15 mẹo khắc phục trẻ biếng ăn còi xương và 7 sai lầm cha mẹ cần tránh

3179

Trẻ biếng ăn còi xương thường có chiều cao cân nặng không phát triển, sức đề kháng giảm và dễ mắc nhiều bệnh khác nhau. Khắc phục tình trạng này như thế nào và có những điều cấm kị gì cần tránh? Cha mẹ hãy cùng theo dõi dưới đây. 

Tóm tắt nội dung

1. Dấu hiệu trẻ biếng ăn còi xương

trẻ biếng ăn thường xuyên quấy mẹ

Biếng ăn còi xương trẻ thường có dấu hiệu khóc quấy mẹ
 

Khi trẻ biếng ăn và có biểu hiện còi cọc, chậm lớn, nhiều người thường có suy nghĩ trẻ bị còi xương. Tuy nhiên chưa chắc điều này đã đúng. Bệnh còi xương bao gồm nhiều dấu hiệu khác nhau nên việc trẻ chỉ có 1, 2 dấu hiệu mập mờ là chưa đủ để kết luận trẻ có mắc bệnh hay không. 

Cụ thể các dấu hiệu của bệnh còi xương ở trẻ như sau: 

  • Trẻ hay quấy khóc, dễ nôn trớ.
  • Trẻ thường xuyên ra mồ hôi trộm.
  • Trẻ ngủ không ngon giấc, dễ giật mình và tỉnh dậy giữa chừng.
  • Bị rụng tóc ở sau đầu (rụng tóc vành khăn)...
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có các biểu hiện ở xương như thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có bướu ở đỉnh đầu, bướu trán, đầu bẹp cá trê… 
  • Ngoài ra, trẻ còi xương còn chậm phát triển vận động, chậm biết bò, đứng hay đi.
  • Trong trường hợp bị còi xương cấp tính, trẻ còn có thể bị co giật do hạ Canxi máu.

Đọc thêm: 21+ biểu hiện bé còi xương và gợi ý những cách điều trị hiệu quả cho mẹ

Khi nhận thấy trẻ có cả dấu hiệu biếng ăn và dấu hiệu còi xương, bên cạnh việc giúp trẻ giải quyết tình trạng biếng ăn, cha mẹ cũng nên áp dụng các phương pháp khác chữa còi xương cho trẻ, không nên để bệnh kéo dài gây hại tới sức khỏe. 

2. 10 mẹo giúp trẻ hết biếng ăn, khắc phục bệnh còi xương

Để có thể khắc phục tình trạng biếng ăn và còi xương cùng lúc một cách hiệu quả, cha mẹ nên áp dụng 10 mẹo sau. 

2.1. Không ép con ăn 

trẻ biếng còi xương mẹ không nên ép bé ăn


 

Nhiều bậc phụ huynh thường có thói quen đe dọa, trừng phạt, quở mắng hoặc thậm chí là đánh đập trẻ khi trẻ không chịu ăn. Những biện pháp tưởng chừng nghiêm khắc này thực tế chỉ tạo thêm nhiều áp lực tinh thần cho trẻ, khiến tình trạng biếng ăn nặng hơn. 

Thay vào đó, cha mẹ nên đối xử nhẹ nhàng, ân cần, giúp con mình thử những món mới và tuyệt đối không ép bé ăn khi bé có biểu hiện chán ngán.

2.2. Không kéo dài thời gian mỗi bữa ăn

Một trong những thói quen xấu mà cha mẹ vô tình tạo ra cho trẻ chính là kéo dài thời gian bữa ăn. Cụ thể là nhiều người thường để trẻ ngậm thức ăn quá lâu mà không nhai hoặc không nuốt, để trẻ chơi giỡn, nô đùa đến quên ăn cơm… 

Những thói quen này có thể khiến trẻ mất dần hứng thú với việc ăn uống hoặc chỉ muốn ăn thức ăn dạng lỏng mà chán ghét các thực phẩm dạng thô cần phải nhai nhiều như thịt cá, rau củ...

2.3. Chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ

Nếu trẻ chán ăn, lượng thức ăn trẻ nạp vào mỗi bữa thường khá ít. Khi này, cha mẹ có thể khắc phục bằng cách chia nhỏ các bữa ăn và cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. 

Việc cho trẻ ăn từng chút một vào khung thời gian khoa học sẽ giúp trẻ giảm gánh nặng tâm lý, khiến trẻ không phải sợ hãi khi phải ăn một lượng thức ăn quá nhiều vào mỗi bữa cơm. Ngoài ra, cách này cũng giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động thoải mái hơn.

2.4. Chế biến món ăn đủ chất và trình bày hấp dẫn

Vậy thì trẻ bị còi xương nên ăn gì? Câu trả lời sẽ được có ngay sau đây. Trẻ em thường rất thích những thứ có hình thù ngộ nghĩnh và màu sắc tươi sáng, sặc sỡ. Cha mẹ hoàn toàn có thể lợi dụng tâm lý này để giúp trẻ có hứng thú hơn với các món ăn. 

Thay vì các món ăn được bày biện ra tô, chén thông thường, cha mẹ có thể sắp xếp lại rồi trang trí thật hấp dẫn. Bạn có thể sắp xếp thịt cá, rau củ thành những con thú, phương tiện giao thông, nhân vật cổ tích… Món ăn càng thu hút về mặt thị giác thì các bé càng bị kích thích và có được cảm giác ngon miệng khi ăn.

2.5. Tạo không khí vui vẻ khi ăn

Nhiều cha mẹ bị mất kiên nhẫn khi thấy con mình không chịu ăn, dẫn đến việc quát tháo trẻ, khiến tâm lý trẻ càng nặng nề, sợ hãi và trẻ càng không muốn ăn. Ngoài ra, một vài trường hợp gia đình mâu thuẫn cũng khiến trẻ chịu gánh nặng tâm lý và không thiết ăn uống. 

Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ hãy cố gắng tạo ra không khí thật thoải mái, vui vẻ. Bên cạnh đó, một bữa ăn có đủ các thành viên trong gia đình cũng giúp trẻ không cảm thấy đơn độc khi ăn, từ đó giúp trẻ đạt được cân bằng vị giác, không còn chán ăn như trước.

2.6. Kiểm tra và chữa trị nếu trẻ đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn

Trẻ biếng ăn còi xương cần được đưa đi khám định kỳ

Đưa bé còi xương đi khám định kỳ
 

Các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn đường ruột chính là nguyên nhân làm cho hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề, ảnh hưởng trực tiếp tới cảm giác ngon miệng của trẻ, khiến các em bị chán ăn, thiếu hụt dinh dưỡng. 

Vì vậy, nếu trẻ gặp phải những dấu hiệu khác thường, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám còi xương suy dinh dưỡng để tìm ra nguyên nhân chính xác, trả lại khả năng ăn uống và phát triển bình thường cho con em mình.

2.7. Giảm đau nếu trẻ đang mọc răng hay viêm loét khoang miệng

Thường thì một số bệnh lý như mọc răng, viêm amidan, nấm lưỡi, áp xe lợi, viêm tuyến nước bọt... cũng có thể gây ra tình trạng biếng ăn của trẻ nhỏ. Khi gặp phải các tình trạng trên, trẻ rất ngại nhai và nuốt, lâu ngày dẫn tới biếng ăn. 

Để tránh những trường hợp này, cha mẹ nên dành thời gian để quan sát những dấu hiệu bất thường, từ đó đưa trẻ đi khám hoặc dùng thuốc để trẻ mau khỏi bệnh.

2.8. Bổ sung Canxi nano, Vitamin D3, MK7, Sắt, Kẽm, Lysine... cho trẻ

Trẻ bị còi xương đều đang thiếu Canxi nghiêm trọng. Do đó, việc bổ sung Canxi cũng như các chất bổ trợ cho việc hấp thụ Canxi là rất cần thiết. 

Việc bổ sung Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 là rất quan trọng với trẻ còi xương. 

  • Canxi nano: Là dạng Canxi dễ hấp thụ nhất, gấp 200 lần Canxi thông thường.
  • Vitamin D3: Có tác dụng tăng hiệu suất hấp thụ Canxi vào cơ thể, tăng chuyển hóa Canxi từ ruột vào máu.
  • MK7: Đóng vai trò trung chuyển đưa Canxi hòa tan trong máu vào tới từng xương, giải quyết tận gốc tình trạng còi xương, xương mềm yếu.

Ngoài ra, trẻ biếng ăn còi xương thường có sức khỏe kém. Do đó, trẻ cần được bổ sung nhiều chất khác như Sắt để bổ máu và tăng cường sức khỏe, Kẽm để kích thích ăn uống và tăng sức đề kháng, Lysine để tăng hấp thụ Canxi và tốt cho hệ thần kinh… 

Đọc thêm: ​Trẻ còi xương cần bổ sung gì? 7 chất dinh dưỡng + 10 thực phẩm hàng đầu cho trẻ còi xương

2.9. Bổ sung men vi sinh và chất xơ hòa tan

Tiêu hóa kém cũng là một nguyên nhân lớn dẫn tới tình trạng biếng ăn, chậm lớn và còi xương. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ nên bổ sung men vi sinh và chất xơ hòa tan cho trẻ. 

Chất xơ có 2 loại là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Trong đó, chất xơ hòa tan có khả năng hạn chế cholesterol, làm lượng thực phẩm đi qua hệ tiêu hóa của trẻ chậm lại, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng hơn… nên cần được đặc biệt lưu ý bổ sung. 

Men vi sinh (hay còn gọi là probiotic) lại có tác động rất tốt đến hệ tiêu hóa của trẻ em, giúp hệ tiêu hóa đạt được sự cân bằng, nhờ đó giúp việc ăn uống và tiêu hóa thức ăn diễn ra hài hòa hơn. 

2.10. Tạo thói quen vận động cho bé để tạo cảm giác đói và thèm ăn

Trong ngày, cha mẹ có thể cho con mình chơi những trò vận động nhẹ nhàng. Những trò chơi này sẽ giúp bé giải tỏa căng thẳng, vui vẻ và hào hứng hơn. Đồng thời, thói quen vận động cũng kích thích tiêu hao năng lượng dự trữ, khiến bé cảm thấy đói và ăn ngon hơn. 

2.11. Cho con đi tẩy giun định kỳ

Giun sán ký sinh là tác nhân bòn rút chất dinh dưỡng trong cơ thể, dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng và chán ăn ở trẻ. Những dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị giun ký sinh là đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, đau thượng vị, phân lỏng, da dẻ xanh xao mệt mỏi… Tốt nhất là cha mẹ cần cho con mình đi tẩy giun định kỳ để đề phòng cũng như giúp trẻ ăn uống tốt hơn.

Đọc thêm: 15+ cách chữa còi xương suy dinh dưỡng cho trẻ

3. 4 điều mẹ cần làm khi trẻ biếng ăn còi xương

Trẻ bị còi xương phải làm sao, đây là câu hỏi được rất nhiều các bậc phụ huynh thắc mắc. Vậy thì ngay sau đây cha mẹ hãy cùng theo dõi 4 điều quan trọng cần làm với trẻ còi xương như sau nhé. 

3.1. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng giàu Canxi và Vitamin D cho trẻ

thực đơn cho trẻ biếng ăn còi xương

Các món ăn dinh dưỡng cho trẻ còi xương chậm lớn
 

Sau khi áp dụng 10 mẹo trên và khiến trẻ hứng thú hơn trong ăn uống, mẹ cần khéo léo chế biến các món ăn giàu Canxi, Vitamin D để chữa còi xương cho trẻ. Canxi là khoáng chất quan trọng cấu thành hệ xương người, đồng thời rất cần thiết cho hệ thần kinh và cơ.

Chất này sẽ giúp trẻ cao lớn, tăng cường hệ miễn dịch và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Vitamin D lại là chất có vai trò kích thích chuyển hóa Canxi và Phospho, làm tăng quá trình lắng đọng của Canxi của xương.

Một số món ăn giàu Canxi và Vitamin D mà cha mẹ nên tăng cường cho trẻ có thể kể tới cá mòi, cá ngừ, trứng, phô mai, sữa chua, rau chân vịt, nước é cam,… 

Ngoài ra, khi nấu ăn cho trẻ, cha mẹ cũng nên cho thêm một ít mỡ/dầu vào thức ăn. Các chất béo này sẽ giúp cơ thể hấp thụ Vitamin D tốt hơn, tăng cường khả năng hấp thụ Canxi và chữa còi xương. 

Đọc thêm: Trẻ bị còi xương nên uống gì?

3.2. Cho trẻ tắm nắng hàng ngày

Cho trẻ tắm nắng hằng ngày là cách tốt nhất để cơ thể trẻ tự tổng hợp đủ lượng Vitamin D cần thiết. Khoảng thời gian tốt nhất để tắm nắng là từ 6 - 9 giờ sáng và sau 4-5h chiều tùy vào thời tiết nóng hay lạnh, như thế sẽ giúp trẻ tránh được tác hại nguy hiểm từ tia cực tím và vẫn có đủ lượng Vitamin D cần thiết. 

Đọc thêm: Tại sao chống còi xương phải thường xuyên tắm nắng?

3.3. Khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên

Tập thể dục thể thao sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hóa và cho quá trình trao đổi chất, giúp trẻ phát triển tốt về cả thể lực và trí lực. Ngoài ra, chế độ vận động thích hợp cũng giúp trẻ có cảm giác đói, ăn uống cũng ngon miệng hơn. 

Cha mẹ không nên quá bao bọc mà giữ con trong nhà quá nhiều. Hãy dành thời gian cho con và khuyến khích con vận động thường xuyên để con thêm khỏe mạnh. 

3.4. Tạo thói quen cho trẻ ngủ sớm và đủ giấc

Tạo cho bé thói quen ngủ sớm và ngủ đủ giấc sẽ tạo cho trẻ đồng hồ sinh học và nhịp điệu sinh học tốt, giúp cơ thể luôn phát triển hài hòa, rất có lợi cho các hoạt động cần thiết mà ăn uống ngon miệng là một trong số đó. 

4. Những sai lầm thường gặp của cha mẹ khi chăm sóc con biếng ăn còi xương

Một số trẻ bị biếng ăn còi xương nhưng chữa mãi không hết, hoặc chữa xong rồi lại tái phát lại do cha mẹ mắc phải một số sai lầm trong việc chăm sóc con. Vậy những sai lầm này là gì?

4.1. Cho con bú sữa loãng

Sữa mẹ được chia thành 2 loại là sữa đầu và sữa cuối. Khi trẻ bú mẹ, sữa đầu sẽ ra trước và sau đó là sữa cuối. 

Sữa đầu có màu trắng đục như nước vo gạo tiết ra khoảng 10 phút đầu ở mỗi bầu ngực, có chứa đầy đủ Vitamin và khoáng chất, có tác dụng làm mát, giúp trẻ hết khát. Sữa cuối tiết ra nối tiếp sữa đầu, với chất sữa đặc hơn và có màu vàng hơi sánh, chứa nhiều chất béo và đạm hơn, giúp trẻ tăng cân, tăng cơ.

Một số bà mẹ sợ ngực bị lệch nên hay cho trẻ đổi bên bú, hoặc một số mẹ sợ ngực hết sữa nên bé bú chưa được 10 phút đã đổi bên. Do đó, bé chỉ bú được sữa đầu, thiếu sữa cuối và bị thiếu chất. Để khắc phục, mẹ nên cho bé bú kiệt sữa ở 1 bên ngực, rồi mới cho bé bú sang bầu ngực còn lại. 

4.2. Không cho dầu ăn và mỡ vào thức ăn của trẻ

Các mẹ khi nấu cháo cho con thường chỉ tập trung vào phần đạm và tinh bột mà quên mất lượng chất béo cần thiết. 

Thiếu chất béo từ dầu ăn và mỡ khiến cơ thể của trẻ sẽ không có đủ năng lượng, việc hình thành mô mỡ điều hòa thân nhiệt kém, đồng thời khả năng hấp thụ một số Vitamin quan trọng tan trong dầu như A, E, D… cũng giảm đi đáng kể. Do đó, trẻ thiếu chất, còi xương và chậm lớn.

4.3. Không tự nấu ăn cho con

Thói quen mua cháo dinh dưỡng hoặc các món ăn chế biến sẵn là một sai lầm trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Những bát cháo dinh dưỡng này thường có giá chỉ 10.000 đồng nên rất khó để đảm bảo chất lượng. Những món cháo này không có được sự cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng chính là tinh bột, đạm, béo và Vitamin. 

Ngoài ra, cháo nấu sẵn thường có một tỉ lệ và công thức chung. Nếu bé nhà bạn có nhu cầu đặc biệt thì những món cháo này không thể đáp ứng được. Vì vậy, các bà mẹ nên cố gắng tự nấu ăn cho trẻ hằng ngày để trẻ khỏe mạnh nhất. 

4.4. Nấu một nồi cháo to và bắt con ăn cả ngày

sai lầm của mẹ khi nấu một nồi cháo to và bắt con ăn cả ngày

Sai lầm của mẹ là thường nấu nồi cháo to để con ăn cả ngày
 

Nấu một nồi cháo to rồi hâm nóng lại hằng ngày không chỉ làm mất hương vị mà còn làm chất dinh dưỡng bị thất thoát, đặc biệt là các loại Vitamin thiết yếu. 

Nếu quá bận rộn, cha mẹ có thể nấu sẵn một nồi cháo trắng để dùng dần, riêng phần thịt cá và rau củ sẽ được nấu trực tiếp cho mỗi bữa ăn. Như vậy, lượng dinh dưỡng cần thiết sẽ được đảm bảo. 

4.5. Không để con tự xúc ăn

Bón cơm cho trẻ sẽ làm trẻ mất đi tính tự lập, hình thành thói quen ỷ lại, không chịu ăn khi không được đút. Vì vậy, khi trẻ đã cử động vững và có thể cầm nắm thìa đũa, cha mẹ nên tập cho bé tự ăn và tự xúc thức ăn của mình. 

4.6. Đơn điệu trong chuẩn bị món ăn

Thức ăn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng tránh các món ăn lặp đi lặp lại khiến cho bé đã chán càng thêm chán. Ngoài ra, hàm lượng dinh dưỡng cũng không được phong phú. Thay vào đó, các mẹ nên nghiên cứu để tạo ra một thực đơn mới, vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng hằng tuần.

4.7. Lạm dụng thuốc kích thích ăn ngon

Các loại thuốc kích thích này có thể khiến trẻ béo ra, giúp trẻ kích thích vị giác nhưng thực tế có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như gây béo phì, làm loãng xương, tăng huyết áp, loét dạ dày tá tràng, làm giảm đề kháng của cơ thể. Cha mẹ không nên lạm dụng các loại thuốc này để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.

Đoc thêm: Bé 3 tuổi còi xương phải làm sao? 6 cách chữa trị AN TOÀN DỨT ĐIỂM

Vừa rồi là một số cách giúp trẻ biếng ăn còi xương cải thiện tình hình, có được cơ thể khỏe mạnh. Hy vọng cha mẹ trẻ sẽ tận dụng thật hiệu quả để giúp con em mình phát triển tốt hơn.

5.0 (100%)/1 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI