[Hỏi - Đáp] Uống Canxi bị nóng là do đâu? Nên uống Canxi thế nào?

15882

Uống Canxi bị nóng có thể xảy ra khi bạn bổ sung Canxi không đúng cách. Vậy làm thế nào để không bị tình trạng này? Hãy cùng giải đáp với bác sĩ ngay sau đây.


Câu hỏi:
 "Thưa bác sĩ, thời gian gần đây tôi có cho con uống bổ sung viên uống Canxi để tăng chiều cao cho bé. Tuy nhiên thì khi uống được vài ngày cơ thể bé có dấu hiệu nóng lên. Vậy có phải do uống Canxi bị nóng không? Hiện tượng này là do đâu và liệu tôi có nên cho bé dừng uống Canxi không và phải làm thế nào với tình trạng này? Cảm ơn bác sĩ."

Trả lời: "Bổ sung Canxi qua đường uống là điều cần thiết cho trẻ nhưng nếu trẻ bị nóng do uống Canxi thì mẹ phải xem lại cách sử dụng. Để xác định xem uống Canxi có nóng không? Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Mẹ hãy theo dõi nội dung bên dưới."

1. Uống Canxi có bị nóng không?

Uống Canxi bị nóng do đâu?

Uống Canxi có nóng không?
 

Canxi là nguyên tố phổ biến thứ 5 trong cơ thể con người, vai trò của Canxi rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển hệ xương cũng như hệ miễn dịch tốt cho cơ thể. Vì vậy nhiều bố mẹ thường chú ý tới việc bổ sung Canxi cho bé.

Ngoài việc cung cấp Canxi từ thực phẩm hàng ngày thì Canxi còn thường được bổ sung dưới dạng viên nén, dung dịch. Bản chất của Canxi không gây nóng. Đa số các bé khi uống Canxi đều không bị hiện tượng như ợ nóng, mẩn ngứa, táo bón, thân nhiệt cao,.....Tuy nhiên cũng có một số trường hợp gặp phải tình trạng này.

2. Nguyên nhân khiến uống Canxi bị nóng

Uống Canxi bị nóng do nhiều nguyên nhân

Uống Canxi có nóng không? - Uống Canxi bị nóng do nhiều nguyên nhân
 

Mẹ cần xác định được nguyên nhân khiến bé bị nóng khi uống Canxi để có cách khắc phục phù hợp. Một số nguyên nhân có thể gây nóng khi uống Canxi:

2.1. Người có cơ địa nóng trong

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn còn non nớt. Chức năng của các cơ quan tiêu hóa cùng gan thận bên trong còn chưa hoạt động tốt dẫn tới hạn chế của việc chuyển hóa chất, chức năng lọc cũng kém. Vì thế Canxi dư thừa bị hạn chế đào thải ra ngoài, khiến bé dễ bị táo bón, thường chảy máu cam, ăn không tiêu,....

2.2. Người có cơ địa hay bị táo bón

Trẻ bị táo bón khó hấp thụ dưỡng chất, thừa Canxi dẫn đến nóng trong

Trẻ bị táo bón khó hấp thụ dưỡng chất, thừa Canxi dẫn đến nóng trong
 

Nếu bé có cơ địa táo bón hoặc hệ tiêu hóa kém thì việc tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng sẽ không đạt được hiệu quả cao. Canxi và các chất khác bị dư thừa, gây nóng trong.

2.3. Người có bệnh lý dạ dày, đại tràng

Với những bé có bệnh lý về dạ dày, đại tràng thì hiện tượng ợ hơi, ợ chua hay ợ nóng đều có thể dễ dàng bắt gặp. Chướng bụng, khó tiêu, táo bón,...đều có thể xảy ra mà không hề có can thiệp của bất kỳ tác nhân nào khác.

2.4. Cơ thể thiếu nước, chất xơ

Cơ thế thiếu chất xơ cản trở hấp thu Canxi, dư thừa gây nóng trong

Cơ thế thiếu chất xơ cản trở hấp thu Canxi, dư thừa gây nóng trong
 

Thiếu nước, thiếu chất xơ không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn ngăn cản hấp thu Canxi và các chất dinh dưỡng. Canxi dư thừa tại đường ruột khiến cơ thể dễ mệt mỏi, khô miệng, nhiệt miệng hoặc khó tiêu, táo bón.

2.5. Nội tiết tố không ổn định

Một số triệu chứng thường xuất hiện khi nội tiết tố trong cơ thể không ổn định là tình trạng viêm da, nổi mẩn, mẩn ngứa, mẩn nhọt,... Đây cũng có thể gây ra hiện tượng nóng cơ thể.

2.6. Sử dụng loại Canxi không phù hợp với cơ thể

Sử dụng Canxi không phù hợp có thể gây nóng

Sử dụng Canxi không phù hợp có thể gây nóng
 

Ngoài những nguyên nhân trên thì bố mẹ có thể xem xét lại loại Canxi sử dụng cho bé. Dùng loại Canxi không phù hợp cũng có thể gây ra một số hậu quả không mong muốn. 

Liều lượng Canxi cho bé mỗi ngày cũng cần được chú ý. Nhu cầu Canxi của trẻ khác người lớn, uống quá nhiều Canxi dễ bị tình trạng lắng đọng Canxi gây các bệnh về sỏi thận

3. Phải làm sao khi uống Canxi bị nóng?

Uống Canxi có bị nóng không? - Phải làm như thế nào?

Uống Canxi có bị nóng không? - Phải làm như thế nào?
 

Khi bố mẹ muốn bổ sung Canxi cho con nhưng lại gặp phải tình trạng cơ thể bé nóng lên thì cần xem xét uống Canxi như thế nào cho đúng.

3.1. Chọn loại Canxi phù hợp cho cơ thể

Chọn loại Canxi phù hợp với cơ thể để tránh bị nóng trong

Uống Canxi bị nóng ư? - Hãy chọn loại Canxi phù hợp với cơ thể để tránh bị nóng trong
 

Với các bé bị nóng trong hoặc mắc các chứng bệnh về dạ dày, đường ruột,...thì nên chọn các loại Canxi không cần uống kèm khi ăn cơm, dễ gây khó tiêu. Bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ về loại Canxi có thể uống bất cứ lúc nào trong ngày mà không bị phụ thuộc nhiều vào bữa ăn của bé.

Nên chọn loại Canxi dễ được cơ thể hấp thu như Canxi nano. Canxi nano có kích thước nhỏ hơn Canxi thường rất nhiều, làm tăng khả năng hấp thụ lên tới 200 lần, dễ thẩm thấu hơn qua thành ruột, không gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, đường ruột.

Canxi dạng nano, kết hợp Vitamin D3 và MK7 dễ hấp thu nhất

Canxi dạng nano, kết hợp Vitamin D3 và MK7 dễ hấp thu nhất
 

Ngoài ra nên bổ sung Canxi cùng với Vitamin D3 và MK7. Vitamin D3 sẽ đưa Canxi từ đường ruột vào máu và MK7 vận chuyển toàn bộ Canxi trong máu đến xương. Từ đó đảm bảo lượng Canxi bổ sung được cơ thể hấp thụ hết, tránh gây dư thừa.

Tránh uống Canxi quá nhu cầu cơ thể: số mg Canxi/ngày của mỗi độ tuổi là khác nhau. Ví dụ như bé từ 1-3 tuổi thì chỉ cần 700mg/ngày, với bé 4-8 tuổi thì 1000mg mỗi ngày.

3.2. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, nước rau luộc để tránh gây nóng trong

Tình trạng uống nhiều Canxi bị nóng có thể hạn chế bằng cách uống nhiều nước lọc, nước trái cây, nước rau luộc
  • Nước lọc: Bé nên được uống đủ nước lọc và chia ra nhiều lần uống trong ngày. Đủ nước sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất cũng như hấp thu Canxi diễn ra tốt hơn.
  • Nước ép trái cây, rau củ: như nước ép táo, cà rốt, cam, dưa hấu, táo,.... vừa có tác dụng giải nhiệt, vừa giúp bé ăn ngon miệng hơn và tạo thói quen ăn uống khoa học cho bé.
  • Trà thanh nhiệt: Một số loại trà thanh nhiệt bố mẹ có thể cho bé uống kèm cùng nước lọc như trà gạo lứt, trà bí đao, trà đậu đen,... giúp thanh nhiệt, giải độc, giúp bé hạn chế tình trạng nóng trong, nổi mẩn ngứa,...
  • Sữa đậu nành: Các loại đậu nói chung đặc biệt là đậu nành chứa rất nhiều Canxi. Đây cũng là một trong những loại đồ uống được các bé yêu thích vì có mùi thơm, vị ngon
  • Nước rau luộc: Trong các bữa ăn của bé, mẹ nên cho bé ăn thêm nước rau luộc, đặc biệt là những loại rau có tính mát, dễ tiêu hóa như rau mồng tơi, rau khoai, rau dền, củ dền,.... vừa giúp bé bổ sung nước, vừa thêm chất xơ cho cơ thể.

