Các trường hợp trẻ quấy khóc không chịu bú và cách giải quyết

34127

Trẻ quấy khóc không chịu bú là nỗi ám ảnh của hầu hết các bậc cha mẹ trong thời gian chăm con. Làm thế nào để hiểu được trẻ đang cần gì qua tiếng khóc và cách giải quyết tình trạng trên như thế nào là điều được nhiều người quan tâm.

1. Trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu bú

1.1. Trẻ quấy khóc để biểu hiện điều gì?

Trẻ quấy khóc có thể là biểu hiện đòi ăn

Trẻ quấy khóc có thể là biểu hiện đòi ăn

 

Đối với trẻ nhỏ chưa biết nói, tiếng khóc giống như một ngôn ngữ thể hiện nhu cầu của trẻ. Trẻ khóc đi đói, khi buồn ngủ, khi khó chịu,...

Làm thế nào để biết được trẻ đang quấy khóc vì điều gì? Nếu chú ý hành động của trẻ, các mẹ sẽ hiểu được trẻ quấy khóc để biểu hiện điều gì.

1.1.1. Trẻ khóc vì đói

Khi trẻ khóc vì đói thường kèm theo hành động mút tay, miệng chóp chép. Tiếng khóc này sẽ liền kề với tiếng khóc kia kéo dài cho tới khi được cho ăn.

Nếu nhận biết được tín hiệu trẻ khóc vì đói, mẹ cần cho trẻ ăn ngay. Sau khi ăn mà trẻ vẫn tiếp tục khóc có thể do sữa mẹ không có nhiều khiến trẻ vẫn bị đói.

1.1.2. Trẻ khóc khi khát

Khi trẻ khóc vì bị khát, tiếng khóc sẽ nhỏ và không kéo dài khi khi bị đói. Nếu các mẹ đưa núm vú lại cần trẻ, trẻ sẽ tiếp tục mút lấy núm vú mà không quay đầu đi hoặc ngừng khóc và há miệng chờ đợi được mẹ cho uống.

1.1.3. Trẻ khóc khi buồn ngủ

Trước khi ngủ, cơ thể trẻ thường mệt mỏi báo hiệu việc cần được nghỉ ngơi. Vì thế, trẻ thường hay quấy khóc khi muốn ngủ. Lúc này, bé sẽ khóc ê a và ngừng khi được ru ngủ.

Nếu có âm thanh to hoặc mẹ không vỗ về nữa, bé sẽ lại khóc to hơn. Thường những cơn khóc khi buồn ngủ hay lặp lại vào những thời điểm cố định trong ngày như buổi trưa hoặc chiều tối.

1.1.4. Khóc khi thấy bất an

Trẻ sẽ cảm thấy bất an khi không có người thân quen ở bên cạnh hoặc khi được đưa đến những nơi lạ, tiếp xúc với nhiều người.

Khi đó, trẻ sẽ khóc thành từng cơn, ngừng một hồi lâu sau đó lại khóc tiếp để thu hút sự chú ý của ba mẹ. Ba mẹ nên ôm ấp và vỗ về trẻ để trẻ cảm thấy yên tâm.

1.1.5. Khóc khi khó chịu trong người

Nếu trẻ đạp chân tay và quấy khóc liên tục có thể báo hiệu việc bé đang bị khó chịu trong người như nóng sốt hoặc đau bụng.

Ba mẹ cần đặc biệt lưu ý đến biểu hiện này để đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi thấy trẻ có thể đang gặp phải vấn đề về sức khỏe.

1.1.6. Trẻ khóc vì hoảng sợ

Trẻ nhỏ chưa nhận thức đầy đủ về thế giới xung quanh nên sẽ cảm thấy bất an nếu thấy có những hiện tượng xung quanh làm trẻ sợ hãi như bóng đêm, sấm chớp, âm thanh lạ,...

Lúc này, trẻ sẽ khóc thất thanh và thường chỉ tay hoặc hướng về phía nguyên nhân làm bé khóc. Ba mẹ chỉ cần vỗ về và dỗ dành trẻ là bé sẽ nín khóc ngay.

1.1.7. Trẻ khóc để báo động cơ thể thiếu chất

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ quấy khóc

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ quấy khóc

 

Trẻ nhỏ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ các dưỡng chất, trẻ sẽ có biểu hiện khóc to kèm theo những dấu hiệu như giật mình, bị đổ mồ hôi trộm, nấc cụt,...

Vì vậy, để tránh trẻ khóc vì bị thiếu chất, các mẹ cần bổ sung cho trẻ đầy đủ các chất cần thiết bao gồm:

  • Canxi: Canxi giúp trẻ phát triển hệ xương và răng chắc khỏe. Canxi còn tham gia vào nhiều hoạt động khác của cơ thể như hỗ trợ phát triển hệ cơ bắp, hệ tuần hoàn, kích thích cơ thể tiết nhiều hormone quan trọng cho sự phát triển.
  • Magie: Magie không thể thiếu trong sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ nhỏ. Thiếu Magie có thể gây ra tình trạng chậm lớn, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ cơ bắp về hệ thần kinh, khiến cơ thể thiếu Canxi và Photpho.
  • Kẽm: Kẽm có vai trò giúp cơ thể tăng hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng. Thiếu Kẽm sẽ khiến trẻ dễ bị ốm vặt, chậm phát triển.
  • Vitamin A: Vitamin A có tác dụng chống giúp xương thêm chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho thị lực.
  • Vitamin D: Vitamin D cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ. Thiếu Vitamin D gây ra tình trạng còi xương, chậm lớn ở trẻ nhỏ.
  • MK7: MK7 giúp cơ thể vận chuyển Canxi vào tận xương và răng, và kéo canxi ra khỏi chỗ dư thừa. Để Canxi đến được tận xương và răng, bổ sung Canxi cho trẻ an toàn, thì bắt buộc phải có vai trò của MK7.
  • Immune alpha: Giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Colostrum: Có chứa nhiều kháng thể tự nhiên giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, phát triển toàn diện, thúc đẩy cơ thể phát triển tự nhiên.
  • FOS: Có tác dụng giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn, hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.

1.2. Nguyên nhân trẻ quấy khóc bỏ bú mẹ

Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ bỏ bú mẹ có thể vì:

1.2.1. Mẹ ít cho con bú, trẻ đã quen bú bình

Nếu như mẹ thường xuyên cho bé bú bình, trẻ sẽ quen với độ mềm cứng của núm vú giả hơn thay vì núm vú mẹ. Khi mẹ cho trẻ bú, trẻ sẽ quấy khóc vì không quen.

Với trường hợp này, mẹ có thể vắt sữa cho ra bình để trẻ bú hoặc cho trẻ làm quen từ từ với núm vú mẹ.

1.2.2. Sữa mẹ có mùi lạ

Khi mẹ ăn những thức ăn nặng mùi như sầu riêng, tỏi, mù tạt,... sẽ khiến cho sữa mẹ có mùi lạ. Khứu giác của trẻ rất nhạy cảm. Trẻ sẽ nhận ra ngay mùi bất thường và quấy khóc vì không thể ăn sữa có mùi.

1.2.3. Trẻ không thích đầu vú mẹ


Trẻ quấy khóc không chịu bú vì không thích đầu vú mẹ


Trẻ quấy khóc không chịu bú vì không thích đầu vú mẹ

 

Nhiều trẻ quấy khóc do không thích đầu vú mẹ. Có thể là do đầu vú mẹ quá to hoặc quá nhỏ, không mềm mại khiến trẻ gặp khó khăn khi bú sữa. Vì vậy trẻ quấy khóc để báo hiệu không muốn mút đầu vú mẹ.

1.2.4. Con đã no

Nếu như bé đã no mà mẹ vẫn tiếp tục cho bé ăn thêm, bé sẽ đẩy bú mẹ ra khỏi miệng, ngoảnh mặt đi và quấy khóc. Khi thấy những dấu hiệu này, mẹ nên ngừng cho trẻ ăn ngay.

1.2.5. Vấn đề về miệng

Trẻ gặp phải các vấn đề việc miệng như mọc răng, tưa lưỡi khiến trẻ khó chịu trong người do đau nhức.

Trong trường hợp này, trẻ thường khóc mè nheo và bị sốt nhẹ. Các mẹ có thể dán miếng dán hạ sốt cho trẻ và chơi đùa cùng để trẻ quên việc bị đau đi.

1.2.6. Vấn đề đường tiêu hóa

Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện như người trưởng thành. Vì thế bé hay bị đau bụng, đầy hơi khi ăn phải những loại thức ăn không phù hợp. Bé thường quấy khóc kèm theo tình trạng nôn trớ, đầy bụng, ợ hơi.

1.2.7. Chưa muốn bú, có điều khác làm phân tâm

Nếu như trẻ đang tập trung vào một điều gì đó mà mẹ cứ bắt trẻ phải bú sữa, bé sẽ quấy khóc. Mẹ nên để ý xem trẻ đang tập trung vào điều gì để cho trẻ nhìn thấy chúng ngay cả khi đang bú mẹ. Trẻ sẽ thôi quấy khóc và tiếp tục bú sữa mẹ.

Đọc thêm: Trẻ quấy khóc khi bú - Nguyên nhân và cách xử lý

2. Trẻ quấy khóc bất thường

2.1. Vì sao trẻ quấy khóc bất thường?

Hội chứng colic khiến trẻ quấy khóc bất thường, không chịu bú mẹ

Hội chứng colic khiến trẻ quấy khóc bất thường, không chịu bú mẹ

 

Trẻ quấy khóc bất thường có thể là do đang gặp phải hội chứng quấy khóc Colic. Đây là hội chứng mà rất nhiều trẻ từ vài tuần đến 3 tháng tuổi gặp phải. Các trường hợp sẽ xảy ra khi trẻ mắc hội chứng quấy khóc là:

  • Trẻ khóc không có lý do: Dù không có bất cứ lý do gì khiến trẻ cảm thấy khó chịu nhưng trẻ vẫn sẽ quấy khóc.

  • Trẻ khóc to dữ dội: Bé gặp phải hội chứng quấy khóc thường khóc rất to trong thời gian dài với gương mặt luôn đỏ ửng và khó chịu.

  • Thời điểm khóc lặp lại: Trẻ thường khóc vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày và ba mẹ có thể đoán trước được khi nào trẻ quấy khóc.

  • Tư thế thay đổi: Khi trẻ khóc, trẻ thường vặn mình, quay người và nắm chặt tay, chân quẫy đạp không ngừng.

2.2. Cách khắc phục tình trạng bé quấy khóc

Tuy việc trẻ quấy khóc bất thường khiến ba mẹ gặp nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc trẻ nhưng nó không gây ra tác hại nghiêm trọng nào cho sức khỏe của trẻ. Ba mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau để trẻ bớt quấy khóc hơn:

  • Massage cho trẻ sau khi cho trẻ tắm bằng nước ấm để trẻ thấy thoải mái và dễ chịu, giảm quấy khóc. Các mẹ nên thường xuyên massage cho trẻ vì nó cũng giúp tăng cường lưu thông máu.

  • Tránh để trẻ tiếp xúc với những âm thanh to, ồn ào trong thời gian dài, tránh cho trẻ hoạt động quá nhiều dễ làm trẻ bị tăng động.

  • Xoa lưng, vỗ về trẻ, tiếp xúc cơ thể nhiều với trẻ để bé cảm thấy được sự gần gũi, an tâm hơn.

  • Vỗ nhẹ vào lưng bé, để bé ở tư thế thẳng người khi bé ăn xong để bé tiêu hóa tốt hơn, tránh bị đầy bụng gây khó chịu làm bé quấy khóc.

  • Cho bé chơi đồ chơi khi bé khóc để thu hút sự chú ý của trẻ vào những đồ vật đó làm trẻ quên đi việc khóc. Ba mẹ cũng có thể vui đùa với trẻ khi thấy trẻ có dấu hiệu sắp khóc.

3. Một số lưu ý để trẻ bú tốt hơn

Để trẻ bú tốt hơn và ít quấy khóc khi bú, các mẹ cần lưu ý:

3.1. Không cho con bú bình quá sớm

Việc cho trẻ bú bình quá sớm sẽ không tốt. Khi trẻ mới sinh, da và cơ thể trẻ rất nhạy cảm. Cơ thể mẹ chính là thứ gần gũi với trẻ nhất. Để trẻ bú trực tiếp cũng giúp cơ thể có được kích thích và sản xuất nhiều sữa hơn.

Từ tuần từ 6 trở đi, các mẹ có thể tập cho bé bú bình bằng cách xen kẽ thời gian bú bình với thời gian bé bú mẹ. Quá trình này cần diễn ra từ từ để trẻ tập làm quen.

3.2. Cân đối thời gian giữa các lần bú, tránh để trẻ quá no

Thông thường, các mẹ nên cho trẻ bú sau mỗi 2-3h. Tuy nhiên, mỗi bé có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Các mẹ nên theo dõi phản ứng của trẻ từ đỏ điều chỉnh thời gian ăn thích hợp. Tránh để trẻ ăn quá no gây đầy bụng khiến trẻ khó chịu và quấy khóc.

3.3. Điều tiết lượng sữa khi cho con bú phù hợp

Không ít mẹ có quá nhiều sữa khiến trẻ bị sặc vì sữa về quá nhanh, quá nhiều. Khi cho con bú, các mẹ nên điều tiết lượng sữa để trẻ có thể thoải mái bú mẹ.

3.4. Điều chỉnh tư thế cho con bú

Nếu các mẹ cho bé bú ở tư thế không thoải mái, trẻ sẽ thấy bị mỏi, khó chịu và quấy khóc, không chịu ăn bú mẹ.

Các mẹ nên điều chỉnh tư thế cho con bú sao cho trẻ thấy thoải mái nhất. Tay mẹ nên nâng đỡ phần lưng bé và để mặt bé gần kề với núm vú mẹ. Mẹ có thể điều chỉnh tư thế linh hoạt lúc cho con bú.

3.5. Điều chỉnh nhiệt độ phòng

Các mẹ nên chú ý nhiệt độ phòng khi cho trẻ bú. Nếu nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh cũng đều khiến cơ thể trẻ khó chịu và quấy khóc. Không khí trong phòng cũng cần được thoáng đãng, tránh cho trẻ bú ở không gian bí bách.

3.6. Không để những thứ làm phân tâm trẻ ở xung quanh

Khi cho bé bú, mẹ không nên để nhiều đồ chơi xung quanh hoặc để trẻ nhìn thấy tivi hay điện thoại phát phim, nhạc thu hút. Chúng sẽ lôi kéo sự chú ý của trẻ khiến trẻ không muốn bú sữa mẹ.

3.7. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho trẻ

Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 là bộ 3 không thể thiếu cho trẻ

Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 là bộ 3 không thể thiếu cho trẻ

 

Việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ rất quan trọng khi mẹ đang trong quá trình cho con bú. Các mẹ nên đảm bảo cung cấp đủ cho trẻ các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển toàn diện là: bộ 3 Canxi nano, Vitamin D3, MK7, FOS, DHA,...

Đặc biệt, việc bổ sung các loại thực phẩm, sản phẩm chứa Vitamin D3 và Canxi là rất quan trọng.

  • Canxi mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể như giúp xương chắc khỏe, tham gia vào hoạt động của nhiều cơ quan khác như hệ tuần hoàn, hệ tim mạch, hệ cơ bắp.

  • Vitamin D3 giúp hấp thu Canxi từ máu vào xương, chống còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Để Canxi được hấp thu vào cơ thể tối ưu, các mẹ nên sử dụng Canxi nano.

  • Canxi nano có kích thước siêu nhỏ nên tăng khả năng hấp thu lên 200 lần. Canxi nano dễ dàng thẩm thấu qua thành ruột đi vào máu mà không gây dư thừa.

  • So với Canxi thông thường, bổ sung Canxi nano sẽ là cách hiệu quả hơn rất nhiều.

Trẻ quấy khóc không chịu bú là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu được những nguyên nhân đó thông qua các biểu hiện của trẻ khi quấy khóc sẽ giúp ba mẹ chăm sóc bé tốt hơn.

Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ như Canxi nano, Vitamin D3, MK7, FOS,... sẽ giúp trẻ luôn khỏe mạnh và giảm hẳn tình trạng trẻ quấy khóc không chịu bú.

2.9 (57%)/7 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI