Bé chậm mọc răng liệu có đáng lo? Nguyên nhân và cách khắc phục

9984

Nhiều bé chậm mọc răng khiến ba mẹ vô cùng lo lắng. Vì sao bé chậm mọc răng, chậm mọc răng liệu có đáng lo? Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ có những tham khảo hữu ích.


Có thể bạn quan tâm: 

1. Biểu đồ mọc răng của trẻ qua từng giai đoạn

Tình trạng chậm mọc răng ở mỗi bé khác nhau

Tình trạng chậm mọc răng ở mỗi bé khác nhau
 

Mọc răng là một quá trình quan trọng đánh dấu một giai đoạn trong sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không phải tất cả các bé đều mọc răng đúng thời điểm.

  • Chiếc răng đầu tiên của bé thường xuất hiện vào khoảng sáu tháng. Trong một số trường hợp, chiếc răng đầu tiên có thể xuất hiện khi em bé mới ba tháng tuổi.
  • Sau 1 năm, bé sẽ có khoảng 6 chiếc răng và sau 2 năm sẽ có đầy đủ 1 hàm răng sữa.

Quá trình mọc răng của trẻ theo từng giai đoạn như sau:
 

Răng hàm trên Thời gian mọc
Răng cửa giữa Từ 7 đến 12 tháng
Răng cửa bên Từ 9 đến 13 tháng
Hàm hàm đầu tiên Từ 16 đến 22 tháng
Răng nanh Từ 13 đến 19 tháng
Răng hàm thứ 2 Từ 25 đến 33 tháng
Răng hàm dưới Thời gian mọc
Răng cửa giữa Từ 6 đến 10 tháng
Răng cửa bên Từ 7 đến 16 tháng
Hàm hàm đầu tiên Từ 16 đến 23 tháng
Răng nanh Từ 12 đến 18 tháng
Răng hàm thứ 2 Từ 20 đến 31 tháng
 

Chiếc răng đầu tiên của trẻ có thể xuất hiện muộn nhất là 12 tháng. Điều này hoàn toàn không có gì đáng lo ngại. Mỗi bé mọc răng theo tốc độ riêng và không nhất thiết phải hoàn toàn chuẩn xác theo thời gian trung bình.

2. Trẻ chậm mọc răng là gì?

Chậm mọc răng là tình trạng mọc răng sữa chậm ở trẻ.

  • Thông thường, trẻ bắt đầu mọc răng khi đến tháng thứ 5,6 và đến khoảng 2 tuổi rưỡi là bé sẽ có đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Do đó, nếu qua 12 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa nhú chiếc răng sữa nào thì bé nhà bạn bị chậm mọc răng.
  • Đối với những trẻ chỉ bị chậm mọc răng nhưng cơ thể vẫn phát triển thể chất bình thường thì đó là do sinh lý của trẻ.
  • Nếu trẻ em chậm mọc răng kèm theo hiện tượng còi cọc, thiếu chiều cao cân nặng, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm ban đêm… thì khả năng trẻ chậm mọc răng có thể là do chế độ dinh dưỡng bổ sung cho trẻ chưa hợp lý.

Tuy nhiên, nếu sau 12 tháng mà trẻ vẫn chưa mọc răng thì chứng tỏ bé chậm mọc răng.

3. Bố mẹ có cần lo lắng khi bé chậm mọc răng?

3.1. Trường hợp do di truyền hoặc sinh lý

Nếu đang thắc mắc trẻ chậm mọc răng vì sao, hãy cân nhắc trước đến 2 khả năng sau:

  • Do di truyền: Bé chậm mọc răng vì di truyền từ bố mẹ. Nếu bố mẹ bị chậm mọc răng thì trẻ cũng có thể gặp phải tình trạng này.
  • Do thời điểm sinh bé: Không phải bé nào cũng đủ 9 tháng 10 ngày là được sinh ra, có bé sinh thiếu tháng và cũng có những bé sinh quá ngày. Tất cả những trường hợp đó khiến bé mọc răng chậm hoặc nhanh hơn bình thường. Với những trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân thường sẽ chậm mọc răng hơn so với chu trình mọc răng sữa bình thường của trẻ.
  • Do sinh lý: Không ít trẻ phát triển hoàn toàn bình thường về chiều cao, cân nặng, thể chất và tinh thần nhưng lại bị chậm mọc răng. Trong trường hợp này, trẻ đã bị chậm mọc răng do sinh lý. Độ tuổi mọc răng của mỗi trẻ khác nhau nên đến thời kỳ nhất định, răng của trẻ sẽ tự mọc.

Nếu bé chậm mọc răng vì những lý do này, ba mẹ không cần phải quá lo lắng.

3.2. Một số nguyên nhân đáng lo khác khiến bé chậm mọc răng

Nhiễm khuẩn khoang miệng có thể khiến bé chậm mọc răng

Nhiễm khuẩn khoang miệng có thể khiến bé chậm mọc răng
 

Ngoài 2 lý do trên thì có một số nguyên nhân khác khiến bé bị chậm mọc răng. Đó là những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé bao gồm:

  • Còi xương

Trẻ còi xương là do thiếu Canxi. Canxi là thành phần chính cấu tạo nên răng. Thiếu Canxi khiến cho các mầm răng không thể phát triển và mọc lên. Trẻ chậm mọc răng do còi xương thường có chiều cao kém phát triển, có thể bị gù hoặc chân vòng kiềng.

  • Suy dinh dưỡng

Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, cơ thể sẽ có những biểu hiện như thiếu cân, chậm phát triển chiều cao và các biểu hiện còi xương như lồng ngực lép, thóp rộng, khóc nhiều đến tím người, ngủ không ngon giấc… trẻ cũng sẽ bị chậm mọc răng so với bình thường.

Khi bé bắt đầu chế độ ăn dặm, bố mẹ nên thay đổi khẩu phần ăn thường xuyên kết hợp các chất dinh dưỡng để tránh trường hợp bé suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.. Trẻ bị chậm mọc răng do bị suy dinh dưỡng thường kèm theo các biểu hiện như người gầy gò, hay ốm yếu, da khô và tóc mọc thưa,...

  • Nhiễm khuẩn khoang miệng

Nếu trẻ bị viêm lợi, nhiễm khuẩn khoang miệng thì có thể dẫn tới tình trạng mọc răng chậm. Vi khuẩn và nấm ngứa phát triển trong khoang miệng khiến cho lợi, nướu bị tổn thương. Hệ quả là răng trẻ sẽ không thể mọc lên được.

Trẻ bị chậm mọc răng do nhiễm khuẩn khoang miệng thì khoang miệng có mùi hôi, trẻ bị đau, hay quấy khóc.

  • Suy giảm tuyến giáp

Nhiều bé có thể mắc phải chứng suy giảm tuyến giáp bẩm sinh. Chứng suy tuyến giáp khá nguy hiểm vì có thể làm trẻ bị đần độn, thấp lùn, chậm mọc răng.

Tuyến giáp suy yếu khiến cho các hormone tăng trưởng hoạt động kém ảnh hưởng tới quá trình mọc răng và sự phát triển của trẻ.

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và hấp thụ Canxi. Vì thế trẻ không được cung cấp đủ Vitamin D cũng sẽ bị thiếu Canxi. Tình trạng đó khiến bé chậm mọc răng.

Trẻ bị thiếu hụt Vitamin D ngoài chậm mọc răng thường bị vàng da, còi cọc, thiếu cân, mắt lồi,...

Thiếu Canxi là nguyên nhân chính khiến nhiều bé chậm mọc răng. Thiếu Canxi còn khiến hệ xương của trẻ kém chắc khỏe và chậm phát triển.

MK7 là một loại vitamin K2 (chủ yếu là phân nhóm MK7), đảm đương nhiệm vụ chính là đưa Canxi ở máu vào xương và răng giúp trẻ mọc răng đều đẹp, khỏe.

Với nhiều bé có thể đã bổ sung đủ hàm lượng Canxi và Vitamin D sẵn sàng, nhưng thiếu đi MK7 thì hiệu quả cũng chỉ đạt khoảng 30%.

Quá nhiều Photpho ngăn cản quá trình hấp thụ Canxi của cơ thể. Vì thế trẻ thừa Photpho sẽ bị thiếu Canxi khiến mầm răng lâu nhú lên khỏi nướu. Trẻ bị thừa Photpho còn kèm theo các biểu hiện như xơ cứng mạch máu, suy thận và tim phình to,....

Đọc thêm: Bé chậm mọc răng có phải thiếu canxi?

3.3. Các biến chứng có thể xảy ra khi bé chậm mọc răng

Chậm mọc răng có thể khiến trẻ dễ bị sâu răng

Chậm mọc răng có thể khiến trẻ dễ bị sâu răng
 

Nhiều mẹ cho rằng trẻ chậm mọc răng không gây ảnh hưởng gì đáng kể. Tuy nhiên, bé chậm mọc răng có thể gây ra những biến chứng sau đây:

  • Răng vĩnh viễn mọc lệch nếu răng sữa mọc muộn: Chân răng của răng sữa mọc muộn chặn răng vĩnh viễn, khiến  trẻ chậm mọc răng vĩnh viễn và mọc lệch khỏi trung tâm.
  • Bộ răng vĩnh viễn xuất hiện cùng lúc với răng mọc muộn, tạo thành "hàm răng đôi": Đôi khi, răng vĩnh viễn sẽ mọc trước răng sữa, vì răng sữa mọc muộn nên cũng thay muộn. Hệ quả là răng sữa và răng vĩnh viễn tồn tại song song khiến cho bé có hai hàm răng. Điều này có thể khiến bé gặp khó khăn khi vệ sinh răng miệng và ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
  • Viêm quanh thân răng (pericoronitis): Khi răng vẫn nằm dưới bề mặt nướu, nhiễm trùng quanh thân răng có thể xảy ra. Chúng không chỉ ảnh hưởng tới hàm răng mà còn lan sang các mô xung quanh.
  • Sâu răng: Răng bên dưới nướu vẫn có thể phát triển sâu răng. Theo thời gian, răng bị sâu có thể bắt đầu ảnh hưởng đến răng xung quanh. Tình trạng đó khiến cho trẻ bị sâu răng nhiều chiếc cùng lúc.

4. Bé chậm mọc răng phải làm sao?

Đối với mẹ, nguồn sữa và dinh dưỡng từ mẹ trong suốt quá trình mang thai và cho con bú ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé.

Bởi vậy mẹ nên ăn đủ chất, thay đổi khẩu phần ăn thường xuyên đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và bé, bổ sung đầy đủ các khoáng chất và vitamin cho cơ thể bé khỏe mạnh.

Đối với trẻ, bố mẹ lưu ý sau đây:

  • Duy trì tắm nắng cho bé vào sáng sớm để bổ sung vitamin D giúp hệ xương bé phát triển khoẻ mạnh, tránh còi xương suy dinh dưỡng.
  • Bổ sung thực phẩm giàu các vitamin khoáng chất, có đủ chất béo, đạm nhất là đạm động vật, thực đơn ăn dặm nên bổ sung thêm các loại hoa quả có thể ép hoặc xay, dùng thêm sữa, chế phẩm từ sữa như phomai và bổ sung cả sữa chua cho bé.
  • Lập thời gian biểu cho bé ăn hằng ngày để bé quen ăn hơn, tránh ăn vặt nhiều khiến trẻ không thèm ăn.
  • Chơi với bé và cho bé vận động sẽ kích thích ăn ngon hơn và ngủ sâu hơn, bớt quấy khóc hơn.
  • Nên pha sữa cho trẻ bằng nước lọc thường, tránh các loại nước rau củ quả, nước cháo pha cùng sữa hoặc nước khoáng, bởi các loại nước này sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi trong sữa.

5. Cách bổ sung dinh dưỡng cho bé chậm mọc răng

5.1. Bổ sung Canxi cho trẻ chậm mọc răng

Canxi là dưỡng chất không thể thiếu cho trẻ chậm mọc răng

Canxi là dưỡng chất không thể thiếu cho trẻ chậm mọc răng
 

Canxi là khoáng chất cần thiết giúp trẻ có hệ xương chắc khỏe,  đặc biệt là với bé chậm mọc răng. Canxi cũng tham gia hỗ trợ hoạt động cho hệ cơ và hệ tuần hoàn.

Chính vì thế mẹ cần bổ sung đầy đủ Canxi cho trẻ. Các mẹ nên ưu tiên bổ sung Canxi nano thay cho các loại Canxi thông thường.

Canxi nano có kích thước siêu nhỏ nên có khả năng hấp thụ gấp 200 lần so với Canxi thông thường. Nhờ vậy, Canxi nano không gây ra dư thừa ở thành ruột mà thẩm thấu hết vào trong máu. Trong khi đó, Canxi thông thường hay bị dư thừa ở thành ruột tạo thành sỏi thận, sỏi mật.

Nhu cầu về Canxi cho trẻ theo từng độ tuổi như sau:
 

Độ tuổi Nhu cầu Canxi/ngày (mg/ngày)
Từ 0 đến 6 tháng 210 mg
Từ 6 đến 12 tháng 270 mg
Từ 1 đến 3 tuổi 500 mg
Từ 4 đến 8 tuổi 800mg

5.2. Bổ sung Vitamin D cho bé chậm mọc răng

Vitamin D cho bé chậm mọc răng

Vitamin D cho bé chậm mọc răng
 

Để có thể giúp cơ thể bé hấp thu Canxi hiệu quả thì các mẹ cần bổ sung cho trẻ đầy đủ Vitamin D.

Trong thực đơn hàng ngày, mẹ nên cung cấp cho trẻ những thực phẩm giàu Vitamin D bao gồm: Cá, trứng, nấm, sữa tươi nguyên kem, pho mát, nước cam ép, yến mạch, gan bò, tôm,...

Ánh nắng mặt trời tự nhiên cũng là nguồn cung cấp Vitamin D hiệu quả và giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà mẹ có thể cho bé tắm nắng từ 5-10-20 phút. Trẻ càng nhỏ thì thời gian tắm nắng càng ngắn. Thời điểm tắm nắng thích hợp nhất là từ 6-8 giờ sáng.

Nhu cầu về Vitamin D cho trẻ theo từng độ tuổi như sau:
 

Độ tuổi Nhu cầu Vitamin D/ngày (IU/ngày) Không vượt quá/ngày (IU/ngày)
Dưới 6 tháng tuổi 400 IU 1000 IU
Từ 6 đến 12 tháng tuổi 400IU 1500 IU
Từ 1 đến 3 tuổi 600 2500 IU
Từ 4 đến 8 tuổi 600 3000 IU

5.3. Các chất tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Trẻ có sức đề kháng tốt sẽ ít bị ốm yếu và phát triển cơ thể toàn diện hơn, hạn chế tình trạng bé chậm mọc răng. Những dưỡng chất quan trọng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng bao gồm:

  • FOS: Là chất xơ dưới dạng lỏng có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa của trẻ, giúp trẻ tiêu hóa tốt, ăn ngon miệng và hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng tốt cho quá trình mọc răng và phát triển.
  • Colostrum (sữa non): Colostrum chứa nhiều dưỡng chất “vàng” giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại một số bệnh miễn nhiễm và một số mầm bệnh nguy hiểm như E.coli, khuẩn liên cầu, khuẩn Salmonella,...
  • Immune Alpha: Immune Alpha có thể giúp trẻ làm giảm các triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm. Immune Alpha còn giúp tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng tại ruột. Nhờ vậy, cơ thể được cung cấp nhiều dưỡng chất hơn để phát triển.

5.4. Bé nên kiêng ăn gì?

Bé chậm mọc răng nên kiêng ăn các thực phẩm có vị chua, đồ ăn uống lạnh ảnh hưởng đến tiến trình mọc răng của trẻ.

Ba mẹ cũng nên chú ý đến hàm lượng photpho bổ sung cho trẻ, nếu quá nhiều photpho sẽ khiến răng giòn, dễ vỡ, hại men răng. Photpho có nhiều trong các loại ngũ cốc, rau củ… ba mẹ nên chú ý hàm lượng thức ăn và thay đổi thực đơn thường xuyên nhé.

6. Cho trẻ chậm mọc răng đi khám nha sĩ

6.1. Khi nào nên cho trẻ khám nha sĩ?

Cho trẻ chậm mọc răng đi khám nha sỹ kịp thời

Cho trẻ chậm mọc răng đi khám nha sỹ kịp thời
 

Thực tế thì các phụ huynh Việt Nam còn khá “mù mờ” trong việc cho trẻ đi khám nha sĩ để xác định tình trạng răng miệng. Tuy nhiên, để đảm bảo cho trẻ có quá trình phát triển răng tốt nhất, ba mẹ nên cho trẻ đi khám nha khoa sớm khoảng 1 tuổi, khi trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên.

Cho trẻ đi khám nha sĩ sớm sẽ giúp ba mẹ nắm được quá trình phát triển răng của trẻ và tìm ra các nguyên nhân, nguy cơ khiến bé chậm mọc răng. Các nha sĩ cũng sẽ giúp xử lý những vấn đề về răng miệng cho trẻ và hỗ trợ trẻ có quá trình mọc răng bình thường, hạn chế các biến chứng.

Sarah Clark - đồng giám đốc tại Bệnh viện Nhi đồng C.S. Mott thuộc Đại học Michigan (Mỹ) chuyên về Sức khỏe trẻ em đưa ra lời khuyên như sau: "Đi khám nha sĩ sớm là một phần quan trọng trong chăm sóc sức khỏe của trẻ em. Những chuyến thăm khám răng này rất quan trọng cho việc phát hiện và điều trị sâu răng vào thời thơ ấu và cũng là cơ hội quý báu để giáo dục cha mẹ về những khía cạnh chính của sức khỏe răng miệng”.

Việc khám răng miệng định kỳ cho trẻ cũng rất cần thiết. Thời gian thăm khám định kỳ phụ thuộc vào từng tình trạng sức khỏe cũng như cách chăm sóc răng miệng của trẻ. Thời gian khám răng miệng định kỳ được khuyến cáo là 6 tháng/lần.

Ngoài ra, ba mẹ nên đưa trẻ tới gặp nha sĩ ngay nếu gặp phải một trong các trường hợp sau đây:

  • Trẻ bị đau nhức răng.
  • Trẻ bị sưng đau nướu, xuất huyết lưỡi và đau vùng xương hàm.
  • Miệng xuất hiện vết loét rộng.

6.2. Quá trình chẩn đoán khi đến nha sĩ

Đầu tiên, nha sĩ sẽ thực hiện kiểm tra cơ bản miệng của trẻ để xem liệu có thể xác định được bé chậm mọc răng bằng mắt thường hay không. Kiểm tra cơ bản có thể thấy được tình trạng răng mọc lệch, răng sâu hoặc loét miệng, nướu sưng,...

Tuy nhiên, một số vấn đề không thể phát hiện ra khi khám lâm sàng. Vì vậy, nha sĩ có thể đề nghị chụp X-quang. Nên chụp X-quang cho răng của trẻ khi trẻ khoảng 8 hoặc 9 tuổi để đảm bảo sự can thiệp tốt nhất.

Sử dụng tia X, nha sĩ sẽ đánh giá được:

  • Hướng phát triển của răng
  • Số lượng răng
  • Hình dạng, kích thước và mức độ hình thành của răng
  • Khả năng hoặc sự hiện diện bệnh lý hoặc biến chứng nếu có.

Nếu trẻ có nguy cơ gặp phải các vấn đề về phát triển răng thì nha sĩ sẽ đề nghị theo dõi thường xuyên để đánh giá lại tình huống và can thiệp khi cần thiết.

Sau khi xem xét răng miệng hoặc chụp X- quang, tùy thuộc vào vấn đề mà nha sĩ sẽ thực hiện chỉnh nha để làm thẳng răng hoặc đảm bảo răng mọc thẳng.

Với những trường hợp nghiêm trọng hơn, nha sĩ có thể tiến hành loại bỏ răng có khả năng làm ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn.

Trẻ chậm mọc răng sẽ không quá đáng lo nếu như ba mẹ biết được nguyên nhân và có cách can thiệp kịp thời. Để trẻ có một hàm răng khỏe mạnh, ba mẹ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và cho trẻ đi khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm các nguy cơ gây hại khiến bé chậm mọc răng.

5.0 (100%)/1 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI