Kinh nghiệm chữa vẹo cột sống trong 6 năm

3302

Cong vẹo cột sống rất dễ xảy ra ở lứa tuổi học trò do lúc nào trẻ cũng phải mang vác một chiếc cặp sách chật ních sách vở. Chữa vẹo cột sống như thế nào là đúng cách? Cùng theo dõi kinh nghiệm của bạn Minh Thư sau đây để có cho mình câu trả lời . 


[Góc chia sẻ]
Em năm nay 18 tuổi nhưng đã bị vẹo cột sống 25 độ từ lúc 12 tuổi . Đó là do lúc đi học ngồi vặn vẹo sai tư thế nhiều cộng với ngày nào cũng vác một cặp sách chật ních. Tình trạng cong vẹo cột sống học đường mới đầu không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của em, tuy nhiên càng để lâu tình trạng càng nặng khiến em tự ti lắm.

Vậy nên, em đã quyết tâm chữa bằng được tình trạng này. Em muốn viết bài này để chia sẻ với bạn về phương pháp của em. Hy vọng rằng nó sẽ hữu ích với những người đã từng bị như em trước kia.

1. Hình ảnh cong vẹo cột sống


So sánh giữa người bình thường và người bị vẹo cột sống
 

Trước khi điều trị vẹo cột sống, em cũng có lên mạng tìm hiểu rất kỹ các thông tin về tình trạng của mình. Theo đó thì vẹo cột sống là tình trạng đốt sống bị cong sang một bên hoặc bị xoay phức tạp.

Theo thống kê đã có đến 85% các trường hợp bị vẹo cột sống là đang ở tuổi vị thành niên. Vẹo cột sống có thể làm cho cơ thể bị đau nhức mỗi khi nằm, đi lại hay vận động. Vậy nên chữa vẹo cột sống cần phải tiến hành ngay khi thấy biểu hiện để tránh những di chứng nguy hiểm hơn nhé.

2. Làm sao để biết bản thân bị vẹo cột sống?

Các biểu hiện của bệnh vẹo cột sống

Những biểu hiện của người bị vẹo cột sống
 

Cong vẹo cột sống ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, học tập và đời sống hàng ngày. Những khác biệt về hình thể dáng đi, dáng đứng và những cơn đau khiến em rất mệt mỏi. 

Một số biểu hiện của chứng vẹo cột sống có thể dễ dàng nhận biết đó là:

  • Độ cao hai vai không tương xứng, bên cao bên thấp.
  • Phần xương bả vai nhô ra hẳn so với bình thường.
  • Từ 2 mỏm xương đến bả vai có khoảng cách không bằng nhau.
  • Hai tam giác ở hai bên lưng được tạo ra từ giữa thân và cánh tay khác hẳn nhau về độ rộng, hẹp.
  • Lưng mất cân đối, xương sườn nhô lên khi xoay, vặn lưng.

Tùy theo độ vẹo mà bạn có thể nhìn thấy ngay bằng mắt thường hoặc phải kiểm tra y tế. Nhưng với trường hợp viêm cột sống không gây đau, phát triển chậm, khó nhận biết qua vẻ bề ngoài… các bạn nên thường xuyên đi khám định kỳ để có thể phát hiện và kiểm soát bệnh kịp thời.

Cong vẹo cột sống nếu để lâu ngày không chữa trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm:

  • Biến dạng hình thể: Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng về sức khỏe mà còn ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý và sự tự tin của người bệnh.
  • Bệnh về phổi, tim: Khi cột sống bị cong vẹo có thể gây biến dạng về lồng ngực dẫn đến chèn ép vào tim, phổi và gây ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan này.
  • Đau lưng kinh niên: Cột sống là giá đỡ của toàn bộ phần trên cơ thể. Do vậy, ở cấu trúc và hình dạng bất thường, nó không thể thực hiện tốt nhiệm vụ này gây ra đau lưng, nhức lưng.
  • Ảnh hưởng đến sinh sản ở nữ giới: Cột sống có vai trò nâng đỡ cho thai nhi trong giai đoạn mang bầu của phụ nữ. Vậy nên, nếu cột sống bị cong, vẹo việc sinh sản của nữ giới có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đọc thêm:

3. Kinh nghiệm chữa vẹo cột sống trong 6 năm

Nên đi chụp x - quang để phát hiện vẹo cột sống sớm nhất

Chụp x - quang để phát hiện vẹo cột sống sớm nhất

Trong 6 năm qua, sau khi đi nhiều bệnh viện, trung tâm điều trị để kiểm tra và chữa trị, em đã tổng hợp một số kinh nghiệm hữu ích như sau.

3.1. Đi khám bác sĩ

Đầu tiên, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ hướng dẫn và chụp X - quang xác định mức độ cột sống bị vẹo:

  • Vẹo cột sống (dưới 20 độ): Đây là mức độ có thể bạn sẽ chưa cần phải điều trị ngay lập tức mà chỉ cần áp dụng một số bài tập vật lý trị liệu và thường xuyên tái khám và được bác sĩ theo dõi tiến triển. Nếu cột sống cong nhiều hơn, bạn có thể phải tiến hành điều trị.
  • Vẹo cột sống vừa phải (20-40 độ): Đây là trường hợp mà em mắc phải. Bác sĩ xác định tình trạng này là do sự chênh lệch vị trí giữa sườn và lưỡi vai.

Bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị sau hỏi chi tiết về tiền sử gia đình, độ tuổi, dạng cong vẹo, vị trí của đường cong… Với trường hợp cong vẹo cột sống học đường của em, bác sĩ chỉ định dùng phương pháp dùng đai cột sống. Theo đó, em phải đeo đai cột sống liên tục trong 6 năm. Mỗi ngày đeo 23 tiếng và phải đeo đến độ tuổi mà cột sống ngừng phát triển.

3.2. Cách chọn đai cột sống phù hợp?

Lựa chọn đai cột sống cũng cần phải cẩn thận để có được một thiết bị phù hợp đảm bảo hiệu quả đem lại. Tùy vào thể trạng bệnh và mỗi bệnh nhân khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định loại đai nẹp phù hợp. Tuy nhiên, khi chọn đai, các bạn cần chú ý chọn kích cỡ đai phù hợp không quá chật khi đeo sẽ rất khó chịu và cũng không quá rộng sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Sau 6 năm điều trị thì hiện tại hình dạng cột sống của em cũng đã tương đối ổn định. Nhưng em vẫn phải hạn chế những động tác cúi, gập, vặn người và không khênh, nâng những vật nặng.

3.3. Trường hợp phải dùng đến phẫu thuật (trên 40 độ)

Các trường hợp cột sống bị cong trên 40 độ có thể sẽ cần đến phẫu thuật để nắn chỉnh lại. Nếu rơi vào trường hợp này, các bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây.

BV Bạch Mai: "Chẩn đoán và điều trị với hệ thống chụp O-arm và định vị trong phẫu thuật. Công nghệ này sử dụng các thuật toán cho phép tái tạo lại hình ảnh giải phẫu cột sống của bệnh nhân dưới dạng 3D. Nhờ đó, các bác sĩ có thể xác định chính xác vị trí đốt sống cần được tác động, nắn chỉnh và lựa chọn đường xâm nhập ngắn nhất để hạn chế nguy hiểm cho bệnh nhân.

Ngoài ra, hình ảnh với độ phân giải siêu cao, ghi nhận chính xác mọi chuyển động của dụng cụ từ đó hạn chế tai biến, phải mổ lại do lỗi từ phẫu thuật."

3.4. Phẫu thuật hợp nhất đốt sống (fusion surgery)

Đây là giải pháp cuối cùng khi chứng cong vẹo cột sống gây nguy cơ biến dạng hoặc các vấn đề về tim. Với các bệnh nhân đã qua tuổi dậy thì, phương pháp điều trị này thường được bác sĩ lựa chọn vì lúc này, áo nẹp chỉnh hình không còn hiệu quả. Phương pháp này giúp hàn gắn các đốt sống lại với nhau từ đó khắc phục tình trạng cột sống bị cong.

Những người bị vẹo cột sống do bệnh thần kinh cơ cũng được bác sĩ khuyến nghị nên áp dụng phương pháp điều trị này.

4. Chữa vẹo cột sống không cần phẫu thuật

Chữa vẹo cột sống không cần phẫu thuật

Chữa vẹo cột sống không cần đến phẫu thuật chỉ qua các bài tập đơn giản
 

Vẹo cột sống không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm, người bệnh có thể chữa vẹo cột sống không cần phẫu thuật đơn giản - chỉ nhờ việc tập luyện. Ngoài ra chi phí chữa vẹo cột sống 0 đồng bằng các bài tập tự nhiên lại không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Ngay sau đây hãy cùng tìm hiểu những bài tập hữu ích cho cột sống nhé.

4.1. Vật lý trị liệu với các bài tập yoga chữa vẹo cột sống

Bài tập chữa cong vẹo cột sống hiệu quả, đơn giản và vô cùng thú vị cho bất kỳ ai. Bên cạnh đó các bài tập này còn giúp nâng cao sức khỏe cho mỗi người, không gây tác dụng phụ cũng như mang lại cuộc sống lành mạnh nhất có thể.

Kéo giãn cột sống cùng con lăn

Duy trì tư thế này trong khoảng 20 đến 30 giây và thực hiện 2-3 lần mỗi ngày thì tình trạng cong vẹo cột sống của bạn sẽ sớm cải thiện. 4 bước tư thế này thực hiện như sau:

  • Bước 1: Dùng một khăn tắm quấn quanh con lăn.
  • Bước 2: Điều chỉnh vị trí của con lăn ngay eo, ở giữa hông và dưới xương lồng ngực như hình mô tả.
  • Bước 3: Điều chỉnh tư thế với chân phía trên duỗi thẳng, chân phía dưới gập gối ra đằng sau.
  • Bước 4: Duỗi thẳng tay trên đến khi chạm sàn và để phần lườn kéo căng hết cỡ.

Đọc thêm: Bị vẹo cột sống phải làm sao?

Tư thế chó úp mặt 

Chuyên gia khuyên dùng nên duy trì từ thế này trong khoảng 5 giây rồi từ từ hạ thấp thành tư thế plank. Thực hiện 2-3 lần/ ngày, mỗi lần 5 - 10 nhịp thì tình trạng bệnh tật của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bắt đầu bằng tư thế với tay và chân tiếp xúc với sàn giữ cho cơ thể không chạm đất, phía trước cơ thể trong tư thế hướng xuống dưới đất. 
  • Bước 2: Điều chỉnh khoảng cách tay bằng vai và khoảng cách chân bằng hông để giữ công thể cân bằng chắc chắn. Sau đó, từ từ đẩy hông và mông dần dần lên cao, sao cho cơ thể tạo hình tam giác.

Kéo giãn cơ lưng với tư thế gập và nâng người với bóng 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bắt đầu bằng tư thế quỳ trên thảm.
  • Bước 2: Điều chỉnh để cơ thể ngả về phía trước quả bóng với tư thế thư giãn.
  • Bước 3: Thả lỏng cơ thể để lưng vuông góc với bóng. Đồng thời, điều chỉnh để cánh tay và chân cũng vuông góc với quả bóng.

4.2. Liệu pháp nắn chỉnh cột sống

Liệu pháp nắn chỉnh cột sống được xác định là giúp bệnh nhân có cảm giác thoải mái hơn và cho tác dụng sau khoảng 24 tháng điều trị.

Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, bạn cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa trong ngành thực hiện điều trị. Thường xuyên áp dụng phương pháp này cũng giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh cong vẹo cột sống hiệu quả.

4.3. Liệu pháp kích thích điện (ES)

Liệu pháp này thường áp dụng cho các đối tượng bệnh nhân là trẻ em, độ cong cột sống không được vượt quá 35 độ. Bệnh nhân vẹo cột sống tự phát và trong độ tuổi còn 2 năm phát triển khung xương.

Phương pháp này sử dụng một thiết bị kích thích điện vào giữa các xương sườn của ngực hoặc dưới cánh tay, ở vùng lưng cột sống bị cong nhiều nhất. Quá trình kích thích điện thường được thực hiện qua đêm ở nhà, kéo dài trong 8 tiếng trong quá trình ngủ.

4.4. Châm cứu giảm đau

Phương pháp châm cứu tác động lên các huyệt vị cho tác dụng giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần tìm các bác sĩ đông y giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao nếu không có thể gặp biến chứng nguy hiểm.

4.5. Điều chỉnh tư thế ngồi

Chữa vẹo cột sống bằng tư thế ngồi đúng cách

Ngồi đúng tư thế để tránh bị vẹo cột sống

 

Tư thế ngồi cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển đường cong của cột sống. Do vậy, bạn cần luyện tập thói quen ngồi đúng tư thế. Lưng, đầu, cổ phải thẳng, tránh cong về phía trước, phía sau hoặc vẹo lệch về một bên.

4.6. Dinh dưỡng giúp xương chắc khỏe

Việc bổ sung dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Bạn hãy lưu ý tăng cường bổ sung các nhóm dưỡng chất sau trong khẩu phần ăn của mình :

  • Canxi nano: Canxi nano là loại Canxi có kích thước siêu nhỏ. Khác với Canxi dạng thường, Canxi nano được cơ thể hấp thu nhiều hơn (200 lần). Canxi nano nhanh chóng thấm vào thành ruột và đi vào trong máu mà không dư thừa gây táo bón, sỏi thận. 
  • Vitamin D3: có vai trò hấp thu Canxi từ thành ruột vào máu và duy trì nồng độ Canxi trong máu luôn ở mức ổn định. 
  • MK7: Vitamin D3 cùng MK7 vận chuyển Canxi từ máu vào xương, giúp xương nhận đủ lượng Canxi để chắc khỏe, ngăn ngừa còi xương và các bệnh lý về xương.

Trên đây là một số chia sẻ về kinh nghiệm chữa vẹo cột sống mà trong quá trình điều trị cho bản thân em đã rút ra được. Hy vọng sẽ mang những thông tin bổ ích giúp bạn chữa vẹo cột sống hiệu quả để có được vóc dáng như mong muốn.

5.0 (100%)/1 votes
  • Kinh nghiệm gần 30 năm công tác tại Viện Dinh dưỡng Quốc Gia về chuyên ngành dinh dưỡng tiết chế. Đã tham gia nhiều đề tài cấp Bộ, cấp Nhà Nước về chế độ dinh dưỡng cho người lớn và trẻ em.

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI