9+ điều cần biết khi bé bị còi xương

3953

Bé bị còi xương có thể ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sống cũng như sự phát triển trí tuệ của trẻ. Căn bệnh này thực chất là gì, biểu hiện và điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu những điều quan trọng nhất qua bài viết dưới đây. 

1. Bệnh còi xương là gì? 

còi xương ở trẻ

Tình trạng còi xương ở trẻ nhỏ ngày càng phổ biến hiện nay
 

Bé bị còi xương là tình trạng cơ thể trẻ nhỏ bị rối loạn chuyển hóa xương, sinh ra do sự thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình hình thành và củng cố hệ xương như Vitamin D, Canxi, Phospho.

Sự thiếu hụt này mang lại nhiều biến chứng cho hệ xương như sau:

  • Hệ xương trở nên mềm yếu, không cứng cáp và chậm phát triển.
  • Hệ thần kinh và trí tuệ bị ảnh hưởng nhất định. 
  • Chân phát triển dị dạng, bị cong do còi xương.
  • Cổ tay phình to do còi xương.
  • Xương sườn nổi hạt ở trẻ còi xương.

Đọc thêm: Bệnh còi xương là gì? Nguyên nhân và cách phòng chống

2. Biểu hiện của bệnh còi xương như thế nào?

Cổ tay phình to do còi xương

Biểu hiện bé còi xương tay thường bị phình to hơn 
 

Biểu hiện bé còi xương các bậc cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường đối với thể nhẹ. Nhưng ở thể nặng, còi xương có thể là những dấu hiệu khó thấy và cần phải đi khám bác sĩ mới cho thể nhận biết được về những dấu hiệu này. 

2.1. Biểu hiện còi xương trẻ em giai đoạn đầu

Trẻ trẻ bắt đầu bị thiếu Canxi, các dấu hiệu của bệnh còi xương sẽ bắt đầu thể hiện như:

  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, giật mình giữa đêm.
  • Trẻ có dấu hiệu bé bị rụng tóc vành khăn.
  • Trẻ hay đổ mồ hôi trộm.
  • Trẻ nhỏ có hóp mềm, rộng, lâu đóng kín.
  • Chân tay mềm yếu, không có lực, trẻ phản ứng chậm và kém.
  • Bé chậm mọc răng, răng yếu và dễ bị sâu.

2.2. Biểu hiện còi xương trẻ nhỏ giai đoạn nặng

Xương sườn nổi hạt ở trẻ còi xương

Còi xương nặng ở trẻ cần phải được đưa đến bệnh viện chữa trị kịp thời
 

Em bé còi xương nặng hơn, cơ thể bị thiếu hụt Canxi nặng nề, khiến các xương trong cơ thể bị suy yếu rõ rệt, cụ thể là những dấu hiệu cụ thể sau đây:

  • Chậm phát triển các hoạt động vận động như đi, đứng, ngồi, bò…
  • Trẻ có nhiều khiếm khuyết nha khoa, răng mọc không chỉ chậm mà còn bất thường.
  • Dị tật xương, chân chữ X, chân chữ O, vòng kiềng…
  • Cột sống cong bất thường.
  • Lồng ngực biến dạng, xương ức dô, có nổi chuỗi hạt sườn.
  • Xương sọ phát triển dị dạng, trán cong dô quá mức.
  • Có dấu hiệu hạ Canxi máu, động kinh.

Đọc thêm: 13+ biểu hiện trẻ còi xương suy dinh dưỡng và 4 cách khắc phục 

3. Phân loại còi xương ở trẻ

Ít ai biết rằng, còi xương ở trẻ cũng phân chia thành nhiều loại và có những đặc điểm riêng biệt khác nhau. Bố mẹ cần biết qua những sự khác biệt này để có thể xác định và có biện pháp cải thiện sức khỏe đúng cách cho con mình.

3.1. Còi xương kháng Vitamin D 

Như chúng ta đã biết, nguyên nhân chính dẫn đến còi xương đó là thiếu Vitamin D, vì thế, việc bổ sung Vitamin D đúng cách là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, một số trẻ bị còi xương lại do kháng Vitamin D.

Tình trạng còi xương kháng Vitamin D bộc phát rất muộn đa số là sau 1 tuổi và có những biểu hiện nặng như biến dạng cột sống và các chi tay chân, cơ thể kháng Vitamin D khiến quá trình điều trị bệnh gặp khó khăn hơn so với các thể còi xương khác. 

3.2. Còi xương thiếu Vitamin D 

Còi xương thiếu Vitamin D là dạng trẻ em còi xương thường gặp nhất và cũng dễ phát hiện cũng như đưa ra được các biện pháp điều trị thích hợp. Ở trường hợp này, trẻ còi xương do thiếu Vitamin D làm rối loạn quá trình trao đổi dưỡng chất, thiếu Vitamin D, Canxi, Phospho làm hệ xương trở nên mềm yếu, kém phát triển. 

3.3. Còi xương thể bụ bẫm 

Đối với còi xương thể bụ bẫm, trẻ có vẻ ngoài rất bụ bẫm, mập mạp khiến không ai mới nhìn vào có thể biết rằng bé đang bị còi xương.

Tuy nhiên, chính do cơ thể quá mập mạp nên dưỡng chất cung cấp cho cơ thể trẻ cũng lớn hơn gấp nhiều lần so với những trẻ khác. Điều này khiến chế độ ăn dễ không đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất dẫn đến tình trạng còi xương.

4. Nguyên nhân nào khiến trẻ em bị còi xương?

Nguyên nhân còi xương ở trẻ là do thiếu Canxi

Nguyên nhân bé bị còi xương chính là do thiếu Canxi cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác
 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng còi xương ở trẻ. Đặc biệt, có một số yếu tố còn làm tăng nguy cơ còi xương nếu không được phát hiện và điều trị nhanh chóng.

4.1. Nguyên nhân còi xương ở trẻ em

Canxi và Phospho là 2 chất chính cấu tạo nên xương. Do đó, nếu thiếu 2 chất này, chắc chắn xương sẽ bị mềm yếu. Sự thiếu hụt dưỡng chất quan trọng này khiến hệ xương dễ bị tổn thương và gây ra nhiều biến chứng trong đó có những biến chứng nguy hiểm như xương yếu, chậm phát triển.

Vitamin D là dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ được Canxi. Thiếu Vitamin D sẽ khiến khả năng hấp thụ Canxi của cơ thể giảm, dẫn tới tình trạng thiếu Canxi, còi xương.

Đọc thêm: 15+ nguyên nhân bé còi xương và cách phòng chống hiệu quả nhất

4.2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ còi xương

  • Mẹ thiếu Vitamin D khi mang thai: Điều này khiến trẻ sơ sinh không có đủ lượng Vitamin D dự trữ trong nhau thai, sữa mẹ làm cho trẻ sau khi sinh ra dễ bị còi xương sớm.
  • Trẻ được nuôi bằng sữa công thức: Trẻ được nuôi bằng sữa công thức dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ. Sữa mẹ thường có đủ Vitamin D và Canxi, đồng thời cũng dễ hấp thụ hơn sữa công thức. Do đó, trẻ bú sữa mẹ thường được hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất hơn. 
  • Ăn dặm quá sớm: Ăn dặm sớm trước tuổi, nhất là trẻ ăn các loại gia vị sớm sẽ khiến tình trạng còi xương gia tăng. Trong các loại gia vị có nhiều acid phytic dễ dẫn đến tình trạng giảm hấp thụ Canxi, Vitamin D. 
  • Trẻ suy dinh dưỡng, thể trạng yếu: Tình trạng này khiến trẻ kém hấp thu dưỡng chất dẫn đến nguy cơ còi xương cao hơn.
  • Thiếu ánh sáng mặt trời: Do trẻ sinh ra vào mùa đông, sinh ở vùng núi, tập quán kiêng cữ không cho tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài làm hạn chế sự hấp thu Vitamin D qua ánh nắng khiến trẻ dễ bị còi xương.
  • Trẻ mắc các bệnh lý như: Nhiễm ký sinh trùng đường ruột, tiêu chảy, viêm gan tắc mật… đều ảnh hưởng đến quá trình hấp thu Vitamin D gây còi xương.

5. Tác hại của bệnh còi xương với sức khỏe của trẻ

tác hại của còi xương là chậm phát triển thể chất

Chậm phát triển thể chất là một trong những tác hại của bệnh còi xương
 

Bé bị còi xương nếu kéo dài và không có biện pháp chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến chất lượng sống cũng như sự phát triển và sức khỏe của trẻ như:

  • Chậm phát triển thể chất, chiều cao, cân nặng thua kém bạn bè dẫn đến tâm lý kém tự tin và đánh mất nhiều cơ hội trong học tập cũng như việc làm.
  • Kém hấp thu dinh dưỡng khiến sức khỏe không tốt, dễ bị nhiễm bệnh, hoài phí thức ăn do cơ thể không hấp thu trọn vẹn giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm.
  • Lâu dài có thể dẫn đến hạ Canxi, động kinh.
  • Xương yếu, dễ gãy gây ra nhiều căn bệnh và sự bất tiện, khó khăn trong cuộc sống.

6. Bệnh còi xương có chữa được không?

Bệnh còi xương có thể chữa được nhưng để càng lâu sẽ càng khó khăn cho quá trình điều trị. Nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến nhiều yếu tố như thẩm mỹ, sự phát triển về trí tuệ và cả tình trạng sức khỏe sau này.

Tốt nhất bạn nên xác định rõ tình trạng bé đang gặp phải, đưa con đến bệnh viện thăm khám kết hợp các biện pháp khác để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng và giúp trẻ khỏe mạnh mỗi ngày. 

7. Trẻ bị còi xương phải làm sao?

Khi trẻ bị còi xương, bố mẹ phải có chế độ chăm sóc đặc biệt, chú trọng một số lưu ý riêng để cải thiện sức khỏe con một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn bằng những cách sau đây. 

7.1. Cho trẻ tắm nắng mỗi ngày 

Tắm nắng là một trong những việc rất cần thiết giúp cơ thể trẻ hấp thụ Vitamin D hiệu quả nhất để hỗ trợ Canxi cùng các vi chất khác chuyển hóa hiệu quả trong cơ thể. Ánh nắng sẽ kích thích làn da tự động sản sinh ra Vitamin D, đi thẳng vào máu và giúp hấp thụ Canxi hiệu quả. 

Cách thức tắm nắng đúng chuẩn nhất như sau:

  • Tắm nắng khoảng 20 - 30 phút mỗi ngày.
  • Thời gian tắm nắng tốt nhất là trước 9h và 16 - 17h.
  • Không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu và mặt.
  • Nên cho cơ thể trẻ tiếp xúc đều với ánh nắng lần lượt từng bộ phận từ tay, chân đến các vùng ngực, lưng.
  • Thời gian đầu mẹ nên cho bé làm quen với ánh nắng khoảng 5 phút/ngày sau đó tăng dần lên. 

Đọc thêm: Tại sao chống còi xương phải thường xuyên tắm nắng?

7.2. Trẻ bị còi xương nên ăn gì?

Trẻ bị còi xương nên có chế độ ăn uống đa dạng, chú ý thức ăn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng cần nhiều thực phẩm giàu Vitamin D và Canxi như rau lá xanh đậm, tôm, cua, cá, các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc… Không nên bỏ qua chất béo, dầu mỡ có lợi để hỗ trợ tích cực cho việc hấp thụ Vitamin D của cơ thể.

7.3. Bé bị còi xương nên uống sữa gì?

Trẻ bị còi xương nên uống những loại sữa năng lượng cao, tập trung bổ sung nhiều Canxi, Vitamin D… Bé bị còi xương nên uống sữa gì ngay sau đây sẽ là câu trả lời chính xác nhất:

  • Dielac Grow Plus 2+: Được bổ sung 9 tỉ lợi khuẩn và chất xơ hòa tan Inulin & FOS. Đây là dòng sữa chuyên dụng dành riêng cho trẻ còi xương và suy dinh dưỡng vì chúng chứa nguồn năng lượng cực kỳ dồi dào.
  • Nutifood GrowPlus: Chứa Weight Pro+ giàu năng lượng, chất đạm, Selen,Cholin, Nucleotides, Taurin, chất béo chuyển hóa nhanh MCT, Vitamin A, E, C,  Kẽm, Lysin, Vitamin nhóm B, Canxi, Phospho… cực giàu dưỡng chất.
  • Abbott Pediasure B/A: Chứa các dưỡng chất cần thiết như Choline, DHA, Canxi, sắt, các loại Vitamin B1, B2, B12…giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và hỗ trợ hấp thu dưỡng chất cũng được dồi dào hơn rất nhiều.
  • Pediacare Gold: Chứa nhiều khoáng chất kẽm, Lysine, Vitamin B, Vitamin D3, Canxi, Phospho, Vitamin A và C giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Honilac: Có chứa sắt kẽm, axit folic bổ máu, sữa non, Beta-glucan giúp tăng cường sức đề kháng và Canxi, Vitamin D3 giúp trẻ phát triển chiều cao, ngăn ngừa còi xương chậm lớn.

7.4. Bé bị còi xương uống thuốc gì?

Vipteen Vinh Gia chữa còi xương cho nhiều đối tượng

TPBVSK Pre-Vipteen 2, TPBVSK Pre-Vipteen 3, TPBVSK Vipteen Vinh Gia phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau
 

Aquadetrim Vitamin D3, Calcium Corbiere, Canxi B1 – B2 – B6, TPBVSK Pre-Vipteen 2, TPBVSK Pre-Vipteen 3, TPBVSK Vipteen Vinh Gia... là một số những loại thuốc/TPCN uy tín hiện nay được nhiều mẹ tin dùng.

Sự kết hợp của Canxi nano, MK7, Vitamin D3 cũng rất tốt trong việc điều trị còi xương, chậm lớn ở trẻ. Sở dĩ 3 dưỡng chất này cực kỳ cần thiết đối với trẻ bị còi xương vì chúng là sự kết hợp tuyệt vời để đưa Canxi vào sâu trong cơ thể để cung cấp đầy đủ nhu cầu Canxi của cơ thể nhất.

Đọc thêm: 

8. Địa chỉ khám còi xương uy tín hàng đầu cho trẻ

viện dinh dưỡng quốc gia

Địa chỉ khám bệnh còi xương uy tín chính là Viện dinh dưỡng Quốc gia
 

Khi nghi ngờ con mắc bệnh còi xương, cha mẹ nên cho con đi kiểm tra sớm nhất có thể tại các địa chỉ uy tín. Khám còi xương cho trẻ ở đâu? Sau đây chính là những gợi ý tuyệt vời dành cho mẹ nếu có con bị còi xương, các mẹ hãy cùng tham khảo nhé.

8.1. Địa chỉ khám uy tín tại TP.HCM

  • Trung tâm dinh dưỡng Tp. Hồ Chí Minh 

    • Địa chỉ: 180 Lê Văn Sỹ, Phường 10, Hồ Chí Minh, Phường 10 Phú Nhuận Hồ Chí Minh.
    • Hotline: 028 3845 2900.
    • Giờ làm việc: Tất cả các ngày trong tuần.
  • Bệnh viện Nhi Đồng 1

    • Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, Hồ Chí Minh.
    • Hotline: 028 3927 1119.
    • Giờ làm việc:
      • Thứ Hai đến Thứ Sáu: 13:00 đến 16:00, 07:00 đến 11:00.
      • Thứ Bảy: 07:00 đến 20:00.
      • Chủ Nhật: 07:00 đến 20:00.
  • Bệnh viện Nhi Đồng 2

    • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh.
    • Hotline: 028 3829 5723.
    • Giờ làm việc: Thứ Hai đến Chủ Nhật: 07:30 đến 19:30.

8.2. Địa chỉ khám uy tín tại Hà Nội

  • Viện dinh dưỡng Quốc gia 

    • Địa chỉ:
      • Cơ sở 1: 48B Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
      • Cơ sở 2: 91 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
    • Giờ làm việc:
      • Thứ Hai tới Thứ Sáu: 07:30 đến 11:30, 13:30 đến 16:30.
      • Thứ Bảy: 07:30 đến 11:30.
      • Chủ Nhật: 07:30 đến 11:30.
    • Hotline: (024) 3971 7090.
  • Bệnh viện Nhi Trung Ương

    • Địa chỉ: 18/879 La Thành, phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.
    • Hotline: 024 6273 8532.
    • Giờ làm việc: Thứ hai đến Chủ nhật, từ 00:00 đến 23:59.
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

    • Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội.
    • Giờ làm việc:
      • Thứ Hai tới Thứ Sáu: 13:30 đến 16:30, 06:30 đến 12:00.
      • Thứ Bảy: 06:30 đến 12:00.
      • Chủ Nhật: 07:30 đến 12:00.

Đọc thêm: 7+ điều cần biết trước khi khám còi xương ở Viện dinh dưỡng 

Bố mẹ không cần quá lo lắng vì nếu phát hiện kịp thời và có biện pháp cải thiện, điều trị hợp lý theo chỉ định của bác sĩ thì tình trạng bé bị còi xương sẽ nhanh chóng được cải thiện.

5.0 (100%)/1 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI