Bé 3 tuổi còi xương khiến xương của các bé bị biến dạng, trong trường hợp nặng còn có thể gây ra các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi và gây tử vong. Nếu như bạn đang chăm sóc con nhỏ thì đừng bỏ qua bài viết chia sẻ về tình trạng bé 3 tuổi còi xương ngay sau đây nhé.
Tóm tắt nội dung
Có thể bạn quan tâm:
- CẨM NANG bệnh còi xương cấp dành cho các bậc cha mẹ
- Bé còi xương - biểu hiện và giải pháp chữa trị An Toàn - Dứt Điểm
- Bệnh còi xương sớm là gì? 5 nguyên nhân, 6 cách phòng đơn giản
- 9 cách chữa còi xương suy dinh dưỡng DỨT ĐIỂM
1. Bệnh còi xương là gì? Biểu hiện ở bé 3 tuổi còi xương
Bé 3 tuổi còi xương thường có dấu hiệu xương biến dạng
Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu hụt Vitamin D hoặc do rối loạn chuyển hóa Vitamin D bên trong cơ thể. Bệnh này rất thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các trẻ từ 3 tuổi trở xuống. Khi mắc phải bệnh còi xương, tùy theo độ tuổi, trẻ có thể gặp phải nhiều triệu chứng khác nhau.
Đối với những em bé 3 tuổi, những biểu hiện trẻ còi xương suy dinh dưỡng có thể kể ra như sau:
- Có biến đổi xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn.
- Các xương chi xuất hiện vòng cổ tay và cổ chân.
- Các cơ bị nhão nên trẻ khá chậm biết bò, lẫy, đi đứng.
- Có nguy cơ bị chân vòng kiềng, chân tay cong, chân chữ bát, cột sống cong vẹo…
- Cơ thể xanh xao, thiếu máu, thường bị viêm phổi tái phát.
2. Nguyên nhân bé 3 tuổi còi xương
Nguyên nhân còi xương ở trẻ 3 tuổi là do biếng ăn
Nguyên nhân bệnh còi xương thường bắt nguồn từ những yếu tố sau:
- Thiếu Canxi: Cơ thể của trẻ bị thiếu Canxi do thiếu Vitamin D và MK7 (Vitamin K2). Đây đều là các loại Vitamin có vai trò chuyển hóa Canxi, nên nếu bị thiếu hụt, xương của trẻ sẽ không có được lượng Canxi cần thiết để phát triển.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu hụt Canxi cũng các dưỡng chất thiết yếu khác. Lúc này, trẻ sẽ dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng và nhiều bệnh lý khác.
- Mắc một số bệnh về đường tiêu hóa: Một số bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón… sẽ làm suy giảm khả năng hấp thụ Vitamin D, khiến trẻ dễ bị còi xương.
- Bé 3 tuổi còi xương biếng ăn: Tình trạng biếng ăn khiến lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể trẻ bị mất cân bằng. Các trẻ biếng ăn thường bị thiếu chất, thiếu lượng vi chất thiết yếu để cơ thể tổng hợp Canxi nên rất dễ bị còi xương.
- Thiếu ánh nắng mặt trời: Điều kiện sống chật chội, ít được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên cũng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiếp thu Vitamin D có trong ánh sáng mặt trời, từ đó gây ra bệnh còi xương.
3. Bé 3 tuổi bị còi xương phải làm sao?
Khi thấy con mình gặp những dấu hiệu ở phần đầu thì cha mẹ không nên quá lo lắng, thay vào đó, bạn có thể áp dụng những cách sau:
3.1. Cách 1: Trẻ 3 tuổi bị còi xương nên ăn gì?
Thay đổi chế độ ăn uống, có điều chỉnh khoa học trong chế độ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ dần dần khắc phục được tình trạng còi xương.
3.1.1. Thức ăn cho trẻ còi xương
Bé 3 tuổi còi xương nên bổ sung thêm nhiều thịt gà
Khi trẻ mắc chứng còi xương thì cha mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm sau đây:
- Gạo, khoai tây: Là những thức ăn chứa nhiều tinh bột, một trong 4 nhóm dinh dưỡng chính giúp trẻ phát triển thể chất.
- Thịt gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng: Là những thức ăn cung cấp nguồn đạm, giúp cơ thể xây dựng tế bào, phát triển cơ, xương và răng...
- Sữa bột giàu năng lượng: Bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho trẻ. Tuy nhiên thì cha mẹ nên sử dụng theo hướng dẫn cụ thể của Bác sĩ.
- Dầu, mỡ: Chứa nhiều chất béo, giúp cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc. Chất béo còn giúp hấp thu nhiều Vitamin tan trong mỡ như Vitamin A, E, K, D...
- Các loại rau xanh và quả chín: Chứa nhiều Vitamin và khoáng chất cần thiết để phát triển hệ xương nói riêng.
3.1.2. Gợi ý thực đơn 1 ngày cho trẻ 3 tuổi còi xương
Trẻ bị còi xương nên ăn gì? Các chuyên gia cho rằng ngoài 3 bữa chính với lượng dinh dưỡng đầy đủ, cha mẹ cần bổ sung thêm nhiều bữa phụ phù hợp. Cha mẹ nên lên sẵn thực đơn để có thể cho con ăn đầy đủ nhất.
Sáng: Cháo sụn lợn
Bé 3 tuổi còi xương nên bổ sung thêm cháo sụn lợn trong tuần thường xuyên
- Nguyên liệu: 100g xương sụn, 50g gạo, gia vị các loại.
- Cách thực hiện:
- Đem phần xương sụn lợn đi rửa sạch rồi xay nhỏ, ướp với gia vị cho ngấm.
- Xay gạo thành bột.
- Xương sụn cho vào nồi với 150ml nước để nấu sôi.
- Khi sụn nhừ thì ta sẽ cho gạo vào khuấy đều và tiếp tục nấu cho tới khi cháo chín nhừ.
Trưa: Cật gà xào thơm
- Nguyên liệu: 5 cái cật gà, 150g thơm tươi, 1 trái ớt xanh, nửa trái ớt đỏ, gia vị các loại.
- Cách thực hiện:
- Đem cật gà rửa với muối cho sạch, cắt bỏ gân trắng, dùng dao khía nhiều đường vào thân cật rồi cho vào nước sôi luộc sơ trong vòng 3 phút.
- Rửa sạch thơm rồi cắt thành miếng vừa ăn, cắt ớt tương tự.
- Bắc chảo lên rồi phi thơm hành tỏi.
- Tiếp tục cho cật và và các nguyên liệu khác vào xào chín.
- Nêm thêm gia vị vừa miệng trẻ.
Phụ: Bột chân cua
- Nguyên liệu: 300g chân cua, 50g hạt sen, 50g đậu xanh
- Cách thực hiện:
- Chọn phần chân của những con của khỏe mạnh, tươi ngon, đem rửa sạch rồi sấy khô và tán thành bột mịn.
- Thực hiện tương tự với hạt sen và đậu xanh.
- Đem các loại bột trên trộn đều với nhau, mỗi bữa dùng 1 muỗng bột trộn với cơm hoặc cháo loãng, nêm thêm gia vị cho vừa ăn.
Tối: Canh xương bò
Canh xương bò bổ sung cực nhiều dưỡng chất cho trẻ còi xương
- Nguyên liệu: 1kg xương bò, 500g cà rốt, 200g cà chua, 200g bắp cải, 1 củ hành tây, gia vị…
- Cách thực hiện:
- Rửa sạch xương bò rồi chặt thành miếng to, cho nước vào nấu trong vòng 5 phút rồi vớt xương ra.
- Gọt vỏ cà rốt rồi cắt lát
- Đặt chảo nóng, xào thơm hành tây rồi cho thêm nước.
- Tiếp tục cho xương bò vào nấu với cà rốt, bắp cải, cà chua… rồi đậy nắp lại hầm trong 3 tiếng đồng hồ.
- Cuối cùng thì ta chỉ việc nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Phụ: Cháo lòng đỏ trứng gà
- Nguyên liệu: 2 lòng đỏ trứng gà, 50g gạo ngon, gia vị…
- Cách thực hiện:
- Đem luộc chín trứng gà, bỏ lòng trắng trứng, chỉ lấy lòng đỏ.
- Tiếp tục sấy khô tán thành bột.
- Đem gạo rang vàng rồi tán thành bột, trộn đều với bột trứng.
- Cho bột vào nồi rồi đổ nước vừa đủ để đun chin.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn.
3.2. Cách 2: Bé 3 tuổi còi xương nên uống gì?
Sữa bột cũng là nguồn thực phẩm gợi ý cực tốt cho bé còi xương 3 tuổi
Ngoài các bữa ăn, cha mẹ cũng nên cho trẻ bổ sung thêm dưỡng chất bằng các cách sau:
- Sữa bột: Sữa bột là sản phẩm được điều chế ở dạng khô, sở hữu lượng dinh dưỡng rất cao. Một số loại sữa chống còi xương tiêu biểu là sữa GrowPLUS+ Đỏ, sữa GrowPLUS+ cam, Sữa ABBott Pediasure B/A, vv…
- Bộ 3 Canxi nano, Vitamin D3 và MK7: Canxi nano với kích thước siêu nhỏ có khả năng tăng hấp thu gấp 200 lần so với Canxi thông thường. Trong khi đó, Vitamin D3 và MK7 sẽ tối ưu hóa việc đưa Canxi vào máu, rồi vận chuyển Canxi tới xương cũng như những bộ phận quan trọng đang bị thiếu hụt Canxi khác.
Thiếu đi Vitamin D3 và MK7, cơ thể không thể hấp thụ và vận dụng hiệu quả Canxi ăn vào. Do đó, cha mẹ cần chú trọng bổ sung đầy đủ cả 3 chất này vào chế độ dinh dưỡng của con.
Đọcthêm:
- Trẻ còi xương suy dinh dưỡng nên uống sữa gì? TOP 10 loại sữa tốt nhất!
- Bộ 3 Canxi nano, vitamin D3, MK7 dùng thế nào cho hiệu quả tốt nhất?
- Sản phẩm chứa Canxi nano, D3 và MK7 ?
3.3. Chữa trẻ 3 tuổi còi xương từ bài thuốc dân gian
Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng, cha mẹ còn có thể tận dụng các bài thuốc dân gian được tin dùng qua nhiều thế hệ sau:
3.3.1. Cách 3: Bài thuốc từ mật ong và hoàng tinh
Bài thuốc từ mật ong và hoàng tinh chữa còi xương
Chuẩn bị 50g hoàng tinh, 100g mật ong. Đem ngâm hoàng tinh vào nước sạch cho mềm rồi rửa sạch và cho vào nồi luộc chín để nguội. Sau đó tiếp tục cho hoàng tinh đã nguội vào đun cùng mật ong đến khi mật ong ngấm hết vào hoàng tinh. Mẹ nên để hỗn hợp này trong bình, cho trẻ ăn hằng ngày.
3.3.2. Cách 4: Bài thuốc từ các loại xương gà, bò, lợn, chó, dê
Mọi người nên chuẩn bị mỗi loại xương gà, bò, lợn, chó, dê 100g, gạo tẻ…Mẹ đem xương đi rửa sạch rồi đập dập, cho vào nồi ninh nhừ, lọc lấy nước và bỏ bã. Tiếp tục mẹ cho gạo tẻ vào phần nước xương này nấu thành cháo rồi cho trẻ ăn hằng ngày.
3.3.3. Cách 5: Bài thuốc trị còi xương từ vỏ trứng gà
Bắt đầu thực hiện mẹ cần chuẩn bị 10 vỏ trứng gà sạch, 12g sơn tra, 6g hạt sen. Đem các nguyên liệu trên đi sắc để nấu với 2 chén nước. Nấu cho tới khi còn khoảng 1 bát là được. Mẹ chia phần thuốc thu được làm 2, cho trẻ uống 2 lần trong ngày.
3.3.4. Cách 6: Bài thuốc từ gan gà ý dĩ – hoài sơn
4. Sai lầm của bố mẹ khiến con ngày càng còi cọc
Tình trạng còi cọc của trẻ có thể bắt nguồn từ những nguyên do sau:
-
Nấu một nồi cháo to và bắt con ăn cả ngày:
Sai lầm của cha mẹ là nấu nồi cháo quá to cho bé ăn cả ngày
Vì quá bận hoặc sợ mất thời gian, nhiều bậc cha mẹ thường nấu một nồi cháo lớn rồi cho con mình ăn dần. Theo các chuyên gia, đây là thói quen rất tai hại vì vừa không vệ sinh, vừa làm thức ăn mất vị ngon, trên hết thì thức ăn để lâu còn bị hao hụt dinh dưỡng khá nhiều.
Do đó, các bậc cha mẹ nên nấu thành 2 đến 3 bữa mỗi ngày với các món ăn khác nhau và nên tránh lặp lại. Nếu muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể nấu một nồi cháo trắng rồi chia thành từng phần để nấu với các nguyên liệu khác.
-
Cho con ăn đồ ăn sẵn, không tự nấu ăn cho con:
Nhiều bậc cha mẹ cũng có thói quen cho trẻ ăn cháo dinh dưỡng hoặc các món ăn nhanh. Trên thực tế, thói quen này có xu hướng khiến trẻ càng ngày càng biếng ăn.
Mỗi bữa ăn cho trẻ phải đảm bảo được bốn nhóm dinh dưỡng chính là tinh bột, đạm, chất béo và khoáng chất. Với mức giá chỉ vài nghìn đồng, chắc chắn rằng các loại cháo bán sẵn sẽ không thể nào đáp ứng được tiêu chí trên.
-
Không cho dầu ăn + mỡ vào cháo của bé:
Khi nấu cháo, nhiều người thường chỉ chú trọng vào lượng đạm mà quên rằng chất béo cũng là dưỡng chất quan trọng, có vai trò cung cấp năng lượng và hình thành mô mỡ, giúp trẻ hấp thu nhiều Vitamin quan trọng.
-
Chuẩn bị những bữa ăn qua loa cho trẻ:
Chỉ chuẩn bị những món ăn qua loa thường dẫn đến món ăn sơ sài, thực đơn bị trùng lặp. Điều này không chỉ mất cân bằng về dinh dưỡng mà còn khiến trẻ nảy sinh tâm lý chán ăn.
-
Không quan tâm đến khẩu vị của trẻ, ép trẻ ăn:
Khá nhiều cha mẹ chỉ chăm chăm ép trẻ ăn hết khẩu phần mà không quan tâm tới sở thích hay khẩu vị của con mình cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ dần mất hứng thú với chuyện ăn uống, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh. Chính vì thế, khi trẻ tỏ ra không hứng thú với món ăn, bạn hãy thử cải thiện về màu sắc, thành phần, hương vị… của món ăn.
-
Cho trẻ uống nước ép hoa quả có quá nhiều đường:
Nước hoa quả rất giàu dinh dưỡng nhưng đây có thể là con dao hai lưỡi ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Lượng đường nhiều trong thức uống này có thể gây hại khi trẻ uống quá nhiều. Theo ý kiến của chuyên gia, cha mẹ chỉ nên cho trẻ uống tối đa là nửa ly nước ép 100% từ hoa quả mỗi ngày.
5. Cách phòng bé 3 tuổi còi xương trở lại
Phòng chống bệnh còi xương ở trẻ 3 tuổi là nên cho bé đi ngủ sớm
Cách phòng chống bệnh còi xương ở trẻ các bậc phụ huynh cần phải ghi nhớ và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế những hậu quả không mong muốn trong tương lai.
- Không nên ở trong phòng kín và tối: Phòng ở phải thoáng mát và đủ ánh sáng, thuận lợi cho sự phát triển của trẻ.
- Theo dõi thường xuyên: Cha mẹ cần phải dành nhiều thời gian để theo dõi sự phát triển của trẻ. Cần đặc biệt lưu ý khi trẻ có những dấu hiệu bất thường. Lúc đó, nên cho trẻ uống bổ sung Canxi, Vitamin D3 nếu thiếu. Nếu tình trạng trở nặng thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.
- Tiếp xúc ánh nắng từ 10-15 phút mỗi ngày: Thời điểm tốt nhất để cho trẻ tắm nắng là vào buổi sáng (từ 6h cho tới 9h) và sau 5h chiều. Vào những thời điểm này, ánh nắng không gay gắt, giảm thiểu tia cực tím có lại làm cháy, bỏng da của trẻ.
- Cần cho bé ngủ đủ giờ, đi ngủ sớm: Khi được ngủ đủ giấc và sâu thì cơ thể sẽ được tăng cường hệ miễn dịch, ổn định hệ thần kinh, giúp xương phát triển tốt hơn.Trẻ nên được ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
- Bổ sung đầy đủ bộ ba Canxi, vitamin D3, MK7: Giúp bé bổ sung đủ lượng Canxi cần thiết và đưa Canxi vào tận xương.
Hy vọng rằng với những kiến thức vừa được chia sẻ, kèm theo đó là gợi ý về các món ăn và bài thuốc chữa còi xương thì các bậc cha mẹ sẽ giúp bé 3 tuổi còi xương nhà mình phát triển khỏe mạnh nhất.