Uống nhiều Canxi có hại không? 11 tác hại khi cơ thể thừa Canxi

7602

Bổ sung Canxi như thế nào là hợp lý và “uống nhiều Canxi có hại không” là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Mời bạn theo dõi bài viết sau để tìm câu trả lời!

1. Uống nhiều Canxi có hại không? 

Uống nhiều Canxi có tốt không là câu hỏi nhiều người quan tâm

Uống nhiều Canxi có hại không là câu hỏi nhiều người quan tâm
 

Trước khi tìm hiểu vấn đề nay, bạn cần hiểu rõ về vai trò của Canxi đối với cơ thể. Canxi là khoáng chất không thể thiếu đối với quá trình co cơ, quá trình giải phóng các loại hormone cũng như dẫn truyền thần kinh và đông máu.

Đặc biệt, Canxi có ý nghĩa quan trọng đối với việc cấu tạo nên hệ xương và răng. Theo nghiên cứu, tỉ lệ Canxi trong xương và răng chiếm khoảng 99%, còn lại 1% Canxi tập trung ở máu. Vì vậy, việc bổ sung lượng Canxi phù hợp là điều vô cùng cần thiết đối với tất cả mọi người.

Giải đáp câu hỏi uống nhiều Canxi có hại không

Giải đáp câu hỏi uống nhiều Canxi có hại không

 

Tuy nhiên, dù Canxi có nhiều vai trò như thế thì việc bổ sung lượng Canxi quá nhiều, vượt quá nhu cầu bình thường của cơ thể sẽ có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiệm trọng đối với sức khỏe. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết, nhu cầu Canxi ở mỗi độ tuổi có sự khác biệt:

  • Trẻ em từ 0-1 tuổi cần mỗi ngày 400-600mg Canxi.
  • Trẻ em từ 1-10 tuổi cần mỗi ngày 800mg Canxi.
  • Trẻ em từ 11-24 tuổi cần mỗi ngày 1200mg.
  • Người lớn trên 24 tuổi mỗi ngày cần 800 - 1000mg Canxi.

2. Thừa Canxi có biểu hiện gì?

Biểu hiện của cơ thể thừa Canxi

Biểu hiện của cơ thể thừa Canxi
  • Khát nước: Thừa Canxi làm mất cân bằng điện giải và tình trạng mất nước do sự bài tiết ở thận. Cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, luôn cảm thấy khát nước dù đã uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày.
  • Đi tiểu nhiều: Thừa Canxi có thể dẫn đến những tác động đối với thận, đặc biệt là tình trạng quá tải tại bộ phận này. Biểu hiện khá phổ biến đó là đi tiểu nhiều, tiểu vào ban đêm kèm theo tình trạng mất ngủ. 
  • Mệt mỏi, buồn nôn: Khi bị thừa Canxi, tuyến cận giáp của cơ thể sẽ liên tục sản xuất nhiều hormone, khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, không tỉnh táo.
  • Rối loạn nhịp tim: Khi nồng độ Canxi trong máu tăng lên một cách đột ngột sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim hoặc huyết áp thấp, khiến người mắc cảm thấy chóng mặt, đau tim.
  • Đau xương, đau cơ: Canxi dư thừa sẽ lắng đọng lại mạch máu, mô mềm, cơ bắp. Dấu hiệu thừa Canxi biểu hiện ở việc cơ thể cảm thấy đau nhức, xương khớp kém linh hoạt, cứng cơ, đau cơ, chuột rút.
  • Biếng ăn: Thừa Canxi gây rối loạn tiêu hóa, giảm hấp thu các dưỡng chất dẫn đến chán ăn, giảm cảm giác thèm ăn.

3. Tác hại khi cơ thể thừa Canxi

3.1. Trẻ chậm biết đi

Thừa Canxi khiến trẻ chậm biết đi

Uống nhiều Canxi có hại không? - Thừa Canxi khiến trẻ chậm biết đi

 

Khi cơ thể có quá nhiều Canxi thì khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng khác suy giảm. Đây được xem là một trong những tác nhân khiến thời gian biết đi của trẻ chậm hơn những bạn cùng trang lứa.

3.2. Chậm phát triển chiều cao

Mặc dù Canxi giúp tăng cường và phát triển chiều cao cho trẻ. Nhưng khi lượng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng xương cứng sớm, hay còn gọi là tình trạng cốt hóa xương. Nó sẽ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao, hoặc thậm chí không thể cao thêm được nữa.

3.3. Nguy cơ bị sỏi niệu quản, sỏi thận

Uống nhiều Canxi có hại không? - Thừa Canxi dễ gây sỏi thận

Uống nhiều Canxi có hại không? - Thừa Canxi dễ gây sỏi thận

 

Nguyên nhân hình thành và phát triển sỏi thận là khi nước tiểu có chứa những tinh thể từ Canxi, axit uric cùng với một hợp chất muối có tên là oxalat. Vì vậy, Canxi dư thừa sẽ di chuyển đến thận để đào thải ra ngoài, từ đó làm tăng nguy cơ bị sỏi niệu quản, sỏi thận.

3.4. Rối loạn Canxi máu

Thừa Canxi còn dẫn đến tình trạng rối loạn Canxi trong máu. Hậu quả của tình trạng này có thể nặng hay nhẹ tùy theo mức độ rối loạn.
Ở trường hợp rối loạn nhẹ, cơ thể mất tập trung, mệt mỏi, chán nản. Một số trường hợp nặng có thể khiến não bộ bị lú lẫn, hôn mê do Canxi là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến việc dẫn truyền những tín hiệu của hệ thần kinh.

3.5. Vôi hóa khớp vai

Thừa Canxi gây nên tình trạng vôi hóa khớp vai

Uống nhiều Canxi có tốt không? - Thừa Canxi gây nên tình trạng vôi hóa khớp vai

 

Khi cơ thể được nạp vào một lượng Canxi vượt quá mức cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng giữa quá trình tạo xương mới và quá trình tiêu xương cũ. Vôi hóa khớp vai làm những mô xung quanh vùng vai bị viêm và sưng, gây ra những cơn đau nhức.

3.6. Cường giáp

Hàm lượng Canxi trong cơ thể tăng cao còn có thể dẫn đến sự tăng tiết hormone tuyến giáp, là nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề như tổn thương giác mạc, tinh thần hồi hộp, bất an, rối loạn giấc ngủ ...

3.7. Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch

Thừa Canxi ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tim mạch
 

Uống nhiều Canxi có hại đến tim mạch không? - Dùng Canxi liều cao còn ảnh hưởng trực tiếp đến tim, gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim, khiến tim đập nhanh. Sự giải phóng của lượng Canxi cũng kích thích tạo thành nhiều loại hormone khác nhau, là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau tim, cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tim mạch.

3.8. Rối loạn tiêu hóa

Nhiều Canxi sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ thức ăn của dạ dày và khả năng bài tiết của ruột già. Một số trường hợp thừa Canxi còn gây ra tình trạng táo bón kéo dài.

3.9. Giảm hấp thu chất dinh dưỡng

Cơ thể giảm hấp thụ chất dinh dưỡng

Uống nhiều canxi có hại không ? - Canxi quá nhiều dẫn đến giảm hấp thụ các vi chất khác
 

Canxi quá nhiều làm cản trở việc hấp thu Kẽm, Sắt và các chất dinh dưỡng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của cơ thể. 

3.10. Suy dinh dưỡng

Tình trạng kém hấp thu dinh dưỡng kéo dài sẽ khiến cơ thể trở nên gầy yếu, suy nhược, sút cân nhanh chóng.

Đối với trẻ em đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện cơ thể, sự phát triển chiều cao và cân nặng bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương.

3.11. Cơ thể mệt mỏi

Cơ thể suy nhược, mệt mỏi

Thừa Canxi khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi

 

Thừa Canxi còn khiến cơ thể luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, làm việc kém hiệu quả do việc tăng cao một số loại hormone trong máu và những tác động không mong muốn đến từ nhiều cơ quan trong cơ thể từ hệ tiêu hóa, não bộ, thận, tim mạch,…

4. Cách uống Canxi đúng cách

4.1. Bổ sung đủ lượng Canxi cần thiết

Bổ sung Canxi qua đường uống là điều nên làm

Bổ sung Canxi qua đường uống là điều nên làm

 

Trên thực tế, lượng Canxi được hấp thụ thông qua các loại thực phẩm trong bữa ăn của chúng ta không nhiều, vì vậy việc bổ sung lượng Canxi thông qua đường uống là rất cần thiết.

Bạn cần căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi của từng đối tượng để bổ sung lượng Canxi đủ, không thừa không thiếu. Cụ thể, trẻ em dưới 10 tuổi cần 800mg Canxi mỗi ngày, người lớn cần 800-1200mg Canxi mỗi ngày.

4.2. Chia thành nhiều lần uống trong ngày 

Bổ sung Canxi bằng cách chia thành nhiều lần uống trong ngày vào buổi sáng và buổi trưa, chiều. Tuy nhiên, không nên uống Canxi vào buổi tối vì có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái khó ngủ, nguy cơ gây bệnh sỏi. Nên bổ sung Canxi sau bữa ăn khoảng 1 giờ hoặc uống vào trước bữa ăn khoảng 30 phút.

4.3. Uống Canxi bao lâu thì ngưng?

Thời gian uống Canxi

Nên uống Canxi nhiều lần trong ngày, liên tục 2-3 tháng và bổ sung 2-3 đợt trong năm

 

Uống nhiều Canxi có tốt không? - Tùy tình trạng thiếu hụt Canxi trong cơ thể mà thời gian uống Canxi cũng dài ngắn khác nhau.

Trung bình các trường hợp thiếu Canxi sẽ uống liên tục khoảng 2-3 tháng, sau đó ngừng uống 3 tháng. Nếu tình trạng thiếu Canxi trong cơ thể vẫn còn thì cần tiếp tục bổ sung, trung bình khoảng từ 1-3 đợt mỗi năm.

4.4. Nên uống dạng Canxi nano

Vì có kích thước nhỏ hơn Canxi thông thường nên khả năng hấp thụ và tương thích sinh học với những tế bào cơ thể của Canxi nano hơn cao gấp 200 lần. Từ đó, quá trình đào thải Canxi cung cấp vào cơ thể cũng được hạn chế, giúp tăng cường hiệu quả phát triển xương và các hoạt động cần thiết của cơ thể người sử dụng.

4.5. Kết hợp Canxi nano cùng Vitamin D3 và MK7
 

Vitamin D3 giúp hấp thu Canxi từ đường ruột vào máu. MK7 là chất dẫn truyền Canxi từ máu vào tận mô xương. Sự kết hợp của Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 giúp tăng cường khả năng hấp thu Canxi của hệ xương.

Cụ thể, nếu không có sự tác động của Vitamin D3, MK7, hàm lượng Canxi hấp thu vào xương chỉ khoảng 10%. Nếu có sự kết hợp của Vitamin D3 và MK7, hàm lượng Canxi được vận chuyển vào xương sẽ đạt tối đa. Vì vậy, sự kết hợp này sẽ mang đến hiệu quả tăng trưởng chiều cao, nuôi dưỡng và phát triển xương tối ưu.
 

4.6. Kết hợp uống Canxi và tắm nắng

Kết hợp uống Canxi và tắm nắng

Kết hợp uống Canxi và tắm nắng để bổ sung Canxi
 

Tắm nắng từ 8 đến 10 giờ sáng được xem là một trong những cách bổ sung lượng Vitamin D vào cơ thể một cách đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay. Khi đó cơ thể hấp thụ Canxi và Photpho tốt hơn. Vì vậy song song với việc uống Canxi, chúng ta nên tắm nắng thường xuyên.

4.7. Kết hợp uống Canxi và bổ sung Canxi từ thực phẩm

Bổ sung Canxi qua thực phẩm

Ăn nhiều các loại đậu, hạt, hải sản và bông cải xanh để bổ sung Canxi
 

Bên cạnh mối quan tâm “uống nhiều Canxi có hại không” thì một số loại thực phẩm mà bạn có thể sử dụng bổ sung kết hợp với uống Canxi là:

  • Hạt hướng dương: Trung bình 28,3gr hạt hướng dương chứa khoảng 20mg Canxi cùng nhiều Vitamin E và các loại khoáng chất bổ dưỡng khác. Bạn có thể bổ sung hạt hướng dương như món ăn nhẹ hoặc ăn kèm với salad trong bữa ăn chính.
  • Sò, nghêu: Trong 10 con sò, nghêu sẽ chứa khoảng 33mg Canxi. Nếu bạn muốn bổ sung lượng Canxi trong cơ thể nên dùng nhiều món ăn được chế biến từ loại hải sản này.
  • Các loại đậu: Các loại đậu như đậu đen, đậu xanh,… chứa khoảng 37mg Canxi/một cốc. Ngoài ra, đậu còn chứa nhiều chất xơ và Vitamin C, là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng.
  • Bông cải xanh: Mỗi chén bông cải xanh luộc chín chứa 62mg Canxi cùng nhiều loại Vitamin như A, C, B6,… đây là loại thực phẩm nên bổ sung trong bữa ăn kết hợp với uống Canxi. 

4.8. Uống Canxi cần tránh gì?

Không uống Canxi cùng sữa và các chế phẩm từ sữa

Không uống Canxi cùng sữa và các chế phẩm từ sữa
 
  • Không nên uống Canxi và viên Sắt, Kẽm, Đồng,... cùng lúc vì Canxi có thể gây cản trở quá trình hấp thu các dưỡng chất này.
  • Không nên uống Canxi cùng sữa, chế phẩm từ sữa do hàm lượng Canxi trong sữa và trong viên uống có thể xảy ra sự tương tranh, làm giảm đi hiệu quả hấp thụ Canxi.
  • Khi uống Canxi cần tránh ăn đồ ăn quá mặn vì có thể dẫn đến sự tăng đào thải Canxi qua đường tiểu.
  • Tránh ăn các loại rau củ quả có vị chát, ngũ cốc nguyên vỏ khi uống Canxi vì axit trong các loại thực phẩm này có thể gây cản trở quá trình hấp thụ Canxi.
  • Thực phẩm có chứa oxalate như socola, trà, nước ép hoa quả… có thể kết hợp với Canxi để tạo thành sỏi thận vì vậy không nên dùng khi đang uống Canxi.
  • Nên hạn chế sử dụng rượu, thuốc lá để đảm bảo sự hấp thụ Canxi của cơ thể.

4.9. Trường hợp cần đặc biệt lưu ý

Tùy từng đối tượng mà điều chỉnh bổ sung Canxi phù hợp

Tùy từng đối tượng mà điều chỉnh bổ sung Canxi phù hợp
 
  • Phụ nữ có thai/ đang cho con bú nên cân nhắc trước khi bổ sung bất cứ loại dưỡng chất nào vào cơ thể, trong đó có Canxi.
  • Người già yếu có khả năng bài tiết cũng như hấp thu Canxi thay đổi nên cần được bổ sung lượng Canxi phù hợp.
  • Thừa Canxi có thể dẫn đến các bệnh về thận trong đó có sỏi thận nên những bệnh nhân sỏi thận không được tự ý uống Canxi để tránh làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
  • Người có cơ địa dị ứng nên thận trọng khi bổ sung bất cứ loại dưỡng chất nào vào cơ thể, đặc biệt là Canxi để tránh dẫn đến biến chứng nguy hiểm, trong đó có sốc phản vệ.
  • Người có nhiều bệnh lý kết hợp như tim mạch, rối loạn thần kinh, cường giáp,… không nên bổ sung Canxi để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Người bị rối loạn nhịp tim nên cân nhắc khi bổ sung Canxi để không dẫn đến các cơn đau tim, rối loạn nhịp tim do tăng tiết hormone gây ra.

Những trường hợp trên nếu có nhu cầu bổ sung Canxi đều phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để tránh những biến chứng không mong muốn, gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Chúng ta vừa tham khảo những thông tin trong bài viết để trả lời câu hỏi “Uống nhiều Canxi có hại không?”. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn cân nhắc bổ sung Canxi đúng cách và với liều lượng phù hợp, để cơ thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

5.0 (100%)/3 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI