10 thực phẩm cho trẻ suy dinh dưỡng và cách bổ sung đúng cách

2972

Suy dinh dưỡng là một căn bệnh nguy hiểm, có thể làm tăng nguy cơ mắc thêm nhiều bệnh khác và còn có thể dẫn tới tử vong. Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này? Xin mời các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu câu trả lời chính xác dưới đây. 


Có thể bạn quan tâm: 9 cách chữa còi xương và suy dinh dưỡng DỨT ĐIỂM

1. Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì?

Để chấm dứt tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần bổ sung cho trẻ các dưỡng chất cần thiết đặc biệt là những nhóm mà cơ thể trẻ đang bị thiếu hụt, thông qua các thực phẩm phù hợp. 

1.1. Nhóm chất dinh dưỡng cần bổ sung

  • Chất béo 

nhóm chất béo chứa nhiều dưỡng chất quan trọng

Chất béo là một nhóm chất quan trọng trong thực đơn của trẻ suy dinh dưỡng

 

Chất béo giúp cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể hoạt động suốt ngày dài, đồng thời tạo ra các lớp chắn giữ ấm cho cơ thể. Các acid béo có trong thực phẩm còn có tác dụng ngăn ngừa đông máu, kích thích hoạt động của não bộ, hỗ trợ tăng cường hấp thụ các Vitamin và giúp vết thương mau lành hơn. 

  • Protein 

Protein là thành phần vô cùng quan trọng có vai trò hình thành và thay thế các tế bào bị hư hỏng, giúp phòng ngừa suy dinh dưỡng hiệu quả. Protein còn là thành phần cấu tạo nên cơ bắp, máu, bạch huyết, các hormone, men, kháng thể, các tuyến bài tiết và nội tiết.

Nhờ có dưỡng chất này, sức đề kháng của cơ thể tăng cao, cung cấp năng lượng cho hoạt động khỏe mạnh. Ngoài ra, Protein còn tham gia vào quá trình chuyển hóa Vitamin và các dưỡng chất khác. 

  • Canxi 

Canxi là khoáng chất quan trọng giúp trẻ phát triển xương khớp và chiều cao. Bên cạnh đó, Canxi còn tham gia vào quá trình duy trì hoạt động của cơ bắp, hệ thần kinh, tóc và móng tay. Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi bằng dưỡng chất này, trẻ có thể hoạt động linh hoạt, nhanh nhẹn, cao lớn và thông minh hơn.

  • Vitamin A 

trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì để phát triển tốt hơn

Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì để bổ sung thêm vitamin A

 

Vitamin A có tác dụng tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch giúp trẻ ít bị bệnh hơn. Thiếu Vitamin A khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng cao ở trẻ em. 

  • Vitamin D 

Vitamin D sẽ hỗ trợ quá trình vận chuyển Canxi vào máu giúp cơ thể hấp thụ các Canxi hơn. Cơ thể bị thiếu Vitamin D làm ảnh hưởng tới quá trình tạo xương, ruột không hấp thụ đủ Canxi và Phospho, làm Canxi máu giảm và gia tăng nguy cơ suy dinh dưỡng của trẻ. 

  • Vitamin C 

Vitamin C là chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé khoẻ mạnh, tăng cường Collagen cho da bé được săn chắc, đàn hồi. Vitamin C còn tham gia vào quá trình dẫn truyền dây thần kinh, đồng thời tăng cường hấp thụ Acid folic, Sắt và Canxi, giúp cải thiện các triệu chứng suy dinh dưỡng hiệu quả. 

  • Kẽm 

Kẽm là chất tham gia vào quá trình tạo máu, giúp bé trông hồng hào và khỏe mạnh hơn. Cung cấp đủ Kẽm cũng đồng thời giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, tăng trí thông minh, hạn chế mắc các bệnh nhiễm khuẩn, kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ nhỏ. 

1.2. Một số thực phẩm tiêu biểu

Để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trên cho trẻ, cha mẹ có thể tham khảo một số thực phẩm sau. 

1.2.1. Sữa và chế phẩm từ sữa

trẻ suy dinh dưỡng nên ăn sữa hoặc các chế phẩm liên quan

Sữa và chế phẩm từ sữa có vai trò cực kỳ quan trọng đối với những bé bị suy dinh dưỡng, thấp còi

 

Sữa và các chế phẩm từ sữa như phomat, sữa chua rất giàu Canxi và chất béo. Trẻ nhỏ nên uống mỗi ngày một ly sữa để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, bé phát triển chiều cao và kích thích não bộ hoạt động hiệu quả.

Phomat và sữa chua cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Đây đều là những thực phẩm mẹ nên cho bé sử dụng hằng ngày để tăng cường sức khỏe, cải thiện và phòng tránh tình trạng suy dinh dưỡng hiệu quả. 

1.2.2. Cơm trắng

Trong cơm trắng có hàm lượng tinh bột cao, giúp cung cấp năng lượng cho bé hoạt động suốt ngày dài. Ngoài ra, trong cơm trắng còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như Protein, Thiamin, Vitamin B1, K và Sắt. Đây đều là các dưỡng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não cho trẻ.

Trẻ bị suy dinh dưỡng nên bổ sung cơm trắng thường xuyên hơn, tốt nhất là trong các bữa chính hàng ngày. Nếu bé chán ăn, không muốn ăn cơm, phụ huynh có thể nấu dưới dạng cháo loãng nấu nhừ cùng thịt để bé dễ ăn hơn. 

1.2.3. Khoai tây

Khoai tây là thực phẩm rất giàu Glucose tự nhiên, chất xơ, Vitamin C, Vitamin B6 và Acid Folic. Sử dụng khoai tây trong thực đơn hằng ngày giúp bé nâng cao sức đề kháng, hạn chế tình trạng mắc các bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đồng thời tăng cường sự hấp thụ các dưỡng chất trong cơ thể được hiệu quả hơn. 

Khoai tây là thực phẩm có thể chế biến được rất nhiều món ăn dinh dưỡng giúp điều trị và phòng tránh tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Mẹ có thể nấu khoai tây hầm rau củ, khoai tây đút lò phô mai hay làm súp khoai tây cho bé ăn hằng ngày. 

1.2.4. Thịt lợn

thịt lớn là một thực phẩm không thể thiếu với trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung thêm thịt lớn trong bữa ăn hàng ngày

 

Thịt lợn là món ăn phổ biến thường có trong bữa ăn mỗi gia đình vì có hàm lượng dinh dưỡng cao và giá thành hợp lý. Trong thịt heo có chứa khá nhiều Vitamin trong đó, Vitamin A và E giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ nhỏ. 

Các dưỡng chất có trong thịt heo còn rất cần thiết cho sự tăng trưởng, phục hồi cơ bắp và các mô thần kinh, đồng thời tham gia vào quá trình tạo máu hiệu quả. 

Thịt heo có thể chế biến rất nhiều món ăn như kho, luộc, nấu cùng canh hay kết hợp cùng các loại rau củ tạo thành những món ăn thơm ngon bổ dưỡng cho trẻ nhỏ. 

1.2.5. Thịt bò

Thịt bò được dùng bồi bổ cho những người bệnh mới ốm dậy, người có thể trạng yếu hay những người suy dinh dưỡng. Loại thực phẩm này giúp nâng cao sức đề kháng, xây dựng hệ thống miễn dịch vững chắc, giúp trẻ ít bị bệnh hơn.

Hàm lượng Sắt trong thịt bò rất dồi dào, giúp tạo máu hiệu quả, đồng thời các chất như Kẽm, Magie, Protein, Canxi cũng giúp phục hồi sức khoẻ nhanh chóng. Thịt bò xào rau củ, bò bít tết, bò kho bánh mì là các món ăn thơm ngon bổ dưỡng được các bé cực kỳ yêu thích. 

1.2.6. Tôm cua cá

cá và tôm là những thực phẩm không thể thiếu ở trẻ suy dinh dưỡng

Thực phẩm tôm, cua giúp trẻ tăng cường chiều cao nhanh chóng

 

Tôm cua cá là các thực phẩm rất giàu Canxi giúp bé tăng cường chiều cao nhanh chóng và hiệu quả. Ăn các thực phẩm này thường xuyên giúp bé cao lớn, cơ bắp vận động linh hoạt, răng và tóc cũng được chắc khoẻ hơn. 

Có rất nhiều món ăn được chế biến từ tôm cua cá mà mẹ có thể chế biến và thay đổi trong thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi mỗi ngày như canh cá, cá hấp, tôm rim, canh cua,tôm rang thịt ba chỉ…

1.2.7. Trứng

Trong mỗi một quả trứng đều có chứa hàm lượng Protein và các chất béo tự nhiên cao, tốt cho cơ thể cực kỳ cao.  Ăn mỗi tuần từ 3-5 quả trứng còn giúp bé tăng chiều cao và kích thích trí não hoạt động hiệu quả. 

Bạn có thể chế biến rất nhiều món ăn với trứng như trứng chiên, luộc, hấp, kho hay kết hợp với các thực phẩm khác đều rất ngon miệng và bổ dưỡng. 

1.2.8. Chim cút

Chim cút có vị ngọt, tính bình, có khả năng bổ ngũ tạng, bổ tỳ, dưỡng tâm, an thân, rất thích hợp dùng cho trẻ em đang trong tình trạng suy dinh dưỡng.

Chế biến chim cút đúng cách giúp bé ngủ ngon giấc, tăng cường tuần hoàn máu, điều trị các triệu chứng tiêu chảy táo bón lâu ngày. Mẹ nên hầm chim cút với một số vị thuốc bắc để tẩm bổ cho bé phục hồi sức khỏe. 

1.2.9. Ngũ cốc

trẻ suy dinh dưỡng nên bổ sung thêm nhiều ngũ cốc

Ngũ cốc pha cùng sữa vừa tiện lợi lại vừa nhiều chất dinh dưỡng
 

Các loại ngũ cốc là sản phẩm được làm từ các loại hạt như lúa mạch, ngô, đậu… Ngoài tinh bột cung cấp năng lượng, ngũ cốc có chứa hàm lượng chất xơ cao, rất tốt cho tiêu hóa.

Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc từ mè đen còn chứa rất nhiều các dưỡng chất như Protein, Canxi, Photpho, Sắt… đều rất thiết yếu cho cơ thể trẻ. Mẹ có thể dùng ngũ cốc pha cùng sữa làm đồ ăn sáng cho bé, vừa tiện lợi lại rất ngon miệng. 

1.2.10. Rau xanh

Rau xanh là thực phẩm có chứa lượng Canxi và Vitamin cực kỳ cao, đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm. Loại thực phẩm này còn rất giàu chất xơ, giúp hỗ trợ việc tiêu hoá của bé hoạt động tốt hơn. 

Các loại rau nên tăng cường cho bé ăn để bổ sung các dưỡng chất có thể kẻ tới rau dền, rau chân vịt, súp lơ xanh… Mẹ nên kết hợp các loại rau này với các loại thịt để giúp món ăn ngon và hấp dẫn trẻ nhỏ hơn. 

2. Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, cha mẹ cần lưu ý như sau.  

2.1. Một số nguyên tắc cơ bản

  • Bổ sung Protein giúp có thể trẻ hấp thụ các dưỡng chất khác hiệu quả, tăng cường khả năng đề kháng và sức khỏe của bé tối ưu nhất. 
  • Thêm dầu mỡ một lượng vừa phải vào đồ ăn để ngăn ngừa tình trạng bé bị mắc các bệnh cảm cúm, đồng thời giúp trẻ hấp thụ được các nhóm Vitamin tan trong dầu mỡ như Vitamin A, E.... 
  • Bên cạnh đó, việc chia ra từng bữa nhỏ sẽ giúp trẻ dễ ăn hơn, dễ tiêu hóa hơn và cũng dễ hấp thụ hơn so với việc ăn dồn một bữa thật lớn. 
  • Không nên ép trẻ ăn vì dễ tạo tâm lý sợ hãi, khiến trẻ không muốn ăn.
  • Cân bằng thực đơn dinh dưỡng với đầy đủ 4 nhóm chất xơ, chất đạm, chất béo, Vitamin và các khoáng chất, kết hợp Canxi và Vitamin D3. 
  • Phụ huynh có thể tạo niềm vui cho việc ăn uống của trẻ bằng cách ăn cùng con, làm các món ăn đẹp mắt.

2.2. Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 1,2

bé lười vận động là dấu hiệu của bệnh suy dinh dưỡng

Trẻ lười vận động là một trong những biểu hiện của trẻ thiếu dinh dưỡng

 

Các biểu hiện suy dinh dưỡng cấp độ 1,2 

  • Trẻ chán ăn, biếng ăn.
  • Trẻ chậm biết bò, biết đi.
  • Lười vận động.
  • Răng và tóc, móng tay mọc chậm, có hậu hiệu rụng tóc vành khăn.
  • Trẻ khó ngủ, hay quấy khóc về đêm.

Đọc thêm: 13+ biểu hiện trẻ còi xương suy dinh dưỡng và 4 cách khắc phục 

Phụ huynh có thể tự điều trị cho trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 1,2 tại nhà thông qua việc tăng cường thực đơn dinh dưỡng và các dưỡng chất cho trẻ. 

  • Trẻ sơ sinh: Nên chú trọng tăng cường chất lượng sữa mẹ để bé có đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu mẹ bị thiếu hoặc mất sữa, cha mẹ có thể thay thế bằng sữa bột công thức, sữa dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: Nếu trẻ đã qua tuổi bú mẹ thì cần chú ý cho bé ăn đủ bữa, có thể tăng số bữa ăn lên để bổ sung đủ lượng dinh dưỡng bị thiếu hụt. Thức ăn nên chọn thực phẩm tươi, giàu dinh dưỡng, được nấu kỹ để trẻ dễ hấp thu.

2.3. Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 3

Trẻ suy dinh dưỡng nặng ở cấp độ 3 thường có những biểu hiện như sau:

  • Ngưng tăng cân và chiều cao trong vài tháng liên tiếp.
  • Cân nặng chỉ bằng 60% so với tiêu chuẩn WHO đưa ra.
  • Trẻ dễ cáu gắt hay quấy khóc.
  • Khó ngủ về đêm, đổ mồ hôi nhiều.
  • Có dấu hiệu thay đổi sắc tố da.
  • Trẻ dễ bị mắc các bệnh cảm cúm, các bệnh nhiễm khuẩn, táo bón...

Khi trẻ có các dấu hiệu này phụ huynh nên đưa bé đi khám còi xương suy dinh dưỡng để có thể điều trị tình trạng hiệu quả và chính xác nhất. Khi ở nhà, trẻ nên được:

  • Ăn đủ bữa hoặc tăng số bữa ăn trong ngày. Số năng lượng (calo) mỗi bữa có thể giảm bớt nhưng số lượng bữa ăn cần tăng lên nhiều hơn so với các trẻ thông thường. 
  • Trẻ có thể dùng bổ sung sữa cao năng lượng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Ngoài ra, trẻ cũng nên được chú ý về chất lượng dinh dưỡng trong từng bữa ăn giống các nguyên tắc dinh dưỡng với trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 1,2. 

3. Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 1,2

trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì nên theo hướng dẫn của bác sĩ

Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì để bổ sung dưỡng chất đầy đủ và phát triển toàn diện nhất

 

3.1. Trẻ dưới 6 tháng

Các bác sĩ khuyên rằng với trẻ dưới 6 tháng chỉ nên cho bé sử dụng nguồn sữa mẹ, vì lúc này các cơ quan trong cơ thể trẻ chưa thực sự hoàn thiện, không hấp thu được các nguồn dinh dưỡng khác. Cho bé ăn quá sớm có thể khiến bé không thể hấp thụ dưỡng chất trong thực phẩm.

Với trẻ bị thiếu sữa mẹ, cha mẹ có thể sử dụng thêm một số loại sữa ngoài để trẻ được bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết. Thời gian này mẹ nên tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng kết hợp cùng các loại sữa và thuốc bổ để bổ sung dưỡng chất cho con qua việc bú mẹ. 

3.2. Trẻ từ 6 - 12 tháng

Với trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi, cha mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn dặm bằng các loại bột ăn dặm hoặc cháo nấu loãng với các thực phẩm như rau, thịt, cá để bổ sung các dưỡng chất bị thiếu. Tuy nhiên, cần lưu ý các món ăn phải được chế biến sạch, nấu chín kỹ, loãng, xay hoặc nghiền nhuyễn trước khi cho trẻ ăn.

Một số món ăn có thể cho bé ăn trong thực đơn bổ sung dinh dưỡng trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 1, 2 như cháo cá hồi rau ngót, cháo thịt xay cà rốt, cháo bí đỏ thịt heo kết hợp cùng các loại sữa và trái cây. Phụ huynh nhớ lưu ý nấu nhạt và xay nhuyễn các thành phần trong món ăn để bé có thể ăn nhé. 

3.3. Trẻ từ 13 - 24 tháng

Trẻ từ 13 -24 tháng mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn cơm và các thực phẩm như người lớn bình thường. Tuy nhiên, lúc này vẫn ưu tiên các món ăn mềm, món ăn dễ tiêu hoá thì các cơ quan tiêu hoá của bé vẫn chưa thực sự phát triển hoàn thiện. 

Thời điểm này phụ huynh đã có thể tăng cường cho bé ăn các món như thịt, cá, các loại rau củ giàu Canxi và Vitamin. Đồng thời nên kết hợp thêm các loại sữa và thuốc bổ sung Canxi để bù đắp vào những dưỡng chất còn thiếu.

Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì giúp phục hồi sức khỏe an toàn và nhanh chóng đã được giải đáp qua bài viết trên đây. Hy vọng những chia sẻ này đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

5.0 (100%)/7 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI