8 loại vacxin phòng viêm đường hô hấp cho trẻ

7029

Cha mẹ đang phân vân không biết nên tiêm loại vacxin phòng viêm đường hô hấp cho trẻ? Mỗi loại vacxin có tác dụng và chỉ định riêng biệt. Hiểu rõ về vacxin sẽ giúp bố mẹ an tâm hơn khi cho trẻ tiêm phòng. 


Đọc thêm:

1. Nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị mắc các bệnh về viêm đường hô hấp

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị mắc các bệnh về viêm đường hô hấp
 

Vào thời gian chuyển mùa, sự thay đổi thời tiết đột ngột là nguyên nhân khiến số lượng trẻ em bị các bệnh viêm đường hô hấp gia tăng. Do trẻ có hệ miễn dịch yếu rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công.

Các bệnh viêm đường hô hấp là bệnh lây nhiễm gây tử vong ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có đến 4 triệu trẻ em tử vong do các bệnh viêm hô hấp cấp.

Để tránh những hậu quả nguy hiểm cho trẻ, phụ huynh nên bảo vệ, phòng tránh trẻ không mắc bệnh viêm đường hô hấp. Đây là căn bệnh không được lơ là. Bởi khi để trẻ mắc bệnh rồi mới chữa thì rất nguy hiểm. 

Những phương pháp chữa bệnh hiện tại là một vòng luẩn quẩn. Khi trẻ bị các bệnh về viêm đường hô hấp, trẻ phải dùng kháng sinh, dùng thuốc điều trị các triệu chứng. Điều này làm sức đề kháng cho bé ngày càng yếu đi. Bệnh viêm hô hấp sau đó dễ tái phát, không tốt cho cơ thể và sự phát triển trong tương lai.

2. Tác nhân gây bệnh viêm đường hô hấp

Viêm đường hô gấp có thể bị gây ra do virus cúm hoặc phế cầu khuẩn

Viêm đường hô gấp có thể bị gây ra do virus cúm hoặc phế cầu khuẩn
 

Có 2 tác nhân chính gây nên bệnh viêm đường hô hấp:

  • Virus cúm: Virus cúm rất dễ lây lan qua nước bọt và đường hô hấp. Khi có trẻ bị nhiễm virus cúm hắt hơi hoặc ho sẽ gây lây nhiễm cho trẻ khác. Virus cúm khi xâm nhập vào miệng, mũi của trẻ sẽ nhân bản và xâm nhập vào đường hô hấp và máu gây nhiễm các bệnh, biến chứng viêm đường hô hấp khác.
  • Phế cầu khuẩn (streptococcus pneumoniae): là vi khuẩn thường trú ở vùng hầu họng của trẻ, làm trẻ giảm sức đề kháng gây nên các bệnh viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản... Nặng hơn là gây ra viêm màng não, nhiễm trùng huyết dẫn đến tổn thương nhiều cơ quan khác và bệnh viêm phổi dẫn đến khả năng trẻ tử vong. Vi khuẩn này dễ lây từ những trẻ đang có bệnh hay mang vi khuẩn sang trẻ khác. 

Tỷ lệ nhiễm và lây lan khá cao ở trẻ em. Để phòng loại virus này phụ huynh cần tiêm vacxin phòng viêm đường hô hấp cho trẻ.

3. 8 loại vacxin phòng viêm đường hô hấp

Vacxin phòng viêm đường hô hấp cho trẻ

Vacxin phòng viêm đường hô hấp cho trẻ
 

Tiêm vacxin là việc truyền chất kháng nguyên vào cơ thể, có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, làm phát triển sự miễn dịch và thích ứng đối với một căn bệnh. Vacxin có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện các hiệu ứng lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh.

Sau đây là 8 loại vacxin phòng viêm đường hô hấp cho trẻ bố mẹ có thể tham khảo.

3.1. 3 loại vacxin cúm (Influvac, Inflexal V, Fluarix)

Vacxin cúm (Influvac, Inflexal V, Fluarix) có tác dụng phòng bệnh cúm ở trẻ.

  • Liều dùng:
    • Trẻ từ 7 đến 11 tháng tuổi gồm 2 liều tiêm 0,5ml, khoảng cách giữa các mũi tiêm ít nhất 1 tháng, liều thứ ba được chỉ định trong năm tuổi thứ hai với khoảng cách ít nhất là 2 tháng.
    • Trẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi gồm 2 liều tiêm 0,5ml, khoảng cách giữa các mũi tiêm ít nhất 2 tháng. Theo chỉ định bác sĩ.
  • Chống chỉ định: trẻ mẫn cảm với các hoạt chất, kỳ tá dược trong thành phần của vacxin.

3.2. 3 loại vacxin phòng ngừa viêm phổi (Pneumo 23, DPT-VGB-Hib, Quinvaxem)

Có các loại vacxin như: Vacxin Pneumo 23, Vacxin tổng hợp DPT-VGB-Hib và Vacxin Quinvaxem có tác dụng phòng ngừa viêm phổi do vi khuẩn Hib gây ra.

Liều dùng: 

  • Vacxin Pneumo 23 Liều tiêm 1 mũi 0,5ml. Cứ sau 3 – 5 năm tiêm nhắc lại 1 lần. 
  • Vacxin Quinvaxem tiêm cho trẻ 6-12 tháng tuổi trở lên 3 liều 0,5ml, mỗi liều cách 1 tháng trở lên. Trẻ 13-24 tháng tuổi tiêm chủng 1 liều tăng cường 0,5ml. 
  • Vacxin tổng hợp DPT-VGB-Hib đề căn cứ theo tiệu trình cụ thể với sự tư vấn của bác sĩ.

Chống chỉ định: Trẻ quá mẫn cảm thành phần và tá dược trong vắc-xin.

3.3. Vacxin phòng phế cầu xâm nhập (Synflorix)

Vacxin phòng phế cầu xâm nhập Synflorix có tác dụng ngừa các bệnh lý phế cầu xâm nhập như hội chứng viêm màng não, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa cấp tính và viêm phổi vi khuẩn. 

  • Liều dùng: Trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi thì liều tiêm bắp 0,5ml. Trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi liệu trình 3 liều cơ bản 2-3-4 tháng tuổi. Liều đầu tiên vào lúc 6 tuần tuổi. Liệu trình cụ thể cần có sự tư vấn của bác sĩ tiêm chủng.
  • Chống chỉ định: trẻ quá mẫn cảm thành phần và tá dược trong vacxin. 

3.4. Vacxin Immubron - Viên ngậm phòng viêm đường hô hấp 

Vacxin Immubron hay còn gọi là viên ngậm Immubron phòng viêm đường hô hấp. Thành phần chính của vacxin immubron là chất ly giải vi khuẩn đông khô.

  • Liều dùng: Trong 1 năm trẻ có 2 đợt sử dụng, mỗi đợt cách 6 tháng. Ngậm 1 viên 3,5 mg liên tục 10 ngày trong 3 tháng; 6 tháng sau sử dụng đợt 2. Liệu trình cụ thể cần có sự tư vấn của bác sĩ.
  • Chống chỉ định: trẻ quá mẫn cảm thành phần và tá dược trong vacxin.

4. Tiêm vacxin phòng viêm đường hô hấp ở đâu?

Nếu muốn tiêm vacxin phòng viêm đường hô hấp cho trẻ, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các Trung tâm y tế dự phòng gần nhất nơi bé sinh sống. Để có được sự tư vấn của các bác sĩ tiêm phòng về loại vacxin và liều dùng để an toàn cho bé.

Các bệnh viện có tiêm vacxin phòng viêm đường hô hấp cho trẻ ở các bệnh viện nhi của tỉnh/ thành phố và các đơn vị y tế khác như: trạm ý tế xã, phường, trung tâm y tế dự phòng trong các chiến dịch tiêm chủng ở trẻ em

Sau đây là danh sách một số địa chỉ tiêm vacxin ở Hà Nội:

  • Phòng tiêm chủng SAFPO: 135 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Bệnh viện Việt Pháp: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện Nhi Trung ương: 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội
  • Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế: Số 3 Ông Ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội
  • Trung tâm tiêm phòng: 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Trung tâm tiêm chủng vacxin VNVC
    • VNVC Trường Chinh: 180 Trường Chinh, Q. Đống Đa
    • VNVC Icon 4 Cầu Giấy: Số 3 Cầu Giấy, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa 
    • VNVC Văn Quán Hà Đông: Tầng 3, tòa nhà New Skyline, lô CC2 khu đô thị mới Văn Quán Yên Phúc, Q.Hà Đông

5. Một số lưu ý khi cho trẻ tiêm vacxin phòng viêm đường hô hấp

Lưu ý trước và sau khi tiêm vacxin phòng viêm đường hô hấp cho con

Lưu ý trước và sau khi tiêm vacxin phòng viêm đường hô hấp cho con
 

Khi tiêm vacxin phòng viêm đường hô hấp cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

  • Giữ ấm cho trẻ khi đi tiêm phòng, cũng như trước và sau khi tiêm phòng để trẻ có nhiệt độ cơ thể ổn định, tránh tình trạng bị thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Trước khi tiêm phòng vacxin viêm đường hô hấp chỉ cho trẻ ăn nhẹ, không cho trẻ ăn quá no hoặc quá đói.
  • Nêu rõ tình trạng sức khỏe của trẻ với bác sĩ trước khi tiêm phòng các loại vacxin để bác sĩ tiêm phòng tư vấn loại vacxin và có chống chỉ định phù hợp,
  • Sau khi tiêm, nên cho bé ở lại nơi tiêm phòng để phụ huynh và bác sĩ theo dõi trong thời gian 15-30 phút xem có dị ứng với thuốc cũng như có xảy ra các phản ứng phụ hay không.
  • Theo dõi khi trẻ về nhà xem trẻ có sốt không, biểu hiện bên ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không, đi ngoài thế nào,... để nắm được tình hình sức khỏe bé.
  • Nếu trẻ có cảm giác nóng rát chỗ tiêm thì có thể chườm mát nơi tiêm (không chườm nóng), cho trẻ uống nhiều nước và bú mẹ nhiều hơn. 

Sau khi tiêm phòng vacxin trẻ có dấu hiệu bị sốt thì tùy vào trường hợp sẽ có cách xử lý phù hợp như sau:

  • Trẻ sốt nhẹ sốt 37-38 độ: Đắp khăn mát lên trán, lau cơ thể với nước ấm, đặt thuốc hạ sốt ở hậu môn.
  • Sốt trên 38 độ: Dùng thuốc hạ sốt .
  • Sốt cao trên 39 độ C, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm...: Cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện. 

Bên cạnh tiêm phòng vacxin, để tăng cường hệ miễn dịch bố mẹ nên bổ sung các Vitamin, khoáng chất, Immune alpha, Colostrum, FOS,... cho trẻ bởi:

  • Immune alpha: làm tăng IgA trong nước bọt, kích thích tạo ra và nuôi dưỡng các tế bào miễn dịch tại màng ruột, tăng bạch cầu đơn nhân… nhờ đó tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Colostrum: chứa nhiều dinh dưỡng quý giá như Gluco protein, Kháng thể tự nhiên, Globulin miễn nhiễm… giúp tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch vượt trội.
  • FOS (chất xơ hòa tan): là prebiotic có tác dụng kích thích tiêu hóa, phòng chống táo bón, tăng lợi khuẩn trong đường ruột, hấp thu các dưỡng chất hiệu quả.

Khi cơ thể hấp thu đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, sức đề kháng được tăng cường, cơ thể sẽ được bảo vệ bởi “hàng rào chắn tự nhiên”, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Đọc thêm: Viêm đường hô hấp trên uống thuốc gì?

Trên đây là những thông tin về vacxin phòng viêm đường hô hấp cho trẻ. Hy vọng sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức bổ ích để chăm sóc trẻ tốt hơn. Và bố mẹ đừng quên tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ bằng Vitamin, khoáng chất, Immune alpha, Colostrum, FOS,... để giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả

5.0 (100%)/1 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI