Tại sao chống còi xương phải thường xuyên tắm nắng? Các bậc phụ huynh hãy cùng theo dõi bài viết chuyên đề dưới đây để hiểu được tác dụng của ánh nắng và có cách chăm sóc con tốt nhất nhé.
Tóm tắt nội dung
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh còi xương sớm là gì? 5 nguyên nhân, 6 cách phòng đơn giản
- 12 giải pháp chữa trị dứt điểm còi xương ở trẻ
- CẨM NANG bệnh còi xương cấp dành cho tất cả các bậc cha mẹ
- Thực đơn VÀNG chăm sóc trẻ còi xương
1. Tại sao chống còi xương phải thường xuyên tắm nắng?
Tại sao phải tắm nắng cho trẻ là vấn đề được rất nhiều phụ huynh băn khoăn
Bệnh còi xương là gì tại sao lại cần tắm nắng thường xuyên để phòng chống bệnh còi xương. Để giải đáp câu hỏi này cùng chúng tôi tham khảo nội dung thú vị sau đây nhé.
1.1. Giúp tổng hợp Vitamin D3 cho trẻ còi xương
Tại sao phải tắm nắng cho trẻ? Khi cho trẻ tắm nắng, những bức xạ từ mặt trời (UVB) sẽ xuyên qua da và kích thích da tự tổng hợp ra Vitamin D3.
Tắm nắng từ 10 - 15 phút có thể tương đương với cung cấp 15.000 đơn vị Vitamin D3 cho cơ thể. Vì vậy, vấn đề quan trọng nhất trong điều trị cho trẻ còi xương chính là việc bổ sung Vitamin D3 đầy đủ.
- Vitamin D3 sẽ giúp vận chuyển Canxi đã từ thành ruột vào máu và đi tới mọi bộ phận trên cơ thể.
- Đồng thời, Vitamin D3 cũng giúp cơ thể tái hấp thụ Canxi tại thận tốt hơn, giảm thiểu lượng Canxi bị bỏ phí thải ra ngoài, làm tăng hiệu suất hấp thụ Canxi vào cơ thể.
- Với sự có mặt của Vitamin D3, xương khớp trong cơ thể có thể hấp thụ đủ lượng Canxi cần thiết, từ đó mà giúp trẻ phát triển chiều cao hiệu quả tránh được nguy cơ bị còi xương.
Trên thực tế, chế độ ăn thông thường chỉ cung cấp được từ 10 - 20% lượng Vitamin D3 cần thiết cho cơ thể. Có tới 80 - 90% lượng Vitamin D3 được tổng hợp thông qua sự tiếp xúc trực tiếp của da với ánh nắng mặt trời. Do đó, tắm nắng là điều bắt buộc phải làm để cơ thể có đủ Vitamin D3 cần thiết và hấp thụ Canxi đầy đủ.
1.2. Giúp cơ thể hấp thụ Canxi và Photpho tốt hơn
Vai trò của Canxi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hệ xương và răng. Tương tự, Photpho cũng là một chất quan trọng trong sự hình thành và duy trì độ chắc khỏe của xương. Thiếu Photpho, xương có hiện tượng dễ gãy, nhanh yếu và tăng quá trình vôi hóa xương.
Vậy thì phương pháp nào để giúp cơ thể hấp thụ hai chất này một cách tốt nhất? Câu trả lời đó chính là nhờ có vitamin D có trong ánh nắng mặt trời. Những tác dụng của vitamin D trong ánh nắng mặt trời đó là:
- Giúp tổng hợp Canxi và Photpho đem đến hệ xương khớp chắc khỏe và phòng tránh còi xương tối ưu nhất.
- Vitamin D3 đóng vai trò vận chuyển Canxi trong thực phẩm và thuốc đi từ thành ruột vào máu, từ đó Canxi mới có thể đi đến các cơ quan khác như xương và răng.
- Vitamin D3 giúp kích thích sự hàn gắn Photpho vào xương, hỗ trợ quá trình chuyển hoá và cân bằng nội môi Photpho cho cơ thể.
2. Hướng dẫn tắm nắng đúng cách cho trẻ còi xương
Vì sao tắm nắng tốt cho xương? Câu trả lời đó là vì ánh nắng chứa nhiều vitamin D. Tuy nhiên thì nếu tắm nắng sai cách có thể khiến da bị tổn thương và sinh ra nhiều bệnh khác. Do đó, cha mẹ cần lưu ý tắm nắng đúng cách cho trẻ:
2.1. Tắm nắng trong khung giờ từ 6- 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều
Trẻ nhỏ có da khá mỏng và sức chống chọi của da kém. Do đó, cha mẹ không nên tắm nắng cho trẻ dưới ánh nắng gắt. Nhìn chung, ánh nắng trong thời điểm từ 6-9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều có cường độ nhẹ vừa phải, không gây tổn thương da, cháy nắng cho làn da non nớt của trẻ.
Mùa hè có nắng sớm và lâu hơn, cha mẹ có thể dịch chuyển thời gian tắm nắng sáng sớm hơn và tắm nắng chiều muộn hơn. Ngược lại, vào mùa đông, mặt trời lên muộn thì nên tắm nắng sáng muộn hơn và tắm nắng chiều sớm hơn để phòng tránh bé bị lạnh.
2.2. Tắm nắng trong 10-15 phút mỗi ngày
Tắm nắng đúng cách cho trẻ là từ 10-15 phút mỗi ngày
Tắm nắng trong có thể cung cấp cho trẻ từ 10.000 - 15.000 đơn vị Vitamin D nên thiết. Với những trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể cho trẻ tắm nắng dài hơn, lên tới 20-30 phút tùy vào cường độ nắng.
2.3. Che chắn ở mức vừa phải khi cho trẻ tắm nắng
Cha mẹ nên để hở chân tay của trẻ dưới ánh nắng non đồng thời che mắt cho bé khi tắm nắng tránh để ánh nắng chiếu thẳng vào mặt và đầu trẻ. Bên cạnh đó mẹ nên cho trẻ đội mũ để ánh nắng không chiếu thẳng vào mắt và đầu của trẻ.
Ánh nắng mặt trời có chứa ba tia bức xạ là tia UVA, UVB, VÀ UVC. Trong đó, tia UVB chính là tia giúp tổng hợp và cung cấp Vitamin D cho cơ thể. Tuy nhiên tia này không thể đâm xuyên qua quần áo. Vì vậy để trẻ được bổ sung Vitamin D hiệu quả, phụ huynh nên để hở chân tay của trẻ khi tắm nắng.
Bên cạnh đó, nếu ánh nắng chiếu thẳng vào mặt có thể khiến bé khó chịu đồng thời tăng nguy cơ nám da vì vậy không nên để ánh nắng chiếu thẳng vào mặt con mà nên cho trẻ đội mũ rộng vành.
2.4. Không dùng kem chống nắng khi tắm nắng
Kem chống nắng được dùng để chống sự tác động của các tia cực tím có hại trong ánh nắng gây nên các vấn đề về da dư nám, tàn nhan, đen da. Tuy nhiên, tia UVB là tia có tác dụng cung cấp Vitamin D3 cho cơ thể lại không thể xuyên qua được kem chống nắng. Vì vậy, dùng kem chống nắng sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ Vitamin D cho cơ thể.
Ngoài ra, làn da của trẻ nhỏ còn rất mỏng manh, nên nếu xài các loại kem này quá sớm không những không bảo vệ da cho trẻ, mà còn có thể gây dị ứng, khiến da trẻ bị kích ứng, ngứa ngáy, mẩn đỏ.
2.5. Không tắm nắng qua cửa kính
Nhiều phụ huynh thường lo lắng nếu đưa bé ra ánh nắng trực tiếp có thể khiến bé bị bệnh nên thường có bé tắm nắng ở của kính, nơi cũng có ánh sáng phản chiếu gián tiếp, nhưng quan niệm này là hết sức sai lầm.
Khi ánh nắng tiếp xúc với da, tia tử ngoại B (UVB) sẽ kích thích da sản sinh ra tạo ra Vitamin D3. Tuy nhiên, tia UVB bị chặn lại bởi thủy tinh và cửa kính. Do đó, tắm nắng qua cửa kính thì tác dụng kích thích sản sinh Vitamin D3 sẽ hoàn toàn mất đi.
Nếu đứng ở cửa kính, bé chỉ có thể cảm thấy sức nóng ấm của nắng chứ hoàn toàn không có một chút hấp thụ Vitamin D3 nào. Bởi vậy, nếu con còn quá non nớt để ra ngoài, cha mẹ nên cho con tắm nắng ở ô cửa sổ thoáng và không có cửa kính.
2.6. Tránh tắm nắng cho trẻ nơi gió lộng, thời tiết bất thường hoặc vào thời điểm giao mùa
Vào những thời điểm này, thời tiết này thường có nắng khá yếu nên ít tổng hợp Vitamin D, đồng thời tăng nguy cơ khiến bé bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh cảm cúm, sổ mũi viêm họng cũng như không tốt cho cơ thể do các khả năng đề còn yếu.
2.7. Bên cạnh tắm nắng, cần bổ sung cho trẻ còi xương Vitamin D, Canxi, MK7
Cần bổ sung vitamin D, Canxi và MK7 kết hợp với tắm nắng để bổ sung tối đa dưỡng chất cho trẻ
Thực chất nếu chỉ thông qua chế độ ăn uống hằng ngày và việc tắm nắng thì việc cải thiện và phòng chống còi xương ở trẻ em sẽ chưa thực sự hiệu quả. Hiệu quả hấp thụ Canxi qua đường ăn uống chỉ ở khoảng 30%, không thể bù đắp lại sự thiếu hụt của cơ thể.
Tuỳ vào tình trạng của bé, bé có thể sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thêm các loại thuốc Vitamin D, Canxi, MK7 đường uống để bổ sung chất tốt hơn. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám còi xương suy dinh dưỡng tại các bệnh viện để được chẩn đoán tình trạng Canxi và các dưỡng chất trong cơ thể để có hướng bổ sung tốt nhất.
Khi bổ sung Canxi và Vitamin D, cha mẹ cần tìm hiểu nhu cầu Canxi của trẻ để bổ sung cho phù hợp nhất:
- Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi cần 200mg Canxi/ngày.
- Trẻ từ 6 tới 11 tháng tuổi cần 260mg Canxi/ngày.
- Trẻ từ 1 tới 3 tuổi cần 700mg Canxi/ngày.
- Trẻ từ 4 tới 8 tuổi cần 1000mg Canxi/ngày.
- Trẻ từ 9 tới 18 tuổi cần 1300mg Canxi/ngày.
- Trẻ dưới 1 tuổi cần 400 IU Vitamin D/ngày.
- Trẻ từ 1 tới 18 tuổi cần 600mg -1000 IU Vitamin D/ngày.
Cha mẹ hãy áp dụng những lưu ý trên và cho bé tắm nắng đúng cách mỗi ngày để phòng chống còi xương hiệu quả nhất nhé. Với những thông tin trên đây, hy vọng các bậc phụ huynh đã giải đáp được nỗi băn khoăn tại sao chống còi xương phải thường xuyên tắm nắng.