9 điều cần biết về hạ Canxi máu

3902

Cuộc sống hiện đại, tình trạng hạ Canxi máu ở giới trẻ đang diễn ra ngày càng nhiều hơn. Triệu chứng và cách điều trị hạ Canxi máu như thế nào, hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Hạ Canxi máu là gì?

hạ canxi máu khiến mệt mỏi

Hạ canxi máu rất nguy hiểm cho con người
 

Hạ Canxi máu là tình trạng nồng độ Canxi trong máu thấp hơn mức tiêu chuẩn. Lúc này nồng độ Canxi huyết tương toàn phần trong cơ thể bị sụt giảm, thấp hơn 2,2 mmol/l (hay 8,8 mg/dL), gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe. 

Đối với cơ thể khỏe mạnh, Canxi ion hóa trong huyết tương sẽ ở mức 1,16 mmol/l (hay 4,6 mg/dL) trở lên. Trên thực tế, phần Canxi ion hóa mới là phần Canxi lưu hành có tác dụng sinh học và được điều hòa bởi các hormone của cơ thể. 

Theo định nghĩa chính xác, hạ Canxi máu hay hạ Canxi đường huyết xảy ra khi mức Canxi ion hóa trong huyết tương của cơ thể nằm dưới mức trung bình 1,16mmol/l. 

2. Triệu chứng hạ Canxi máu

hạ canxi máu làm trí nhớ suy giảm

Suy giảm trí nhớ là triệu chứng thiếu Canxi máu
 

Khi cơ thể bị hạ Canxi máu, bạn có thể cảm nhận được một số triệu chứng như: 

2.1. Triệu chứng hạ Canxi máu nhẹ

Các triệu chứng cơ bản thường gặp ở người bị hạ Canxi máu gồm có

  • Cứng cơ bắp, co thắt cơ bắp do Canxi trong máu không đủ để đưa đến các cơ bắp và xương, làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của cơ bắp. 
  • Thay đổi tâm trạng, chẳng hạn như lo âu, trầm cảm hoặc khó chịu. 
  • Có vấn đề về trí nhớ, trí nhớ suy giảm. 
  • Huyết áp thấp. 
  • Khó nói hoặc nuốt. 
  • Mệt mỏi. 
  • Mắc bệnh Parkinson làm rối loạn hệ thần kinh có ảnh hưởng đến vận động.
  • Dễ gãy móng tay, móng chân. 
  • Răng yếu, dễ sâu răng. 
  • Phù gai thị hoặc sưng đĩa quang gây ra tình trạng mù tạm thời trong vài giây rồi hết, song thị, đau đầu, buồn nôn...

2.2. Triệu chứng hạ Canxi máu nặng

Khi mức Canxi trong máu suy giảm nghiêm trọng, các triệu chứng sẽ xuất hiện dồn dập và nghiêm trọng hơn

  • Người bệnh có thể bị lên cơn co giật.
  • Bị loạn nhịp tim.
  • Suy tim sung huyết.
  • Co thắt thanh quản.

Ngay khi thấy các biểu hiện này, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

3. Đối tượng có nguy cơ bị hạ Canxi máu

hạ canxi máu dễ bị ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai cần bổ sung gấp đôi Canxi so với người thường
 

Bất kỳ ai cũng có thể bị thiếu Canxi và hạ Canxi máu. Tuy nhiên, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất bao gồm: 

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Đối tượng này thường có nhu cầu Canxi cao gấp đôi so với khi bình thường để cung cấp đủ Canxi cho cơ thể và cho cả em bé. 
  • Trẻ vị thành niên: Là đối tượng cũng rất dễ bị hạ Canxi máu. Ở độ tuổi từ 10-18 tuổi, nhu cầu Canxi cho cơ thể cũng khá cao vì khi này quá trình phát triển chiều cao và trí não đang được đẩy mạnh. 
  • Người già: Là đối tượng rất dễ thiếu Canxi do lúc này khả năng hấp thụ Canxi của các cơ quan trong cơ thể kém dần đi, cộng với việc ăn uống kém, mất ngủ khiến Canxi trong thực phẩm khó có thể hấp thụ vào cơ thể. 
  • Phụ nữ tiền mãn kinh: Là thời điểm mà người phụ nữ có những sự thay đổi về chức năng sinh sản, các hooc-môn thay đổi rất dễ dẫn đến thiếu hụt Vitamin D làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ Canxi cho cơ thể. 

4. Hạ Canxi máu có dễ tái phát không?

Hạ Canxi máu rất dễ tái phát nếu bạn không điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học điều độ hoặc không có phương án bổ sung Canxi phù hợp. 

Hạ Canxi máu nếu tái phát nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng lâu dài nghiêm trọng tới sức khỏe, dẫn đến các tình trạng nguy hiểm, thậm chí người bệnh có thể ngất xỉu, khó thở và cần đưa đi cấp cứu.  

5. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra

Các biến chứng nguy hiểm gây ra còi xương

Thiếu Canxi máu gây ra triệu chứng còi xương cho trẻ
 

Hạ Canxi máu có nguy hiểm hay không là câu hỏi của rất nhiều người. Các chuyên gia cho rằng hạ Canxi máu nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng thấp còi, khó có thể cải thiện và phát triển chiều cao sau này
  • Chức năng vận động và bộ não có thể bị tổn thương. 

Thiếu Canxi là nguyên nhân khiến khung xương chậm phát triển và yếu ớt, dễ gãy, không thể mang, vác nặng, đi bộ nhanh mệt, ảnh hưởng đến chức năng vận động. Đồng thời, Canxi cũng gây ảnh hưởng đến bộ não, khiến người bệnh phản ứng chậm, hay quên… 

  • Loãng xương, nhuyễn xương: Là những biến chứng nguy hiểm mà thiếu Canxi thường gây ra nhất. Tình trạng này đặc biệt xảy ra nhiều ở phụ nữ.
  • Có thể gây mất trí nhớ: Khi cơ thể thiếu Canxi, việc duy trì các xung thần kinh diễn ra khá khó khăn, dẫn tới tình trạng hay quên và đãng trí.
  • Gây thủy tinh thể: Khiến mắt dần mờ đi, mắt bị xuất hiện các màng bao phủ.
  • Eczema: Là tình trạng viêm lớp nông của da do các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Eczema gây ra nhiều khó chịu, ngứa ngáy, thậm chí khiến da rát bỏng, sưng mẩn đỏ.

6. Nguyên nhân gây ra tình trạng hạ Canxi máu

Tình trạng hạ Canxi máu có thể sinh ra do nhiều yếu tố như: 

6.1. Cung cấp Canxi không đủ

Thực chất, chỉ hấp thụ Canxi qua thực phẩm hằng ngày là không bao giờ đủ. Trên thực tế, cơ thể người chỉ có thể hấp thụ được từ 10-30% lượng Canxi có trong thực phẩm. Vì vậy, nếu chỉ thông qua các bữa ăn hàng ngày thì chắc chắc cơ thể sẽ bị thiếu Canxi máu

Với các đối tượng như phụ nữ mang thai, người già, phụ nữ tiền mãn kinh có nhu cầu Canxi cao, thì càng cần tăng cường hàm lượng Canxi có trong cơ thể hơn. Nếu vẫn giữ nguyên chế độ ăn uống hằng ngày thì tình trạng hạ Canxi chắc chắn sẽ xảy ra. 

6.2. Suy tuyến cận giáp

Nguyên nhân thiếu canxi máu do suy tuyến cận giáp

Suy tuyến giáp gây ra thiếu Canxi máu
 

Những bệnh nhân mắc bệnh suy tuyến cận giáp thường tiết ra rất ít hormone tuyến giáp. Điều này làm giảm lượng Canxi trong máu đồng thời tăng phospho máu dẫn đến các triệu chứng tê chân tay, lưỡi, co rút các cỡ, móng tay biến dạng… Đây chính là các dấu hiệu của bệnh hạ Canxi máu. 

6.3. Thiếu Vitamin D

Cơ thể rất cần Vitamin D để tổng hợp và hấp thụ Canxi vào máu. Vitamin D3 đóng vai trò vận chuyển Canxi đi từ thành ruột vào máu để đưa đến xương và các cơ quan khác. Thiếu Vitamin D3 khiến khả năng hấp thụ Canxi của cơ thể chỉ còn khoảng 10-20%, còn lại sẽ bị đào thải ra ngoài hoặc tích tụ lại gây sỏi thận. 

6.4. Thiếu Magie

Hàm lượng Magie trong máu sụt giảm dẫn đến sự thiếu PTH tương đối và dẫn tới các triệu chứng hạ Canxi máu. Thiếu Magie thường xảy ra ở những người sử dụng bia rượu thường xuyên với liều lượng cao, người hay sử dụng chất kích thích, người có ruột kém hấp thụ đang được điều trị bằng thuốc Cisplatin… 

6.5. Bệnh lý về thận

Nguyên nhân thiếu canxi máu do bệnh lý về thận

Bệnh lý về thận cũng gây ra thiếu Canxi máu cho con người
 

Những bệnh nhân có tiền sử bị các bệnh lý về thận như hội chứng Fanconi, chứng nhiễm toan ống lượn xa cũng là đối tượng dễ bị hạ Canxi máu. Các bệnh nhân bị bệnh về thận thường được chỉ định sử dụng lợi tiểu furosemid, dẫn tới việc tăng cường bài tiết Canxi, khiến cơ thể bị thiếu Canxi. 

Ngoài ra, chứng suy thận thường gây tổn thương các tế bào thận, do đó mà khả năng tổng hợp 1,25(OH)2D3 tăng lên. Đồng thời, thận cũng giảm bài tiết phosphate, làm tăng lượng 1,25(OH)2D3 trong máu và dẫn tới tình trạng hạ Canxi. 

6.6. Viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp gây hạ Canxi máu. Tổ chức tụy bị viêm sẽ giải phóng ra nhiều sản phẩm phân hủy mỡ, tạo chelat với Canxi, tiêu tốn Canxi trong cơ thể. 

6.7. Tiền sử rối loạn tiêu hóa

Các bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa thường khiến khả năng hấp thụ chất của cơ thể bị giảm sút. Lúc này cơ quan tiêu hoá hoạt động chậm và kém hiệu quả khiến lượng Canxi được hấp thụ vào cơ thể cũng rất hạn chế. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể suy nhược, gầy gò, người bệnh yếu ớt, mệt mỏi không còn muốn vận động do thiếu Canxi. 

6.8. Hạ Protein/ Magie máu

Hạ Protein máu hay Magie máu cũng sẽ đồng thời làm giảm lượng Canxi gắn với các chất này. Tuy nhiên, tình trạng này không gây ra các triệu chứng lâm sàng, do lượng Canxi ion hóa vẫn được giữ nguyên. 

6.9. Sốc nhiễm trùng

Ở một số bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng, cơ thể bị ức chế giải phóng PTH cũng như ức chế quá trình chuyển 25(OH)D3 thành 1,25(OH)2D3, từ đó làm giảm Canxi trong máu, dẫn tới hiện tượng hạ Canxi máu. 

6.10. Dùng một số loại thuốc hóa trị

Một số bệnh nhân trong thời gian điều trị bệnh bằng hoá trị cũng có thể bị hạ Canxi máu. Một số loại thuốc như thuốc chống co giật (phenytoin, phenobarbital) và rifampicin, các thuốc cản quang chứa khi được đưa vào cơ thể có thể gây hạ Canxi máu. 

7. Cách phòng ngừa hạ Canxi máu

Để phòng ngừa hạ Canxi máu, bạn nên làm những điều sau. 

7.1. Chế độ dinh dưỡng khoa học

khắc phục thiếu canxi máu bằng thực phẩm

Điều trị thiếu canxi máu bằng thực phẩm cực hiệu quả
 

Ttrong chế độ ăn cần phải có đầy đủ bộ ba Canxi, Vitamin D và MK7. Lý do là bởi Vitamin D và Mk7 đều là những chất quan trọng giúp dẫn đường cho Canxi vào máu và đưa Canxi tới xương trúng đích. Nếu không có 2 chất này, hàm lượng Canxi được cơ thể hấp thụ rất thấp.

Bạn có thể ưu tiên ăn các thực phẩm giàu Canxi như 

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Các loại hạt như hạt óc chó, hạt điều, hạnh nhân.
  • Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành.
  • Các loại rau có màu xanh thẫm.
  • Ngũ cốc.
  • Nước cam.
  • Các loại hải sản, tôm cá...

Các thực phẩm giàu Vitamin D nên kết hợp với các thực phẩm giàu Canxi

  • Cá ngừ, cá hồi, cá mòi và một số loại cá.
  • Hàu.
  • Tôm.
  • Lòng đỏ trứng gà.
  • Nấm.
  • Đậu phụ, sữa đậu nành.
  • Gan bò.
  • Quả bơ.

Một số thực phẩm giàu MK7 nên bổ sung trong thực đơn hằng ngày

  • Các loại rau xanh.
  • Các loại cá.
  • Đậu tương lên men Nhật bản.
  • Dầu Oliu.
  • Trái cây sấy khô.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa.

Đọc thêm: 

Bạn cần phải chú ý kết hợp thực đơn dinh dưỡng giàu Canxi thật hợp lý và khoa học, nên luân phiên thay đổi các món ăn để vừa tăng hiệu quả hấp thu, vừa tăng tính ngon miệng cho bữa ăn.  

7.2. Tắm nắng hàng ngày

khắc phục thiếu canxi máu bằng tắm nắng

Tắm nắng cũng đặc biệt quan trọng với trẻ sơ sinh để ngăn chặn thiếu Canxi máu
 

Tắm nắng hàng ngày giúp cơ thể tự sản sinh được lượng Vitamin D3 cần thiết. Nhờ Vitamin D3, cơ thể có thể hấp thụ và chuyển hóa Canxi hiệu quả hơn. Tắm nắng cũng đặc biệt quan trọng với trẻ sơ sinh để giúp bé cứng cáp và mau lớn hơn. 

7.3. Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục không chỉ giúp co giãn xương khớp, giúp cơ thể khỏe mạnh và cao lớn hơn và còn kích thích tế bào thần kinh giải tỏa stress, tạo cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn, góp phần tăng hấp thu Canxi vào cơ thể. 

7.4. Cắt giảm cafe, rượu và muối

Cafe, rượu và muối là những thực phẩm gây cản trở quá trình cơ thể hấp thụ Canxi, đồng thời cũng kích thích tăng cường đào thải Canxi qua hệ bài tiết, hoặc gây tích tụ cặn Canxi ở thận rất nguy hiểm.

Nếu sử dụng thường xuyên những thực phẩm này, thì dù được nạp nhiều Canxi nhưng cơ thể bạn cũng sẽ không thể hấp thụ và sử dụng được. Do đó, chứng hạ Canxi sẽ dễ xảy ra hơn. 

7.5. Không nhịn đói

khắc phục thiếu canxi máu tuyệt đối không nhịn đói

Nhịn đói là nguyên nhân gây ra thiếu Canxi máu
 

Thường xuyên nhịn ăn, ăn uống thiếu chất, kiêng khem quá mức để giảm cân có thể gây ra các triệu chứng hạ Canxi nhẹ như lả người, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu...

Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh có thể được cho uống Canxi sủi để tạm thời đẩy lùi dấu hiệu hạ Canxi máu. Tuy nhiên, sau đó người bệnh cũng cần điều chỉnh lại chế độ ăn, sinh hoạt cho phù hợp. 

7.6. Bổ sung viên uống Canxi theo chỉ định của bác sĩ

Hạ Canxi máu uống thuốc gì? Trên thực tế thuốc uống bổ sung Canxi là rất quan trọng vì chế độ ăn uống bình thường không thể cung cấp đủ lượng Canxi cho cơ thể. Vì vậy, bạn cần bổ sung Canxi thêm qua các loại thuốc và thực phẩm chức năng tăng Canxi.

Bên cạnh đó, bạn có thể tăng cường Canxi cho cơ thể bằng cách bổ sung cùng lúc đầy đủ bộ ba Canxi nano, Vitamin D3, MK7.

  • Canxi nano: Làm giảm kích thước phân tử xuống mức siêu nhỏ, làm tăng khả năng hấp thụ Canxi vào cơ thể tới 200 lần.
  • Vitamin D3: Hỗ trợ vận chuyển Canxi từ thành ruột vào máu.
  • MK7: Tiếp tục giúp vận chuyển Canxi từ máu vào xương.

Đọc thêm:  

8. Cách điều trị hạ Canxi máu

Để điều trị bệnh hạ Canxi máu, người bệnh sẽ cần bổ sung Canxi cho phù hợp với từng trường hợp. 

8.1. Hướng dẫn sơ cứu người bị hạ Canxi máu cấp

Khi gặp người đang bị hạ Canxi máu, bạn cần nhanh chóng đưa bệnh nhân vào nơi mát mẻ, thông thoáng để nghỉ ngơi, cần tránh tập trung bao bọc không gian quanh người bệnh quá nhiều. 

  • Vỗ nhẹ 2 bên má để người bệnh có thể tỉnh lại, hoặc day ấn huyệt nhân trung ở giữa mũi và miệng nếu người bệnh ngất xỉu lâu. 
  • Cho bệnh nhân uống ngay Canxi dạng sủi để cung cấp Canxi tức thì cho cơ thể.
  • Trong trường hợp không có Canxi dạng sủi, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được các y bác sĩ xử trí kịp thời.

8.2. Bổ sung Canxi qua tĩnh mạch

Bổ sung Canxi qua tĩnh mạch giúp cơ thể được hấp thụ Canxi trực tiếp một cách nhanh nhất. Phương pháp này phù hợp cho những bệnh nhân đang bị thiếu Canxi nghiêm trọng hoặc những bệnh nhân hạ Canxi đột ngột gây ngất xỉu.

Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện tại các cơ sở y tế, với sự theo dõi và hướng dẫn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho người bệnh. 

8.3. Bổ sung Canxi qua đường uống

Bổ sung Canxi qua đường uống là phương pháp nên sử dụng hằng ngày, thường xuyên để cơ thể hấp thụ đầy đủ Canxi theo nhu cầu mỗi ngày. Bạn nên đi khám bác sĩ để xác định mức độ thiếu Canxi của cơ thể và tư vấn loại cũng như lượng Canxi cần bổ sung.  

8.4. Điều trị bệnh lý nền gây hạ Canxi máu

Hạ Canxi máu có thể là dấu hiệu hoặc tác dụng phụ từ một căn bệnh khác. Trong trường hợp này, nếu muốn chấm dứt tình trạng hạ Canxi máu, bạn phải điều trị dứt điểm bệnh lý nền. 

9. Hạ Canxi máu uống thuốc gì?

khắc phục thiếu canxi máu bằng thuốc uống

Ngoài bữa ăn hàng ngày thiếu canxi máu cần bổ sung bằng thuốc uống
 

Những người bị hạ Canxi máu do không cung cấp đủ lượng Canxi cần thiết trong chế độ ăn hằng ngày thường được chỉ định sử dụng bổ sung:

  • Canxi Cacbonat.
  • Canxi Gluconat.
  • Canxi Citrate.
  • Canxi Photphat. 
  • Canxi nano kết hợp Vitamin D3.
  • Cholecalciferol.
  • Calcitriol.

Người bệnh bị thiếu hụt Canxi ở lượng lớn có thể được uống hoặc tiêm thêm Magie ở dạng muối lactat hay clorit qua đường tĩnh mạch để người bệnh được hấp thụ Canxi hiệu quả hơn. Tuy nhiên, người bệnh cũng chú ý giãn cách thời gian uống Canxi và Magie phù hợp, để cơ thể có thể hấp thụ trọn vẹn các chất. 

Đọc thêm: Tại sao cần dùng thuốc bổ sung Canxi và Magie? Bổ sung thế nào cho đúng?

Với những chia sẻ trên đây, mong rằng bạn đã có cái nhìn chính xác và đầy đủ hơn về tình trạng hạ Canxi máu. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong điều trị và phòng ngừa hạ Canxi máu hiệu quả để bạn có thể bảo vệ bản thân và gia đình tốt hơn. 

5.0 (100%)/1 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI