Còi xương thể cổ điển là một trong những thể còi xương phổ biến nhất, thường xuất hiện ở trẻ 6-18 tháng tuổi. Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiện bị còi xương thể cổ điển cần chữa trị ngay, tránh những biến chứng nghiêm trọng về sau.
Tóm tắt nội dung
1. Còi xương thể cổ điển là gì? Nguyên nhân và tác hại?
Đọc thêm: Bệnh còi xương là gì?
Còi xương cổ điển là một trong 3 thể lâm sàng của bệnh còi xương do thiếu Vitamin D. Bệnh thường kết hợp với bệnh suy dinh dưỡng và xuất hiện nhiều nhất ở những trẻ có độ tuổi từ 6 – 18 tháng tuổi.
Các thể lâm sáng khác của bệnh còi xương gồm có: bệnh còi xương sớm (trẻ < 6 tháng), bệnh còi xương bào thai…
Còi xương cổ điển thường đi kèm suy dinh dưỡng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến còi xương thể cổ điển, bao gồm:
- Ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời: Không tiếp xúc ánh nắng mặt trời thường xuyên sẽ khiến trẻ dễ thiếu hụt Vitamin D, dẫn tới kém hấp thụ Canxi, còi xương.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu Canxi và Vitamin D: Canxi và Vitamin D là hai dưỡng chất vô cùng quan trọng với xương, thiếu hai chất này, nguy cơ trẻ bị còi xương thể cổ điển là vô cùng cao.
- Ít vận động: Điều này khiến hệ xương không được kích thích phát triển. Canxi chậm được gắn vào xương hơn, tăng nguy cơ còi xương.
Giai đoạn từ 6-18 tháng tuổi là khi trẻ phát triển mạnh mẽ. Nếu bị còi xương, trẻ sẽ bị chậm lớn, chậm biết đi, chân vòng kiềng, hạn chế chức năng hô hấp, xanh xao, ốm yếu,... Không chỉ sức khỏe tạm thời bị ảnh hưởng mà còn để lại hậu quả tới hết cuộc đời bé
Di chứng chân vòng kiềng do còi xương có thể đi theo bé tới khi bé lớn
2. Các triệu chứng lâm sàng khi bị còi xương thể cổ điển
Một số triệu chứng lâm sàng hay gặp phải khi bị còi xương thể cổ điển bố mẹ cần nắm rõ.
2.1. Triệu chứng liên quan đến hạ Canxi máu
Vì cơ thể thiếu Canxi nên nồng độ Canxi máu có thể giảm nhẹ. Tuy nhiên, hầu như không gây ra cơn co cứng cơ Tétanie.
Trẻ thường xuyên ngủ không ngon giấc, hay khóc quấy về đêm, đổ nhiều mồ hôi trộm. Răng mọc chậm, men răng không chắc khỏe. Trẻ nhỏ có bờ thóp mềm, thóp liền chậm.
2.2. Triệu chứng ở hệ thần kinh
Khi tình trạng còi xương nặng, trẻ có thể xuất hiện các vấn đề liên quan đến thần kinh như động kinh, thần kinh yếu, co giật bất thường…
2.3. Biến dạng xương
Lồng ngực, xương và cột sống là 3 nơi bị biến dạng xương nhiều nhất ở trẻ bị còi xương. Các biểu hiện cụ thể như sau:
- Chuỗi hạt sườn, lồng ngực hình ức gà hoặc hình phễu, có khe nứt ở ngực
- Gù lưng, xương chậu hẹp, cong cột sống
- Vòng cổ tay cổ chân, chân cong chữ X hoặc chữ O
Cong xương đùi, chân cong chữ O và chân cong chữ X là triệu chứng điển hình của bệnh còi xương thể cổ điển
2.4. Giảm trương lực cơ
Trẻ giảm trương lực cơ bị chậm phát triển về vận động. Cơ hô hấp kém hoạt động, to bụng, nguy cơ viêm phổi cao.
2.5. Thiếu máu khi bị còi xương nặng
Bệnh tiến triển nặng hơn dẫn đến thiếu sắt, thiếu máu có thể kèm theo gan lách to. Trẻ vì thế hay mắc các bệnh còi xương, thiếu máu và suy dinh dưỡng.
Đọc thêm: 21 dấu hiệu cho thấy trẻ bị còi xương
3. Xét nghiệm phát hiện trẻ bị còi xương thể cổ điển
Để phát hiện trẻ bị còi xương thể cổ điển, ngoài những dấu hiệu thường gặp, bố mẹ còn phải cho bé đi xét nghiệm, chụp x-quang.
3.1. Chụp x-quang xương
Tình trạng xương của trẻ còi xương thể cổ điển khi chụp x-quang thường thấy cánh tay, đầu gối, và các khớp sụn sườn cách đoạn xa. Hệ xương có sự mở rộng ở cổ tay và đầu gối, phần chân bị cong, các biến dạng về cột sống và có thể bị gãy xương.
Hình x-quang cho thấy trẻ bị còi xương thể cổ điển
3.2. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu cho kết quả rõ ràng về mức độ thiếu Canxi, còi xương của trẻ
Cách tiếp theo để xác định tình trạng còi xương ở trẻ đó chính là xét nghiệm máu. Trẻ bị còi xương thể cổ điển thường có những chỉ số sau khi xét nghiệm máu như sau:
- Còi xương thể cổ điển giai đoạn 1: Ca+máu giảm vừa phải (3-4 mEq/l), Phosphatase kiềm tăng từ 20-30 đv Bodansky
- Còi xương thể cổ điển giai đoạn 2: Ca+máu bình thường hoặc chỉ giảm nhẹ, Phosphatase kiềm tăng từ 50-60 đv Bodansky. Riêng với trẻ nhỏ, sự hoạt động của tuyến cận giáp chưa tốt nên triệu chứng hạ Ca+máu duy trì suốt thời gian tiến triển của bệnh. Bên cạnh đó, Phosphatase kiềm tăng song song với mức độ giảm của Vitamin D, chúng sẽ trở về bình thường nhanh chóng sau điều trị Vitamin D.
- Còi xương thể cổ điển giai đoạn cuối: Chức năng tái hấp thu của ống thận giảm, gây giảm Phosphore máu. Mức độ giảm dao động từ 1,5-3,5 mg% (chỉ số bình thường là 4,5 mg%).
4. Còi xương thể cổ điển phải làm sao?
Trẻ còi xương thể cổ điển cần có sự chăm sóc đặc biệt kỹ càng bằng những cách như:
4.1. Điều trị bằng Vitamin D
Trẻ còi xương thể cổ điển thường được điều trị bằng Vitamin D với liều 5000IU/ngày uống liên tục kéo dài trong 2-3 tuần. Sau đó, trẻ sẽ được kiểm tra và đưa ra liều điều trị mới cho phù hợp.
- Nếu chụp X-quang vẫn cho hình ảnh khoét xương, thì bệnh vẫn nặng. Trẻ vẫn phải tiếp tục điều trị liều cao thêm vài ngày.
- Nếu chụp X-quang thấy hình ảnh đường viền trong giai đoạn phục hồi, trẻ sẽ được chuyển sang liều phòng bệnh 400IU/ngày.
Bổ sung Vitamin D là cách điều trị còi xương thể cổ điển hiệu quả nhất
Ba nguồn cung cấp Vitamin D cho trẻ gồm:
- Thực phẩm: Vitamin D có nhiều trong các loại đậu, rau lá xanh, các loại ngũ cốc, cá, trứng,…
- Ánh nắng mặt trời:
- Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, da sẽ tự tổng hợp ra Vitamin D. Do đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được tắm nắng đều đặn mỗi ngày để có đủ Vitamin D cần thiết.
- Thời điểm tốt nhất để tắm nắng đó chính là vào buổi sáng từ 6-9h hoặc sau 5h chiều. Mỗi ngày từ 20-30 phút.
- Khi mới tắm nắng, trẻ chỉ nên tắm 5 phút. Sau đó, mẹ hãy tăng dần dần vào những ngày sau.
- Khi tắm nắng, nên cho trẻ mặc những lớp áo mỏng, tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu, mắt và mặt con, kéo từ từ các lớp vải để nắng chiếu vào từng phần như lưng, ngực, chân tay,…
- Bổ sung bằng đường uống: Nếu muốn bổ sung Vitamin D bằng đường uống cho con, cha mẹ nên bổ sung Vitamin D3 kết hợp Canxi nano và MK7. Canxi nano siêu hấp thụ, giúp trẻ dễ hấp thu Canxi vào cơ thể và giảm thiểu Canxi lắng đọng ở đường ruột. Vitamin D3 mang Canxi từ thành ruột vào máu và MK7 vận chuyển Canxi tới xương trúng đích. Có thể thấy, đây là bộ 3 hoàn hảo nhất cho việc thúc đẩy hấp thụ Canxi và trị còi xương.
Nên bổ sung Vitamin D3, MK7, Canxi và Collagen cho trẻ còi xương
4.2. Bổ sung 4 nhóm chất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng
Với trẻ nhỏ, để có sự phát triển cân đối và hỗ trợ tối đa cho việc điều trị còi xương, một chế độ ăn uống có đủ các nhóm chất quan trọng là vô cùng cần thiết.
- Nhóm tinh bột
Tinh bột là nhóm thực phẩm không thể thiếu cho cho trẻ còi xương thể cổ điển
Tinh bột cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động của cơ thể. Có khoảng 60-65% tổng năng lượng cho cơ thể đến từ tinh bột.
Tinh bột hay đường còn hỗ trợ hoạt động thần kinh và trí não, điều hòa hoạt động cơ thể, kích thích tái tạo phát triển mô giúp trẻ còi xương thêm khỏe mạnh.
Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc, cơm, cháo, bánh mì, khoai củ, mì, khoai lang, nui, khoai môn, bún, đường, bắp, miến, trái cây...
- Nhóm chất đạm
Bổ sung chất đạm cho trẻ còi xương thể cổ điển
Chất đạm/Protein giúp xây dựng các cơ, xương, răng và tế bào cơ thể, vận chuyển dưỡng chất cho trẻ còi xương dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng hơn. Ngoài ra, chất đạm cũng cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể.
Chất đạm có nhiều trong các loại thực phẩm như tôm, thịt, cua, đậu xanh, cá, đậu đen, đậu đỏ, trứng, đậu nành, sữa, tàu hũ…
- Nhóm chất béo
Thực phẩm giàu chất béo cho trẻ còi xương
1g chất béo/lipit cung cấp 9 Kcal năng lượng. Chất béo cũng hỗ trợ xây dựng tế bào não và hệ thần kinh cho trẻ. Vì thế, chúng cung cấp năng lượng dưới dạng đậm đặc nhất.
Ngoài ra, chúng cũng là dung môi để cơ thể hấp thu các Vitamin tan trong dầu như A, E, K, D... rất có lợi cho trẻ bị còi xương thể cổ điển.
Chất béo có nhiều trong mỡ động vật, bơ sữa, phô mai, dầu thực vật, quả bơ, vừng, lạc…
- Nhóm Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất sẽ giúp tình trạng còi xương của trẻ được khắc phục rõ rệt
Vitamin có vai trò hỗ trợ hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Chúng cũng tham gia vào nhiều hoạt động sinh hóa, thần kinh, tăng sức đề kháng… và là
Một số loại Vitamin và khoáng chất quen thuộc như Canxi, Sắt, Kẽm, Vitamin D, Vitamin A,… có nhiều trong hải sản, thịt, trứng, sữa, trái cây, các loại rau củ, các loại hạt, đậu,…
Đọc thêm: Bé bị còi xương nên ăn gì?
4.3. Bổ sung bộ 3 Vitamin D3, Canxi nano, MK7 đặc trị còi xương
Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 có mối liên hệ cực chặt chẽ trong chữa trị còi xương cho trẻ
Bộ 3 quan trọng nhất cần bổ sung khi bị còi xương thể cổ điển chính là Canxi nano, Vitamin D3, MK7 (Vitamin K2).
Nếu Canxi là dưỡng chất thiết yếu cấu tạo nên hệ xương thì Vitamin D3 cùng MK7 là hai dưỡng chất hỗ trợ đắc lực cho việc hấp thu Canxi vào hệ xương và cơ thể.
- Canxi nano: Là dạng Canxi dễ hấp thụ nhất, làm tăng hiệu suất hấp thụ Canxi lên 200 lần. Vitamin D3 mang Canxi từ thành ruột non vào máu. MK7 điều hòa và mang Canxi từ máu vào xương.
- Vitamin D3 và MK7: Không có sự trợ giúp của Vitamin D3 và MK7, Canxi sẽ chỉ hấp thu tối đa được khoảng 30%, khiến bé vẫn bị thiếu Canxi. Nhưng khi có đủ cả 3 chất, hiệu suất hấp thu Canxi có thể lên tới 99%, giúp bé nhanh chóng hết còi xương.
4.4. Bổ sung các chất tăng sức sức đề kháng và hấp thu dưỡng chất
Các chất tăng sức đề kháng giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ. Hạn chế tình trạng trẻ bị mắc nhiều bệnh cùng lúc với còi xương, làm chậm quá trình điều trị.
Một số chất tăng sức đề kháng gồm:
- Sữa non Colostrum: có độ béo thấp nhưng năng lượng cao, rất dễ tiêu hóa. Vừa tăng sức đề kháng, vừa phòng còi xương suy dinh dưỡng.
- Immune Alpha: tăng sức đề kháng cho trẻ, giảm ốm vặt, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp như cảm cúm cho trẻ từ 6 tháng trở ra.
- Chất xơ hòa tan FOS: giúp chống táo bón, hỗ trợ tiêu hóa tốt và tăng sức đề kháng hệ.
Ngoài ra, trẻ cũng nên bổ sung các chất hỗ trợ hấp thu dưỡng chất để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
-
Probiotic: Là các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cân bằng tác động của vi khuẩn có hại, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn và giảm thiểu bệnh đường tiêu hóa.
-
Prebiotic: chính là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn probiotic. Chúng có thể là các các chất xơ hòa tan, giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn và duy trì lượng lợi khuẩn ổn định trong ruột.
Thực phẩm giàu Probiotic và Prebiotic cho trẻ còi xương
4.5. Theo dõi và tái khám
Cha mẹ nên cho con đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, để đánh giá sức khỏe thực tế và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường. Điều này cũng giúp cha mẹ đánh giá được hiệu quả của quá trình điều trị còi xương, từ đó mà có điều chỉnh cho phù hợp.
Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu như phía trên, cần cho trẻ đi khám ngay lập tức tại các cơ sở y tế uy tín.
Khám bệnh thường xuyên để phát hiện khi trẻ bị còi xương thể cổ điển
Đọc thêm: Trẻ bị còi xương nên uống thuốc gì?
Cha mẹ không nên quá lo lắng khi con có những dấu hiệu của còi xương thể cổ điển. Hãy áp dụng những biện pháp trên đây một cách khoa học để giúp con nhanh chóng khỏi bệnh.