Thừa Canxi có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe như sỏi thận, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng khác,...Vì thế nhận biết các dấu hiệu thừa Canxi sẽ giúp bạn điều chỉnh lượng Canxi hấp thu để tránh bổ sung quá nhiều khoáng chất này.
Tóm tắt nội dung
1. Dấu hiệu thừa Canxi
1.1. Trường hợp nhẹ
Biếng ăn cũng là một dấu hiệu thừa canxi
1.1.1 Táo bón
Canxi cần thiết với sự phát triển của con người nhưng khó hấp thụ hết hoàn toàn.
Thông thường, cơ thể chỉ có thể hấp thụ được khoảng 40-60% lượng Canxi được cung cấp. Lượng Canxi dư thừa còn lại kết hợp với chất xơ trong thực vật dẫn đến kết tủa Canxi. Hệ quả là Canxi bị đào thải ra ngoài. Canxi có tính hút nước cao. Khi đi tới ruột non, Canxi hút cạn nước làm phân rắn và cứng gây ra tình trạng táo bón.
1.1.2 Buồn nôn, đau bụng
Dư thừa quá nhiều Canxi khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, không tỉnh táo.
- Người bị thừa Canxi dễ bị trầm cảm, chóng mặt và buồn nôn.
- Tác dụng phụ do dư thừa Canxi là khiến cho tuyến cận giáp sản xuất hormone với số lượng lớn làm tăng nguy cơ bị bệnh cường giáp. Cường giáp dễ làm người mắc cảm thấy buồn nôn và khó chịu.
1.1.3 Biếng ăn
Trẻ biếng ăn là một dấu hiệu thừa canxi. Cung cấp quá nhiều Canxi cho cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy, ăn không ngon miệng làm người thừa Canxi lười ăn, biếng ăn.
Lượng Canxi cung cấp quá nhiều cho cơ thể cũng làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Điều đó dẫn đến việc cơ thể suy dinh dưỡng, ốm yếu cho không có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
1.2. Trường hợp nặng
1.2.1. Đau xương, cơ
Thừa canxi gây đau nhức cơ
Đau nhức xương, cơ cũng là một dấu hiệu thừa canxi. Canxi là thành phần chính của xương và răng. Có tới 99% Canxi trong cơ thể nằm tại các bộ phận này. Tuy nhiên, việc cung cấp quá nhiều Canxi có thể gây ra những tình trạng như đau xương khớp, biến dạng cột sống,...
Dư thừa nhiều Canxi trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng vôi hóa xương khiến xương bị đau, cứng, kém linh hoạt hơn và dễ gãy. Việc bổ sung thừa Canxi cũng gây ra tình trạng co cơ, chuột rút, đau nhức cơ.
1.2.2. Đi tiểu nhiều, tiểu ra máu
Canxi có tính hút nước rất cao. Khi dư thừa Canxi, cơ thể sẽ luôn ở trong trạng thái thiếu nước, háo nước. Vì vậy, người bị thừa Canxi hay hay khát nước, uống nhiều nước.
Điều đó dẫn đến tính trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày thậm chí tiểu ra máu. Khi đi tiểu sẽ có cảm giác đau rát.
1.2.3. Rối loạn nhịp tim
Dùng Canxi quá nhiều khiến cho nồng độ Canxi trong máu tăng cao đột biến. Điều đó gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim. Dưới ảnh hưởng của Canxi, cơ thể tiết nhiều hormone khác nhau tạo ra những cơn đau tim.
Người bị dư thừa nhiều Canxi sẽ có hệ tim mạch hoạt động không ổn định. Dư thừa Canxi cũng dẫn đến tình trạng huyết áp thấp khiến cơ thể hay bị mệt mỏi và chóng mặt.
2. Nguyên nhân gây thừa Canxi
Những nguyên nhân gây ra tình trạng dư thừa Canxi là:
2.1. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Tình trạng hấp thu các chất dinh dưỡng quá mức và không có khoa học chính là nguyên nhân gây ra tình trạng thừa Canxi.
- Sử dụng quá nhiều đồ ăn giàu Canxi khiến nhiều người gặp phải tình trạng dư thừa Canxi.
- Việc uống sữa thay thế hoàn toàn nước lọc là thói quen nhiều người mắc phải gây ra tình trạng này. Cho dù sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng không thể thay thế hoàn toàn nước lọc.
2.2. Uống Canxi bổ sung không tham khảo ý kiến bác sĩ
Việc uống thực phẩm chức năng bổ sung Canxi không còn xa lạ trong thời buổi hiện nay, song nếu chủ quan tự uống mà không tham khảo ý kiến bác sĩ, rất có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá liều Canxi. Hãy thận trọng!
2.3. Mắc bệnh lý
Nhiều trường hợp khác bị dư thừa Canxi vì bệnh lý.
Một số bệnh, chẳng hạn như bệnh lao và Sarcoidosis, có thể làm tăng nồng độ vitamin D trong máu, kích thích đường tiêu hóa hấp thụ nhiều Canxi hơn và hệ quả là gây ra tình trạng dư thừa Canxi.
2.4. Di truyền
Một số ít trường hợp dư thừa Canxi là do di truyền. Rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra sự gia tăng Canxi trong máu do các thụ thể Canxi bị lỗi trong cơ thể.
2.5. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc - chẳng hạn như lithium, được sử dụng để điều trị rối loạn lưỡng cực có thể làm tăng giải phóng hormone tuyến cận giáp dẫn đến tình trạng dư thừa Canxi.
3. Hậu quả khi thừa Canxi
3.1. Loãng xương, còi xương
Xương giải phóng lượng Canxi vào trong máu trong thời gian dài khiến cho xương mỏng hơn, yếu hơn, độ chắc khỏe giảm gây ra chứng loãng xương và còi xương.
Dư thừa nhiều Canxi cũng làm gia tăng dị tật về xương như cong vẹo cột sống, lưng gù,...
3.2. Nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, suy thận
Dư thừa nồng độ Canxi trong máu làm tăng nguy cơ phát triển Canxi trong thận.
Những tinh thể Canxi trong thận có thể trở thành sỏi thận gây tổn thương thận. Theo thời gian, thận sẽ bị suy yếu và hoạt động kém hiệu quả hơn.
3.3. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Tình trạng dư thừa Canxi xảy ra trong thời gian dài có thể gây những ảnh hưởng xấu cho hệ thần kinh như suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, trầm cảm hoặc nặng hơn là rơi vào trạng thái hôn mê.
3.4. Rối loạn tiêu hóa
4. Cách bổ sung Canxi đúng cách
Đọc thêm:- Cách tăng chiều cao ở tuổi 15 cho nữ
- Top 12 bài tập tăng chiều cao ở tuổi dậy thì
- Uống Canxi bị nóng là do đâu?
4.1. Lượng Canxi cần bổ sung
Mỗi độ tuổi khác nhau có nhu cầu về Canxi khác nhau. Lượng Canxi cần bổ sung với từng độ tuổi như sau:
Độ tuổi | Liều lượng Canxi/ngày |
Trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi | 200mg |
Trẻ sơ sinh 6 đến 12 tháng tuổi | 260mg |
Từ 1-3 tuổi | 700mg |
Từ 4-8 tuổi | 1.000mg |
Từ 9- 13 tuổi | 1.300mg |
Từ 14- 18 tuổi | 1.300mg |
Từ 19- 30 tuổi | 1.000mg |
Từ 31- 50 tuổi | 1.000mg |
Từ 51- 70 tuổi | 1.200mg |
Trên 71 tuổi | 1.200mg |
Từ 14- 18 tuổi mang thai/ cho con bú | 1.300mg |
Từ 19 - 50 tuổi mang thai / cho con bú | 1.000mg |
Nên bổ sung nhiều Canxi vào buổi sáng vì đây là lúc cơ thể hấp thu Canxi dễ nhất nhờ Vitamin D được bổ sung nhiều thông qua ánh nắng mặt trời.
4.2. Các thực phẩm giàu Canxi
Bổ sung chế độ ăn hợp lý tránh thừa canxi
Các thực phẩm giàu Canxi mà bạn nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày bao gồm:
Thực phẩm | Hàm lượng Canxi/100g |
Bông cải xanh | 200mg |
Cải xoăn | 180mg |
Đậu nành, xanh, luộc | 175mg |
Quả sung, sấy khô | 65mg |
Quả cam | 55mg |
Cá mòi, đóng hộp cả xương | 325mg |
Cá hồi, đóng hộp cả xương | 180mg |
Tôm đóng hộp | 125mg |
Sữa, tách kem, ít béo, nguyên chất | 300mg |
Sữa chua với trái cây, ít béo | 260mg |
Sữa chua Hy Lạp | 200mg |
Phomai Mỹ | 195mg |
Sữa hạnh nhân, sữa gạo hoặc sữa đậu nành, tăng cường | 300mg |
Đậu phụ | 205mg |
Để bổ sung Canxi hiệu quả, trong chế độ ăn, bạn cũng cần hạn chế ăn những thực phẩm ngăn cản quá trình hấp thụ Canxi như:
- Thực phẩm chứa nhiều natri: cá ngừ đóng hộp, bánh mì, nước ép cà chua, gia cầm đóng hộp,...
- Thực phẩm giàu axit phytic: khoai tây, ngũ cốc, dưa muối, rau dền,...
- Thực phẩm nhiều Photpho: Hạt bí, hạt ngô, một số loại cá, trứng,...
- Thực phẩm chứa nhiều đạm: sữa, trứng, thịt bò, thịt lợn,..
Bạn nên cung cấp cho cơ thể Canxi dưới dạng dễ hấp thu như Canxi nano. Bởi Canxi nano có khả năng hấp thu lên gấp 200 lần so với Canxi dạng thông thường. Canxi nano không gây ra dư thừa ở ruột và không dẫn đến nguy cơ sỏi thận. Để Canxi được hấp thu tốt cần có sự hỗ trợ của MK7 và Vitamin D3.
Vitamin D3 giúp duy trì nồng độ Canxi trong máu và hấp thu Canxi từ thành ruột vào máu. Không có Vitamin D3, Canxi tồn trọng trong thành ruột, gây ra những tác hại trên.
Canxi khi thẩm thấu qua thành ruột vào máu cần có MK7 để vận chuyển đến xương. MK7 giúp gắn chắc Canxi vào xương, không để Canxi dư thừa ở ngoài. MK7 cũng giúp xương sản sinh Collagen làm tăng độ gắn kết và chắc khỏe.
Cung cấp Canxi đầy đủ là việc cần thiết để duy trì sức khỏe tốt. Thế nhưng, việc bổ sung Canxi dư thừa cũng khiến cơ thể gặp phải những tình trạng xấu. Vì vậy, khi thấy có các dấu hiệu thừa Canxi, bạn cần điều chỉnh lại việc cung cấp Canxi cho cơ thể.
>>Xem thêm: BS CK2 Trần Quang Đạt, Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn cách bổ sung canxi hiệu quả, đúng cách và tránh tác dụng phụ nhờ bộ 3 Canxi nano, D3 và MK7 TẠI ĐÂY.