10 nguyên tắc chữa cho trẻ còi xương Thể Béo Phì

1985

Còi xương thể béo phì là tình trạng rất thường gặp ở những trẻ có vẻ ngoài bụ bẫm. Tại sao trẻ bụ bẫm vẫn bị còi xương và phải làm gì khi trẻ bị còi xương thể béo phì? Nếu bố mẹ vẫn chưa biết, hãy tìm câu trả lời qua những thông tin ngay sau đây.

1. Tại sao béo phì vẫn bị còi xương?

còi xương thể béo phì là tình trạng khá phổ biến hiện nay

Còi xương thể béo phì thường có những dấu hiệu khó phát hiện hơn so với thể thông thường
 

Còi xương thể béo phì là một dạng còi xương thường gặp ở những trẻ có bề ngoài bụ bẫm hoặc thậm chí thừa cân, béo phì. Nhiều người thường nghĩ chỉ trẻ còi cọc, không đủ chuẩn chiều cao cân nặng mới dễ bị còi xương, nhưng thực tế lại không phải như vậy.

Trẻ bụ bẫm thường có nhu cầu Canxi và Vitamin D nhỉnh hơn, nên dễ bị thiếu các dưỡng chất này dẫn đến việc rối loạn chuyển hóa dưỡng chất và trẻ vẫn có thể bị còi xương như bình thường.

Biểu hiện của bệnh còi xương thể béo phì thường khó phát hiện hơn so với những thể thông thường. Vậy nên cha mẹ phải hết sức chú ý đến điều này để có những biện pháp chữa trị kịp thời nhất cho bé. Đặc biệt là chú ý đến tình trạng thiếu Canxi vì đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh còi xương thể béo phì ở trẻ.

Có thể thấy rằng, trẻ béo phì vẫn có thể bị còi xương, đặc biệt là khi không được chăm sóc đúng cách. Vậy phải chăm sóc cho trẻ như thế nào mới là đúng? Hãy cùng tìm hiểu những nguyên tắc dinh dưỡng vàng cho trẻ bị còi xương thể béo phì dưới đây. 

Đọc thêm: Còi xương thể bụ bẫm là gì? 6 dấu hiệu cho thấy trẻ bị còi xương thể bụ bẫm

2. Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương thể béo phì

Trẻ còi xương thể béo phì cần có chế độ dinh dưỡng sinh hoạt và ăn uống riêng để cải thiện thể trạng và tình trạng bệnh.

2.1. Cho trẻ ăn uống đúng giờ, đủ bữa - đặc biệt là bữa sáng

Cho trẻ ăn uống đúng giờ, đủ bữa

Trẻ cần ăn uống đúng giờ và đầy đủ các bữa
 

Trẻ cần ăn uống đúng giờ, đủ bữa và đặc biệt là chú trọng vào bữa sáng vì đây là bữa ăn cung cấp nguồn năng lượng chính yếu trong một ngày của bé. Mẹ không nên nghĩ vì bé bụ bẫm, béo phì mà cắt giảm các phần ăn chính vì điều này có thể làm gia tăng tình trạng rối loạn, thiếu hụt dưỡng chất. 

Trẻ đã ăn quen nếu bị cắt giảm bữa đột ngột dễ dẫn đến tình trạng thèm ăn nhiều hơn vào bữa sau khiến lượng thức ăn nạp vào không được cân chỉnh và thường hay bị vượt quá mức con số cho phép, điều này hoàn toàn không tốt cho cơ thể của trẻ. Hãy cố gắng tập cho con ăn uống đúng giờ, đủ bữa, mỗi bữa ăn chú trọng đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng nhiều hơn là số lượng.

2.2. Cân đối tỉ lệ dinh dưỡng các chất trong mỗi bữa ăn

còi xương thể béo phì cần đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn uống

Trẻ còi xương thể béo phì cần chú trọng bổ sung chất lượng dinh dưỡng thay vì số lượng
 

Trong mỗi bữa ăn, bé cần được cung cấp đầy đủ các khoáng chất từ những nhóm quen thuộc và quan cần thiết như đạm – béo – bột đường – Vitamin và khoáng chất. 

Để hạn chế và cải thiện tình trạng còi xương, trẻ còi xương thể bụ bẫm không nên bỏ bữa mà nên chú trọng cân đối các tỉ lệ dinh dưỡng, đảm bảo đủ khẩu phần liều lượng Canxi và Vitamin D phù hợp với thể trạng trong mỗi bữa ăn. 

Mẹ cũng nên bảo đảm cho con ăn đủ và đa dạng các nhóm chất, không nên chỉ quá tập trung vào 1 vài nhóm vì rất dễ khiến trẻ mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất này thừa chất kia gây hại nhiều hơn lợi.

2.3. Cho thêm dầu ăn vào bữa ăn của trẻ

Một lượng dầu ăn cho trẻ vừa đủ sẽ giúp Vitamin D hấp thu vào cơ thể hiệu quả hơn từ đó cải thiện tốt quá trình chuyển hóa Vitamin D. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lạm dụng chất béo, mỗi bữa ăn của trẻ chỉ cần cho thêm một muỗng dầu ăn nhỏ để đảm bảo khẩu phần chất béo hỗ trợ các nhóm chất khác hoạt động.

2.4. Giảm tinh bột, đồ chiên xào, thức ăn nhanh hạn chế cho trẻ ăn vặt

Trẻ còi xương thể bụ bẫm cần những dưỡng chất từ các thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn vẫn có nhưng giảm bớt đi lượng tinh bột, hạn chế tối đa đồ chiên xào, thức ăn nhanh và thức ăn vặt vì chúng là những thực phẩm chỉ chứa nguồn năng lượng rỗng rất cao và không đem lại giá trị dinh dưỡng có ích nào cho cơ thể. 

Hãy tập cho con ăn những món ăn được chế biến bằng các phương pháp đơn giản như luộc, hấp… Thay bánh kẹo ăn vặt bằng các loại thức ăn vặt khác tốt cho sức khỏe như các loại hạt, sữa chua…

2.5. Chỉ cho trẻ ăn những loại hoa quả ít đường

cho trẻ ăn hoa quả ít đường

Trẻ còi xương thể béo phì chỉ nên ăn những loại hoa quả ít đường
 

Trẻ bị xương nên ăn gì? Lời khuyên của chuyên gia cho rằng trái cây chứa lượng chất xơ và Vitamin dồi dào cần góp mặt trong khẩu phần ăn của trẻ còi xương thể bụ bẫm. Thông thường tất cả các loại trái cây đều sẽ chứa một lượng đường nhất định, nên mẹ cần lựa chọn những loại trái cây ít đường như thanh long, cam, bưởi, dâu tây… 

Đọc thêm: Bé bị còi xương ăn gì? 10+ loại thực phẩm nên và không nên ăn cho trẻ còi xương

2.6. Cho con uống sữa tách béo hoặc sữa không đường

Sữa là loại thực phẩm giàu dưỡng chất không thể thiếu đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đôi khi sữa có thể quá giàu năng lượng và dinh dưỡng đối với trẻ béo phì. 

Vì thế, đối với trẻ còi xương thể bụ bẫm, mẹ vẫn nên cho bé uống sữa nhưng hãy chọn cho con uống sữa tách béo hoặc sữa không đường để vẫn đảm bảo nhận được nhiều Canxi, Vitamin… nhưng vẫn hạn chế được tình trạng béo phì.

Đọc thêm: 

2.7. Bổ sung thêm Canxi và Vitamin D bằng đường uống khi cần

Canxi và Vitamin D là ko thể thiếu khi chữa còi xương. Canxi là khoáng chất trực tiếp cấu tạo nên hệ xương và giúp xương chắc khỏe, phát triển nhanh. Còn Vitamin D lại đóng vai trò quan trọng là chất dẫn xuất, hỗ trợ Canxi hấp thu hiệu quả và nhanh chóng nhất vào xương cũng như các bộ phận khác trên cơ thể. 

Khi đã cải thiện chế độ ăn uống nhưng lượng Canxi, Vitamin D vẫn chưa đủ, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung bằng đường uống. Những loại thuốc/ TPCN tốt nhất cho trẻ còi xương phải bao gồm cả bộ 3 Canxi nano, Vitamin D3, MK7

Khi có mặt đủ 3 dưỡng chất này, chúng mới hỗ trợ cho nhau hoạt động một cách hiệu quả và đem lại những tác động tuyệt vời đến hệ xương cũng như cho toàn cơ thể. MK7 và Vitamin D thực hiện nhiệm vụ dẫn xuất, “mở đường” cho Canxi đến trực tiếp các tế bào cùng hệ xương, giúp hệ xương luôn chắc khỏe.

Đọc thêm: Trẻ bị còi xương nên uống gì?

3. Trẻ còi xương thể béo phì cần thay đổi chế độ sinh hoạt như thế nào?

Ngoài việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cùng việc bổ sung các loại thuốc khi cần thiết, trẻ còi xương cùng cần thay đổi chế độ sinh hoạt sao cho phù hợp và có thể cải thiện tình trạng bệnh một cách tốt nhất.

3.1. Tắm nắng hàng ngày để bổ sung Vitamin D

Đối với trẻ bị còi xương bất kể là còi xương thể bình thường hay thể béo phì, Vitamin D là một dưỡng chất không thể thiếu. Trên thực tế, có tới 80% lượng Vitamin D cần thiết đến từ việc cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tia tử ngoại trong ánh nắng sẽ khiến da tự sản sinh ra Vitamin D từ cholesterol dưới da và đi thẳng vào máu. 

Mẹ nên cho trẻ sơ sinh tắm nắng khoảng 20-30 phút trong khoảng thời gian 6-9h sáng hoặc sau 4-5h chiều để cơ thể trẻ hấp thu Vitamin D dồi dào. Khi tắm nắng, mẹ nên lưu ý chọn địa điểm thông thoáng nhưng kín gió, không để đầu và mặt, mắt bé bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào, tốt nhất nên trang bị nón mũ.

Đọc thêm: Tại sao chống còi xương phải thường xuyên tắm nắng?

3.2. Tập thể dục thể thao thường xuyên để xương chắc khỏe và tránh béo phì

Tập thể dục thể thao thường xuyên để xương chắc khỏe và tránh béo phì

Cha mẹ nên tập thói quen tập thể dục cho trẻ còi xương thể béo phì
 

Đối với trẻ béo phì và bị còi xương những động tác thể dục thể thao giúp tiêu hao lượng mỡ thừa, trả lại cho trẻ thân hình cân đối hơn. Điều này giúp điều chỉnh lại được việc xây dựng chế độ dinh dưỡng, bổ sung các khoáng chất hợp lý và cải thiện các đầu khớp, hệ xương phát triển khỏe mạnh hơn. 

Mẹ nên tạo cho trẻ thói quen vận động qua những môn thể thao phù hợp như chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội… và phân bổ thời gian đồng đều giữa các hoạt động thể lực để bé đạt được hiệu quả luyện tập cao nhất.

3.3. Tập thói quen ngủ sớm và đủ giấc

Ít ai biết rằng việc đi ngủ đủ giấc và ngủ sớm cũng đóng góp một phần không nhỏ đến việc củng cố cho sự phát triển của hệ xương cũng như giúp bé lớn nhanh hiệu quả, cải thiện tình trạng còi xương một cách đáng kể. 

Sau 23h đêm là khoảng thời gian xương của trẻ tiết ra hormone tăng trưởng mạnh mẽ nhất. Một giấc ngủ sâu vào lúc này sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho cơ xương của trẻ phát triển nhanh chóng, hạn chế bị ảnh hưởng gây nên những tổn thương làm hệ xương chậm phát triển. 

Mẹ nên cho con đi ngủ từ lúc 21h để bé chắc chắn có giấc ngủ sâu vào sau 23h, trước khi đi ngủ không nên cho con chơi đùa quá nhiều, cho con uống một ly sữa ấm, tạo không gian nhẹ nhàng êm ái với ánh sáng nhẹ dịu, không chói mắt và ồn ào sẽ giúp bé đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn.

Còi xương thể béo phì ở trẻ khó nhận biết hơn nhiều so với còi xương thể bình thường, nhưng hoàn toàn có thể điều trị được. Bố mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu bất thường của con, đưa con đi thăm khám kịp thời. Cha mẹ cần tuyệt đối quan tâm đến tình trạng  còi xương thể béo phì tránh những hậu quả không mong muốn về sau.

5.0 (100%)/1 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI