Bé quấy khóc khi mẹ bế - Liệu có phải bé "ghét" mẹ?

28007

Không ít các mẹ tỏ ra khác ngạc nhiên vì bé quấy khóc khi mẹ bế và lầm tưởng rằng bé “ghét” mẹ. Thực tế, các trường hợp trẻ sơ sinh mẹ bế thì khóc người khác bế thì nín khiến cho các mẹ bối rối và không biết làm thế nào để khắc phục tình trạng này. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ qua tình huống dưới đây:

Hỏi:

Chào bác sĩ. Tôi mới sinh bé gái được gần 7 tháng tuổi, nhưng không hiểu sao cứ khi tôi lại gần bế hay cho con bú thì bé lại khóc nức nở, dỗ kiểu gì cũng không chịu nín.

Tuy nhiên khi đưa cho ông bà bế thì lại nín ngay, cảm giác như bị con ghét ấy. Hiện tại tôi cũng đi làm cả ngày rồi tối mới về với bé được, liệu có phải vì thời gian ở với bé quá ít, khiến con cảm thấy xa lạ hơn khi bé ở với ông bà không, hay còn nguyên nhân nào khác? Mong bác sĩ cho tôi xin lời khuyên, tôi xin cảm ơn!

(Mẹ Huyền - Hà Nội)

Đáp:

Chào bạn Huyền, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với trường hợp các trẻ cứ mẹ bế là khóc là tình huống nhiều bà mẹ gặp phải. Các mẹ không nên áp đặt cho mình suy nghĩ con "ghét" mình.

Đọc thêm:

1. Bé quấy khóc khi mẹ bế - Liệu có phải bé "ghét" mẹ?

Khi bỗng nhiên bạn thấy trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân, hãy tham khảo một số nguyên nhân sau đây.

1.1. Trẻ xa bạn cả ngày, khi gặp lại muốn mè nheo


Xa mẹ cả ngày khiến bé quấy khóc khi mẹ bế để "mè nheo"

Xa mẹ cả ngày khiến bé quấy khóc khi mẹ bế để "mè nheo"

 

Rất nhiều mẹ lo lắng vì không có thời gian chăm con nên để ông bà, người thân chăm bé cả ngày đến khi có thời gian gần gũi thì bé lại khóc nhè. Các mẹ dễ có suy nghĩ rằng do không dành nhiều thời gian bên con nên bé đã “quên” mẹ, ghét mẹ và chỉ muốn ở cùng những người chăm bé thường xuyên.

Thực ra, bé khóc khi mẹ bế khi phải xa mẹ cả ngày là một cách mè nheo.

Với các bé, mẹ chính là người thân thuộc nhất, điểm tựa tâm lý vững vàng nhất. Khi ở cùng với ông bà hoặc người giúp việc, cô giữ trẻ, bé có cố gắng ngoan ngoãn vì sợ bị la mắng. Lúc gặp được mẹ, bé sẽ khóc như một cách để xả stress, nũng nịu và mè nheo với mẹ. Bé sẽ khóc để được mẹ quan tâm và vỗ về nhiều hơn.

1.2. Trẻ bú mẹ hay bị sặc, hình thành tâm lý sợ gần mẹ

Các trẻ sơ sinh hờn mẹ có thể do trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, bé hay bị bú sặc. Nếu như mẹ để bé bú sai tư thế, bú quá no, sữa mẹ chảy nhanh, mạnh khiến bé không kịp nuốt sẽ khiến bé bị sặc sữa.

Sặc sữa làm cho bé bị ho, sữa ọc qua mũi, miệng làm bé khó chịu và sợ hãi. Vì thế, nếu như trẻ bú mẹ hay bị sặc thì bé sẽ có tâm lý sợ gần mẹ và quấy khóc khi bú.

1.3. Mẹ ít sữa cũng dễ khiến trẻ hờn

Nếu như các mẹ gặp phải tình trạng sữa ít, không đủ sữa cho con bú cũng có thể khiến trẻ dễ quấy khóc.

Mẹ ít sữa khiến trẻ bị đói nên sinh ra quấy khóc. Khi bé bú ti mẹ lâu mà không ra nhiều sữa, bé sẽ chán và không muốn bú nữa, hình thành tâm lý hờn dỗi khi mẹ cho bú sữa.

1.4. Không thích mùi sữa hoặc mùi cơ thể mẹ


Chú ý mùi sữa hoặc cơ thể nếu không muốn trẻ quấy khóc khi được mẹ bế

Chú ý mùi sữa hoặc cơ thể nếu không muốn trẻ quấy khóc khi được mẹ bế

 

Nhiều trẻ sơ sinh khóc không thành tiếng chỉ vì không thích mùi sữa hoặc mùi cơ thể mẹ.

Trẻ nhỏ có khứu giác rất nhạy cảm. Vì vậy, nếu như mùi sữa của mẹ hoặc mùi cơ thể hôi sẽ làm bé thấy khó chịu, quấy khóc không chịu bú.

Điều này có thể xảy ra khi mẹ ăn các thức ăn nặng mùi như tỏi, mắm tôm, mắm cá, sầu riêng,...hoặc dùng nước hoa hay vệ sinh cơ thể không kỹ.

1.5. Mẹ hay làm vệ sinh cho con, nên bị con.... ghét

Với nhiều bé, việc mẹ thường xuyên vệ sinh cơ thể, tắm, lau rửa tay chân,...khiến cho bé cảm thấy khó chịu khi phải tiếp xúc nhiều với nước hoặc quá trình tắm gội gây đau cho trẻ.

Chính vì thế, khi mẹ gần bé, bé sẽ quấy khóc để gửi thông báo cho mẹ rằng không muốn được vệ sinh nhiều như vậy. Đó là lý do khiến mẹ cảm thấy như bé ghét mình mặc dù thường xuyên chăm sóc cho bé.

1.6. Nhiệt độ cơ thể mẹ bị nóng/ lạnh hơn trẻ mong đợi

Thân nhiệt của mẹ có thể có sự chênh lệch với thân nhiệt của bé. Nhiệt độ cơ thể mẹ nếu như nóng hơn hoặc lạnh hơn nhiệt độ cơ thể bé sẽ khiến bé nhanh chóng cảm nhận được sự khác biệt này khi mẹ bế.

Trẻ sẽ quấy khóc tỏ sự phản đối gần mẹ. Điều này cũng có thể xảy ra khi mẹ bị ốm, sốt, cảm lạnh khiến cho nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột làm bé không quen.

2. Làm gì để con thôi "hờn" mẹ?

Với trường hợp bé quấy khóc khi mẹ bế, mẹ nên áp dụng những cách sau để trẻ gần gũi với mẹ hơn, không còn hờn khi được bé bế:

2.1. Trò chuyện tâm sự với con

Mẹ nên thường xuyên tâm sự với con để trẻ được tăng sự tiếp xúc với mẹ. Mẹ đừng nghĩ rằng trẻ nhỏ không thể nói chuyện và cũng không hiểu được mẹ đang nói gì.

Trẻ nhỏ rất thích được nghe giọng nói của mẹ. Các mẹ hãy tâm sự với bé bằng cách hát ru, nói cho bé biết những gì xung quanh, đọc truyện cho bé nghe,... Trò chuyện với con không chỉ giúp mẹ gần bé hơn mà còn giúp cho trí não của trẻ phát triển.

2.2. Chơi với con, trêu đùa con


Chơi đùa với con giúp con thôi quấy khóc khi mẹ bế

Chơi đùa với con cũng là cách giúp con thôi quấy khóc khi mẹ bế

 

Các mẹ thường xuyên chơi và trêu đùa với con sẽ khiến cho bé không còn quấy khóc khi mẹ bế.

Mẹ nên chơi với con bằng cách đáp lại những nụ cười và hành động của bé, cho bé sử dụng những món đồ chơi phù hợp với lứa tuổi và cùng bé chơi,...

2.3. Thường xuyên ôm ấp, gần gũi con để con quen hơi mẹ

Khi mẹ thường xuyên gần gũi bé, bé sẽ cảm nhận được mùi hương cơ thể mẹ và quen dần với nó.

Những em bé thường xuyên được gần gũi mẹ sẽ có sự ổn định về tinh thần, ổn định hô hấp, phát triển trí thông minh nhiều hơn những bé không được mẹ gần gũi thường xuyên.

2.4. Cho con bú đúng cách

Để trẻ thôi không quấy khóc khi mẹ bế, các mẹ cần phải cho trẻ bú đúng cách.

  • Mẹ nên đặt ngực bé áp sát ngực mẹ và để cằm bé chạm được đến đầu ngực, để đầu bé hơi ngả về phía sau.
  • Khi miệng trẻ đã mở rộng, mẹ hãy đưa hết núm vú vào trong miệng bé và để bé ngậm toàn bộ. Ban đầu, trẻ sẽ bú nhanh và chậm dần về phía sau.
  • Mẹ có thể kiểm tra bé đã no hay chưa bằng cách thò ngón tay út vào miệng bé khi bé đang bú. Nếu đã no, bé sẽ nhả bú mẹ ra, nên để bé bú đủ sữa mẹ giúp bé không bị đói.

2.5. Cách bế để con dễ chịu nhất

Nếu như mẹ bế bé ở một tư thế mà bé quấy khóc, hãy thử đổi sang nhiều tư thế khác cho đến khi bé cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ nên để đầu bé nằm trên cánh tay, chân bé thoải mái duỗi hoặc co khi mẹ bế.

Nếu bé quấy khóc không ngừng dù đã thử nhiều tư thế, mẹ hãy tạo ra những chuyển động như đưa tay đẩy trẻ qua lại, cho trẻ nằm võng. Trẻ có thói quen chuyển động nhiều khi nằm trong bụng mẹ nên những động tác tạo chuyển động sẽ khiến cho trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ.

2.6. Cho con ăn đồ con ưa thích


Cho con ăn đồ ăn yêu thích nhưng vẫn đủ dinh dưỡng cần thiết

Cho con ăn đồ ăn yêu thích nhưng vẫn đủ dinh dưỡng cần thiết

 

Ngoài sữa mẹ, khi bé đã đến tuổi ăn dặm hoặc ăn được các loại thức ăn đa dạng, mẹ nên để ý để biết loại thức ăn bé thích và cho trẻ sử dụng nhiều hơn. Khi trẻ được ăn đồ ăn mình thích sẽ không còn quấy khóc.

Các mẹ cũng lưu ý cung cấp cho trẻ các loại thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ như là:

2.6.1. Vitamin D3

Vitamin D3 đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất của trẻ.

  • Vitamin D3 có tác dụng chống còi xương, suy dinh dưỡng.
  • Vitamin D3 còn giúp ổn định lượng Canxi trong máu và cùng với MK7 đưa Canxi gắn vào xương giúp xương chắc khỏe.

2.6.2. Canxi

Canxi có tác dụng lớn nhất là giúp hình thành và duy trì hệ xương khỏe mạnh.

Cung cấp đủ Canxi cho trẻ sẽ giúp trẻ tránh được nguy cơ còi xương, giảm mật độ xương, xương dễ gãy. Ngoài ra, Canxi còn tham gia hỗ trợ hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh,...

2.6.3. FOS

Là một chất xơ ở dạng hòa tan có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa giúp trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn, phòng chống táo bón.

2.6.3. Vitamin K2 (MK7)

MK7 có tác dụng giúp vận chuyển Canxi từ máu vào xương. Thiếu MK7, khối lượng xương không đạt đỉnh làm chiều cao không thể phát triển như ý muốn.

2.6.4. Immune alpha

Immune Alpha có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ, hạn chế các bệnh gây ra từ vi khuẩn và nhiễm trùng.

2.6.5. Colostrum

Cung cấp kháng thể và lượng Vitamin, dưỡng chất lớn cần thiết cho sự phát triển của bé.

Bé quấy khóc khi mẹ bế không phải là do ghét mẹ. Vì vậy, các mẹ không cần quá lo lắng khi bé hờn dỗi và mè nheo. Hãy tìm ra nguyên nhân bé tránh mẹ để có cách khắc phục hiệu quả nhất. Chúc mẹ nuôi bé khỏe và ngoan!

3.9 (77%)/7 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI