9 bệnh viêm đường hô hấp thường gặp và cách phòng tránh

3539

Viêm đường hô hấp đang ngày càng phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Tỷ lệ người mắc bệnh này ngày càng gia tăng và có thể gặp những biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời.

1. Viêm đường hô hấp là gì?

Trẻ bị viêm đường hô hấp

Trẻ bị viêm đường hô hấp

1.1. Hệ hô hấp gồm những bộ phận nào?

Hệ hô hấp được chia thành 2 phần chính (lấy nắp thanh quản làm ranh giới), bao gồm:

  • Hô hấp trên (trên nắp Thanh quản) gồm: Mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản.
  • Hô hấp dưới (dưới nắp Thanh quản) gồm: Khí quản, cây phế quản, phế nang, màng phổi, phổi,…

Hệ hô hấp là một cơ quan vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống của mỗi cơ thể người. Chức năng của hệ hô hấp chính là việc trao đổi khí oxy. Bên cạnh đó, hệ hô hấp còn có vai trò làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi, thực hiện lọc không khí và trao đổi khí.

1.2. Viêm đường hô hấp là gì?

Viêm đường hô hấp là một căn bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ khiến đường hô hấp hoạt động kém hiệu quả và là nguyên nhân thiết yếu khiến cơ thể mắc thêm nhiều bệnh khác.

Viêm đường hô hấp trên/ dưới là tình trạng nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp trên/ dưới do ảnh hưởng của virus, vi khuẩn gây bệnh.

Triệu chứng thường thấy của căn bệnh này là đau họng, sổ mũi, ho nhiều, tức ngực. Nặng hơn thì có thể mắc viêm xoang, viêm họng, viêm thượng vị, viêm phế quản.

2. Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp

Trẻ dễ bị cảm lạnh và viêm đường hô hấp

Trẻ dễ bị cảm lạnh và viêm đường hô hấp
 

2.1. Các bệnh viêm đường hô hấp trên

2.1.1. Viêm mũi

Khi bị mắc viêm mũi, các mô hô hấp ở mũi người bệnh sẽ tiết ra niêm dịch nhằm ngăn chặn và cản trở vi khuẩn và dị nguyên trong không khí.

Biểu hiện ban đầu mũi sẽ tiết ra dịch nhầy có màu trắng lỏng, rồi đục dần. Kèm theo đó, dịch mũi sẽ đặc hơn khiến người bệnh khó thở, nghẹt mũi và phải thở bằng miệng, nguy hiểm hơn thậm chí có thể gây ra hiện tượng ngừng thở khi ngủ.

Người mắc viêm mũi thông thường có thể hết sau vài ngày nếu nghỉ ngơi đúng cách và sử dụng các loại thuốc điều trị.

Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài  cơ thể, tinh thần mệt mỏi, sức khỏe suy giảm, trí não không còn linh hoạt. Thậm chí một số người nếu có thể trạng yếu mà mắc bệnh này lâu dài còn khiến sóng điện não bị xáo trộn, đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ khi trời lạnh.

2.1.2. Viêm xoang

Người bị mắc viêm xoang luôn trong tình trạng như nghẹt mũi, nhất khi sử dụng điều hòa hay quạt gió với tốc độ cao. Đấy là do viêm nhiễm vùng niêm mạc xoang mũi thường xảy ra với những người ở vùng lạnh hay do cơ địa yếu, sức đề kháng kém.

Thực chất viêm xoang là căn bệnh không thể điều trị dứt điểm kể cả phẫu thuật. Nếu nghỉ ngơi không tốt thì sau phẫu thuật người bệnh vẫn có thể bị tái phát khi trời lạnh.

Viêm xoang có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như sốt cao, đau đầu, thị lực giảm, nhiễm trùng ổ mắt, viêm não, tắc mạch xoang hang,...

2.1.3. Viêm họng

Đây là căn bệnh mà chúng ta thường mắc phải nhất ở mọi độ tuổi. Biểu hiện là người mắc bệnh thường ho nhiều, giọng khàn, có thể có đờm nếu không điều trị đúng cách.

Viêm họng lại là một căn bệnh khá dễ điều trị, khá dễ dứt bệnh. Nhưng nếu chủ quan thì viêm họng có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như áp xe họng, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm phổi, viêm hạch bạch huyết, nhiễm trùng huyết.

2.1.4. Viêm tai giữa

Triệu chứng thường thấy của bệnh viêm đường hô hấp này là người bệnh sẽ bị đau tai, chảy dịch tai, nghe kém. Lý do là dịch trong hòm nhĩ có thể bị nhiễm trùng.

Nếu như bị bệnh viêm tai giữa mà không điều trị đúng cách kịp thời có thể dẫn đến viêm tai xương chũm cấp. Đặc biến nếu biến chứng thì vô cùng nguy hiểm cho người bệnh ví dụ như như thủng màng nhĩ, xơ hóa màng nhĩ hay giảm thính lực, liệt thần kinh mặt, viêm xương chũm.

Thậm chí viêm tai giữa là nguyên nhân gây viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng, áp xe não, … dễ gây tử vong.

2.1.5. Viêm nắp thanh quản

Đây là hiện tượng các nắp thanh quản, một sụn nhỏ nắp khí quản, chặn dòng chảy của không khí vào phổi gây khó thở, mệt mỏi cho người bệnh. Khi bị viêm nắp thanh quản, người bệnh sẽ bị sốt cao đồng thời đau họng, khó nuốt, khó thở và khó ngồi thẳng.

Một số người có tình trạng chảy cả nước miếng khi nuốt. Nếu không chữa trị kịp thời có thể lan sang các bộ phận khác của đường hô hấp, gây ung thư vòm họng, ung thư thanh quản thậm chí là tử vọng.

2.1.6. Viêm thanh quản

Đây là tình trạng dây thanh âm trong họng bị sưng khiến người bệnh bị khản tiếng và mất giọng, nói khó nghe. Biến chứng của viêm thanh quản khi không điều trị kịp thời có thể khiến hình thành các khối u vô cùng nguy hiểm.

2.1.7. Viêm khí quản

Người bị viêm khí quản thường có các triệu chứng như ho, sốt nhẹ, nhạy cảm khi sờ vào phần cổ. Nếu điều trị và nghỉ ngơi không đúng cách có thể gây tức ngực, luôn khó chịu khi nuốt.

2.2. Các bệnh viêm đường hô hấp dưới

2.2.1. Viêm phế quản

Người bệnh viêm phế quản thường ho ra chất đờm dày, có thể bị đổi màu do lớp niêm mạc ống phế quản bị nhiễm trùng.

Người mắc phải bệnh này có kèm theo hiện tượng sốt cao, mệt mỏi, khó thở, tức ngực. Nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh ho dai dẳng không ngừng, ảnh hưởng tới sức khỏe và những người xung quanh, thậm chí có thể gây ra viêm phổi.

2.2.2. Viêm phổi

Tình trạng nhiễm khuẩn ở vùng nhu mô phổi, viêm ở các ống phế nang, túi phế nang, tiểu phế quản hô hấp và viêm vào đến các tổ chức kẽ. Lúc này các túi khí trong phổi chứa nhiều chất nhầy làm giảm lượng oxy cung cấp cho máu và khiến người bệnh khó thở hơn hoặc thở nhanh, mạch nhanh, ho nhiều.

Nếu đi khám bệnh sẽ thấy phổi có vết mờ trên phim X-quang. Viêm phổi là một căn bệnh viêm đường hô hấp ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh. Nếu không điều trị dứt điểm, người bệnh sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó thở, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đời sống và tinh thần nghiêm trọng.

3. Đối tượng dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp

Theo số liệu của tổ chức Y tế Hoa Kỳ đã khảo sát và nghiên cứu, mỗi năm một người lớn mắc các bệnh về viêm đường hô hấp từ 2 – 3 lần, trong khi đó, trẻ em có thể lên tới 10 lần. Đây là con sô vô cùng đáng báo động chứng tỏ được sức đề kháng của trẻ em còn rất yếu và là đối tượng dễ mắc các bệnh hô hấp nhất.

Lý do trẻ dễ bị viêm đường hô hấp là:

  • Các cơ quan của trẻ nhỏ chưa hoàn chỉnh về các chức năng, sức đề kháng còn rất yếu, đường thở ngắn, hít thở nhiều lần trong một phút dẫn đến virus gây bệnh dễ xâm nhập.

  • Sự tác động của các yếu tố môi trường như khói bụi, thuốc lá dễ xâm nhập vào hệ hô hấp còn non nớt của trẻ hơn là người lớn.

  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp khiến cổ họng của bé dễ tổn thương và viêm nhiễm virus như uống nước đá lạnh, nước có ga, đồ ăn chiên rán nhiều vv…

Vì thế mà phụ huynh cần hết sức lưu ý khi chăm sóc cho trẻ để phòng ngừa các bệnh về viêm đường hô hấp cấp.

4. Nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp

Bị virus xâm nhập là nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm đường hô hấp

Bị virus xâm nhập là nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm đường hô hấp
 
  • Do virus xâm nhập

Virus cúm A, cúm B. Đây là hai dạng cúm thông thường dễ xảy ra nhất ở trẻ nhỏ và lây lan qua đường hô hấp khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn. Tuy nhiên thời gian ủ và phát bệnh khá ngắn và có thể điều trị dứt điểm.

  • Nhiễm khuẩn

Các vi khuẩn phế cầu khuẩn, Haemophilus Influenzae, tụ cầu, Friedlander, Pfeiffer, liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A,... là nguyên nhân gây ra viêm đường hô hấp.

Các vi khuẩn này thường trú ngụ ở chất nhầy niêm mạc mũi họng, sau đó xâm nhập vào tế bào niêm mạc, nhân bản rồi phá huỷ tế bào và lây lan sang tế bào xung quanh khiến toàn thân mệt mỏi.

  • Nhiễm nấm

Nấm từ các vật dụng xung quanh là đối tượng chứa rất nhiều các vi khuẩn có hại ảnh hưởng đến hệ hô hấp của những người tiếp xúc. Với hệ hô hấp còn yếu trẻ em thường rất dễ bị nhiễm bệnh lây lan từ khuẩn nấm.

  • Thời tiết trở lạnh

Các khuẩn có hại thường đã cư trú sẵn ở các vùng niêm mạc mũi, khi thời tiết trở lạnh thì chúng có điều kiện để hoạt động mạnh hơn. Bên cạnh đó, những trẻ ở trong phòng kín nhiều thường xuyên dễ lây nhiễm từ những người khác trong gia đình.

  • Thay đổi nhiệt độ

Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm vùng họng, thanh quản có thể bị tổn thương khiến sức đề kháng yếu đi và dễ mắc bệnh hơn.

  • Tiếp xúc với khói bụi

Theo thống kê, mỗi năm có tới hơn 7 triệu người trên thế giới chết vì ô nhiễm và khói bụi. Việc hít phải khói bụi thường xuyên có thể khiến các lượng khói bụi nhỏ tích tụ trong phổi gây ra viêm đường hô hấp cấp nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sức khỏe nặng nề.

  • Lạm dụng thuốc kháng sinh, giảm đau

Lạm dụng thuốc không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà có thể loại trừ cả các vi khuẩn có lợi nhất là ở hệ hô hấp. Điều này khiến các hệ miễn dịch của cơ thể bị yếu đi, hoạt động kém năng suất và hiệu quả.

Nếu kéo kéo dài tình trạng này sẽ có các triệu chứng nhỏ như sổ mũi, đau họng thường xuyên, thậm chí có thể gây ra các bệnh liên quan đến thần kinh cho trẻ.

5. Cách trị viêm đường hô hấp

5.1. Sử dụng thuốc Tây

Các loại thuốc Tây điều trị tạm thời như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm như Terpin Codein, Ampicilin, Amoxicilin vv…

Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên và nhiều lần các loại thuốc này cơ thể sẽ bị “ nhờn thuốc”, sử dụng không còn hiệu quả với các liều thông thường, thậm chí là dễ nhiễm bệnh hơn trước.

5.3. Áp dụng mẹo dân gian

Húng chanh có thể chữa viêm đường hô hấp

Húng chanh có thể chữa viêm đường hô hấp
 

Từ xa xưa các cụ đã dùng các lá cây chữa viêm đường hô hấp:

  • Húng chanh

Húng chanh 10g, lá chanh, vỏ quýt 5g, gừng tươi 3g, đường phèn 10g tất cả đem sắc nước uống mỗi ngày một lần là bài thuốc trị ho hiệu quả.

Hoặc bố mẹ có thể kết hợp nước sắc từ lá húng chanh với gừng, lá tía tô cũng có thể trị chứng cảm sốt, ho đờm nhanh chóng.

  • Cỏ xạ hương

Sử dụng một ít cỏ xạ hương (tươi hoặc khô) hãm trong nước sôi như pha trà, có thể pha thêm mật ong cho dễ uống giúp cổ họng thông thoáng, sạch đờm, không còn ho.

Ngoài ra bố mẹ còn có thể kết hợp cỏ xạ hương với các thảo mộc tự nhiên khác sắc nước uống để tăng thêm hiệu quả.

  • Lá hẹ

Lá hẹ tươi đem thái nhỏ, cho vào bát cùng một ít đường phèn rồi đem hấp cách thủy cho đến khi lá hẹ chín mềm tiết ra nước. Có thể dùng cả nước và bã lá hẹ để điều trị ho cảm, ho đờm, cảm sốt lâu ngày.

6. Các biện pháp phòng tránh viêm đường hô hấp

Để tránh bị viêm đường hô hấp, mẹ và bé cần lưu ý một số điểm sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh

  • Rửa tay bằng xà phòng

  • Tránh nằm điều hòa quá lạnh hoặc ở trong môi trường nhiệt độ quá cao

  • Vệ sinh đồ vật hay tiếp xúc

  • Hạn chế ra ngoài hoặc sử dụng khẩu trang khi bị bệnh, tránh lây lan

  • Giữ ấm, chườm nóng vùng cổ

  • Bổ sung các chất tăng sức đề kháng như Immune Alpha, Colostrum, FOS

    • Immune alpha là một chất được chiết xuất từ vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc kích thích tạo ra và nuôi dưỡng các tế bào miễn dịch tại màng ruột, tăng IgA trong nước bọt, bạch cầu đơn nhân và hoạt động của cytokines. Nhờ vậy mà tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bị nhiễm các bệnh về cảm cúm và viêm đường hô hấp.

    • Colostrum là sữa non của mẹ có dạng chất lỏng hơi sệt có màu vàng tiết sau trong 2 đến 3 ngày đầu sau sinh. Sữa non chứa rất nhiều dưỡng chất bổ dưỡng cho trẻ giúp tăng sức đề kháng và phòng tránh các bệnh viêm nhiễm hiệu quả cho trẻ sơ sinh.

    • FOS là viết tắt của Fructo Oligo Saccharid - chất xơ hòa tan (Prebiotic) có vai trò quan trọng trong việc kích thích sự tăng trưởng của vi sinh vật sống hữu ích trong đường ruột. Sử dụng FOS giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn, tăng sức đề kháng cho cơ thể để phòng tránh sự xâm nhập của các virus gây bệnh khác.

7. Một số lưu ý khi bị viêm đường hô hấp

Giữ ấm cho trẻ để phòng tránh viêm đường hô hấp

Giữ ấm cho trẻ để phòng tránh viêm đường hô hấp
 
  • Lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý cho tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ các dịch nhờn, đàm có hại người bệnh và tạo cảm giác khô thoáng, hết bệnh. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách và quá lạm dụng nó thì có thể gây ra các tác dụng ngược nguy hiểm.

Sử dụng nước muối sinh lý cho vòm họng của bé nếu không có kỹ thuật đúng có thể khiến làm nước muối trào ngược lên tai, gây ra viêm tai vô cùng nguy hiểm. Vì thế nếu bé không bị tăng tiết, không đờm dãi thì không nên rửa mũi, họng thường xuyên.

Niêm mạc mũi rất mỏng rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý khiến các dịch tiết tự nhiên bảo vệ cho mũi bị mất đi, mũi trẻ bị ngứa, rát, niêm mạc bị tổn thương không còn tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của khói bụi, vi khuẩn. Vì thế, phụ huynh cần chú ý khi sử dụng cho con trẻ.

  • Chú ý giữ ấm cho cơ thể

Cơ thể ấm sẽ đảm bảo các cơ quan hô hấp hoạt động bình thường ổn định, không bị các tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng.

Nhiệt độ dưới 15 độ C không nên cho trẻ ra ngoài chơi vì với sức đề kháng còn khá yếu, tạo thời cơ cho các virus có hại dễ dàng xâm nhập gây viêm đường hô hấp cấp.

  • Tạo môi trường sống thoáng mát

Hoạt động ở môi trường thông thoáng, tránh virus gây bệnh. Nếu ra ngoài tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, mẹ nên chú ý đội mũ, đeo khẩu trang cho bé để hạn chế thấp nhất việc khói bụi đi vào phổi gây ra các bệnh nguy hiểm khác.

Với những chia sẻ trên đây về các bệnh viêm đường hô hấp và cách điều trị hy vọng đã đem đến cho bố mẹ thêm nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc bé khỏe mạnh mỗi ngày.

0.0 (0%)/0 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI