Làm sao khi trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân?

16907

Làm thế nào khi trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân là vấn đề khiến các mẹ đặc biệt quan tâm. Vậy thì hãy cùng “đọc” những nguyên nhân sau đây để biết được tại sao bé lại quấy khóc và cách xử lý ngay lập tức nhé.

1. Biểu hiện khi trẻ đột nhiên quấy khóc

Trẻ quấy khóc dữ dội khi được cho ăn

Trẻ quấy khóc dữ dội khi được cho ăn 

 

Đối với trẻ nhỏ, tiếng khóc giống như một loại ngôn ngữ để thông báo cho mọi người biết về tình trạng của mình. Những nhu cầu cơ bản của trẻ hay những đòi hỏi đều được thể hiện qua tiếng khóc.

Nếu mẹ quan sát và “giải mã” được những tiếng khóc này của bé, mẹ sẽ biết được khi bé quấy khóc nhiều là cần gì và có cách giúp bé ngừng quấy khóc

1.1. Tiếng khóc lặp đi lặp lại và không dừng cho đến khi mẹ bắt được tín hiệu

Khi trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều, to, khóc lặp đi lặp lại kèm những biểu hiện khác như mút tay, miệng chóp chép thì đó là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị đói. Khi bé gào khóc vì đói, miệng bé sẽ nuốt nhiều không khí hơn gây ra tình trạng đầy hơi làm bé càng khó chịu và khóc to hơn.

1.2. Trẻ khóc dữ dội khi được cho ăn

Trẻ khóc dữ dội khi được cho ăn là dấu hiệu cho thấy bé đang không muốn ăn nữa. Điều này có thể xảy ra khi bé ăn đã no hoặc không đói nhưng mẹ vẫn cố bắt bé ăn. Vì thế bé khóc lóc và cáu gắt dữ dội để báo hiệu cho mẹ biết mình không muốn ăn nữa.

1.3. Khóc ê a, ngắt quãng rồi nín

Nếu bé khóc ê a ngắt quãng rồi nín nhưng sau đó lại tiếp tục khóc thì đó là dấu hiệu cho thấy trẻ đang buồn ngủ. Trẻ nhỏ có thời gian ngủ nhiều hơn người lớn nên nếu không được ngủ đủ giấc, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi.

Nếu các mẹ thấy dấu hiệu trẻ khóc như trên kèm các biểu hiện như dụi mắt, ngáp, nhắm mắt khi khóc thì nó cho thấy bé đang cần mẹ cho đi ngủ.

1.4. Trẻ khóc bất thường và tiếng khóc khác hẳn mọi ngày

Nếu như trẻ quấy khóc bất thường và tiếng khóc của trẻ nghe khác hẳn mọi ngày mà không phải bé đang đói hay buồn ngủ, rất có thể con đang bị ốm.

Khi trẻ không muốn ăn, nhiệt độ cơ thể hơi nóng, ngủ li bì và có những hành động khác thường ngày, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ vì đó là những dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bé đang có sự bất ổn.

1.5. Trẻ khóc sau khi được ăn kèm những biểu hiện như nôn trớ, đau bụng

Những biểu hiện trên cho thấy trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa. Nếu như mẹ cho trẻ ăn quá no hoặc ăn những thức ăn không phù hợp, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sẽ phải làm việc quá tải dẫn đến việc gặp các vấn đề về tiêu hóa. Thức ăn ứ đọng không kịp tiêu đi làm trẻ nặng bụng và khó chịu làm bé quấy khóc.

2. Tìm hiểu nguyên nhân trẻ đột nhiên quấy khóc

Trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân tại sao. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân sau đây khiến trẻ đột nhiên quấy khóc. 

2.1. Trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày

Buồn ngủ sẽ dẫn đến tình trạng trẻ quấy khóc

Buồn ngủ sẽ dẫn đến tình trạng trẻ quấy khóc

 

Nếu như trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày thì đó có thể là do những nguyên nhân sau:

2.1.1. Trẻ khóc do đói, khát 

Nhu cầu của trẻ sơ sinh đơn giản là được ăn no và ngủ. Vì thế, nếu như trẻ bị đói, khát, trẻ sẽ khóc như một dấu hiệu để nhắc nhở mẹ cho trẻ bú sữa.

2.1.2. Trẻ khóc do buồn ngủ 

Tương tự như nhu cầu được ăn no, trẻ nhỏ ngủ rất nhiều. Thường khi buồn ngủ, trẻ sẽ khóc ê a để mẹ bắt được tín hiệu và cho bé đi ngủ.

2.1.3. Trẻ không được khỏe 

Trẻ nhỏ có thể bị mắc các bệnh lý và ốm, sốt. Khi đó, bé sẽ khóc do khó chịu trong người và cảm thấy mệt mỏi.

2.1.4. Muốn được ôm ấp

Trẻ nhỏ rất thích được ôm ấp, vỗ về để cảm thấy sự an toàn. Khi muốn được ôm ấp, trẻ sẽ khóc như một cách làm nũng để ba mẹ biết và quan tâm bé nhiều hơn.

2.1.5. Phải xa người thân

Trẻ nhỏ thường rất quấn mẹ và muốn được gần bên mẹ cả ngày. Vì thế, nếu như các mẹ không có thời gian bế bé hoặc ở cạnh bé nhiều, trẻ sẽ khóc để “đòi” mẹ.

2.1.6. Không thích ứng với thời tiết 

Cơ thể trẻ nhỏ rất nhạy cảm với nhiệt độ và thời tiết. Nhiệt độ thay đổi đột ngột khi chuyển mùa có thể khiến bé khó chịu và quấy khóc cả ngày. Vì vậy khi thấy trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân, rất có thể là do bé đang dị ứng thời tiết.

2.1.7. Thiếu chất dinh dưỡng 

Việc cung cấp cho trẻ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết là rất quan trọng. Nếu thiết bất kỳ dưỡng chất nào, trẻ sẽ không được phát triển toàn diện và dễ bị ốm, bị bệnh, gây ra cho trẻ sự khó chịu làm bé quấy khóc liên tục. Những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé là:

  • Canxi: Vai trò của Canxi cực kỳ cần thiết trong sự phát triển của hệ xương và răng. Canxi giúp xương chắc khỏe, kích thích sự phát triển chiều cao. Ngoài ra, Canxi còn tham gia hỗ trợ hoạt động cho hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và kích thích tiết các hormone quan trọng với cơ thể.
  • Vitamin D: Vitamin D đóng vai trò giúp cơ thể hấp thu Canxi tốt hơn. Nhờ vậy, trẻ nhỏ được cung cấp đủ Vitamin D sẽ không bị còi xương, suy dinh dưỡng. Vitamin D điều hòa nồng độ Canxi trong máu và tham gia vào hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể.
  • MK7: thuộc nhóm Vitamin K2, MK7 có tác dụng vận chuyển Canxi từ máu vào xương, vận chuyển Canxi từ những nơi nguy hiểm như mô mềm, mạch máu đến những nơi cần Canxi. MK7 còn giúp xương sản sinh ra Collagen để tăng cường sự gắn kết cho xương thêm chắc khỏe.
  • Immune alpha: Giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch. Bổ sung đầy đủ Immune Alpha giúp bé khỏe mạnh hơn, ít bị ốm vặt.
  • Colostrum: Là sữa non chứa nhiều dưỡng chất quý giá cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Colostrum có chứa lượng kháng thể lớn giúp bảo vệ cơ thể bé khỏi các vi khuẩn có hại.
  • FOS: Là chất xơ hòa tan có tác dụng giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, tránh táo bón và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

2.1.8. Tuần lễ khủng hoảng (wonder week)

Tuần lễ khủng hoảng là chỉ những giai đoạn mà cơ thể bé có sự phát triển về nhận thức khiến trẻ có những biểu hiện như khóc lóc, cáu kỉnh. Điều đó xảy ra do não bộ bắt đầu chú ý đến thế giới xung quanh và hình thành những nhận thức mới nên dễ bỏ qua thói quen ăn và ngủ trước đó.

2.2. Trẻ quấy khóc khó ngủ vào ban đêm

Trẻ quấy khóc đêm, không chịu ngủ, quấy mẹ có thể do những nguyên nhân sau đây:

  • Ngủ quá nhiều vào ban ngày: Nếu mẹ để trẻ ngủ nhiều vào ban ngày, ban đêm trẻ sẽ không buồn ngủ nữa và sẽ quấy khóc khi mẹ cố bắt bé ngủ.
  • Hoạt động quá sức vào ban ngày: Ban ngày nếu như trẻ hoạt động, vui chơi quá sức, não trẻ sẽ bị kích thích và hưng phấn cho tới đêm. Điều đó khiến trẻ khó ngủ vào ban đêm và quấy khóc vì mệt mỏi.
  • Bị ảnh hưởng bởi ánh sáng, tiếng ồn: Nếu phòng ngủ có ánh sáng và tiếng ồn quá mạnh sẽ làm cho bé trở nên khó ngủ, dễ bị giật mình. Hệ quả là khiến bé quấy khóc không thể ngủ được.
  • Bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của người thân: Nếu như người ở cạnh bé có tâm trạng buồn bực, cáu gắt, bé sẽ cảm nhận được phần nào và trở nên quấy khóc do trẻ nhỏ rất nhạy cảm.
  • Tã bẩn: Tã bẩn không được thay khiến làn da của bé ngứa ngáy. Bé sữa cựa quậy và quấy khóc không ngừng cho đến khi được thay tã.

2.3. Trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu bú

Trẻ quấy khóc không chịu bú có thể là do gặp phải những vấn đề sau đây:

  • Không thích đầu vú mẹ: Nhiều trẻ quấy khóc không chịu bú là do không thích đầu vú mẹ. Điều này xảy ra có thể do đầu vú của mẹ quá to hoặc quá nhỏ khiến bé không thoải mái khi bú hoặc đầu vú mẹ quá cứng.
  • Sữa mẹ có mùi lạ: Trẻ nhỏ có khứu giác nhạy cảm. Nếu mẹ ăn những thức ăn nặng mùi khiến cho sữa có mùi lạ, trẻ sẽ bỏ bú mẹ và quấy khóc.
  • Chưa đói: Nhiều trẻ quấy khóc khi bú là do bé chưa đói nhưng mà mẹ cứ bắt trẻ bú, trẻ sẽ quấy khóc và đẩy đầu vú ra khỏi miệng.
  • Vấn đề răng miệng: Nếu trẻ gặp phải những vấn đề về răng miệng như tưa lưỡi, nhiệt miệng hoặc mọc răng...trẻ sẽ bị đau thậm chí bị sốt nhẹ. Điều đó khiến cơ thể trẻ khó chịu, mệt mỏi và trẻ sẽ quấy khóc, không chịu bú mẹ do miệng bị đau.

Đọc thêm: ​Trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao? 14 mẹo giúp mẹ và bé vượt qua "khủng hoảng"

3. Cách xử lý khi trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân

Nếu vẫn không tìm được nguyên nhân nào ở trên làm cho bé quấy khóc, mẹ có thể:

3.1. Xoa dịu con

Mẹ xoa dịu bằng cách massage cho bé

Mẹ xoa dịu bằng cách massage cho bé 
 

Mẹ có thể tìm cách xoa dịu trẻ và làm cho bé thôi quấy khóc bằng cách:

  • Ôm ấp an ủi: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những đứa trẻ được mẹ bế ít nhất 3h mỗi ngày sẽ ít quấy khóc hơn so với những bé không được mẹ bế thường xuyên. Việc gần gũi với mẹ sẽ cho bé cảm giác an toàn và được bảo vệ. Nhờ vậy, những cơn quấy khóc cũng xuất hiện ít đi.
  • Massage: Mẹ nên massage cho trẻ bằng cách xoa lòng bàn tay, bàn chân, xoa lưng. Những động tác massage nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể trẻ thoải mái và máu được lưu thông tốt hơn.
  • Di chuyển bé, đu đưa nhẹ nhàng: Trẻ rất thích được đu đưa nhẹ nhàng hoặc được di chuyển. Điều đó là do trẻ sơ sinh đã quen với sự di chuyển khi nằm trong bụng mẹ. Khi trẻ quấy khóc, mẹ có thể bế bé đung đưa nhẹ để trẻ thôi quấy khóc.
  • Tạo môi trường xung quanh giống như trong bụng mẹ: Như điều chỉnh ánh sáng ở mức thấp, đảm bảo nhiệt độ phòng ở mức ổn định, không gian ngủ của bé được ngăn cách tiếng ồn...

3.2. Cho con đi khám bác sĩ

Việc bé quấy khóc nhiều có thể trở nên nguy hiểm và mẹ nên cho trẻ tới khám bác sĩ khi:

  • Trẻ quấy khóc cả ngày dù đã trên 4 tháng tuổi: Hầu như sau tháng thứ 3 trở đi, việc quấy khóc bất thường của trẻ trở nên giảm hẳn. Vì thế, nếu trẻ quấy khóc liên tục dù đã trên 4 tháng tuổi, mẹ nên đưa bé tới bác sĩ khám để tìm ra nguyên nhân chính xác và có cách điều trị phù hợp.
  • Trẻ sốt trên 38 độ: Khi trẻ bị sốt, mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở khám chữa bệnh ngay. Việc sốt cao với cơ thể trẻ rất nguy hiểm vì có thể gây ra các biến chứng sau này.
  • Trẻ không chịu ăn uống trong nhiều giờ, nôn trớ nhiều, phân có máu: Đây cũng là tình trạng khá nghiêm trọng mà mẹ cần đưa bé đi thăm khám.
  • Bé bị giảm cân, da vàng vọt, xanh xao: Tình trạng quấy khóc đêm không chịu ngủ gây ra rất nhiều hậu quả xấu cho trẻ nhỏ, nặng hơn có thể khiến thể lực trẻ giảm sút, xanh xao...

​Đọc thêm:

Để có thể giúp cơ thể bé phát triển khỏe mạnh và ít quấy khóc, các mẹ cần cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất cần thiết. Những dưỡng chất như Canxi nano, Vitamin D3, MK7, FOS, DHA... nếu được bổ sung đầy đủ sẽ giúp hạn chế tình trạng trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân.

3.8 (76%)/6 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI