  • Trẻ sinh non, sinh đôi: 

Trẻ có thể bị sinh non do sự thiếu hụt chất ở mẹ, khiến bé sinh ra bị thiếu Oxy và chưa hoàn thiện các cơ quan cũng như xương khớp nên nếu không được chăm sóc đầy đủ rất dễ bị còi xương. 

Với những trẻ sinh đôi, lượng Canxi và các dưỡng chất buộc phải chia sẻ với nhau. Vì vậy, nếu không được cung cấp đủ chất thì trẻ sinh ra rất dễ bị còi xương suy dinh dưỡng. 

  • Trẻ từ 6-36 tháng tuổi không được bổ sung đủ Vitamin D: 

Vitamin D rất cần thiết cho quá trình hấp thụ và chuyển hoá Canxi vào cơ thể. Đặc biệt với giai đoạn đang phát triển và dần hoàn thiện các cơ quan chức năng trong cơ thể, nếu không được cung cấp đủ Vitamin D sẽ rất dễ thiếu hụt Canxi khiến cơ thể kém phát triển ổn định so  với các bạn đồng trang lứa. 

Sữa mẹ được coi là nguồn dinh dưỡng tối ưu dành cho trẻ sơ sinh. Trong giai đoạn sơ sinh, nếu trẻ không được cho bú mẹ và được nuôi lớn bằng các nguồn dinh dưỡng khác, thì có khả năng khá lớn rằng trẻ sẽ bị thiếu Canxi, còi xương. 

Đối với trẻ 6 tháng còi xương trở lên, bên cạnh sữa mẹ, trẻ cần tăng cường thêm dinh dưỡng và Canxi thông qua các thực phẩm bổ sung hoặc viên uống Vitamin D vì lúc này nhu cầu Canxi của cơ thể trẻ cao hơn. Chỉ bú sữa mẹ đơn thuần sẽ không thể cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ phát triển về thể chất lẫn trí não. 

  • ​​Ăn chay, ko ăn thực phẩm giàu Vitamin D, Canxi: 

    ăn thực phẩm giàu Vitamin D

    Thiếu Vitamin D là nguyên nhân tăng khả năng còi xương ở trẻ

Ăn chay đúng cách có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không biết cân bằng thực đơn dinh dưỡng, trẻ nhỏ sẽ rất dễ bị thiếu chất, thiếu Canxi ở trẻ gây còi xương. Đặc biệt, chế độ ăn thiếu Vitamin D sẽ làm giảm khả năng hấp thụ Canxi của cơ thể, làm tăng nguy cơ trẻ bị còi xương. 

Đọc thêm: Bé bị còi xương ăn gì? 10+ loại thực phẩm nên và không nên ăn cho trẻ còi xương

  • Nước da sẫm màu: 

Một số nghiên cứu cho thấy những trẻ có nước da đen sẫm màu thường kém  hấp thụ Vitamin D dưới nắng hơn những trẻ có làm da sáng màu. 

  • Sống ở môi trường ít nắng hoặc ít tắm nắng: 

Những trẻ sống trong điều kiện môi trường này thường không tiếp xúc với ánh nắng. Do đó, cơ thể không tự tổng hợp được lượng Vitamin D cần thiết, dẫn đến thiếu hụt Vitamin D và kém hấp thụ Canxi. Bởi vậy, trẻ sẽ bị còi xương, kém phát triển. 

  • Ảnh hưởng bởi các loại thuốc tác động tới khả năng hấp thụ Vitamin D: 

Trẻ ăn sữa ngoài, ăn bột sớm, ăn bột nhiều có thể gây ức chế hấp thụ Vitamin D, Canxi của trẻ, khiến trẻ thiếu Canxi và làm xương bị suy yếu. 

  • Bị tiêu chảy hoặc mắc một số bệnh đường tiêu hoá làm giảm hấp thu Vitamin D, Canxi:

Trẻ bị mắc một số bệnh lý như tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật, suy giảm chức năng thận có thể gây giảm chuyển hóa Vitamin D ở cơ thể bé, dẫn tới giảm hấp thu Canxi và bệnh còi xương.  

4. Cách phòng chống bệnh còi xương cho con

Để phòng tránh còi xương cho bé mẹ cần phòng tránh tất cả các giai đoạn trong bụng mẹ lẫn khi sinh ra. Cần phải phòng tránh cả hai giai đoạn này thì bé mới có khả năng phát triển một cách toàn diện nhất.

4.1. Cách phòng chống con còi xương trong bụng mẹ

  • Mẹ bổ sung Vitamin D bằng thực phẩm hoặc đường uống bổ sung: 

Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ cần bổ sung khoảng 600 -1500 IU Vitamin D/ngày để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện ở cả mẹ và bé. Mẹ có thể bổ sung Vitamin D thông qua chế độ ăn hằng ngày hoặc thông qua các loại thực phẩm chức năng, viên uống Vitamin D để cung cấp cho cơ thể. 

  • Tắm nắng hàng ngày: 

    mẹ bầu phơi nắng

    Phụ nữ mang thai nên thường xuyên tắm nắng để phòng tránh bệnh còi xương tốt nhất ở trẻ
     

Không chỉ có trẻ nhỏ mà phụ nữ mang thai cũng cần tắm nắng để tăng cường khả năng tự tổng hợp Vitamin D tự nhiên trong ánh nắng mặt trời. Nên rèn luyện thói quen tắm nắng 1-2 tiếng mỗi ngày để mẹ có thể hấp thụ lượng Vitamin nhiều nhất nhé.

4.2. Cách phòng chống còi xương cho trẻ sau sinh

  • Cho trẻ bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu: 

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu đời. Các chuyên gia y tế cũng đã khuyên phụ huynh nên cho bé sử dụng hoàn toàn nguồn sữa mẹ trong 6 tháng đầu vì lúc này các cơ quan trong cơ thể bé chưa hoàn thiện nên chưa thể hấp thụ các chất khác.

Mẹ trong giai đoạn này cần tăng cường bổ sung Canxi, Vitamin D cùng các nguyên tố vi lượng khác để đưa đến con thông qua nguồn sữa. Thiếu Canxi và dưỡng chất ở mẹ trong giai đoạn này chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị còi xương. 

  • Khi trẻ ăn dặm: 

Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin D, thêm dầu mỡ vào bữa ăn. Bắt đầu từ tháng thứ 7, phụ huynh có thể tập cho bé ăn dặm. Thực đơn ăn dặm của bé cần tăng cường Vitamin D để phòng tránh tình trạng rụng tóc, khó ngủ đồng thời hỗ trợ quá trình hấp thụ Canxi đi vào xương cùng các cơ quan khác được hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó cũng cần bổ sung dầu mỡ vào các món ăn để bé được bổ sung năng lượng, tăng cường đề kháng và hỗ trợ quá trình hấp thụ các Vitamin tốt hơn. 

  • Cho con uống Vitamin D bổ sung: 

Trong trường hợp mẹ bị thiếu sữa nên tăng cường cho con uống các loại Vitamin D bổ sung để hỗ trợ quá trình hấp thụ Canxi cho xương tốt hơn. Nên cho con uống Vitamin D3 kết hợp Canxi nano, MK7.

Đọc thêm: Sản phẩm chứa Canxi nano, D3 và MK7 ?

Đây là bộ ba hoàn hảo giúp cho quá trình hấp thụ Canxi vào cơ thể được tối ưu nhất. Canxi, vitamin D và MK7 là những dưỡng chất quan trọng cần tăng dần theo độ tuổi và thể chất của bé. Cha mẹ có thể cho con đi khám để xác định mức độ thiếu hụt và bổ sung cho phù hợp.

  • Bổ sung theo đúng nhu cầu Canxi cho trẻ:

    • Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi cần 200mg Canxi/ngày.
    • Trẻ từ 6 tới 11 tháng tuổi cần 260mg Canxi/ngày.
    • Trẻ từ 1 tới 3 tuổi cần 700mg Canxi/ngày.
    • Trẻ từ 4 tới 8 tuổi cần 1000mg Canxi/ngày.
    • Trẻ từ 9 tới 18 tuổi cần 1300mg Canxi/ngày.
    • Trẻ dưới 1 tuổi cần 400 IU Vitamin D/ngày.
    • Trẻ từ 1 tới 18 tuổi cần 600mg -1000 IU Vitamin D/ngày.
  • Cho con tắm nắng hàng ngày: 

Trong ánh nắng có chứa hàm lượng Vitamin D tự nhiên giúp cho quá trình hấp thụ Canxi vào cơ thể được hiệu quả. Vận động nhẹ nhàng dưới nắng còn giúp trê co giãn gân cốt, kích thích não bộ, tạo cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn. Trẻ thiếu tắm nắng trông da dẻ thường xanh xao, yếu ớt đồng thời làm trầm trọng hơn tình trạng còi xương. 

  • Cho trẻ đi khám định kỳ: 

    Cho trẻ đi khám định kỳ

    Mẹ nên cho trẻ đi khám từ khi trẻ mới sinh ra để biết trẻ có bị còi xương do di truyền hay không
     

Đây là cách tốt nhất để phụ huynh có thể sớm phát hiện và phòng tránh các bệnh ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng nhận biết bên ngoài rất khó để xác định tình trạng bệnh và chỉ qua xét nghiệm chẩn đoán thì mới có thể khẳng định chính xác cũng như đưa ra phương pháp điều trị cho bé hiệu quả. 

Đọc thêm: 10+ địa chỉ khám còi xương suy dinh dưỡng cho trẻ uy tín nhất

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bậc phụ huynh giải đáp băn khoăn bệnh còi xương có di truyền không. Cha mẹ không nên quá lo lắng mà nên tập trung chăm sóc cẩn thận cho mẹ từ giai đoạn mang thai.

5.0 (100%)/1 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI