Bé 2 tuổi còi xương là tình trạng khiến nhiều phụ huynh phải lo ngại. Để phòng ngừa và cải thiện vấn đề này, bố mẹ nên nắm rõ những biện pháp đặc trị và sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ bị còi xương.
Tóm tắt nội dung
1. Cách phát hiện còi xương ở trẻ để chữa trị kịp thời
Bé 2 tuổi còi xương có dấu hiệu đồ mồ hôi nhiều
Tùy vào độ tuổi và tình trạng của trẻ mà cơ thể bé sẽ phát ra nhiều dấu hiệu khác nhau để bố mẹ nhận biết mức độ còi xương của bé.
1.1. Dấu hiệu còi xương nhẹ của bé 2 tuổi
Ở dạng nhẹ, dấu hiệu trẻ còi xương suy dinh dưỡng sẽ được thể hiện như sau:
- Trẻ thường quấy khóc, ngủ không yên, dễ giật mình
- Đổ nhiều mồ hôi nhất là lúc ngủ.
- Trẻ nhỏ có đầu dễ bị méo mó, đầu bẹt về phía sau hoặc lệch sang một bên
- Thóp rộng và mềm, thóp không đầy
- Tóc rụng nhiều, đặc biệt là ở vùng sau gáy thường gọi là rụng tóc vành khăn
- Chậm biết lẫy, lật, bò, đi, đứng...
- Bé chậm mọc răng, dễ bị táo bón
1.2. Dấu hiệu bé 2 tuổi còi xương
Khi tình trạng còi xương đã biến chuyển nặng hơn, trẻ sẽ có biểu hiện:
- Có các bất thường ở vùng xương đầu (như bướu đỉnh đầu, bướu trán (trán dô), đầu bẹp...)
- Xuất hiện các biến đổi xương lồng ngực, chuỗi hạt sườn
- Ngực dô ra phía trước
- Chân tay cong, chân vòng kiềng, chữ bát, khung chậu hẹp, vẹo cột sống
- Xanh xao, thiếu máu và viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần.
Đọc thêm: 13+ biểu hiện trẻ còi xương suy dinh dưỡng và 4 cách khắc phục
2. 7+ biện pháp chấm dứt còi xương ở trẻ 2 tuổi
Sử dụng thuốc uống để chấm dứt tình trạng còi xương ở trẻ 2 tuổi
Vậy trẻ bị còi xương phải làm sao, để chấm dứt tình trạng còi xương ở trẻ 2 tuổi, bố mẹ nên tìm hiểu và áp dụng những biện pháp cần thiết sau đây.
2.1. Cung cấp Vitamin D và Canxi cho bé 2 tuổi còi xương
Vitamin D và Canxi là 2 dưỡng chất cực kỳ quan trọng đối với hệ xương và răng của rẻ. Canxi là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương, chúng quyết định độ khỏe mạnh và khả năng tăng trưởng của xương. Trong khi đó, Vitamin D chính là chất xúc tác hỗ trợ Canxi hấp thu vào cơ thể hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Một số loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin D và Canxi có thể nhắc đến như các loại rau màu xanh đậm, tôm cá, trứng, sữa, các loại hạt, ngũ cốc… Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung Vitamin D cho trẻ bằng cách tắm nắng đúng chuẩn khoảng 20 phút trong khoảng thời gian 6-7 giờ sáng để cơ thể trẻ hấp thu Vitamin D hỗ trợ Canxi cách tốt nhất.
Đọc thêm: 8 cách bổ sung Canxi và Vitamin D cho trẻ tốt nhất
2.2. Tăng cường vi chất dinh dưỡng cho bé 2 tuổi còi xương
Các vi chất dinh dưỡng đóng vai trò hết sức cần thiết vì chúng giúp tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe hỗ trợ sự hấp thu Canxi hiệu quả cho xương chắc khỏe. Những vi chất mẹ nên chú ý bổ sung cho con chính là:
- Vitamin D: Hỗ trợ hấp thu Canxi bổ sung bằng cách tắm nắng, thực phẩm chứa nhiều Vitamin D như rau cải, đậu phụ, các loại đậu và hạt, ngũ cốc…
- MK7 (Vitamin K2): Vận chuyển Canxi từ máu đến vào tới tận xương và răng. Cha mẹ có thể bổ sung MK7 thông qua các thực phẩm như đậu tương lên men kiểu Nhật (Natto), sữa, phô mai, các loại rau có lá màu xanh đậm...
- Vitamin A: Tăng cường sức đề kháng, bảo vệ các biểu mô, phát triển thị giác và hệ thần kinh cho trẻ. Vitamin A có nhiều trong rau rau ngót, rau muống, rau xà lách, rau dền, rau diếp cá, gấc, đu đủ, bí đỏ, xoài, hồng...
- Vitamin B: Hỗ trợ tiêu hóa, tạo nền tảng cho bé phát triển toàn diện về mọi mặt, Vitamin B có nhiều trong cá, thịt đỏ, sữa, sữa chua hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau xanh ăn lá…
- Vitamin C: Có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho con khỏe mạnh dẻo dai, bên cạnh đó đây cũng là khoáng chất cần thiết cho quá trình hấp thu Canxi tự nhiên của trẻ. Vitamin C có nhiều trong cam, bưởi, quýt, dâu, các loại quả mọng…
- Kẽm: Giúp tăng đề kháng, kích thích vị giác, tăng hấp thu dưỡng chất đặc biệt là đạm vào cơ thể. Kẽm có nhiều trong thịt bò, tôm đồng, lươn, gan lợn, hàu, sò, sữa…
- Iot: Hỗ trợ tuyến giáp hoạt động hiệu quả tác động trực tiếp đến việc hình thành và phát triển của hệ xương. Iốt có nhiều trong rau chân vịt, cá biển, cải thảo, trứng gà, cá ngừ, phô mai, rau cần, muối ăn I ốt…
2.3. Cung cấp thực đơn dinh dưỡng đầy đủ
Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng còi xương, thực đơn đa dạng dưỡng chất là điều cực kỳ quan trọng vì chúng sẽ cung cấp hàm lượng khoáng chất thiết yếu trong từng ngày đảm bảo trẻ có sức khỏe dẻo dai, phát triển tối đa qua từng giai đoạn. Mỗi ngày trẻ cần được đảm bảo 3 bữa chính gồm bữa sáng vào lúc 6-7 giờ, bữa trưa khoảng 11 giờ và bữa tối khoảng 18 giờ.
Bên cạnh đó, bé 2 tuổi còi xương cần được đan xen khoảng 2-3 bữa phụ và những cữ sữa thêm trong những khung giờ như 9-10 giờ sáng, 14-15 giờ chiều và 20h tối để đảm bảo có đủ dưỡng chất đa dạng và phong phú qua thực đơn bữa ăn. Bữa phụ có thể là trái cây, phô mai, váng sữa, sữa chua, bánh ngọt…giàu dưỡng chất cho bé phát triển ổn định.
Một thực đơn 3 bữa chính cho bé 2 tuổi mẹ có thể tham khảo bao gồm sữa sáng là cháo tôm, trưa ăn cơm nát với thịt bò hầm rau củ, tối ăn cháo cá quả nấu bầu.
2.4. Thói quen sinh hoạt khoa học
Tạo thói quen đi ngủ sớm cho bé để chấm dứt tình trạng còi xương
Sinh hoạt khoa học và điều độ có thể mang đến nhiều thay đổi tích cực cho sức khỏe của trẻ. 5 thói quen sinh hoạt nên rèn luyện cho bé càng sớm càng tốt để hạn chế và cải thiện tình trạng còi xương:
- Tạo thói quen vận động ngay từ bé, sau này trẻ sẽ ưa thích thể dục thể thao, từ đó thúc đẩy các khớp và hệ xương phát triển khỏe mạnh. Mẹ có thể cho bé luyện tập những môn thể thao rất tốt cho hệ xương như chạy bộ, đạp xe, đặc biệt là bơi lội, đánh cầu lông, tập xà...
- Có thói quen ngủ đủ giờ, đúng giấc để tạo điều kiện cho các hormone tăng trưởng tiết ra đúng lúc giúp trẻ khỏe mạnh dẻo dai.
- Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách để bé hấp thụ đủ Vitamin D.
- Ăn uống đúng giờ, tập trung ăn không làm việc riêng và bỏ bữa để tránh trường hợp không hấp thụ đủ dưỡng chất.
- Không sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính/TV/… quá 2 tiếng/ngày để đảm bảo thời gian vận động, vui chơi và sinh hoạt đúng chuẩn.
2.5. Kiểm tra sức khỏe cho bé thường xuyên
Mẹ cần đưa bé đi khám còi xương suy dinh dưỡng định kỳ thường xuyên theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn để theo dõi tình hình sức khỏe hiện tại của trẻ. Đồng thời mẹ cũng có thể tăng trưởng của bé để có thể điều chỉnh chế độ chăm sóc trong thời gian tới cho thật phù hợp.
Khi bác sĩ có những lời khuyên hoặc tư vấn chế độ ăn uống, bổ sung thuốc, chế độ sinh hoạt, mẹ hãy giúp bé thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả cải thiện.
Mẹ có thể đến Bệnh viện Nhi đồng 1,2, các trung tâm khám dinh dưỡng, bệnh viện nhi, hoặc các bệnh khác ở quận huyện, thành phố, phòng khám đa khoa uy tín để kiểm tra sức khỏe định kỳ cho con.
2.6. Bổ sung các thực phẩm chức năng
TPCN có thể mang lại nhiều thay đổi tích cực cho sức khỏe của trẻ nếu được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, cần lưu ý trước khi bổ sung sản phẩm nào cho con mẹ cũng nên tìm hiểu và hỏi qua ý kiến của bác sĩ.
Viên uống NextG Cal giúp cải thiện hệ xương cho trẻ đánh bay tình trạng còi xương suy dinh dưỡng. Ngoài ra mẹ cũng có thể tham khảo thêm thực phẩm chức năng Calcium Corbiere là loại Canxi hữu cơ với những thành phần an toàn đặc biệt có thể dùng cho cả trẻ sơ sinh.
TPBVSK PreVipteen 2, 3 với thành phần chứa Canxi nano, D3, MK7 cùng với kẽm nano và Magie giúp trẻ hạn chế còi xương, phát triển nhanh chóng. Bộ 3 Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 mang lại hiệu quả hấp thụ Canxi vượt trội, gấp 200 lần so với khi sử dụng Canxi thông thường.
Ngoài ra, TPBVSK Pre Vipteen 2 có chứa thêm thành phần Immune Alpha, sữa non giúp các bé tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu ốm vặt. TPBVSK Pre Vipteen 3 có chứa thêm DHA, EPA, Taurine, Cao bilberry… giúp bé phát triển trí não và thị lực tốt hơn.
- Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: Có thể sử dụng TPBVSK Pre Vipteen để tăng cường sức khỏe.
- Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 4 tuổi: Uống mỗi lần 1 gói, ngày 1-2 lần.
- Trẻ từ 5-9 tuổi: Uống mỗi lần 1 gói, ngày 2 lần. Thời gian bổ sung hiệu quả nhất là trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ.
Đọc thêm: Bộ 3 Canxi nano, vitamin D3, MK7 dùng thế nào cho hiệu quả tốt nhất?
2.7. Chữa bé 2 tuổi còi xương bằng các bài thuốc gia truyền
Chữa còi xương bằng các bài thuốc dân gian
Trẻ bị còi xương nên uống thuốc gì ngoài những thực phẩm chức năng đã kể trên. Câu trả lời đó là uống các bài thuốc Đông Y. Để cải thiện tình trạng còi xương ở trẻ nhỏ các bài thuốc dân gian được khuyên dùng như sau:
-
Bài thuốc từ mật ong và hoàng tĩnh:
Chuẩn bị 50gr hoàng tinh và mật ong nguyên chất. Sử dụng 50gr hoàng tinh rửa sạch, đem đi luộc chín rồi để nguội. Cho 100g mật ong vào đun kỹ để mật ong ngấm hết vào hoàng tinh. Cuối cùng để nguội và bảo quản trong lọ cho bé dùng dần.
-
Bài thuốc từ các loại xương gà, bò, lợn, chó, dê:
Chuẩn bị xương gà, bò, chó, lợn, dê mỗi loại 100g, đập dập rồi cho nước vào đem ninh nhừ, sau đó lọc bỏ bã. Dùng nước này nấu cháo với gạo tẻ cho trẻ ăn.
-
Bài thuốc trị còi xương từ vỏ trứng gà:
Chuẩn bị 10 vỏ trứng gà, 12g sơn tra, 6g hạt sen. Rửa sạch vỏ trứng gà, đem tất cả nguyên liệu sắc cùng 2 bát nước, lấy một bát, dùng để chia làm 2 lần cho trẻ uống trong 1 ngày.
-
Gan gà- ý dĩ – hoài sơn giúp trẻ hết còi xương:
Chuẩn bị một cái gan gà, 10g ý dĩ đã tán thành bột, 15g hoài sơn. Tiếp đến, mẹ đem gan gà thái nhỏ, sau đó dùng 2 loại thuốc kia trộn với gan gà đem hấp chín. Để ấm cho trẻ ăn một ngày 2 lần sẽ cải thiện tình trạng còi xương.
3. Phòng chống còi xương cho trẻ, cha mẹ phải làm gì?
Để phòng ngừa còi xương cho trẻ, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mình và con ngay từ khi mang thai cho đến khi em bé được sinh ra đời.
- Khi mang thai: Cơ thể mẹ bầu rất dễ thiếu Canxi và khoáng chất, mẹ cần ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều Canxi như rau bina, khoai lang, các loại đậu, tôm, cá… và bổ sung thêm Canxi theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Sau khi sinh: Mẹ cần cho con thực hiện chế độ tắm nắng phù hợp và đúng cách vì ánh nắng chứa nhiều Vitamin D3, cực kỳ cần thiết cho quá trình tổng hợp và hỗ trợ trẻ hấp thu Canxi tối đa vào cơ thể.
- Ngoài ra: Mẹ cũng bắt buộc duy trì cho trẻ ăn sữa mẹ ít nhất đến năm 2 tuổi, khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, hãy cho trẻ ăn bổ sung các thực phẩm giàu Canxi như sữa, tôm, cua, cá, trứng… vào thực đơn hằng ngày thường xuyên.
4. Những sai lầm cha mẹ cần tránh làm với trẻ 2 tuổi còi xương
Cai sữa quá sớm là nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi còi xương
Để trẻ còi xương cải thiện được tình hình một cách nhanh chóng, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc phù hợp đồng thời cũng hãy tránh xa những sai lầm dưới đây để đảm bảo con phát triển đạt chuẩn.
- Cai sữa quá sớm: Việc này có thể khiến bé không nhận được đủ dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ dẫn đến còi xương.
- Không cho dầu ăn + mỡ vào cháo của bé: Ăn chất béo ở mức vừa đủ không chỉ hỗ trợ hệ thần kinh mà còn hỗ trợ Canxi hấp thu nhanh chóng. Do đó, không cho dầu ăn và mỡ vào cháo của bé là một sai lầm, khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng.
- Nấu một nồi cháo to và bắt con ăn cả ngày: Thói quen này có thể khiến dưỡng chất trong cháo bị hao hụt, không đủ cung cấp cho nhu cầu của cơ thể trẻ.
- Không tự nấu ăn cho con: Thức ăn ở ngoài đôi khi không được cân đo đủ lượng dinh dưỡng trong từng thành phần thực phẩm, một số còn ẩn chứa nguy cơ mất vệ sinh.
- Cho con ăn ít rau: Dễ khiến trẻ gặp các vấn đề về nóng trong, tiêu hóa không khỏe mạnh nên sẽ kém hấp thu dưỡng chất.
- Áp khẩu vị người lớn cho trẻ: Thể trạng và nhu cầu của người lớn và trẻ nhỏ hoàn toàn khác nhau nên thói quen này cần được loại bỏ
- Luôn cho trẻ uống sữa có đường: Điều này sẽ khiến trẻ dễ thừa cân, dư đường. Đồng thời nếu đáp ứng vượt quá nhu cầu Canxi cho bé thì cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng không thể lường được.
- Nhỏ không được nuôi dưỡng/chăm sóc, lớn lên “nuôi dưỡng/chăm sóc bù”: Tập trung quá nhiều cho bé trong 1 giai đoạn có thể là nguyên nhân khiến trẻ thừa cân béo phì, không phát triển chiều cao, người dễ mệt mỏi.
Với những phương đáp đặc trị giúp bé 2 tuổi còi xương cải thiện thể trạng, phát triển tốt trên đây, các bố mẹ sẽ không còn cần phải lo lắng về tình hình phát triển và những chỉ số thể chất của con trong tương lai.