Còi xương thể bụ bẫm là gì? 6 dấu hiệu cho thấy trẻ bị còi xương thể bụ bẫm

4754

Em bé nhà bạn dù bụ bẫm nhưng khi đi khám dinh dưỡng lại bị bác sĩ chẩn đoán là còi xương? Bệnh còi xương thể bụ bẫm là gì, có nguy hiểm không hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Còi xương thể bụ bẫm là gì?

Còi xương thể bụ bẫm

Bé bị còi xương thể bụ cha mẹ không được chủ quan
 

Bé bị còi xương là do sự thiếu Vitamin D, Canxi hoặc Phospho trong cơ thể. Bệnh còi xương nói chung khiến trẻ bị thấp lùn, cơ bắp mềm nhão, suy yếu, hệ xương trở nên dị dạng, ảnh hưởng lớn đến ngoại hình và sức khỏe của trẻ nhỏ. 

Bệnh còi xương thể bụ cũng là một trong những thể nghiêm trọng của bệnh còi xương. Còi xương thể bụ có những dấu hiệu khó phát hiện hơn so với bệnh còi xương thông thường do vậy các bậc phụ huynh không thể chủ quan. 

Các dấu hiệu của bệnh còi xương thể bụ có thể liệt kê như:

  • Tăng cân đều đặn.
  • Chân tay mũm mĩm như xương khá nhỏ.
  • Hệ xương lại kém phát triển.
  • Trẻ mắc bệnh này thường có ngoại hình tròn trịa.

Còi xương thể bụ bẫm thường gặp ở những trẻ béo phì do chế độ ăn thiếu khoa học. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm. 

2. 6 dấu hiệu cho thấy trẻ bị còi xương thể bụ bẫm

Trẻ còi xương thể bụ bẫm thường khá khó phát hiện do nhìn bề ngoài trẻ có vẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, cha mẹ sẽ vẫn có thể phát hiện ra những điểm bất thường cho thấy dấu hiệu của bệnh trên cơ thể con. 

2.1. Tăng cân đều đặn nhưng chậm phát triển chiều cao

Trẻ tăng cân đều đặn nhưng chậm phát triển chiều cao

Bệnh còi xương thể bụ tăng cân đều nhưng lại chậm phát triển chiều cao
 

Trẻ còi xương thể bụ vẫn tăng cân đều đặn, tuy nhiên tăng chiều cao rất chậm, hoặc có thể ngừng tăng chiều cao trong vài tháng liên tiếp. Với trẻ sơ sinh đến 3 tuổi, cần tăng từ 3 - 4cm mỗi tháng trong 3 tháng đầu, trong các tháng tiếp theo tăng duy trì ở mức 1,5 - 2cm thì mới đạt tiêu chuẩn.

Đây là một trong những dấu hiệu rất dễ nhận biết mà phụ huynh có thể theo dõi và phát hiện qua tốc độ phát triển chiều cao hằng tháng của con. Từ sự theo dõi này phụ huynh có thể nắm rõ về tình trạng sức khỏe của bé để từ đó có những biện pháp khắc phục nhanh chóng. 

2.2. Chậm mọc răng

Canxi tham gia trực tiếp vào sự phát triển của răng. Vì vậy, khi thiếu Canxi ở trẻ thường có dấu hiệu mọc răng chậm hơn so với độ tuổi trung bình. Thời gian răng mọc cũng lâu hơn, răng có vẻ yếu và dễ bị sâu. Phụ huynh nên theo dõi các dấu hiệu này để có thể phát hiện và điều trị kịp thời. 

Đọc thêm: Bé chậm mọc răng liệu có đáng lo? Nguyên nhân và cách khắc phục

2.3. Rụng tóc vành khăn

Còi xương thể bụ bẫm ở trẻ sơ sinh thường có biểu hiện của việc rụng tóc và gây rối loạn chuyển hoá Canxi khá rõ nét ở cơ thể trẻ nhỏ. Đặc biệt với những bé được mẹ cho nằm nhiều tường có dấu hiệu tóc rụng một vòng quanh đầu theo hình vành khăn. 

Đọc thêm: Trẻ sơ sinh rụng tóc có sao không? - Nguyên nhân và cách chăm sóc

2.4. Vòng đầu phát triển hơn vòng ngực khá nhiều

Theo các chuyên gia, trong thời gian 6 tháng đầu đời, trẻ sở sinh có chu vi vòng đầu lớn hơn khoảng 2cm so với ngực. Từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi, chu vi vòng đầu và giọng ngực có kích cỡ bằng nhau. Bắt đầu từ 2 tuổi trở đi, chu vi vòng ngực của bé lớn hơn vòng đầu rất nhiều.

Vì vậy, nếu phát triển trẻ có vòng đầu lớn hơn vòng ngực ở thời gian sau, rất có thể bé đã bị còi xương do tình trạng thiếu Canxi khiến khung xương kém phát triển gây ra hiện tượng này. 

2.5. Chân vòng kiềng, chân đi chữ bát

Chân vòng kiềng, chân đi chữ bát

Còi xương thể bụ có dấu hiệu ở trẻ là chân vòng kiềng
 

Thiếu hụt Canxi khiến xương trong cơ thể trẻ bị suy yếu, mềm, không chịu được lực. Do đó, xương chân thường có xu hướng bị cong lại, tạo ra tình trạng “chân vòng kiềng”. Khi trẻ biết tập đứng và tập đi, trẻ sẽ có dáng đi chân kiểu chữ bát khá xấu, không vững vàng, trẻ dễ ngã. 

2.6. Hay bị co giật (do bị hạ Canxi huyết)

Canxi chiến 99% trong xương và chỉ 1% trong máu. Do đó, nếu thiếu Canxi sẽ dẫn tới tình trạng Canxi hòa tan trong máu giảm, gây ra tình trạng co giật, ngất xỉu do bị hạ Canxi máu

Tuy nhiên, để kiểm tra chính xác trẻ có bị còi xương hay ko, cần cho trẻ tới bệnh viện để chụp X- quang và xét nghiệm máu đưa đưa ra kết luận cuối cùng. Phụ huynh không nên tự phỏng đoán rồi tự mua thuốc cho con uống mà nên đưa bé đi làm xét nghiệm kiểm tra để có phương pháp điều trị hợp lý hơn. 

3. Nguyên nhân gây ra bệnh còi xương thể bụ là gì?

Có khá nhiều nguyên nhân bé còi xương thể bụ bẫm mà nhiều phụ huynh chưa biết, vậy thì ngay sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những nguyên nhân cụ thể sau đây nhé.

3.1. Sinh hoạt trong môi trường thiếu ánh sáng mặt trời

Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng tự nhiên kích thích làn da sản sinh Vitamin D một cách tự nhiên. Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng có thể mang tới 80% lượng Vitamin D cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, tắm nắng là việc vô cùng cần thiết để phòng ngừa và điều trị tình trạng thiếu Vitamin D còi xương ở trẻ nhỏ. 

Khi sinh hoạt trong môi trường thiếu ánh sáng mặt trời, cơ thể trẻ không tiếp xúc với ánh nắng, nên không thể tự tổng hợp được Vitamin D cần thiết. Canxi khi nạp vào cơ thể sẽ bị ngừng lại ở ruột, không vào được máu, khiến trẻ thiếu Canxi và còi xương. 

Đọc thêm: Tại sao chống còi xương phải thường xuyên tắm nắng?

3.2. Chế độ ăn uống không hợp lý

Phụ huynh thường quá chú trọng việc bổ sung cho bé nhiều đạm và tinh bột để bé tăng cân tốt nhưng lại bỏ qua các nhóm chất khác. Tuy nhiên, chính chế độ ăn này lại khiến bé dù có ngoại hình mũm mĩm nhưng vẫn bị còi xương.

Một số chế độ ăn thiếu dầu mỡ cũng khiến cơ thể không thể hấp dụ được các Vitamin tan trong dầu quan trọng như Vitamin D. Do đó, cơ thể bị thiếu Vitamin D và dần dần sinh ra bệnh còi xương.  

3.3. Mắc bệnh lý

Trẻ mắc một số bệnh như bệnh Celiac, viêm đường ruột, xơ nang... cũng có thể dẫn đến tình trạng còi xương do cơ thể bị kháng hoặc khó hấp thụ Vitamin D. Với trường hợp này, phụ huynh cần phải điều trị dứt điểm các bệnh lý này thì mới tiến hành bổ sung Canxi và Vitamin D cho bé phát triển ổn định bình thường được. 

4. Tại sao trẻ bụ bẫm vẫn bị còi xương?

Nếu chế độ dinh dưỡng của trẻ không hợp lý, thiếu cân bằng và quá thiên lệch về các nhóm chất cung cấp năng lượng như tinh bột, đạm, chất béo thì trẻ sẽ vẫn có ngoại hình bụ bẫm, tăng cân đều. Tuy nhiên, do thiếu Canxi, Vitamin D hoặc Phospho, xương của trẻ không thể phát triển được và trẻ sẽ bị còi xương

Bên cạnh đó, dư thừa cân nặng sẽ tạo ra nhiều gánh nặng cho xương. Điều này khiến cơ thể tăng nhu cầu Canxi, Vitamin D và Phospho hơn. Do đó, nếu không được điều trị còi xương kịp thời, tình trạng còi xương ở trẻ sẽ trở càng nên nặng nề hơn và dễ để lại nhiều di chứng. 

5. Bệnh còi xương thể bụ bẫm ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ như thế nào? 

Theo thời gian, bệnh còi xương sẽ nặng lên nếu không điều trị thời và để lại nhiều ảnh hưởng lên cơ thể và sức khỏe của trẻ.

Dưới đây là những ảnh hưởng mà bệnh còi xương gây ra cho trẻ nhỏ:

  • Vóc dáng thấp bé hơn hẳn so với các trẻ khỏe mạnh đồng lứa khác. 
  • Biến dạng lồng ngực, gù vẹo cột sống, chân vòng kiềng, thay đổi dáng đi.
  • Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, tiêu chảy, suy dinh dưỡng.
  • Dễ mắc các bệnh về hô hấp và thần kinh. 
  • Với bé gái, còi xương khiến xương chậu của trẻ phát triển chậm và có thể bị biến dạng.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ khiến trẻ kém hoạt bát đi.

6. Cách phòng tránh và điều trị còi xương thể bụ bẫm

Để phòng còi xương ở trẻ sơ sinh cũng như điều trị tình trạng còi xương thể bụ bẫm, các bậc phụ huynh cần thực hiện như sau:

6.1. Cân bằng các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn

Phụ huynh thường quá chú trọng bổ sung đạm, chất béo mà quên mất các Vitamin khoáng chất cũng rất cần thiết, khiến bé bị phát triển lệch, ngoại hình mũm mĩm trong khi thực tế bé bị còi xương. 

Một chế độ dinh dưỡng khoa học phù hợp cho trẻ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm, đường, chất béo, Vitamin và khoáng chất. Trong đó, đối với trẻ còi xương thể bụ bẫm, cần giảm lượng đạm, đường, chất béo và tăng thành phần Vitamin và khoáng chất, đặc biệt là nhóm Canxi, Vitamin D3, Phospho, MK7

Một số thực phẩm mà phụ huynh nên tăng cường bổ sung để điều trị còi xương cho trẻ gồm có: 

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa như phomai, sữa chua.
  • Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu hũ.
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Các loại rau có màu xanh đậm như rau chân vịt, rau súp lơ.
  • Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ… 
  • Các loại cá, đặc biệt là cá ngừ, cá hồi, cá mòi… 
  • Nước cam và một số loại quả mọng khác như dấu, kiwi, chuối.

6.2. Tránh cho trẻ ăn thức ăn nhanh, chế biến sẵn

Thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn không chỉ không đảm bảo vệ sinh, hàm lượng dinh dưỡng mà còn gây khó tiêu cho trẻ nhỏ. Thường xuyên ăn các thực phẩm như gà rán, khoai tây chiên làm tăng nguy cơ béo phì, hại tim mạch, đồng thời làm cho các dấu hiệu còi xương của trẻ rất khó phát hiện. 

Bên cạnh đó, các thực phẩm này thường nhiều muối, có thể gây ra một số bệnh về dạ dày. Vì vậy, cần hạn chế tối thiểu việc ăn các thực phẩm này. 

6.3. Bổ sung rau củ vào thực đơn hàng ngày

Bổ sung rau củ vào thực đơn hàng ngày

Rau củ là thực phẩm chất xơ không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày
 

Rau củ là các thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, các loại rau màu xanh đậm chính là nguồn cung cấp Canxi và Vitamin D dồi dào giúp quá trình điều trị còi xương hiệu quả hơn.

Trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của bé, luôn cần có rau củ để bé dễ tiêu hoá, đồng thời tăng cường bổ sung các Vitamin có trong rau như Vitamin D, Vitamin A, E... có tác dụng tăng cường sức đề kháng và giúp cho xương chắc khỏe hơn.

Phụ huynh nên rèn cho bé thói quen ăn rau xanh hằng ngày bằng cách chế biến theo khẩu vị yêu thích của bé. Nếu bé thường xuyên từ chối ăn rau, phụ huynh có thể xay, thái nhỏ hoặc băm rồi trộn cùng thịt làm nhân bánh cho bé ăn để cơ thể được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất tốt nhất. 

6.4. Thêm dầu mỡ vào thức ăn của trẻ

Dầu mỡ sẽ giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ quá trình tạo thịt cho bé khoẻ mạnh hơn. Đặc biệt, Vitamin D3 và Vitamin E, A đều là nhóm Vitamin tan trong dầu, vì vậy phải cần có dầu mỡ trong bữa ăn để cơ thể bé hấp thụ các chất này tốt hơn. 

Tuy nhiên không nên cho bé ăn quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, đặc biệt là các món ăn chiên xào có thể khiến bé mắc một số bệnh về dạ dày vô cùng nguy hiểm. 

6.5. Bổ sung Canxi và Vitamin D

Bổ sung dưỡng chất qua thực phẩm thôi là chưa đủ, vì cơ thể chỉ có thể hấp thụ được khoảng 20% thông qua chế độ ăn mà thôi. Trong điều trị cho trẻ còi xương, phụ huynh nên tăng cường bổ sung chất cho bé thông qua các thực phẩm chức năng và thuốc bổ để đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cho con. 

Cha mẹ nên chọn các sản phẩm có chứa cả Vitamin D3, Canxi nano và MK7 để cho bé sử dụng. Vai trò của từng chất khi bỏ 

  • Canxi nano: Có kích thước phân tử siêu nhỏ, nên rất dễ hấp thụ vào cơ thể, giúp bé hấp thụ được Canxi nhiều hơn mà không cần uống vào quá nhiều.
  • Vitamin D3: Có vai trò vận chuyển Canxi từ thành ruột vào máu.
  • MK7: Tiếp nhận, đưa Canxi đang có trong máu vào tận từng xương và các cơ quan khác, nhanh chóng khắc phục các lỗ hổng trong xương, giúp quá trình điều trị còi xương hiệu quả hơn.

Đây là bộ 3 hoàn hảo không thể thiếu trong quá trình chăm sóc thể chất cũng như điều trị bệnh còi xương nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Bạn có thể cho bé sử dụng các loại thuốc có chứa bộ 3 này như Vipteen, PreVipteen2, PreVipteen3... 

6.6. Tắm nắng 15 - 30' mỗi ngày

Tắm nắng 15 - 30' mỗi ngày

Phòng còi xương thể bụ bằng việc tắm nắng mỗi ngày
 

Trẻ em nên được tắm nắng từ 15 - 30 phút mỗi ngày để có thể hấp thụ được tối ưu lượng Vitamin D cần thiết, đáp ứng cho nhu cầu chuyển hoá Canxi của cơ thể.

Cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng trong khung giờ từ 6-9h sáng hoặc sau 5 chiều để tránh nắng gắt. Nhớ chú ý để tay, chân bé được tiếp xúc trực tiếp dưới mặt trời, không cuốn bé quá kỹ hay tắm nắng dưới cửa kính. 

Còi xương thể bụ bẫm thường khó phát hiện hơn so với các loại còi xương thông thường. Vì vậy mà việc điều trị cũng sẽ khó khăn hơn. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã đem lại cho phụ huynh những thông tin hữu ích giúp việc phát hiện bệnh còi xương thể bụ sớm và có phương hướng điều trị kịp thời nhanh chóng nhất. 

5.0 (100%)/1 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI