Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh còi xương kháng vitamin D ở trẻ nhỏ khiến cơ thể kém hấp thụ Canxi và Photpho cho xương. Còi xương kháng Vitamin D là gì, điều trị thế nào? Các bậc phụ huynh hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
1. Bệnh còi xương kháng Vitamin D là gì?
Còi xương kháng Vitamin D là tình trạng gây ra thường xuyên ở trẻ 1 tuổi
Còi xương kháng Vitamin D là tình trạng thiếu hụt Vitamin D dẫn đến tình trạng còi xương nặng ở trẻ trên 1 tuổi. So với bệnh còi xương thông thường, còi xương kháng Vitamin D có tính nghiêm trọng hơn rất nhiều và biểu hiện ra ngoài cũng nặng nề hơn.
Bệnh còi xương kháng Vitamin D khá đặc biệt. Bệnh chỉ xảy ra ở những trẻ trên 1 tuổi, thường gặp ở trẻ phát triển bệnh khi trẻ trên 1 tuổi, có tính chất gia đình hoặc đơn phát. Trẻ bị còi xương ở dạng này có nồng độ Photpho trong máu rất thấp (dưới 2mg/l) và sự bài tiết PO4- qua đường tiểu cực kỳ cao.
Khi bị còi xương kháng Vitamin D, cơ thể trẻ sẽ có các biểu hiện:
- Các chi và cột sống biến dạng nặng, vẹo cột sống bất thường, có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Trẻ càng vận động nhiều thì các biến dạng lại càng dễ rõ ràng hơn.
- Chân tay cong nặng, khi chụm lại tạo thành hình như chữ O, chữ X.
- Các xương yếu, có thể bị gãy đột ngột.
- Tầm vóc kém phát triển, thấp lùn hơn so với các bạn đồng trang lứa.
Bệnh có thể phân loại thành:
- Còi xương kháng Vitamin D do giảm phốt pho máu có tính chất gia đình.
- Còi xương kháng Vitamin D do thiếu Hydroxylase ở thận.
- Còi xương kháng Vitamin D do kháng lại thể hoạt hóa của Vitamin D.
2. Phân biệt còi xương kháng Vitamin D và còi xương thiếu Vitamin D
Tuy cùng là bệnh còi xương, nhưng 2 dạng bệnh này có nguyên nhân và mức độ nguy hiểm hoàn toàn khác nhau:
-
Còi xương thiếu Vitamin D
Tình trạng còi xương thiếu vitamin D ở trẻ
Bệnh sinh ra do chế độ dinh dưỡng thiếu Vitamin D. Trẻ thường ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời nên cơ thể không thể tự tổng hợp đủ lượng Vitamin D cần thiết.
Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Trong đó, đối tượng chủ yếu mắc bệnh là trẻ sơ sinh dưới 1 năm tuổi. Bệnh này dễ điều trị hơn vì trẻ chỉ cần cung cấp đủ lượng Vitamin D cần thiết cùng với Canxi thì có thể cải thiện nhanh chóng.
-
Còi xương kháng Vitamin D
Bệnh sinh ra do di truyền hoặc do từ giai đoạn bào thai con đã gặp vấn đề thể chất, bị rối loạn chuyển hóa chất. Đối tượng mắc bệnh là trẻ trên 1 tuổi. Bệnh hiếm khi gặp ở các đối tượng khác nằm ngoài nhóm này.
Biểu hiện bé còi xương kháng Vitamin D thường nặng hơn rất nhiều so với còi xương thiếu Vitamin D. Việc điều trị bệnh cũng khó khăn hơn và cần phải tìm ra nguyên nhân gây kháng Vitamin D ở trẻ thì mới có thể bổ sung chất này cho cơ thể một cách hiệu quả.
3. Nguyên nhân trẻ còi xương kháng Vitamin D
Một trong những nguyên nhân còi xương kháng Vitamin D là do di truyền
Cho tới nay, nguyên nhân gây ra bệnh còi xương kháng Vitamin D vẫn chưa được xác định rõ ràng.
- Di truyền trội/ lặn dù tỷ lệ nhỏ nhưng còi xương cũng có khả năng di truyền. Nếu trong gia đình có người từng bị còi xương ở thể này, đặc biệt là cha mẹ đã từng bị còi xương kháng Vitamin D thì trẻ nhỏ khi sinh ra cũng có nguy cơ bị còi xương cao.
- Rối loạn trong sự vận động của PO4- ở ống thận điều này làm tăng đào thải Photphat tại thận.
- Sự đề kháng của liên bào ống thận đối với Vitamin D ở thể hoạt hóa
4. Còi xương kháng Vitamin D có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Còi xương kháng Vitamin D là bệnh nguy hiểm vì có thể mang tới nhiều biến chứng phức tạp, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và sức khỏe của trẻ. Trẻ thường bị mềm xương, xương rất dễ gãy và có thể bị gãy đột ngột dù không gặp phải gia lực quá mạnh.
Trẻ không thể đi đứng hoạt động bình thường, thân thể có nhiều dị dạng. Chiều cao và khung xương kém phát triển, trẻ thấp lùn hơn các bạn bè trang lứa. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể chữa được bằng cách bổ sung Vitamin D liều cao hoặc sử dụng các các chế phẩm làm tăng chuyển hóa của Vitamin D.
Trẻ cũng có thể được cho sử dụng thêm các muối Photphat vô cơ khác để khắc phục tình trạng hạ Photpho trong máu. Để điều trị bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ và tuân thủ nghiêm ngặt theo liệu trình điều trị đã được đặt ra.
5. Cách chữa cho trẻ còi xương kháng Vitamin D
Để chữa còi xương kháng Vitamin D, trẻ sẽ cần thực hiện những điều sau.
5.1. Bổ sung Vitamin D liều cao
Chữa cho trẻ còi xương kháng Vitamin D nên bổ sung vitamin liều cao
Với bệnh này, trẻ sẽ cần bổ sung Vitamin D với liều cao đặc biệt, có thể là D2 Ergocalciferol và D3 Cholecalciferol, được bổ sung làm nhiều đợt:
- Liều 4000- 6000 IU/ ngày trong vòng từ 4 đến 6 tuần liên tục.
- Khi có bệnh cấp tính hoặc NK cho 10.000 IU/ ngày trong vòng 10 ngày.
- Biệt dược Infadin 800 IU/ giọt, uống từ 3 - 5 giọt/ ngày.
- Bổ sung 1 liều duy nhất: tương đương 200 IU Vitamin D.
5.2. Dùng các chất chuyển hóa Vitamin D
Vì cơ thể không hấp thụ được Vitamin D, trẻ bị còi xương kháng Vitamin D có thể được chỉ định dùng các chất tăng chuyển hóa Vitamin D với liều lượng như sau:
- 25 – OH – D (biệt dược là calcifediol hoặc dedrogyl) 600 - 1200µ/ngày.
- Hoặc 1,25 – (OH)2 – D (biệt dược là calcitriol) 0,5 – 2mg/ ngày.
5.3. Dùng nhôm oxit để hạn chế hấp thụ (PO)
Trẻ bị còi xương kháng Vitamin D có thể được cho sử dụng nhôm oxit để hạn chế hấp thụ P. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng như thế nào phải do bác sĩ thăm khám và kê đơn cụ thể.
5.4. Dùng Vitamin D kết hợp với photphat vô cơ
Vitamin D và Photphat vô cơ đều là những chất quan trọng trong sự hình thành và phát triển xương. Photphat vô cơ có khả năng hòa tan trong nước nên dễ dàng hấp thụ vào cơ thể hơn.
Kết hợp Vitamin D cùng Photphat vô cơ sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thụ cho cơ thể giúp xương khớp chắc khỏe hơn, nhờ đó điều trị và phòng tránh các triệu chứng còi xương do kháng Vitamin D hiệu quả.
5.5. Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác
Chữa cho trẻ còi xương kháng Vitamin D bằng mỡ ăn
Trong quá trình điều trị, ngoài việc chú trọng tới Vitamin D và Photpho, trẻ cũng sẽ cần bổ sung các chất sau:
- Canxi: Vai trò của Canxi góp phần hình thành và phát triển hệ xương khớp. Để điều trị tình trạng còi xương ở trẻ nhỏ, cơ thể trẻ cần tăng cường cho cơ thể hấp thụ Canxi bù đắp cho các lỗ hổng bị thiếu hụt trong xương.
- Vitamin K2 hay MK7: Là thành phần quan trọng giúp vận chuyển Canxi từ máu đi đến xương và răng. Không có MK7, Canxi không thể tới xương trúng đích và khiến xương của trẻ, mềm yếu.
- Mỡ: Chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, mỡ giúp tăng cường khả năng hòa tan của các Vitamin D, Magie, Vitamin E cần thiết cho việc vận chuyển Canxi đi đến xương khớp.
- Đạm, Sắt, Kẽm: Đều là những chất quan trọng giúp tạo thịt, tăng cường sức đề kháng, tạo cảm giác ăn ngon miệng và hạn chế tình trạng mệt mỏi, xanh xao do thiếu máu ở cơ thể.
5.6. Điều trị bằng tia cực tím
Điều trị bằng tia cực tím là phương pháp rất ít sử dụng hiện nay. Các tia cực tím dưới dạng UVB giống với tia trong ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tự tổng hợp ra Vitamin D3 tự nhiên, vốn rất cần thiết cho xương.
Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây hại và không tốt cho cơ thể trẻ nên đã được khuyến cáo hạn chế sử dụng. Mỗi đợt điều trị kéo dài khoảng 20 buổi, mỗi buổi trong vòng 3 - 5 phút chiếu dưới đèn cực tím đặt cách da 1 mét.
6. Phòng bệnh còi xương kháng Vitamin D cho trẻ thế nào?
Để phòng bệnh còi xương kháng Vitamin D, cha mẹ cần:
6.1. Với mẹ bầu
Phụ nữ mang thai cần bổ sung dinh dường đầy đủ để phòng chống còi xương kháng Vitamin D
- Phụ nữ mang thai không những có nhu cầu Canxi tăng cao mà còn không thể thiếu những dưỡng chất liên quan đến Vitamin D. Các thực phẩm thuộc cung caaso nhiều Vitamin D, mẹ có thể tìm thấy ở cá, sữa tươi, đậu nành, trứng, nấm...
- Tắm nắng hàng ngày giúp cơ thể được hấp thụ lượng Vitamin D tự nhiên từ ánh nắng mặt trời. 80% lượng Vitamin D cần thiết cho cơ thể đến từ việc tiếp xúc với ánh nắng, vì vậy việc mẹ bầu tắm nắng hàng ngày là vô cùng cần thiết.
- Uống thêm Vitamin D dự phòng vào giai đoạn cuối thai kỳ.
- 1000 - 1200 UI/ ngày trong quý III.
- Hoặc Một liều duy nhất 100.000 - 200.000 UI vào tháng thứ 7.
- Thêm vào đó, nếu cha mẹ từng có tiền sử bị còi xương, còi xương kháng Vitamin D thì mẹ nên đi khám thai định kỳ thường xuyên và hỏi thêm tư vấn từ bác sĩ để có thể phát hiện mọi bất thường nếu có ở thai nhi sớm nhất có thể.
6.2. Với trẻ sau sinh
-
Cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ trong 6 tháng đầu
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Vì vậy, trong 6 tháng đầu tiên trẻ sơ sinh chỉ cần bú mẹ mà không cần phải bổ sung thêm các thực phẩm khác. Do trong 6 tháng đầu hệ tiêu hoá và các cơ quan khác chưa hoàn thiện nên nếu bổ sung các thực phẩm không phù hợp có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
-
Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin D, Canxi, Lipid khi trẻ ăn dặm
Trẻ qua tháng thứ 7 đã có thể bắt đầu ăn dặm bằng các thực phẩm như cá, thịt, các loại rau củ. Phụ huynh nên xay hoặc nghiền nhỏ thực ăn, nấu từ lỏng đến đặc dần để bé dễ hấp thụ. Nhớ kèm theo cả các loại rau củ để bé dễ tiêu hóa.
-
Cho trẻ tắm nắng mỗi ngày
Tắm nắng từ 10-15 phút mỗi ngày có thể tương đương 15.000 đơn vị Vitamin D cần thiết cho cơ thể. Cơ thể hấp thụ 80% Vitamin D từ ánh nắng mặt trời, bên cạnh đó cần phải có Vitamin D để tăng cường hấp thụ Canxi cho cơ thể.
-
Cho trẻ vận động ngoài trời
Cho trẻ vận động ngoài trời để phòng chống còi xương kháng Vitamin D cho trẻ
Khi trẻ lớn hơn, khuyến khích trẻ vận động ngoài trời để giúp xương khớp được co giãn, bé khoẻ mạnh hơn. Vận động ngoài trời giúp bé không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn kích thích sự hoạt động não bộ giúp trẻ thông minh hơn đồng thời bé ăn cũng thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.
-
Bổ sung Vitamin D cho trẻ
Theo khuyến nghị của Viện nghiên cứu Y học Hoa Kỳ năm 2011, nhu cầu Vitamin D ở trẻ < 1 tuổi là 400 IU/ngày, ở trẻ em từ 1 tuổi trở lên là 600 IU/ngày. Với trẻ bị còi xương do kháng Vitamin D cần bổ sung liều cao hơn.
Cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ và bổ sung phù hợp, liều lượng có thể tham khảo như sau:
- Liều : 4000- 6000 IU/ ngày trong 4- 6 tuần.
- Khi có bệnh cấp tính hoặc NK cho 10.000 IU/ ngày trong 10 ngày.
- Biệt dược Infadin 800 IU/ giọt , uống từ 3- 5 giọt/ ngày.
- Bổ sung thuốc/ TPCN chứa Vitamin D3 kết hợp Canxi nano, MK7 cho trẻ.
Đọc thêm: Sản phẩm chứa Canxi nano, D3 và MK7 ?
Nhiều cha mẹ thắc mắc nên bổ sung Canxi loại nào cho bé. Lời khuyên của chuyên gia cho rằng nên cho trẻ uống Vitamin D3 kèm Canxi nano, MK7. Đây là bộ 3 hoàn hảo không thể thiếu trong quá trình tăng trưởng cho bé và có tầm quan trọng đặc biệt với xương, răng:
- Canxi nano: Là dạng Canxi có kích thước phân tử siêu nhỏ, làm tăng khả năng hấp thụ lên tới 200 lần so với thông thường.
- Vitamin D3: Vốn là thành phần quan trọng làm tăng hiệu quả hấp thụ Canxi và mang Canxi từ thành ruột vào máu. Đồng thời, đây cũng là chất chính giúp điều trị còi xương do kháng Vitamin D.
- MK7: Đóng vai trò là người lái xe đưa Canxi từ máu và tận xương và kéo Canxi ra khỏi những chỗ dư thừa. Do đó, khi sử dụng cùng lúc bộ 3 này sẽ phòng và điều trị được bệnh khỏi xương ở trẻ.
Đọc thêm: CANXI NANO LÀ GÌ? Có vai trò gì trong việc tăng chiều cao của bé
Khi bổ sung khoáng chất và Vitamin dạng thuốc uống, cha mẹ cần bổ sung phù hợp theo độ tuổi của trẻ:
- Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi cần 200mg Canxi/ngày.
- Trẻ từ 6 tới 11 tháng tuổi cần 260mg Canxi/ngày.
- Trẻ từ 1 tới 3 tuổi cần 700mg Canxi/ngày.
- Trẻ từ 4 tới 8 tuổi cần 1000mg Canxi/ngày.
- Trẻ từ 9 tới 18 tuổi cần 1300mg Canxi/ngày.
- Trẻ dưới 1 tuổi cần 400 IU Vitamin D/ngày.
- Trẻ từ 1 tới 18 tuổi cần 600mg -1000 IU Vitamin D/ngày.
Hy vọng những thông tin trên đây đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Ngoài ra còi xương kháng Vitamin D nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm và để các hậu quả không mong muốn.