Bố mẹ không nên cho bé uống những loại nước như nước khoáng có chứa kali, magie,... Do thận bé còn yếu, không có khả năng đào thải hết các chất dư thừa ra khỏi cơ thể. 

Hạn chế các loại nước có ga, các loại nước ép quả đóng hộp, nước tăng lực, cà phê,....Những loại nước này chứa chất bảo quản cũng như một số chất kích thích không tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

3.2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn

Uống Canxi bị nóng? - Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn
 

Phụ huynh nên chú ý bổ sung chất xơ, các loại rau củ quả có tính mát, nhuận tràng, dễ tiêu như khoai lang, cà rốt. Một số loại rau như rau mồng tơi, rau dền, rau khoai, rau cải bó xôi, củ dền, cà chua, củ cải đỏ. Các loại hoa quả như kiwi, chuối, dứa, bơ, táo,...cũng là những thực phẩm nhiều chất xơ và các Vitamin tốt cho cơ thể bé.

Duy trì chế độ ăn uống khoa học, tránh cho các bé ăn đồ quá mặn, các thực phẩm có chứa oxalat để tránh bị sỏi thận, sỏi tiết niệu. Đặc biệt là không dùng đồ uống có cồn như rượu bia hay đồ uống có chất kích thước như cà phê, trà đặc.

3.3. Uống Canxi đúng cách

Không uống Canxi cùng lúc với sữa

Không uống Canxi cùng lúc với sữa
 

Một trong những bước giúp bé có thể bổ sung đủ Canxi mà không bị nóng đó là uống Canxi đúng cách.

  • Vào những đợt uống Canxi thì bố mẹ nên cho bé uống vào buổi sáng, sau bữa ăn khoảng 1-2 tiếng. Khi đó ánh nắng mặt trời sẽ vừa cung cấp Vitamin D để cơ thể chuyển hóa Canxi, vừa là thời điểm bé vận động nhiều trong ngày, tăng khả năng trao đổi chất trong cơ thể.
  • Tránh uống Canxi cùng sữa và các chế phẩm của sữa: vì sữa sẽ làm giảm khả năng hấp thụ Canxi và có thể gây ra hiện tượng táo bón.
  • Tránh uống Canxi cùng các khoáng chất như Sắt, Kẽm, Đồng,.... Vì sẽ gây ra tình trạng giảm lượng Canxi hấp thu trong khi lượng các chất độc cần thải ra bên ngoài lại bị hạn chế.

3.4. Tắm nắng hàng ngày

Tắm nắng hàng ngày giúp hấp thụ Canxi tốt hơn

Tắm nắng hàng ngày giúp hấp thụ Canxi tốt hơn
 

Tắm nắng hàng ngày là điều không thể thiếu nếu bố mẹ muốn các bé có hệ xương chắc khỏe và hệ miễn dịch tốt. Ánh nắng có chứa nhiều Vitamin D sẽ đảm bảo lượng Canxi bổ sung sẽ được chuyển hóa và hấp thụ hoàn toàn. Thời gian tắm nắng tốt nhất là từ 6-9h sáng và sau 5h chiều. Mỗi lần tắm nắng không quá 30 phút. 

Trên đây là các giải đáp giúp mẹ nắm rõ vì sao uống Canxi bị nóng, từ đó giúp mẹ bổ sung Canxi cho bé tự nhiên và tốt nhất. Bên cạnh đó, mẹ hãy cung cấp cho bé chế độ dinh dưỡng đầy đủ để bé phát triển toàn diện.

5.0 (100%)/2 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI