6 cách nắn chân cho trẻ bị vòng kiềng và 8 lưu ý mẹ cần biết

62174

Lo sợ trẻ bị chân vòng kiềng không, rất nhiều các bậc cha mẹ tìm các cách nắn chân cho trẻ bị vòng kiềng từ sớm. Tuy nhiên, việc nắn chân có giúp trẻ cải thiện tình trạng chân vòng kiềng không và thực hiện như thế nào mới đúng lại không phải là điều mà ai cũng biết.

1. Có nên nắn chân cho trẻ bị vòng kiềng không?

1.1. Tại sao trẻ bị chân vòng kiềng?

Trẻ bị chân vòng kiềng

Trẻ bị chân vòng kiềng
 

Nhiều cha mẹ lo lắng khi thấy con mình vừa sinh ra chân đã bị vòng kiềng. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sơ sinh có đôi chân cong, không được thẳng. Điều này hoàn toàn bình thường là do trong bụng mẹ, trẻ luôn ở tư thế cong gập chân.

Sau khi ra đời, trẻ sẽ vẫn có hình dáng chân như vậy. Khi trẻ trên 1 tuổi, các khớp xương sẽ tự điều chỉnh để chân được thẳng lại. Trẻ 2-3 tuổi đầu gối hơi cong vẫn được coi là bình thường.

Tuy nhiên, khi trẻ từ 5 tuổi trở đi mà chân vẫn chưa được thẳng thì có thể là do những nguyên nhân sau đây:

  • Do di truyền: Trẻ có cha mẹ bị chân vòng kiềng bẩm sinh cũng có thể mắc phải chân vòng kiềng.
  • Do trẻ thiếu chất dinh dưỡng: Những trẻ không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, nhất là Vitamin D và Canxi sẽ khiến cho hệ xương kém chắc khỏe, xương yếu dẫn đến dị tật ở chân.
  • Trẻ thừa cân, béo phì có cân nặng lớn gây áp lực cho hệ xương làm xương dị dạng.
  • Do thói quen sinh hoạt không tốt như cho trẻ tập đi quá sớm, hay bế trẻ cắp nách,...
  • Do bệnh lý: Một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng như nhiễm trùng xương, bệnh Blount, có khối u,...

1.2. Có nên nắn chân cho trẻ bị vòng kiềng không?

Có nên nắn chân cho trẻ bị vòng kiềng không?

Có nên nắn chân cho trẻ bị vòng kiềng không?
 

Khi con bị chân vòng kiềng, nhiều cha mẹ đã thực hiện việc nắn chân với mục đích giúp chân con thẳng lại. Tuy nhiên, việc nắn chân cho trẻ không phải dễ dàng thực hiện.

Nếu như cha mẹ nắn chân sai cách có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là chân trẻ bị dị dạng, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ xương, viêm khớp,...

  • Đối với trẻ sơ sinh, việc nắn chân vòng kiềng là không cần thiết. Hầu hết chân các bé sẽ tự điều chỉnh để thẳng lại qua thời gian. Việc can thiệp lực với trẻ sơ sinh sẽ khiến hệ xương của trẻ phát triển không bình thường. Thay vào đó, cha mẹ chỉ nên massage nhẹ nhàng cho trẻ.
  • Với những trẻ lớn hơn, việc nắn chân có thể thực hiện được. Khi trẻ lên 4-5 tuổi, cha mẹ có thể thực hiện các động tác nắn chân giúp chân trẻ thẳng hơn. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa trẻ đến các khoa vật lý trị liệu tại bệnh viện để được hướng dẫn cách nắn chân chính xác nhất.

2. Cách nắn chân cho trẻ bị chân vòng kiềng

2.1. Cách nắn chân cho trẻ sơ sinh bị chân vòng kiềng

Nhẹ nhàng massage chân cho trẻ hàng ngày để khắc phục chân vòng kiềng

Nhẹ nhàng massage chân cho trẻ hàng ngày để khắc phục chân vòng kiềng
 

Đối với trẻ sơ sinh, việc massage nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ cảm thấy được thư giãn và thoải mái. Các động tác massage sẽ giúp lưu thông khí huyết, tăng cường lưu lượng máu đến vùng chân, kích thích trẻ ăn và ngủ tốt hơn.

Việc massage cho trẻ sơ sinh được thực hiện như sau:

Chuẩn bị:

  • Khi massage, mẹ nên để bé ở trần hoặc mặc mỗi bỉm. Đặt bé trong phòng yên tĩnh và có nhiệt độ phòng duy trì ở mức 27-28 độ C.
  • Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ và cắt gọn móng tay để tránh làm xước da bé. Bỏ trang sức trên tay như vòng, nhẫn để không làm bé bị đau.

Cách thực hiện:

  • Đặt bé nằm thẳng, dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng theo chiều từ trên xuống dưới để khí huyết được lưu thông.
  • Xoa nhẹ nhàng cẳng chân và đầu gối cho trẻ.
  • Nắn bóp nhẹ bàn chân và xoa lòng bàn chân.

Lưu ý:

  • Nên điều chỉnh lực massage theo phản ứng của trẻ: Nếu thấy trẻ khó chịu, mẹ nên massage nhẹ nhàng hơn.
  • Thời gian massage không nên kéo dài quá 10 phút. Nếu mẹ massage quá lâu, các cơ của trẻ sẽ bị nhão, gây tổn thương phần mềm.
  • Các mẹ chỉ nên massage bằng tay không, không sử dụng tinh dầu vì da bé rất nhạy cảm.
  • Thực hiện việc massage đều đặn mỗi ngày.

2.2. Bài tập khắc phục chân vòng kiềng cho trẻ

2.2.1. Bài tập 1: Đạp xe nằm

Động tác nắn chân đạp xe cho trẻ bị vòng kiềng

Động tác nắn chân đạp xe cho trẻ bị vòng kiềng
 

Bài tập này giúp chân trẻ được kéo dãn thẳng đồng thời cũng ngăn ngừa tình trạng táo bón. Cách thực hiện như sau:

  • Cho trẻ nằm ngửa trên thảm hoặc chăn mỏng.
  • Nắm lấy phần đầu gối của trẻ và di chuyển về hướng bụng.
  • Đưa chân trái của bé lên, chân phải kéo thẳng giống như đang đạp xe
  • Tập động tác đổi chân liên tục khoảng 1 phút sau đó nghỉ 1 phút và tiếp tục. Thực hiện 3-4 lần.

2.2.2. Bài tập 2: Quay chân tròn

Động tác này giúp trẻ phát triển phần cơ đùi và giúp xương chân thêm dẻo dai. Cách thực hiện như sau:

  • Cho trẻ nằm ngửa.
  • Nắm lấy cổ chân trẻ và từ từ di chuyển sang hai bên theo hướng xuống dưới.
  • Tập cho bé liên tục trong 5-10 phút.

2.2.3. Bài tập 3: Co duỗi chân

Động tác này giúp bé giảm thiểu chứng táo bón và phát triển xương chậu. Cách thực hiện như sau:

  • Để trẻ tư thế nằm ngửa.
  • Mẹ lấy hai tay nắm lấy hai bắp chân của trẻ.
  • Đẩy ngược hai chân về phía bụng, ấn nhẹ sau đó đồng thời kéo cả hai chân bé duỗi dài ra.
  • Thực hiện liên tục 15-20 lần.

2.2.4. Bài tập 4: Mở rộng hông

Bài tập này giúp trẻ phát triển cơ đùi và kích thích sự đàn hồi của cơ chân. Cách thực hiện như sau:

  • Để bé nằm ngửa thoải mái
  • Nắm lấy hai chân bé và đẩy ngược chân lên phía đầu, lòng bàn chân chạm vào nhau.
  • Thực hiện liên tục 15-20 lần.

2.2.5. Bài tập 5: Ngồi xổm

Bài tập này giúp bé cứng cáp, tăng cường sự săn chắc của xương chân và hông. Cách thực hiện như sau:

  • Giữ tay mẹ ở hai bên nách của trẻ.
  • Để chân trẻ chạm xuống sàn và đẩy người lên.
  • Cho bé ngồi xuống, đứng lên nhẹ nhàng. Thực hiện bài tập 5-10 phút.

3. Một số lưu ý khác

Bên cạnh phương pháp nắn chân, để hỗ trợ cải thiện chân vòng kiềng cho trẻ, các mẹ cần lưu ý:

3.1. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Bộ 3 dưỡng chất cho trẻ bị vòng kiềng

Bộ 3 dưỡng chất cho trẻ bị vòng kiềng
 

Trẻ được cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Đặc biệt, với những trẻ bị chân vòng kiềng, cần cung cấp đầy đủ bộ 3 dưỡng chất là:

  • Canxi

Thiếu Canxi gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho trẻ như hay quấy khóc, chậm phát triển chiều cao,...

Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương. Cung cấp Canxi đầy đủ sẽ giúp trẻ có hệ xương khỏe mạnh, hạn chế được dị tật chân vòng kiềng.

Bên cạnh bổ sung Canxi từ thực phẩm, bố mẹ nên bổ sung Canxi nano cho trẻ. Bởi Canxi nano có kích thước siêu nhỏ, có khả năng hấp thu gấp 200 lần Canxi thường. Canxi được hấp thu tối đa vào máu nên không tồn đọng trong cơ thể, không gây táo bón, sỏi thận.

  • Vitamin D3

Vitamin D3 giúp tăng khả năng hấp thu Canxi từ thành ruột vào máu. Cung cấp đủ Vitamin D3 sẽ giúp trẻ tránh bị còi xương, suy dinh dưỡng, hạn chế tình trạng chân vòng kiềng.

MK7 kết hợp với Vitamin D3 đưa Canxi từ máu vào tận mô xương, gắn chặt Canxi trong xương. Nhờ đó xương thêm chắc khỏe, dẻo dai, khắc phục tình trạng chân vòng kiềng hiệu quả.

3.2. Cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu

Nếu mẹ có đủ sữa, hãy để trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đầy đủ nhất cho trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có chứa chất kháng thể giúp trẻ khỏe mạnh và ít ốm vặt.

3.3. Tắm nắng

Cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng sớm 20-30 phút mỗi ngày sẽ giúp bé hấp thu được nhiều Vitamin D. Ngoài ra, tắm nắng còn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

3.4. Cho trẻ ngủ sớm và đủ giấc

Cho trẻ ngủ đủ giấc cũng là cách khắc phục chân vòng kiềng

Cho trẻ ngủ đủ giấc để hệ xương phát triển khỏe mạnh
 

Trẻ ngủ sớm và ngủ giấc sẽ giúp sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, hệ xương phát triển khỏe mạnh. Trẻ càng nhỏ tuổi thì số giờ ngủ càng lớn. Tổng số giờ ngủ của trẻ theo độ tuổi cho mẹ tham khảo như sau:

  • Trẻ 4- 12 tháng: 12-16 giờ
  • Trẻ 1 -2 tuổi: 11- 14 giờ
  • Trẻ 3-5 tuổi: 9-12 giờ

3.5. Kiểm soát cân nặng

Trẻ thừa cân, béo phì khiến cho hệ xương phải chịu một tác động lớn từ trọng lực làm xương biến dạng. Vì vậy, mẹ cần giúp trẻ kiểm soát cân nặng phù hợp với độ tuổi và chiều cao.

3.6. Không cho trẻ tập đi quá sớm

Các mẹ không nên bắt trẻ tập đi quá sớm. Hãy để bé tập đi tự nhiên. Trẻ nhỏ có hệ xương còn yếu và phát triển chưa hoàn thiện. Nếu trẻ tập đi sớm sẽ gây dị tật cho phần xương chân. Từ 9 tháng trở đi, mẹ có thể tập cho bé đi bằng cách nâng nách trẻ.

3.7. Tập dáng đi cho trẻ

Các mẹ cần cho trẻ tập đi đứng đúng chuẩn. Thói quen đi đứng chuẩn sẽ giúp trẻ cải thiện được tình trạng chân vòng kiềng.

3.8. Cho trẻ đi khám bác sĩ

Cha mẹ nên cho trẻ đi khám nếu tình trạng chân vòng kiềng gây ra do bệnh lý hoặc không xác định được nguyên nhân. Trường hợp chân vòng kiềng làm trẻ bị đau nhức xương, khó đi lại, cha mẹ cũng nên cho trẻ đi khám bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.

Đọc thêm: 7 cách khắc phục chân vòng kiềng hiệu quả nhất

Khi trẻ bị chân vòng kiềng, cha mẹ không nên quá lo lắng. Bổ sung đầy đủ Canxi, Vitamin D, MK7, Kẽm, khoáng chất… cho con và áp dụng những cách nắn chân cho trẻ bị vòng kiềng trên để hỗ trợ điều trị chân vòng kiềng hiệu quả nhất nhé!

>>
Xem thêm: Thầy thuốc ưu tú, BS Lê Thị Hải, Nguyên GĐ TT Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia sẽ chỉ ra sự nguy hiểm khi bị chân vòng kiềng ở trẻ, và cách phòng tránh hiệu quả TẠI ĐÂY.

4.4 (88%)/10 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI