Trẻ quấy khóc khi bú khiến cho các mẹ gặp nhiều vất vả trong quá trình chăm sóc bé. Bé khóc lóc không chịu ăn sữa sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển cơ thể. Nếu biết vì sao trẻ lại khóc khi bú, các mẹ sẽ giải quyết tình trạng này dễ dàng hơn.
Tóm tắt nội dung
1. Bé vừa bú vừa quấy khóc vì sao?
Bé vừa bú mẹ vừa quấy khóc có thể là do những nguyên nhân sau đây
1.1. Đến giai đoạn khủng hoảng (wonder week)
Giai đoạn Wonder Week khiến trẻ quấy khóc khi bú
Những mẹ sinh con đầu lòng hoặc không có kinh nghiệm chăm con có thể không biết rằng trẻ nhỏ có giai đoạn khủng hoảng được gọi là wonder week.
Wonder week là giai đoạn phát triển mới của các bé khi mà bé có thể phát triển tư duy và các kỹ năng. Do đó, trí não sẽ có sự phát triển toàn diện và các bé thường bỏ lỡ thói quen ăn và ngủ trước đó. Trong những tuần đó, bé sẽ thường có ba triệu chứng chính là khóc lóc, cáu kỉnh và đeo bám.
Người ta đã tổng kết được ra giai đoạn khủng hoảng của các bé trong 24 tháng đầu đời. Ở trong giai đoạn khủng hoảng wonder week, bé có thể quấy khóc nhiều. Tuy nhiên các mẹ không nên quá lo lắng vì đó là một quá trình của sự phát triển tự nhiên. Các mẹ có thể hạn chế việc bé quấy khóc bằng những phương pháp sau:
- Để bé đi ngủ sớm hơn giấc bình thường từ 30-45 phút.
- Các mẹ không nên ép bé ăn. Để trẻ ăn khi thấy đói và đòi ăn.
- Cùng chơi với con để giúp con vui vẻ và thoải mái.
- Khi bé quấy khóc, hãy thu hút sự chú ý của bé bằng những trò chơi, massage cho bé,...
- Nên nhớ, việc bé quấy khóc trong giai đoạn này không phải là bị bệnh. Các mẹ không nên cố bắt bé nín ngay khi bé khóc.
1.2. Bé khó chịu trong người
Bé khó chịu trong người cũng là một nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc khi bú. Sự khó chịu trong cơ thể bé có thể gây ra bởi những nguyên nhân sau:
- Bệnh lý: Khi bé gặp phải những bệnh lý, cơ thể bé sẽ không thoải mái khi bú mẹ và dễ quấy khóc hơn. Những bệnh lý mà trẻ nhỏ thường hay gặp phải là:
- Mọc răng
- Đầy hơi
- Nấm miệng.
Trong trường hợp trẻ mắc phải những bệnh lý trên, các mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có cách chăm sóc bé tốt nhất. Cơ thể trẻ nhỏ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Nếu thiếu những dưỡng chất cần thiết, trẻ sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe:
- Canxi: Canxi là chất quan trọng giúp trẻ phát triển hệ xương và răng. Canxi giúp xương chắc khỏe, kích thích sự phát triển chiều cao
- Vitamin D: Vitamin D đóng vai trò giúp cơ thể hấp thu Canxi tốt hơn.
- MK7: Thuộc nhóm Vitamin K2 đóng vai trò quan trọng nhất trong chuỗi cung cấp Canxi cho cơ thể. MK7 giúp vận chuyển Canxi vào tận xương và răng.
- Immune alpha: Có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thiếu Immune Alpha có thể khiến trẻ dễ mắc bệnh nhiễm trùng và bệnh về đường hô hấp.
- Colostrum: Là sữa non cung cấp cho trẻ đa dạng chất dinh dưỡng quý giá đặc biệt là các khoáng thể và vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
- FOS: FOS là chất tiền sinh có lợi cho sức khỏe. FOS giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hấp thu được tối đa các chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
1.3. Cho bé bú không đúng cách
Nếu mẹ cho bé bú không đúng cách như đặt sai tư thế, không để miệng bé ngậm hết núm vú mẹ, bé bú không được sữa và trở nên cáu gắt.
Vì vậy, khi cho con bú, các mẹ nên chú ý đến tư thế bế con để bé bú mẹ được nhiều nhất. Các mẹ nên bế bé nằm nghiêng khi bú. Miệng bé đặt ngay dưới núm vú mẹ, tay mẹ nâng đỡ lưng bé.
1.4. Nhạy cảm với cảm xúc không vui của người lớn
Không như nhiều người lớn nghĩ rằng trẻ con không biết gì, thực chất trẻ nhỏ rất nhạy cảm. Mẹ và con có mối quan hệ gắn kết nên khi mẹ không vui, có chuyện buồn bực trong người, bé cũng có thể cảm nhận được.
Khi đó, tâm trạng bé cũng sẽ không vui theo và bé sẽ không muốn bú mẹ, khóc khi mẹ cho bú. Các mẹ nên giữ cho mình tâm trạng thoải mái, tránh xa những căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình cho bé bú. Không nên để bé thấy mẹ đang khóc hoặc có chuyện buồn.
1.5. Trẻ chưa đói hoặc đã bú quá nhiều sữa
Khi trẻ chưa đói hoặc đã bú quá nhiều sữa mà mẹ vẫn cố bắt trẻ bú, trẻ sẽ quấy khóc. Thông thường từ tháng thứ 3 trở đi, trẻ có thể tự điều tiết và biết khi nào mình đã no, khi nào mình cần bú mẹ. Mẹ không nên cố bắt trẻ bú mà nên để tự nhiên. Khi nào bé đói và muốn bú, bé sẽ ra tín hiệu cho mẹ biết. Lúc đó, mẹ có thể cho bé bú.
1.6. Bị phân tâm bởi các yếu tố xung quanh
Trẻ rất dễ bị phân tâm bởi môi trường xung quanh. Trẻ nhỏ muốn khám phá thế giới bên ngoài và não bộ cũng rất nhạy cảm với những kích thích. Vì vậy, khi cho trẻ bú, mẹ nên tránh những nơi ồn ào, những vị trí xung quanh có đặt nhiều đồ chơi của trẻ. Nên để bé bú ở nơi yên tĩnh để trẻ tập trung bú mẹ.
1.7. Bú được lượng sữa phù hợp
Nếu không bú được lượng sữa phù hợp, trẻ rất dễ quấy khóc. Nếu như sữa mẹ quá ít, bé sẽ thấy lượng sữa về quá chậm bé sẽ mất kiên nhẫn và trở nên cáu gắt, bỏ bú.
Ngược lại, sữa mẹ ra quá nhiều có thể khiến bé bị sặc sữa làm bé không muốn bú mẹ, khóc khi mẹ cố cho bé bú. Vì vậy, các mẹ nên điều chỉnh lượng sữa sao cho phù hợp với nhu cầu của bé.
1.8. Muốn bú bên ngực khác
Hai vú của mẹ có thể có sự khác nhau về kích thước và lượng sữa. Bé cũng có thể thích được bú ở một vú hơn bên còn lại. Vì thế, nếu mẹ thấy bé quấy khóc khi bú, hãy thử chuyển cho bé bú ở bên còn lại xem sao. Nếu bé nín và tiếp tục bú mẹ, mẹ hãy cho bé bú ở bên ngực đó thường xuyên hơn.
2. Bé quấy khóc khi bú bình
Trẻ quấy khóc khi bú bình
Phần lớn các mẹ nếu cho bé bú trực tiếp cho tới khi đi làm trở lại mới cho bé bú bình. Việc thay đổi đột ngột như vậy khiến cho trẻ không kịp thích ứng và trẻ quấy khóc khi bú bình. Vì thế, để trẻ có thể bú bình thoải mái mà không quấy khóc, mẹ nên tập cho bé bú bình từ lúc bé được 6 tuần tuổi. Để bé không quấy khóc khi bù bình, các mẹ cần chú ý:
- Chọn bình phù hợp với con: Các mẹ nên chọn loại bình có kích thích đầu ti tương tự như đầu vú của mẹ. Bình sữa nên chọn loại có đầu vú mềm mại và chất lượng tốt, mua ở những địa chỉ đáng tin cậy.
- Không cho con bú bình ở tư thế nằm: Ở tư thế nằm, trẻ sẽ khó nuốt sữa hơn và dễ bị sặc sữa, trào sữa. Tốt nhất, mẹ nên giữ cho người bé thẳng khi cho bé bú bình.
- Lưu ý nhiệt độ sữa: Không nên để sữa quá nóng hoặc quá lạnh vì chúng đều không phù hợp với trẻ nhỏ. Sữa trong nhiệt độ 30-40 độ C là nhiệt độ lý tưởng cho bé bú.
- Ngừng khi thấy bé đã no: Khi bé bú chậm dần và có hành động lấy miệng hoặc tay đẩy bình sữa ra ngoài, mẹ nên ngừng cho bé bú.
- Giữ vệ sinh bình sữa: Trước mỗi lần cho sữa vào bình, mẹ nên tráng bình với nước đun sôi để diệt vi khuẩn. Sau khi bé bú xong, các mẹ nên đổ bỏ hết phần sữa thừa và rửa sạch bình ngay và để nơi khô ráo.
-
Nhiệt độ sữa 30 - 40 độ C là lý tưởng cho bé
3. Làm gì khi trẻ quấy khóc không chịu bú?
Để có thể giúp trẻ hạn chế tình trạng quấy khóc không chịu bú, các mẹ có thể thực hiện những cách sau đây:
3.1. Ôm ấp, vỗ về bé
Ôm ấp da kề da hoặc vỗ về bé thật nhiều là cách mà mẹ có thể sử dụng để bé thôi quấy khóc khi bú. Bé sẽ cảm nhận được sự thoải mái và an toàn khi có mẹ kề bên, xua tan cảm giác khó chịu. Các mẹ nên dùng tay xoa lưng hoặc bụng cho bé, thực hiện những động tác massage nhẹ nhàng giúp trẻ thêm thư giãn.
3.2. Cho bé bú khi bé đang buồn ngủ
Khi bé đang buồn ngủ, hầu như mọi hành động của mẹ sẽ không bị bé phản kháng. Vì thế, lúc bé đang buồn ngủ, mẹ hãy cho bé bú. Bé sẽ ngậm ngay đầu vú của mẹ mà không có biểu hiện quấy khóc hay cáu gắt nào.
3.3. Xem con có đang no không, không ép con bú
Các mẹ nên để bé bú theo nhu cầu và không ép bé bú khi bé đã no. Cho bé ăn nhiều khi bé đã no sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ khiến trẻ dễ bị đầy hơi, ợ hơi, tức bụng. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện như bỏ miệng ra khỏi bú mẹ, dùng tay đẩy bầu vú mẹ ra, mẹ nên ngừng cho bé bú.
3.4. Cho con bú trong phòng yên tĩnh
Mẹ nên cho bé bú ở không gian yên tĩnh không có tiếng ồn để tránh bé bị phân tâm bởi yếu tố khác như đồ chơi, tivi hoặc tranh ảnh nổi bật.
3.5. Đổi bên ngực cho bé bú
Mẹ nên thay đổi bên ngực cho bé bú luân phiên để bé được bú cả ở bên mình thích. Trẻ sẽ bú nhiều hơn và không quấy khóc khi được cho bú ở bên ngực trẻ thấy quen thuộc.
3.6. Thay đổi tư thế bú để con được thoải mái
Nếu thấy trẻ quấy khóc khi đang bú mẹ, mẹ nên thay đổi tư thế bế trẻ cho đến khi trẻ tìm được tư thế thoải mái và ngừng khóc.
3.7. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ
Nếu như được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Trẻ sẽ không bị ốm vặt, không bị mệt mỏi và sẽ bớt quấy khó khi bú. Các mẹ nên bổ sung cho trẻ các chất dinh dưỡng bao gồm Canxi nano, Vitamin D3, MK7, FOS, DHA, …
- Canxi nano là loại Canxi có kích thước siêu nhỏ nên tăng khả năng hấp thu gấp 200 lần so với Canxi thông thường. Canxi nano không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn tham gia vào hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ cơ bắp, hệ tim mạch.
- Vitamin D3 giúp tăng khả năng hấp thu Canxi. MK7 giúp vận chuyển Canxi từ máu vào tận xương và răng giúp xương, răng chắc khỏe và phát triển.
- Đặc biệt, các mẹ cần lưu ý bổ sung FOS cho trẻ. FOS là chất xơ hòa tan giúp các chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể được hấp thu tối đa. FOS cũng giúp duy trì số lượng của các lợi khuẩn trong đường ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, chống táo bón.
- Ngoài ra, FOS còn giúp giảm nồng độ cholesterol giúp tim mạch khỏe mạnh. Các mẹ nên bổ sung FOS thông qua các thực phẩm như ngũ cốc, rau xanh,...hoặc dùng các sản phẩm, thực phẩm chức năng có thành phần chứa FOS.
Trẻ quấy khóc có thể gây cho các mẹ nhiều khó khăn trong quá trình chăm con nhưng nếu quan sát và hiểu được bé, mẹ sẽ có cách khắc phục hiệu quả. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng Vitamin, Canxi, FOS, Immune alpha… sẽ giúp trẻ luôn khỏe mạnh và giảm hẳn tình trạng trẻ quấy khóc khi bú.