Tổng hợp 12 cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ 3 tháng tuổi hiệu quả nhất

8177

Mẹ và bé đang gặp phải một chút “rắc rối” với chứng ra mồ hôi trộm? Đừng lo lắng, 12 cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ 3 tháng tuổi dưới đây sẽ “hô biến” mọi rắc rối đó nhanh chóng và hiệu quả.

1. Cơ chế đổ mồ hôi của trẻ 3 tháng tuổi

Hiểu được cơ chế đổ mồ hôi ở trẻ 3 tháng tuổi sẽ giúp tìm ra giải pháp khắc phục

Hiểu được cơ chế đổ mồ hôi ở trẻ 3 tháng tuổi sẽ giúp tìm ra giải pháp khắc phục
 

Để biết được cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ 3 tháng tuổi, trước hết hãy tìm hiểu cơ chế và nguyên nhân trẻ ở độ tuổi này đổ mồ hôi. Khi bé nhà bạn quấy khóc và ra quá nhiều mồ hôi vào ban đêm, đó là dấu hiệu cho biết bé đang mắc chứng ra mồ hôi trộm.

Đây là tình trạng phổ biến hay gặp phải ở trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên. Lúc này, mồ hôi thoát ra theo những tuyến mồ hôi nằm dưới da, thường tập trung nhiều nhất ở đầu, cổ, lưng, trán, nách, hàng và bàn tay, bàn chân. 

Vậy mô hôi trôm là gì? tại sao trẻ sơ sinh lại hay bị ra mồ hôi trộm? Theo dõi bài viết để trả lời chính xác nhất câu hỏi này nhé.

2. Nguyên nhân trẻ 3 tháng tuổi đổ mồ hôi trộm

Trẻ 3 tháng tuổi đổ mô hôi trộm là do 3 nguyên nhân chính từ hệ thần kinh thực vật chưa ổn định, do nguyên nhân sinh lý và ảnh hưởng bởi những bệnh lý khác. Cụ thể để hiểu rõ hơn về những nguyên nhân này thì mời các bạn cùng theo dõi các nội dung ngay phần dưới đây nhé.

2.1. Hệ thần kinh thực vật chưa ổn định

Có thể lý giải điều này là do hệ thần kinh thực vật điều khiển chức năng bài tiết của bé đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển rất dễ bị rối loạn, do đó đây không phải vấn đề đáng lo ngại.

Thêm vào đó, thân nhiệt trẻ em thường cao hơn người lớn, đề điều hòa thân nhiệt thì lượng mồ hôi thoát ra cũng sẽ nhiều hơn. Như đã nói ở trên hoạt động của tuyến mồ hôi chịu sự chi phối của hệ thần kinh phó giao cảm. Khi hệ thần kinh giao cảm bị kích thích hoặc rối loạn sẽ làm cho cơ thể tăng tiết mồ hôi.

2.2. Nguyên nhân sinh lý

  • Thời tiết quá nóng, trẻ mắc quá nhiều quần áo, quấn chăn chặt, phòng kín…trẻ sẽ toát mồ hôi để điều hòa thân nhiệt làm mát cơ thể
  • Do trẻ mơ thấy điều gì đó gây sợ hãi, toát mồ hôi là cách để bé giảm căng thẳng.

2.3. Nguyên nhân bệnh lý

Bé đổ nhiều mô hôi trong khi ngủ hay cả khi trời lạnh kèm theo một số dấu hiệu khác như: quấy khóc, chán ăn, sụt cân, rụng tóc, mệt mỏi, hay giật mình, chậm phát triển… thì đây chính là những dấu hiệu bệnh lý báo hiệu bé đang có vấn đề về sức khỏe và cần phải được đi khám.

Đổ mồ hôi trộm không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu để ra quá nhiều mồ hôi và tình trạng này kéo dài bé dẫn dễ mắc một số bệnh như:

  • Bệnh về đường hô hấp: Khi có quá nhiều mồ hôi, nếu không kịp lau cho bé, bé rất dễ bị nhiễm lạnh gây lên viêm họng, viêm phế quản.
  • Bệnh về đường tiêu hóa: Điều trị viêm họng, viêm phế quản bằng kháng sinh sẽ làm cho hệ tiêu hóa còn yếu của trẻ gặp phải một số rối loạn,  giảm lượng vi sinh vật có lợi, bé khó tiêu, chán ăn….
  • Thiếu Canxi: Thành phần mồ hôi chủ yếu là nước, phần còn lại là một lượng nhỏ các khoáng chất trong đó có Canxi. Khi đổ quá nhiều mồ hôi, cơ thể bé sẽ thiếu Canxi ở trẻ từ đó gây ra chứng khó ngủ, hay quấy khóc, hay bị sặc sữa, trẻ chậm phát triển, ảnh hưởng đến hệ răng và xương.
  • Mất nước và mất cân bằng điện giải: Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của trẻ, cơ thể mệt mỏi, kéo theo suy dinh dưỡng ở trẻ em , trẻ dễ bị táo bón, chậm lớn, rối loạn tiêu hóa….
  • Viêm da, rôm sảy: Đổ mồ hôi trộm làm cho các lỗ chân lông giãn to dễ gây viêm nhiễm, mụn nhọt, rôm sảy…

2. Cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ 3 tháng tuổi

2.1. Bổ sung Canxi và Vitamin D cho trẻ

Tắm nắng là cách bổ sung Vitamin D cho trẻ hiệu quả mà an toàn nhất

Tắm nắng là cách bổ sung Vitamin D cho trẻ hiệu quả mà an toàn nhất
 

Canxi và Vitamin D là rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ nói chung và con người nói riêng.

  • Vai trò của Canxi rất cần thiết cho cơ thể chúng ta đặc biệt là ở các trẻ nhỏ, chúng tham gia vào quá trình cấu tạo, hình thành xương và răng. Đồng thời Canxi cũng tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, thực hiện chức năng dẫn truyền thần  kinh, hoạt động cơ bắp và một số chức năng khác.
  • Vitamin D, đặc biệt Vitamin D3 giúp hỗ trợ việc hấp thụ và chuyển hóa Canxi trong cơ thể.

Nếu thiếu Vitamin D và thiếu Canxi ở trẻ sẽ khiến bé chậm lớn, còi xương, chậm mọc răng, chậm bò, chậm đi, hệ miễn dịch yếu làm trẻ hay bị cảm sốt, ốm vặt....và đặc biệt là chứng đổ mồ hôi trộm.

Như vậy, bổ sung Canxi và Vitamin D là cách chữa chữa mồ hôi trộm ở trẻ 3 tháng.

  • Bổ sung Vitamin D: Cách bổ sung rẻ tiền và đơn giản nhất chính là tắm nắng buổi sáng. Nắng buổi sáng, đặc biệt là ánh nắng trước 9 giờ có rất nhiều Vitamin D, vì thế mẹ nên cho trẻ tắm nắng trong khoảng 10 – 30 phút. Chú ý chọn những nơi nắng không quá gắt, không chiếu trực tiếp vào da bé để tránh bị tổn thương.
  • Bổ sung Canxi: Bổ sung qua đường ăn uống ở những trẻ lớn hơn bắt đầu ăn dặm (từ 6 tháng tuổi). Mẹ nên tăng cường bổ sung một số loại thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày như: sữa công thức bổ sung vi chất, lòng đỏ trứng, gan lợn, gan bò, lươn, cá thu, cá hồi…

2.2. Bổ sung chất tăng sức đề kháng

Bên cạnh Vitamin D và Canxi, để chữa mồ hôi trộm ở trẻ 3 tháng tuổi thì mẹ cũng có thể bổ sung cho trẻ một số chất đề kháng như:

  • Immune alpha: Được chiết xuất từ vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng và làm giảm  triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp
  • Colostrum (sữa non): Có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bổ sung dinh dưỡng cân bằng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh
  • FOS (chất xơ hòa tan): Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp trẻ không bị táo bón.

2.3. Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ

Nguồn thức ăn chủ yếu của trẻ 3 tháng tuổi là sữa mẹ. Chính vì vậy, để trẻ có thể phát triển toàn diện và đầy đủ chất, các mẹ cần phải chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thông qua chế độ ăn lành mạnh và khoa học.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho người mẹ chính là một trong những cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ 3 tháng tuổi chủ động nhất, mẹ có thể dễ dàng áp dụng ngay từ hôm nay.

Một số món ăn mẹ nên ăn trong cho thời gian cho con bú:

  • Cá đặc biệt là những loại cá nhiều Omega 3 như: Cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá mối…
  • Hạt dinh dưỡng: Hạt lanh, chia, óc chó, hạnh nhân.
  • Các loại rau có màu xanh đậm: Cải bó xôi, súp lơ, bông cải…
  • Các loại thực phẩm giàu Canxi: Sữa và các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm từ đậu nành, trứng, tôm, cua, ngũ cốc.
  • Ăn nhiều trái cây, đặc biệt là trái cây nhiều vitamin C như cam , quýt, quả bơ...
  • Uống nhiều nước.
  • Và một số thực phẩm khác như: Cà rốt, bí đỏ, đu đủ xanh, quả sung, rau khoai lang, rau thì là, rong biển…

Đọc thêm: Ăn gì để bổ sung Canxi tốt nhất

2.4. Tạo môi trường thoáng mát cho con

Tạo môi trường thoáng mát cho trẻ trong khi ngủ là cách chữa mồ hôi trộm hiệu quả

Tạo môi trường thoáng mát cho trẻ trong khi ngủ là cách chữa mồ hôi trộm hiệu quả


Bên cạnh việc tăng cường Canxi và Vitamin D cho bé, tăng cường dinh dưỡng, mẹ cũng nên chú ý đến một số yếu tố ngoại cảnh như:

  • Phòng ngủ: thoáng mát sạch sẽ, không để nhiệt độ phòng quá cao.
  • Quần áo, tã lót: Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo nhiệt độ cơ thể ổn định, không quá nóng, quá lạnh.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Điều này giúp bé thoát mồ hôi dễ hơn, tránh viêm nhiễm.
  • Lau khô cơ thể khi con đổ mồ hôi: Khi trẻ đổ mồ hôi quá nhiều, bạn nên chú ý và thường xuyên lau khô người bé, tránh để bé bị cảm lạnh.
  • Chú ý ko tắm khi con đang ra mồ hôi: Khi bé ra mồ hôi, lỗ chân lông đang giãn nở to, nếu bạn tắm cho bé vào thời điểm này bé rất dễ bị cảm lạnh. Việc làm tốt nhất lúc này là lau khô người cho bé, có thể cởi bớt quần áo, tã lót, chăn đắp nếu cần thiết.

3. Một số mẹo chữa mồ hôi trộm cho trẻ

Trong dân gian có lưu truyền một số cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ 3 tháng tuổi rất hiệu quả như:

3.1. Cháo trai

Cho trẻ ăn cháo trai là cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ 3 tháng hiệu quả

Cho trẻ ăn cháo trai là cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ 3 tháng hiệu quả
 

Nguyên liệu:

  • Trai đồng: 5 con loại vừa.
  • Lá dâu tằm non: 30g.
  • Gạo nếp: 50g.
  • Gạo tẻ: 50g.
  • Dầu ăn, gia vị vừa đủ.

Chế biến:

  • Pha nước muối, có bỏ thêm ớt ngâm cho trai nhả ra hết nhớt.
  • Luộc trai, nhặt lấy ruột rửa sạch và lọc lấy nước trong
  • Ruột trai thái nhỏ, ướp gia vị, dầu ăn đun nóng, cho trai vào xào cho thơm
  • Lá dâu tằm non thái nhỏ
  • Gạo nếp, gạo tẻ xay nhỏ nấu cháo với nước luộc trai. Có thể cho thêm nước nếu thiếu
  • Cháo chín nêm gia vị vừa ăn, cho trai xào và lá dâu tằm non vào nấu cùng
  • Cháo trai ăn 2 lần/ ngày, dùng liên tục 4 – 5 ngày

3.2. Cháo cá quả

Nguyên liệu:

  • Cá quả: 200g.
  • Gạo: 50g.
  • Ngũ vị: 2g.
  • Gia vị vừa đủ.

Chế biến:

  • Cá quả làm sạch, đem hấp cách thủy gỡ lấy thịt, ướp gia vị.
  • Đầu và xương cá giã nhỏ, lọc lấy nước.
  • Gạo, ngũ vị xay mịn cho vào nước cá ở trên, khuấy đều cho chin.
  • Nêm gia vị vừa ăn, cho thịt cá vào đun sôi lại.
  • Cháo cả quả ăn 1 lần/ ngày, ăn liên tục trong 3 – 5 ngày.

3.3. Cháo gốc hẹ

Nguyên liệu:

  • Gốc hẹ: 30g.
  • Gạo: 50g.
  • Thịt lợn nạc: 50g.
  • Gia vị vừa đủ.

Thực hiện:

  • Thịt lợn rửa sạch, xay nhỏ, ướp gia vị xào chin.
  • Gốc hẹ chọn phần thân sát củ, rửa sạch, giã nhỏ lấy  nước đặc.
  • Gạo xay thành bột, cho vào nước gốc hẹ, khuấy đều đun đến chín.
  • Cháo chín cho thịt lợn vào đảo cho sôi lại.
  • Cháo gốc hẹ ăn 1 lần/ ngày, dùng liên tục 2 – 3 ngày.

3.4. Cháo nếp cẩm

Nếp cẩm xay thành bột dùng để nấu cùng cháo hoặc bột ăn dặm cho trẻ. Với trẻ lớn hơn, bạn có thể để nếp cẩm nguyên hạt, ngâm gạo trong 4 giờ để  gạo mềm và nấu cháo cùng gạo tẻ cho trẻ ăn. Đây là cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ 3 tháng tuổi rất hiệu quả.

3.5. Canh rau ngót

Nguyên liệu:

  • Rau ngót: 30g.
  • Bầu đất: 30g.
  • Cật lợn (bầu dục): 1 quả.

Thực hiện:

  • Rau ngót, bầu đất rửa sạch.
  • Bầu dục làm sạch, băm nhỏ, ướp gia vị xào thơm.
  • Cho nước vào đun sôi, cho rau ngót, bầu đất vào nấu cùng, nêm gia vị vừa ăn.
  • Ngoài ra, bạn có thể nấu canh rau ngót thịt nạc, rau ngót nấu với giò sống…

3.6. Chè đậu xanh và lá dâu

Chè đậu xanh và lá dâu là một công thức món ăn rất hiệu quả để chữa mồ hôi trộm ở trẻ. Các bước thực hiện đơn giản bạn có thể theo dõi trong phần nội dung sau đây. Bên cạnh đó cách chữa mồ hôi trộm bằng lá dâu không cũng đem lại hiệu quả không kém, bạn có thể tìm hiểu thêm để áp dụng đối với con mình nhé.

Nguyên liệu:

Đậu xanh, lá dâu tằm khô, bột năng, đường

Thực hiện:

  • Đỗ xanh ngâm 3 giờ cho mềm và đãi sạch vỏ.
  • Là dâu tằm khô rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Bột năng hòa với nước lạnh.
  • Cho đậu xanh và nước vào nấu đến khi chín, cho thêm lá dâu tằm khô, đường và nước bột năng vào đun đến khi chín bột năng và lá dâu.
  • Chè đậu xanh và lá dâu dùng 2 lần/ ngày vào lúc đói, dùng liên tục 7 ngày.

3.7. Gối lá đinh lăng

Lá đinh lăng rửa sạch phơi khô dùng làm gối cho trẻ giúp trẻ an thần, ngủ ngon và sâu giấc đồng thời giúp ngăn chặn hiện tượng ra mồ hôi trộm.

Đọc thêm: Cách chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng

3.8. Ăn hoặc uống nước lá lốt

Chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt cũng là một phương pháp dân gian cực kỳ hiệu quả. Nếu đã thử nhiều phương pháp rồi mà chưa có hiệu quả thì mẹ hãy thử áp dụng chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt cho con xem nhé.

Nguyên liệu:

  • Lá  lốt khô: 100g
  • Nước : 1 lít

Thực hiện: Cho lá lốt khô và nước vào đun sôi, để nguội uống thay nước hàng ngày có hiệu quả rất tốt với chứng ra mồ hôi trộm.

Đọc thêm: 21 mẹo chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian hiệu quả nhất

Bên cạnh những cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ 3 tháng tuổi bằng phương pháp dân gian, mẹ hãy áp dụng một cách linh hoạt và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để khắc phục tình trạng này nhanh nhất cho con nhé!

3.0 (60%)/4 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI