Bé 7 tháng còi xương gây ra hậu quả gì? 3 cách chữa trị và 7 sai lầm mẹ cần tránh

2399

Bé 7 tháng còi xương có thể gặp phải hậu quả gì? Các sai lầm cha mẹ thường gặp trong chăm sóc trẻ ở giai đoạn này và cách phòng tránh còi xương như thế nào? Mời các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu trong bài viết chuyên đề dưới đây. 

1. Cách nhận biết khi bé 7 tháng còi xương

be-7-thang-coi-xuong-co-dau-hieu-sot-cao

Bé 7 tháng còi xương nặng thường bị sốt nặng

Theo quá trình phát triển tự nhiên của trẻ, trẻ 7 tháng đã biết bò, bắt đầu tập di chuyển các đồ vật và có phản ứng/ tương tác nhiều với người xung quanh. Trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên và có thể bập bẹ phát âm đơn giản.

Khi bị còi xương, trẻ sẽ có nhiều dấu hiệu như: 

  • Trẻ chậm mọc răng do tình trạng thiếu hụt Canxi và Vitamin D cung cấp cho cơ thể không đủ cung cấp lên răng. 
  • Ốm sốt do cơ thể thiếu chất, sức đề kháng kém.
  • Thiếu Canxi ở trẻ làm đổ mồ hôi nhiều, thân nhiệt nóng lên sinh ra ốm, sốt cao vô cùng nguy hiểm. 
  • Trẻ không muốn bú mẹ.
  • Trẻ chậm biết ngồi, đi, đứng, nói, nhai… Trẻ có dấu hiệu chân vòng kiềng, tay cong… Đây là những dấu hiệu điển hình cho thấy trẻ bị thiếu Canxi, Vitamin D và các dưỡng chất khác như MK7, magie... 
  • Trẻ quấy khóc đêm, thường do nhiều nguyên nhân như nóng trong người, trẻ bị cảm sốt hoặc do thiếu Canxi. 
  • Bé 7 tháng còi xương hay bị đổ mồ hôi trộm, là kết quả của việc thiếu hụt Canxi và Vitamin D. 
  • Có dấu hiệu bị chuột rút do bị hạ Canxi máu.
  • Trẻ hay bị táo bón do thiếu hụt dinh dưỡng, khiến hệ tiêu hoá hoạt động kém hiệu quả, trẻ kém hấp thụ và tiêu hoá các chất đi vào cơ thể. 

Khi thấy trẻ có nhiều các dấu hiệu trên đây, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám còi xương suy dinh dưỡng, để làm xét nghiệm chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất.

2. Hậu quả nghiêm trọng khi trẻ 7 tháng tuổi còi xương

Bị còi xương ở thời điểm 7 tháng tuổi có thể để lại nhiều hậu quả cho trẻ:

  • Chậm phát triển trí tuệ, kém thông minh: 

    Chậm phát triển trí tuệ, kém thông minh


    Trẻ 7 tháng tuổi còi xương có nguy cơ ảnh hưởng đến trí não

Canxi là chất quan trọng tham gia vào hoạt động của hệ thần kinh. Thiếu chất này không chỉ khiến trẻ có nguy cơ còi xương cao, mà còn làm suy giảm trí nhớ, trẻ kém thông minh linh hoạt, chậm phát triển trí tuệ, làm ảnh hưởng tới học tập và công việc sau này nghiêm trọng. 

  • Tăng khả năng mắc bệnh xanh xao, thiếu máu, viêm phổi: 

    trẻ 7 tháng bị viêm phổi

    Trẻ 7 tháng tuổi nặng dẫn đến viêm phổi

Trẻ bị thiếu máu sắt và Vitamin D thường có vẻ ngoài xanh xao yếu ớt, do máu trong cơ thể không đủ để phục vụ quá trình tuần hoàn khiến hô hấp bị hạn chế. Đồng thời, thiếu Canxi cũng khiến trẻ phát triển chiều cao kém. Tình trạng này kéo dài lâu ngày khiến chiều cao của trẻ bị giảm, hạn chế chức năng hô hấp nâng cao khả năng trẻ mắc bệnh về phổi vô cùng nguy hiểm. 

  • Lồng ngực biến dạng, gù, vẹo cột sống:

Đây là hậu quả do tình trạng thiếu Canxi ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Thiếu Canxi ở trẻ rất dễ bị biến dạng khung xương, nên nếu cho bé nằm hoặc ngồi quá lâu trong một tư thế không đúng sẽ rất dễ khiến xương biến dạng tạo thành dị tật khó chữa. 

  • Gây ảnh hưởng đối với hệ thần kinh, cơ:

Bé 7 tháng còi xương thiếu Canxi cũng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của hệ thần kinh và cơ. Xương bị chèn ép khiến trẻ phản xạ chậm, kém thông minh linh hoạt, dễ cáu giận. 

  • Chậm phát triển vận động: 

Trẻ chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…ảnh hưởng tới sự phát triển về cả thể chất lẫn trí não cho trẻ. Trẻ lười vận động, chậm biết đi đứng ảnh hưởng tới các chi cũng như cơ bắp thậm chí các cơ bắp mềm nhão có thể ảnh hưởng tới việc vận động khi về già. 

  • Dễ bị béo phì về sau do bổ sung chất sai cách: 

Trẻ được bổ sung quá nhiều chất đạm, chất béo, tuy nhiên lại thiếu Canxi và Vitamin D. Tình trạng này khiến trẻ tuy có ngoại hình mũm mĩm thừa cân khiến phụ huynh chủ quan nhưng thực chất lại bị còi xương nghiêm trọng.

3. 7 Sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ còi xương

Khi chăm sóc trẻ còi xương, cha mẹ cần lưu ý để không mắc phải những sai lầm sau. 

3.1. Sai lầm 1: Ninh xương, chân gà để chữa còi xương

Ninh xương, chân gà để chữa còi xương cho trẻ 7 tháng

Sai lầm của các bà mẹ khi sử dụng chân gà để chữa còi xương
 

Không ít phụ huynh sai lầm khi bổ sung Canxi bằng thực phẩm đó là hầm xương động vật cho con ăn để chữa còi xương.

  • Nước hầm trong xương chứa nhiều nitơ, tạo cảm giác ngọt, mùi thơm ngon nhưng thực chất rất ít đạm.
  • Nước hầm xương cũng có khá nhiều Canxi vô cơ khiến trẻ rất khó hấp thụ.
  • Hàm lượng chất béo trong nước hầm khá cao chưa phù hợp cho cơ quan tiêu hoá của bé vì còn chưa hoàn thiện khiến trẻ có nguy cơ bị táo bón. 
  • Cha mẹ nên sử dụng nước hầm xương để nấu cháo, nấu bột cho con ăn dặm.
  • Tuy nhiên, cha mẹ nên bổ sung thêm các nguồn cung cấp Canxi khác nữa, chứ không nên chỉ sử dụng riêng nước hầm xương để trị còi xương. 

3.2. Sai lầm 2: Chế biến bột nấu với sữa đặc có đường để bổ sung Canxi

Một số cha mẹ thường nấu bột ăn dặm chung với sữa đặc có đường để tạo vị ngọt giúp trẻ dễ ăn hơn, nhưng thực sự đây là cách làm phản khoa học khiến trẻ khó hấp thụ chất hơn. Sữa đặc có đường tuy có nhiều dưỡng chất cần thiết nhưng lại có vị ngọt và hàm lượng chất béo cao, không phù hợp với hệ tiêu hoá còn non nớt của trẻ. 

3.3. Sai lầm 3: Sợ con bị cảm nắng, cảm lạnh nên tránh cho con hoạt động ngoài trời

Đối với trẻ nhỏ, tham gia các hoạt động ngoài trời vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cho trẻ co giãn xương khớp, kích thích não bộ, tăng cường sự linh hoạt đồng thời giúp bé ăn ngon miệng hơn. Vì vậy nếu cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời đúng thời điểm thì phụ huynh không cần quá lo lắng việc trẻ sẽ bị cảm cúm.

  • Thời gian tốt nhất để bé vận động ngoài thời là từ 6- 9h sáng và sau 5 giờ chiều.
  • Ngoài ra việc vận động dưới ánh mặt trời thời điểm này còn giúp trẻ gia tăng sức đề kháng, cao lớn và thông minh hơn.  

3.4. Sai lầm 4: Tắm nắng cho con trong nhà, qua cửa kính

Tắm nắng là hoạt động vô cùng cần thiết để bé hấp thụ được Vitamin D cho sự phát triển của xương, tóc và một số cơ quan khác. Việc tắm nắng cần thực hiện trực tiếp dưới nắng sớm mới có kết quả tốt. 

Tâm lý nhiều phụ huynh sợ đưa bé sơ sinh ra ngoài bị cảm, ốm nên thường cho bé hứng nắng qua ánh nắng cửa kính hắt vào. Tuy nhiên, điều này làm lượng Vitamin D bé hấp thụ được rất hạn chế và hầu như không có. Thiếu tắm nắng trong giai đoạn trẻ còn nhỏ khiến trẻ trông xanh xao, chậm lớn đồng thời gia tăng nguy cơ còi xương. 

3.5. Sai lầm 5: Cho con tắm nắng nhưng che chắn quá kĩ

che chắn kỹ trong lúc tắm nắng

Nhiều phụ huynh cho con tắm nắng nhưng sợ bị cháy da
 

Nhiều phụ huynh cho con tắm nắng nhưng lại trùm bé quá kín vì sợ bé bị lạnh, bị cháy da. Điều này khiến da không thật sự được tiếp xúc với ánh nắng và không sản sinh ra lượng Vitamin D3 cần thiết. Ngoài ra, việc cho bé tắm nắng trong thời gian quá ngắn cũng dẫn đến thiếu hụt Canxi ở trẻ 7 tháng tuổi. 

Mẹ nên cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6-9 giờ sáng, hoặc sau 5 giờ chiều để tránh nắng gắt và đảm bảo an toàn cho da của bé. Thời gian tắm nắng từ 20 - 30 phút, có thể đội mũ mỏng và cho bé hoặc đồ dài đủ ấm, không nên trùm quá kỹ. 

3.6. Sai lầm 6: Tự ý bổ sung thuốc bổ cho con

Nhu cầu Canxi và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mỗi người là rất khác nhau. Thiếu chất có thể gây ra suy dinh dưỡng còi xương tuy nhiên dư chất lại cũng khiến cơ thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc bổ sung Canxi cho cơ thể lại rất dễ khiến trẻ khó hấp thụ, khiến trẻ có thể bị béo phì thừa cân nhưng thực chất vẫn bị còi xương thiếu chất.

Tốt nhất, phụ huynh nên đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn về loại thuốc bổ nên cho con uống sẽ đảm bảo an toàn và chính xác cho con nhất. 

3.7. Sai lầm 7: Chỉ bổ sung Canxi hoặc Vitamin D mà không bổ sung đầy đủ bộ Canxi + Vitamin D3 + MK7.

Canxi và Vitamin D là hai người bạn đồng hành song song không thể tách rời. Thiếu Vitamin D, Canxi không thể vận chuyển vào trong máu và các cơ quan khác, mà chỉ đi được đến thành mạch máu và bị đào thải ra ngoài hoặc tích tụ tại thận.

Trong khi đó, nếu chỉ bổ sung Vitamin D mà không có Mk7 thì Canxi không được vận chuyển tối đa vào xương và răng là những nơi cơ thể cần Canxi. Vì vậy, cần phải bổ sung song song cả hai chất thì việc cung cấp Canxi cho bé mới thực sự có tác dụng. 

4. Giải pháp chữa trị cho trẻ 7 tháng còi xương

Để đẩy lùi những triệu chứng còi xương, cha mẹ nên: 

4.1. Bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm với thực phẩm giàu Vitamin D và Canxi

Cho trẻ 7 tháng tuổi còi xương ăn dặm

Với trẻ sơ sinh mẹ nên cho bé ăn dặm sớm để tránh bị còi xương
 

Với trẻ sơ sinh tháng thứ 7, phụ huynh có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm để bổ sung thêm Canxi và các dưỡng chất khác đầy đủ hơn. Các món ăn dặm cho bé lúc này nên ưu tiên các loại bột hoặc cháo loãng được xay mịn, kết hợp cùng các loại rau củ, thịt nạc và một chút dầu mỡ để bé được bổ sung các dưỡng chất cần thiết.

Các thực phẩm giàu Canxi và Vitamin D nên bổ sung cho bé trong thời điểm này như:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Trứng.
  • Đậu nành và chế phẩm từ đậu nành.
  • Một số loại hải sản như tôm, cá hồi, cá thu.
  • Các loại rau có màu xanh đậm như chân vịt, súp lơ.

** Lưu ý khi chữa trị bé 7 tháng còi xương

Cần bổ sung một lượng dầu mỡ (chất béo) vừa phải vào bữa ăn của trẻ. Chất béo là một trong 4 thành phần cần có trong bữa ăn dinh dưỡng. Chất béo giúp bé tăng sức đề kháng, hỗ trợ quá trình hấp thụ Vitamin hiệu quả hơn. Với trẻ 7 tháng tuổi, nên bổ sung dầu mỡ từ thực vật như dầu oliu sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hóa. 

4.2. Cho bé tắm nắng vào mỗi buổi sáng

Trong ánh nắng chó chứa hàm lượng Vitamin D3 rất cao. Đây là một Vitamin rất cần thiết trong sự hấp thụ Canxi của cơ thể, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Thiếu chất này, cơ thể chỉ có thể hấp thụ từ 10-20% Canxi, còn lại sẽ bị ngừng tại thành ruột, đào thải Canxi qua bào tiết hoặc tích tụ tại thận gây sỏi thận vô cùng nguy hiểm. 

Bên cạnh đó, trẻ được tắm nắng sớm sẽ được kích thích não bộ, giúp trẻ thông minh lanh lợi và hoạt bát hơn trông thấy. 

Từ 6-9h sáng là khoảng thời gian tốt nhất cho trẻ tắm nắng, vậy nên trong khoảng thời gian này mẹ cần

  • Mẹ có thể cho bé tập các bài nhẹ nhàng như vươn vai, nắn chân nắn tay cho xương khớp được co giãn. Nhờ đó trẻ nhanh phát triển chiều cao cũng như dẻo dai hơn. 
  • Dẫn bé đi tập thể dục cùng cha mẹ khi thời tiết ấm áp và thuận lợi.
  • Tạo các khu vui chơi ngoài vườn cho bé.

Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 10- 16 giờ vì thời điểm này nắng rất gắt, có nhiều tia UV. Tắm nắng lúc này có thể khiến trẻ bị say nắng, đen da và gây ra các bệnh cảm sốt khiến bé mệt mỏi. 

4.3. Bổ sung Vitamin D3, Canxi nano, MK7 cho trẻ

bổ sung kết hợp Vitamin D3, Canxi nano, MK7 cho trẻ

Theo các chuyên gia nên bổ sung kết hợp nhiều dưỡng chất cùng lúc cho bé 7 tháng còi xương 
 

Vitamin D là một khoáng chất vô cùng quan trọng hỗ trợ cho việc vận chuyển Canxi vào trong máu. Thiếu Vitamin D chính là nguyên nhanh hàng đầu khiến trẻ kém hấp thụ Canxi, đồng thời gây dư thừa và tích tụ Canxi ở thận gây bệnh nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Vì vậy cần phải cung cấp đủ Vitamin D3 cho bé. Vitamin D tự nhiên có nhiều trong ánh nắng và các thực phẩm như phô mai, cá, độ nành, nấm... Nếu việc cung cấp Vitamin D tự nhiên cho cơ thể chưa đủ, phụ huynh có thể cho bé uống các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng giúp tăng cường Vitamin D cho cơ thể. 

Theo các chuyên gia y tế, hàm lượng Vitamin D cần thiết cho cơ thể trẻ 7 tháng mỗi ngày là khoảng 400 IU/ ngày. Phụ huynh nên bổ sung đủ, vì bổ sung thiếu Vitamin D khiến trẻ khó hấp thụ Canxi, quấy khóc, thấp lùn trong khi dư thừa Canxi có thể khiến bé bị hạ Canxi máu và ảnh hưởng đến tim mạch. Tốt nhất, phụ huynh nên tham khảo ý kiến tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn để có phương hướng bổ sung Vitamin D tốt nhất cho trẻ. 

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần tăng cường bổ sung Canxi nano, kèm với MK7 và Vitamin D3. Đây là bộ ba hoàn hảo không thể thiếu nếu muốn cung cấp Canxi cho cơ thể trẻ nhỏ.

  • Canxi nano: Có kích thước phân tử siêu nhỏ, làm tăng hiệu suất hấp thụ lên 200 lần so với Canxi thông thường, giúp bé dễ dàng có đủ lượng Canxi cần thiết hơn.
  • Vitamin D3: Đóng vai trò như một đường dẫn truyền giúp vận chuyển Canxi từ thành ruột vào máu.
  • MK7 giúp đưa Canxi từ máu vào xương.

Đọc thêm: 

Thiếu hai chất này là nguyên nhân khiến cơ thể kém hấp thụ Canxi, đồng thời gây ra tình trạng tích tụ và dư thừa Canxi tại thận gây ra bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ. 

Để phòng tránh còi xương phụ huynh còn cần phải trang bị cho mình nhiều kiến thức và phương pháp chăm sóc bé an toàn và hiệu quả. Vì vậy để đảm bảo tốt sức khoẻ và sự phát triển cho bé 7 tháng còi xương, phụ huynh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp chăm sóc bé hiệu quả tốt nhất. 

5.0 (100%)/1 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI