Cùng với nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên thì viêm đường hô hấp dưới cũng là chứng bệnh trẻ nhỏ rất dễ mắc phải. Hầu hết viêm đường hô hấp dưới là những chứng bệnh nhẹ nhưng diễn biến lại nhanh và khó lường. Cha mẹ cần hết sức lưu ý khi chăm sóc trẻ.
Tóm tắt nội dung
1. Viêm đường hô hấp dưới là gì?
1.1. Đường hô hấp dưới gồm những bộ phận nào?
Đường hô hấp dưới bao gồm khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi
Nếu như đường hô hấp trên bao gồm phần mũi, miệng, xoang, cổ họng, thanh quản, khí quản thì đường hô hấp dưới bao gồm phổi và các ống phế quản.
Hệ hô hấp trên có vai trò làm ẩm, sưởi ấm không khí hít vào và lọc khí sau đó đưa vào phổi.
Hệ hô hấp dưới sẽ thực hiện lọc khí và trao đổi khí, hoàn thành vai trò cung cấp oxy cho cơ thể.
1.2. Viêm đường hô hấp dưới là gì?
Viêm đường hô hấp dưới là tình trạng hệ hô hấp dưới bị viêm nhiễm, tổn thương bởi một số tác nhân như vi khuẩn, virus… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Các bệnh viêm đường hô hấp dưới bao gồm:
- Viêm phổi (nhiễm khuẩn đường hô hấp): Là tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng tại phổi. Viêm phổi thường do vi khuẩn gây ra và cần được điều trị bằng thuốc đặc trị, chuyên biệt.
- Viêm phế quản (nhiễm khuẩn phổi): Là tình trạng các đường dẫn khí lớn ở phổi (cây phế quản) bị nhiễm trùng. Đây là căn bệnh rất phổ biến, thường bắt nguồn từ siêu vi (virus). Viêm phổi do vi khuẩn gây ra cũng có nhưng không phổ biến như virus.
Trong điều kiện không khí bị ô nhiễm nặng nề hiện nay thì số lượng người nhiễm các chứng bệnh viêm đường hô hấp dưới đang có chiều hướng gia tăng. Từ thực tế thăm khám tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy cứ 100 người nhập viện khám đường hô hấp thì 10 người được chẩn đoán bị viêm phổi.
Số bệnh nhân bị ung thư phổi do biến chứng từ viêm phổi lên đến 28.000 người/năm (thống kê năm 2018) và trong đó có 17.000 người bệnh đã tử vong.
Những con số cho thấy viêm đường hô hấp dưới là một căn bệnh nguy hiểm và cần được chữa trị kịp thời ngay khi thấy dấu hiệu của bệnh.
2. Biểu hiện các bệnh viêm đường hô hấp dưới
2.1. Viêm phế quản
Viêm phế quản là một trong những chứng bệnh viêm đường hô hấp dưới
Viêm phế quản là chứng viêm lớp niêm mạc ở ống phế quản – nơi không khí di chuyển vào trong cơ thể.
Trẻ bị mắc chứng viêm phế quản cấp tính sẽ thường bị ho, ho dai dẳng, ho ra đờm. Phần đờm này sẽ có màu trong hoặc trắng, vàng xám hoặc xanh lục. Trẻ cảm thấy khó thở, một số còn bị thở khò khè, trong người mệt mỏi, ớn lạnh kèm sốt, tức ngực.
Trẻ nhỏ mắc phải viêm phế quản mãn tính có thể ho dai dẳng kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm.
Viêm phế quản do virus gây nên và dễ dàng lây lan qua đường thở. Nếu nhận thấy những biểu hiện trên xuất hiện thường xuyên hoặc kéo dài, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.
2.2. Viêm phổi
Hiện tượng viêm phổi
Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn tại vùng nhu mô phổi, viêm các ống phế nang và túi phế nang, viêm tiểu phế quản hô hấp cùng các tổ chức kẽ… Viêm phổi khiến các túi khí có trong phổi có nhiều chất nhầy, giảm thiểu lượng oxy để cung cấp vào máu, làm người bệnh bị khó thở.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phổi là ho nặng, sốt trong người, khó thở. Người bệnh cũng thường cảm thấy đau ngực mỗi khi thở sâu hoặc ho, đau đầu… Kèm theo đó thì bệnh cũng làm cho chúng ta cảm thấy chán ăn, mệt mỏi trong người.
Viêm phổi do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây ra do đó bệnh có thể lây lan qua nhiều con đường khác nhau như khi người bệnh ho, hắt hơi, dùng chung dụng cụ ăn uống, động chạm vào vật dụng của người bệnh, không rửa tay sau khi ho, hắt hơi.
Nếu viêm phế quản chỉ ảnh hưởng tới các ống phế quản thì viêm phổi lại ảnh hướng các mô phổi. Nhiều triệu chứng của 2 chứng bệnh khá giống nhau, thế nhưng người viêm phổi thường bị sốt cao, đau ngực, bị sụt cân, mất cảm giác thèm ăn…
3. Nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm đường hô hấp dưới
Yếu tố | Nguyên nhân gây bệnh | Cách phòng bệnh |
Virus | Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phế cầu khuẩn hay một số loại nấm… trú ngụ tại phần nhầy của niêm mạc mũi hoặc ở họng gây viêm | Dùng khẩu trang bảo vệ, tránh tiếp xúc với thời tiết lạnh, môi trường có yếu tố gây bệnh Uống nước gừng, nước mật ong để bảo vệ họng Bổ sung Vitamin C, tăng cường sức đề kháng |
Vi khuẩn | Một số loại vi khuẩn, ký sinh trùng, siêu vi trùng hoặc nấm… tấn công và gây viêm nhiễm | Bổ sung dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ |
Yếu tố môi trường | Thời tiết thay đổi hoặc dị nguyên có trong không khí như bụi, khói bụi, bụi than… gây viêm, nhiễm lớp niêm mạc bảo vệ đường hô hấp | Sử dụng khẩu trang bảo vệ khi ra ngoài Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi thường xuyên Bổ sung dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng |
Ăn phải thức ăn lạnh | Các loại thức ăn lạnh khiến cơ thể bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus thâm nhập. | Tránh ăn đồ lạnh |
Thiếu dinh dưỡng cần thiết | Khi thiếu đi các vitamin và dưỡng chất thiết yếu, sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm sút, dễ mắc phải các chứng bệnh hô hấp nói chung. Đặc biệt mùa đông cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để cơ thể tỏa nhiệt nhiều hơn | Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là Vitamin D, Sắt, Kẽm |
Tiếp xúc với chất kích thích | Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… dễ khiến cho phế quản bị viêm, dẫn đến bệnh viêm phế quản cấp tính. | Không sử dụng bia rượu Không hút thuốc lá Tránh xa nơi có khói thuốc lá |
Thiếu chủng ngừa cúm, viêm phổi, ho gà | Cơ thể không được tiêm chủng đầy đủ sẽ dễ bị virus, vi khuẩn tấn công | Tiêm chủng đúng theo liệu trình và độ tuổi |
Các đối tượng trẻ em càng dễ bị viêm đường hô hấp dưới vì những nguyên nhân sau:
- Sức đề kháng yếu: virus, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công, gây viêm nhiễm và làm bệnh thêm nghiêm trọng hoặc dễ tái phát trở lại. Bố mẹ nên bổ sung cho con đầy đủ dinh dưỡng, nhất là các chất tăng cường sức đề kháng như Immune Alpha, Colostrum, FOS,...
- Immune Alpha: Giúp kích thích tạo ra và nuôi dưỡng các tế bào miễn dịch tại màng ruột, làm tăng IgA trong nước bọt và tăng bạch cầu đơn nhân, làm tăng hoạt động của cytokines nhờ đó giảm nguy cơ lây nhiễm, tăng cường sức đề kháng
- Colostrum (sữa non): Chứa rất nhiều dưỡng chất quý giá như Globulin miễn nhiễm, Kháng thể, Gluco protein, Vitamin và khoáng chất giúp cơ thể có sức đề kháng mạnh mẽ, tăng khả năng của hệ miễn dịch.
- FOS (chất xơ hòa tan): Là một prebiotic giúp kích thích tiêu hóa, tăng lượng vi khuẩn có lợi ở đường ruột, giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tối đa.
- Chơi đùa ở nơi mất vệ sinh: những khu vực này là nơi ẩn chứa nhiều virus, vi khuẩn, yếu tố độc hại không tốt cho trẻ.
- Ăn quá nhiều đường, nước có gas làm sụt giảm bạch cầu, phá vỡ yếu tố bảo vệ cơ thể, cơ thể dễ bị tấn công và nhiễm bệnh.
4. Cách điều trị viêm đường hô hấp dưới
4.1. Chữa viêm phế quản
4.1.1. Thuốc chữa bệnh viêm phế quản
- Thuốc chống viêm: Không sử dụng thuốc kháng sinh, nên uống nhiều nước ấm, thở không khí ấm và ẩm.
- Thuốc ho: Một số thuốc ức chế ho bao gồm pholcodine, dextromethorphan và kháng histamin. Ho có đàm có thể dùng thuốc long đàm.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: acetaminophen, các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, aspirin và naproxen
Tuy nhiên nếu bố mẹ muốn sử dụng cho trẻ thì cần phải được hướng dẫn kỹ lưỡng từ các bác sĩ.
4.1.2. Mẹo dân gian chữa bệnh viêm phế quản
Trong dân gian có lưu truyền một số cách chữa viêm phế quản khá hiệu nghiệm:
- Mật ong: Dùng mật ong để pha với nước chanh để uống giúp cổ họng dịu lại, tăng cường sức đề kháng.
- Gừng: Dùng nửa muỗng bột gừng pha với nửa muỗng bột quế, nửa muỗng đinh hương vào nước nóng. Khuấy hỗn hợp này và uống trong vài ngày.
- Dầu bạch đàn: Nhỏ vài giọt tinh dầu bạch đàn vào chậu nước sôi. Sau đó trùm khăn lên chậu và cúi mặt xuống để hít hà hơi nước bốc lên trên.
4.2. Chữa bệnh viêm phổi
4.2.1. Thuốc chữa bệnh viêm phổi
- Điều trị viêm phổi do vi khuẩn dùng kháng sinh: penicillin hoặc sunphamit
- Điều trị viêm phổi do virus: Sử dụng acetaminophen hoặc aspirin (trừ trẻ em) để giảm sốt và đau.
- Viêm phổi do nấm: các loại thuốc kháng nấm như echinocandin, fluconazole, AmB lipid, vv…
- Viêm phổi do mycoplasma: Bệnh nhân viêm phổi do khuẩn Mycoplasma thường được chỉ định dùng thuốc aspirin, thuốc kháng viêm không có steroid, acetaminophen…
4.2.2. Mẹo dân gian chữa bệnh viêm phổi
- Dùng trà gừng: Đun bột gừng với nước sôi rồi lọc lấy nước, pha với một ít nước cốt chanh và mật ong rồi uống hằng ngày.
- Dùng sữa nghệ: Lấy khoảng ¼ muỗng bột tiêu đen và nửa muỗng bột nghệ để pha vào một ly sữa ấm. Trộn đều rồi uống hằng ngày.
- Nước chanh: Pha nước chanh ấm với một ít mật ong hoặc đường, có thể cho thêm một ít lá bạc hà.
4.3. Một số lời khuyên cho bố mẹ
Nếu chẳng may trẻ nhỏ mắc phải các bệnh viêm hô hấp dưới thì bố mẹ nên thực hiện các lời khuyên sau đây:
- Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, không làm việc quá sức.
- Uống thật nhiều nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể, đồng thời làm loãng đờm.
- Sử dụng liệu pháp xông hơi, có thể pha với một ít tinh dầu để làm sạch đờm nhầy ra khỏi ngực.
- Không nên nằm ngửa quá lâu, như thế có thể làm ứ đọng màng nhầy và khó thở.
- Tránh xa khói thuốc.
- Thở không khí ấm và ẩm
- Tránh khói bụi
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài
- Không hút thuốc, dùng chất kích thích
5. Viêm đường hô hấp dưới có nên dùng kháng sinh không?
Có 2 trường hợp bạn cần lưu ý:
- Viêm phế quản: Không nên sử dụng kháng sinh do kháng sinh không có tác dụng với các virus gây viêm phế quản.
- Viêm phổi: Có thể sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ nhỏ mắc các chứng bệnh viêm đường hô hấp dưới chỉ nên sử dụng các loại kháng sinh trong một số trường hợp nhất định, không được lạm dụng. Bố mẹ cũng tuyệt đối không nên sử dụng kháng sinh tùy tiện cho trẻ, tốt nhất nên dùng theo hướng dẫn của các bác sĩ có chuyên môn.
Cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp dưới hay các chứng bệnh khác cho trẻ nhỏ tốt nhất chính là tăng cường nâng cao sức đề kháng với Immune Alpha, Colostrum, FOS,.... Khi trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, các yếu tố gây hại sẽ khó tấn công và gây bệnh cho trẻ.