Thiếu Canxi máu uống thuốc gì, tránh uống thuốc gì?

7966

Thiếu Canxi máu uống thuốc gì và không nên uống thuốc gì? Thiếu Canxi máu có những tác động nghiêm trọng đến quá trình phát triển chiều cao và sự tăng trưởng của trẻ nhỏ. Mẹ đừng bỏ qua những lưu ý sau đây!

1. Biểu hiện hạ Canxi đường huyết 

Hạ Canxi đường huyết (Hạ Canxi máu) là tình trạng nồng độ Canxi trong máu thấp hơn tiêu chuẩn thông thường. Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:

  • Cung cấp Canxi không đủ
  • Thiếu Vitamin D, Magnesi
  • Suy tuyến cận giáp
  • Hạ Protein máu
  • ...

Trẻ thiếu Canxi có biểu hiện gì? Ở từng độ tuổi khác nhau, tình trạng hạ Canxi máu sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể:

  • Còi xương, chậm phát triển chiều cao, xương yếu
  • Hay khóc đêm, đổ mồ hôi trộm
  • Ngủ gà ngủ gật, phản ứng chậm với tác động xung quanh
  • Biếng ăn, hay bỏ bú, người xanh xao, chậm lớn
  • Gõ nhẹ vào vị trí trên mặt, cách gờ tai ngoài 2cm thấy các cơ mặt cùng bên co lại (Phản xạ gân xương - Dấu Chvostek)
  • Dấu hiệu bàn tay người đỡ đẻ: Cuốn băng huyết áp ở cánh tay và điều chỉnh để huyết áp tâm thu 20mmHg. Giữ mức áp lực này trong 3 phút, sẽ thấy bàn tay co và ngón tay cái di chuyển lần lượt vào các khe ngón tay tương tự như bàn tay người đỡ đẻ.
  • Thỉnh thoảng trẻ có phản xạ run và co giật cơ tự nhiên mà không cần tác động.

Hạ Canxi máu ở người lớn:

Ngoài một số dấu hiệu như ở trẻ nhỏ, người lớn có thể xuất hiện các biểu hiện khác khi nồng độ Canxi trong máu bị giảm sút:

  • Xuất hiện phản xạ gân xương (dấu Chvostek).
  • Phản xạ co thắt cơ (dấu hiệu bàn tay người đỡ đẻ).
  • Chuột rút, tê bì chân tay, mất hoặc rối loạn cảm giác bàn tay, bàn chân tạm thời.
  • Co giật các cơ bắp.
  • Loạn nhịp tim.
  • Đau thắt bụng do sự co thắt các cơ đường ruột.
  • Dễ lo lắng, mệt mỏi trầm cảm.

Hạ canxi máu cấp

Là các trường hợp nồng độ Canxi trong giảm xuống một cách đột ngột gây ra những phản xạ ngay lập tức trên cơ thể người bệnh.

Cụ thể là cơn Tenany: Xuất hiện khi dấu hiệu “bàn tay người đỡ đẻ” và được biểu hiện bằng tình trạng dị cảm ở môi, lưỡi, bàn chân duỗi thẳng giống như đạp xe, thân đau nhức, cơ mặt co giật. Ngoài ra, tùy thể trạng và mức độ hạ Canxi máu mà người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng dưới đây:

  • Co giật.
  • Bỏ bú, chán ăn ở trẻ.
  • Co thắt cơ
  • Nhịp tim, huyết áp bất thường

Các cơn hạ Canxi máu cấp có thể gây nguy hiểm nên khi chúng xuất hiện, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.

2. Hạ Canxi máu có nguy hiểm không?

Cần phải khẳng định là hạ Canxi máu có thể gây nguy hiểm cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Ngoài các triệu chứng lâm sàng, người bệnh còn đối diện với nguy cơ mắc phải tình trạng dưới đây khi Canxi máu thiếu hụt trong thời gian dài:

  • Loãng xương: Khi Canxi máu giảm, cơ thể sẽ điều động Canxi từ trong xương ra để đảm bảo phục vụ cho các nhu cầu khác của cơ thể. Quá trình này làm giảm mật độ Canxi trong xương, gây rỗng, giòn và làm yếu cấu trúc xương hay còn gọi là loãng xương.
  • Còi cọc, chậm lớn: Là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, do thiếu Canxi, khung xương không thể phát triển tối đa khiến trẻ bị còi cọc, chậm lớn và có xu hướng thấp lùn hơn trong tương lai.
  • Kém thông minh: Canxi là yếu tố tham gia trực tiếp vào phản ứng dẫn truyền của hệ thần kinh. Do vậy, khi thiếu Canxi, các kết nối và dẫn truyền thần kinh không tốt, khả năng lưu trữ thông tin yếu. Hậu quả là người bệnh chậm chạp và kém thông minh hơn.
  • Yếu cơ: Canxi tham gia vào quá trình điều chỉnh phản xạ co duỗi cơ và tác động đến trương lực cơ. Do vậy, khi bị thiếu hụt, các cơ có thể bị mềm, thiếu độ chắc khỏe.
  • Nhuyễn xương: Do Canxi trong xương bị mất và không có sự bổ sung thêm từ bên ngoài vào gây ra tình trạng hủy xương, nhuyễn xương.
  • Tinh thần kém ổn định: Thiếu Canxi làm ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh cảm xúc của cơ thể. Khiến người bệnh dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, stress, mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon…..
  • Đặc biệt: Những cơn hạ Canxi máu cấp nặng nề có thể khiến người bệnh bị co giật, động kinh, tăng/ giảm huyết áp đột ngột… dẫn đến những di chứng khó khắc phục sau này.

3. Thiếu Canxi máu uống thuốc gì?

Thiếu Canxi máu uống thuốc gì?

Thiếu Canxi máu uống thuốc gì?

Để khắc phục tình trạng thiếu Canxi máu, bố mẹ có thể tham khảo các thuốc điều trị dưới đây.

3.1. Canxi Cacbonat

Canxi Carbonat là thuốc thường được sử dụng cho các trường hợp người bệnh hạ Canxi máu mắc kèm các bệnh dạ dày do tăng tiết acid bất thường. Thuốc chữa trị các bệnh như loãng xương, còi xương, suy tuyến cận giáp và bệnh tetany tiềm ẩn...

3.2. Canxi gluconat

Canxi gluconate có tác dụng điều trị tình trạng Canxi máu thấp do không hấp thu đủ lượng Canxi từ thực phẩm hằng ngày. Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng để điều trị các chứng bệnh gây ra do nồng độ Canxi thấp như loãng xương, còi xương, suy tuyến cận giáp...

Thuốc cũng có thể được sử dụng để bổ sung đủ lượng Canxi trong các trường hợp phụ nữ đang mang thai, cho con bú, mãn kinh, đang dùng các thuốc phenytoin, phenobarbital, hoặc prednisone….

3.3. Vitamin D3 (colecalciferol)

Vitamin D3 là thuốc tham gia gián tiếp vào quá trình bổ sung Canxi cho cơ thể. Với tác dụng tăng cường hấp thu Canxi từ thực phẩm qua thành ruột vào máu, Vitamin D3 giúp tăng cường hiệu quả bổ sung Canxi của người sử dụng.

Sử dụng Vitamin D3 giúp ngăn chặn được tình trạng bổ sung Canxi thường xuyên nhưng cơ thể vẫn bị thiếu và Canxi máu vẫn thấp hơn so với mức chuẩn quy định.

3.4. Calcitriol

Calcitriol là một dạng của Vitamin D. Nó hoạt động bằng cơ chế thúc đẩy tăng hấp thu Canxi và Phốt phát để đảm bảo lượng Canxi cần thiết cung cấp cho cơ thể.

Ngoài ra, Calcitriol còn có tác dụng kiểm soát một số bệnh xuất hiện do mất cân bằng hormone tuyến cận giáp. Calcitriol thường được sử dụng trong phác đồ điều trị của người chạy thận nhân tạo mạn tính có hàm lượng Canxi máu thấp.

3.5. Magie lactat

Magnesium lactate là thuốc điều trị chứng thiếu Magie trong máu. Việc bổ sung đầy đủ lượng Magie sẽ đem làm tăng khả năng hấp thu Canxi cho cơ thể nhờ kích hoạt hoạt động của Vitamin D. Vậy nên, những người bị thiếu Canxi máu cũng cần bổ sung thêm Magie nếu chế độ ăn uống hàng ngày không được cung cấp đầy đủ.

3.6. Magie clorua

Tương tự như Magie lactat, Magie clorua giúp tăng cường khả năng hấp thu Canxi đảm bảo hoạt động bình thường cho cơ thể.

3.7. Chế phẩm tương tự hormon tuyến cận giáp

Hormon tuyến Cận giáp có vai trò điều hòa nồng độ Canxi trong máu bằng cách tăng điều động Canxi từ xương ra máu trong các trường hợp Canxi máu bị giảm. Thuốc giúp khắc phục nhanh trong các trường hợp Canxi máu bị hạ đột ngột.

Ngoài ra thuốc còn có tác dụng tăng tạo chất vận tải ion Calci ở tế bào niêm mạc ruột từ đó tăng cường khả năng hấp thu Canxi của cơ thể. Tuy nhiên, không nên sử dụng thường xuyên, nồng độ Canxi máu quá cao cũng có thể gây ảnh hưởng đến người bệnh. Một số loại thuốc mà người bệnh có thể tham khảo như Natpara, Forteo.

3.8. Canxi nano

Canxi nano là Canxi có dạng bào chế tối ưu nhất bằng công nghệ nano hiện đại. Kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với Canxi dạng thường sẽ giúp giúp tăng cường khả năng hấp thu cho cơ thể. Và để Canxi đi đến được đích là xương thì cần bổ sung kèm với Vitamin D3 và MK7.

  • Trong đó, Vitamin D3 có vai trò tăng cường hấp thu và vận chuyển Canxi từ đường ruột vào máu, duy trì nồng độ Canxi máu ở mức ổn định.
  • MK7 giúp vận chuyển tối đa Canxi từ máu đến tận mô xương, kích thích tăng sinh Collagen để xương chắc khỏe, dẻo dai, vững chắc. Việc bổ sung đồng thời 3 thành phần này là công thức tối ưu nhất cho những người bị thiếu Canxi máu.
  • Để đảm bảo tỷ lệ của mỗi thành phần trong công thức, bố mẹ nên chọn mua các sản phẩm được bào chế và kiểm nghiệm chặt chẽ.

4. Thiếu Canxi máu cần tránh uống thuốc gì?

Một số loại thuốc có thể làm giảm khả năng hấp thu Canxi của cơ thể, do vậy, bố mẹ cần chú ý tránh sử dụng các thuốc này.

4.1. Nhóm thuốc biphosphonat

Điển hình của nhóm thuốc này bao gồm alendronat, etidronat, ibandronat… Đây là các thuốc được dùng trong điều trị loãng xương với tác dụng:

  • Ức chế hoạt động của các hủy cốt bào, ngăn chặn phản ứng tiêu Canxi từ xương ra máu
  • Tăng lắng đọng Canxi để làm đặc cấu trúc xương.

Với hai tác dụng trên, thuốc nhóm biphosphat giúp điều trị Canxi hiệu quả. Tuy nhiên, nó là giảm Canxi màu và khi nồng độ Canxi máu giảm quá mức, cơ thể lại không thể huy động Canxi từ xương ra để bù đắp . Điều này rất nguy hiểm cho bệnh nhân thiếu Canxi máu.

4.2. Nhóm thuốc ức chế bơm proton

Nhóm ức chế bơm Proton có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị thường sử dụng trong điều trị các bệnh lý về dạ dày, điển hình như omeprazol, lansoprazol, esomeprazole….

Theo các bác sĩ, acid dịch vị là yếu tố có tác dụng hòa tan một số loại muối khoáng trong đó có Canxi. Quá trình này giúp cơ thể hấp thu Canxi để phục vụ cho các hoạt động sống. Do vậy, khi sử dụng các PPI, acid dịch vị giảm, muối Canxi không được hòa tan dẫn đến nguồn cấp Canxi cho cơ thể thiếu hụt. Hậu quả là tình trạng nồng độ Canxi máu hạ nhanh trầm trọng hơn.

4.3. Nhóm thuốc chống động kinh

Các thuốc chống động kinh bao gồm phenytoin, phenobarbital, carbamazepin… Những thuốc này được khuyến cáo không sử dụng cho những người bị thiếu Canxi máu do chúng gây ra tác dụng phụ làm rối loạn chuyển hóa Vitamin D.

Như bạn đã biết, Vitamin D là dưỡng chất có vai trò thúc đẩy quá trình hấp thu Canxi từ thực phẩm qua thành ruột để vào máu. Quá trình này giúp đảm bảo nồng độ Canxi máu luôn ổn định và ngăn chặn nguy cơ loãng xương do thiếu Canxi.

Do vậy, khi quá trình chuyển hóa của Vitamin D bị rối loạn, khả năng hấp thu Canxi từ ruột vào máu bị suy giảm sẽ gây nguy hiểm cho những người đang bị thiếu Canxi máu.

4.4. Thuốc cản quang

Các thuốc Cản quang thường được sử dụng trong các trường hợp người bệnh cần chụp CT hoặc chụp X - quang. Do bản chất của các thuốc này là Iod hoặc kim loại Bari nên khi sử dụng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu Canxi vào cơ thể. Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo, người bị thiếu Canxi máu không nên sử dụng các loại thuốc này.

4.5. Thuốc lợi tiểu dạng furosemid

Thuốc lợi tiểu gây rút Canxi từ máu đào thải qua nước tiểu dẫn đến làm Canxi trong máu thiếu hụt trầm trọng hơn. Điều này gây bất lợi cho bệnh nhân thiếu Canxi máu nên cũng không được khuyến cáo sử dụng.

4.6. Calcitonin

Calcitonin là hormon được tuyến giáp tiết ra thông qua các tế bào nang với cấu trúc là polypeptid chứa 32 acid amin. Calcitonin có tác dụng điều hoà quá trình chuyển hoá chất khoáng đồng thời tích cực ngăn ngừa quá trình tiêu xương.

Do ngăn chặn quá trình tiêu xương nên khi nồng độ Canxi máu thiếu hụt, cơ thể không có khả năng huy động Canxi từ xương ra để bù đắp vào. Điều này gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh thiếu Canxi máu nên các bác sĩ khuyến cáo không được sử dụng cho người thiếu Canxi máu.

Để chắc chắn rằng thiếu Canxi máu uống thuốc gì đạt được có hiệu quả cao nhất, bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và xác định phác đồ điều trị. Cùng với đó bố mẹ nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ để giảm bớt nỗi lo thiếu Canxi máu.

5.0 (100%)/1 votes
  • Kinh nghiệm gần 30 năm công tác tại Viện Dinh dưỡng Quốc Gia về chuyên ngành dinh dưỡng tiết chế. Đã tham gia nhiều đề tài cấp Bộ, cấp Nhà Nước về chế độ dinh dưỡng cho người lớn và trẻ em.

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI