Cảnh báo chứng Vẹo Cột Sống Ở Trẻ Em trên mọi lứa tuổi

2997

Vẹo cột sống ở trẻ em là vấn đề đáng lo ngại và đang gày càng gia tăng. Tình trạng này có thể gây ra nhiều hệ lụy tới sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ. Làm thế nào khi trẻ bị vẹo cột sống? Theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ có cách khắc phục tình trạng này cho trẻ.

1. Vẹo cột sống là gì?

1.1. Vai trò quan trọng của cột sống

Vẹo cột sống ở trẻ

Vẹo cột sống ở trẻ

 

Cột sống chính là hệ thống một chuỗi các khớp xương được xếp chồng lên nhau. Cột sống có dạng hình chữ S. Nhờ hình dạng này kết hợp với hoạt động của các đĩa đệm và lực tác động mà con người có thể di chuyển.

  • Nhờ có cột sống mà các khớp tay, chân, cổ mới có thể hoạt động linh hoạt được. Do đó, con người mới có thể di chuyển, chạy nhảy, chơi thể thao,...
  • Cột sống cùng với hệ thống xương sườn, xương chậu và các cơ giúp bảo vệ cơ quan nội tạng ở lồng ngực và trong ổ bụng.

Cột sống là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người. Tuy nhiên, cột sống có thể bị thay đổi hình dạng vì nhiều lý do khác nhau như bẩm sinh, do thói quen sinh hoạt, lối sống,... Điều đó có thể gây ra những bất thường cho cơ thể hoặc các bệnh lý như loãng xương, thoái hóa đốt sống, đau lưng,...

Hiểu được tầm quan trọng của cột sống sẽ giúp ba mẹ tìm cách khắc phục kịp thời tình trạng vẹo cột sống ở trẻ em để tránh những tác hại về sức khỏe và thẩm mỹ cho trẻ.

1.2. Vẹo cột sống là gì?

Vẹo cột sống là tình trạng mà cột sống bị lệch, cong hẳn sang một bên so với vị trí bình thường. Người ta sẽ dựa vào số góc để xác định tình trạng cong, lệch của cột sống. Góc càng rộng thì chứng tỏ cột sống bị vẹo càng nặng.

Vẹo cột sống được coi là nặng khi có số đo góc trên 50 tới 75 độ. Vẹo cột sống ở trẻ em có thể quan sát bằng mắt thường.

Tình trạng vẹo cột sống có thể xảy ra với mọi độ tuổi. Tuy nhiên, vẹo cột sống thường gặp ở độ tuổi từ 11 đến 17 tuổi. Trẻ nhỏ có hệ xương chưa hoàn toàn vững chắc nên dễ bị tác động bởi ngoại lực và các yếu tố khác.

  • Các bé gái thường hay bị vẹo cột sống hơn là bé trai.
  • Tỷ lệ nam/ nữ bị vẹo cột sống là 1/9.   

1.3. Cách nhận biết khi trẻ bị vẹo cột sống

Ba mẹ hãy yêu cầu trẻ đứng thẳng người sau đó cúi xuống để hai tay chạm vào ngón chân. Nếu thấy 1 bên vai trẻ nhô cao hơn có thể cho thấy trẻ bị vẹo cột sống tự phát. Ngoài ra, vẹo cột sống ở trẻ em thường có những biểu hiện sau đây:

  • Xương bả vai 1 bên nhô cao hơn bên còn lại.
  • Hai bên hông không đều nhau.
  • Chân cao chân thấp. Trường hợp trẻ bị vẹo cột sống nhiều thường hay kèm theo bị biến dạng xoay.
  • Trẻ có thể bị vẹo hai, ba đường kèm theo gù lưng.
  • Trẻ cảm thấy thường xuyên bị khó thở, đau lưng.

Khi phát hiện thấy trẻ có những dấu hiệu vẹo cột sống, ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để có những can thiệp sớm và kịp thời. Tránh để tình trạng của trẻ phát triển nặng.

2. Các trường hợp vẹo cột sống ở trẻ em

2.1. Trẻ sơ sinh bị vẹo cột sống

Trẻ sơ sinh vẹo cột sống

Trẻ sơ sinh vẹo cột sống

 

Trong thời kỳ mang thai trẻ nằm theo hình cung. Sau khi sinh, bé nằm thẳng thì cột sống thẳng lại dần. Trẻ sơ sinh còn yếu và hệ xương chưa phát triển toàn diện. Do đó, trong quá trình chăm sóc trẻ, các mẹ phải rất cẩn thận.

Vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh có thể là do những nguyên nhân sau đây:

  • Xương vẫn còn mềm, yếu:

Xương sống của trẻ sơ sinh vốn thẳng. Tuy nhiên, nó rất mềm và khá yếu. Vì thế, nếu trẻ gặp phải các tác động ảnh hưởng đến cột sống thì cột sống sẽ dễ bị cong, lệch. Trẻ có thể bị cong cột sống nếu bị mẹ cho nằm võng quá nhiều hoặc bị bắt tập ngồi quá sớm.

  • Bị bế sai tư thế

Tư thế bế trẻ rất quan trọng khi trẻ còn trong giai đoạn sơ sinh. Trẻ sơ sinh có phần xương sống và cổ mềm. Trong khi đó, đầu lại chiếm ¼ trọng lượng cơ thể.

Nếu các mẹ bế trẻ nằm thẳng sẽ khiến trọng lượng cơ thể tác động đáng kể lên phần cổ có thể gây những thương tổn. Ngoài ra, nếu mẹ thường xuyên bế trẻ kiểu này sẽ làm cột sống của bé bị đè nén và bị dị dạng gây cong, lệch.

Mẹ có thể bế trẻ sơ sinh theo những cách sau đây:

  • Bế ngửa trẻ: Đây là tư thế bế phổ biến nhất. Các mẹ sử dụng 1 cánh tay đỡ phần đầu và cổ của bé dọc theo lưng bé. Tay còn lại đỡ phần mông. Các bé mới sinh 1-2 tháng còn yếu nên bế ngửa là thích hợp nhất.
  • Bế mặt đối mặt: Các mẹ sử dụng 1 tay để đỡ phần cổ và đầu bé. Tay còn lại đỡ phần mông. Để bé được quay mặt vào mặt mẹ. Tư thế này giúp mẹ có thể quan sát bé và trò chuyện, chơi đùa cùng bé.
  • Bế nằm úp trên tay: Mẹ đặt bé nằm úp trên cẳng tay của mẹ. Đầu bé gối lên khuỷu tay của mẹ, người hơi nghiêng về 1 phía. Tay còn lại mẹ nhẹ nhàng xoa lưng cho trẻ. Tư thế này đặc biệt hiệu quả trong trường hợp bé gặp vấn đề về tiêu hóa.

Một số lưu ý cần biết khi trẻ sơ sinh bị vẹo cột sống:

  • Khi bế trẻ với tư thế thẳng đứng: Mẹ có thể bế trẻ ở tư thế thẳng đứng. Tuy nhiên, khi bế thẳng đứng thì trọng lực sẽ tác động lên cơ thể trẻ nhiều hơn. Do đó, các mẹ nên hạn chế bế trẻ đứng.
  • Khi cho trẻ bú: Khi mà các bé chưa thể ăn thêm nguồn dinh dưỡng khác thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính. Do đó, các mẹ cần bổ sung nhiều Canxi cho cơ thể để trẻ có thể nhận được chất này thông qua sữa mẹ. Bằng cách cung cấp đầy đủ Canxi, cơ thể trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh, hệ xương chắc khỏe.

2.2. Cong vẹo cột sống học đường

Tình trạng vẹo cột sống học đường ngày càng phổ biến

Tình trạng vẹo cột sống học đường ngày càng phổ biến

 

2.2.1. Tình trạng vẹo cột sống ở trẻ em trên học đường

Cong vẹo cột sống ở trẻ em trên học đường hiện đang là vấn đề đáng báo động. Theo thống kê của chương trình Y tế học đường Hà Nội thì có tới 19% trẻ em trong độ tuổi đi học có dấu hiệu bị vẹo cột sống. Trong đó, tỷ lệ học sinh bị vẹo cột sống là:

  • Cấp tiểu học có dấu hiệu vẹo cột sống cao là 30,8%
  • Trung học cơ sở là 22,2%
  • Cấp Phổ thông trung học là 18,8%.

2.2.2. Nguyên nhân khiến học sinh hay bị vẹo cột sống

Học sinh hay bị vẹo cột sống có thể là do các nguyên nhân như:

  • Thường xuyên ngồi học sai tư thế trong thời gian dài.
  • Trẻ hay phải mang vác cặp sách nặng về một bên.
  • Trẻ hoạt động mạnh hoặc lao động quá sức trong khi hệ xương còn chưa hoàn thiện.
  • Trẻ phải ngồi học khi bàn và ghế có sự chênh lệch chiều cao lớn làm trẻ phải cúi khom trong thời gian dài gây ra chứng cong vẹo cột sống.

2.2.3. Ảnh hưởng đến cuộc sống học đường

Cong vẹo cột sống ở trẻ em ảnh hưởng đáng kể tới đời sống học đường của trẻ.

  • Cột sống bị vẹo khiến trẻ không có tư thế bình thường ảnh hưởng tới thẩm mỹ, bị bạn bè trêu chọc,...
  • Trẻ có thể trở nên tự ti và ngại giao tiếp.
  • Trẻ dễ bị đau lưng, nhức mỏi xương, ảnh hưởng lớn tới quá trình học tập và kết quả học tập.

3. Biện pháp phòng ngừa vẹo cột sống ở trẻ em

Cần có biện pháp phòng ngừa đúng đắn tránh cho trẻ bị vẹo cột sống

Cần có biện pháp phòng ngừa đúng đắn tránh cho trẻ bị vẹo cột sống

 

Để phòng ngừa vẹo cột sống ở trẻ em, các mẹ cần thực hiện cho trẻ những thói quen sau:

  • Thay đổi tư thế sinh hoạt

Tư thế sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển của hệ xương. Khi trẻ có những thói quen hàng ngày không tốt cho cột sống như hay gù lưng, cong lưng, không đứng thẳng,.. các mẹ nên yêu cầu trẻ sửa ngay.

Luyện tập những thói quen tốt hàng ngày sẽ giúp trẻ có 1 hệ xương chắc khỏe, không còn bị cong vẹo.

  • Tránh mang vác đồ nặng

Mẹ không nên để trẻ mang vác đồ nặng. Khi trẻ đi học, mẹ tránh để trẻ mang cặp quá nặng hoặc đeo cặp lệch về một bên. Nên sử dụng loại cặp có quai hai bên để trẻ đeo cho cân bằng, tránh bị lệch vai, vẹo cột sống.

  • Bổ sung đủ dinh dưỡng

Để trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe, tránh tình trạng còi xương, xương yếu, dễ cong vẹo, mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Đặc biệt, cần cung cấp cho trẻ đầy đủ bộ 3 Canxi nano, Vitamin D3, MK7. Bởi:

  • Canxi: Là thành phần chính cấu tạo nên xương. Canxi giúp xương chắc khỏe, gắn kết và tránh tình trạng xương giòn, dễ gãy, dễ bị biến dạng. Canxi nano có kích thước phân tử siêu nhỏ nên có khả năng hấp thu gấp 200 lần so với Canxi thông thường trong thực phẩm. Bổ sung Canxi nano cùng với Canxi trong sữa, thực phẩm sẽ giúp bé hấp thu được hàm lượng tối đa theo nhu cầu phát triển của cơ thể.
  • Vitamin D3: Có tác dụng giúp cơ thể tăng cường hấp thụ Canxi và duy trì nồng độ Canxi trong máu. Vitamin D3 cũng giúp làm tăng hệ miễn dịch và chống suy dinh dưỡng.
  • MK7: Còn được biết đến với tên gọi là Vitamin K2. MK7 có tác dụng vận chuyển Canxi từ xương gắn vào máu và giúp xương sản sinh ra Collagen để tăng cường sự gắn kết.

Lưu ý là để trẻ có hệ xương chắc khỏe, mẹ cần bổ sung cho con đồng thời Canxi - Vitamin D3 - MK7.

  • Chăm tập thể dục thể thao

Tập luyện cơ thể thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, giúp trẻ tránh được nhiều bệnh tật. Tập thể dục thể thao cũng giúp trẻ phát triển hệ xương khỏe mạnh, cơ thể linh hoạt và dẻo dai, tránh được vẹo cột sống.

4. Khám vẹo cột sống ở đâu?

Tìm tới địa chỉ khám vẹo cột sống cho trẻ uy tín

Tìm tới địa chỉ khám vẹo cột sống cho trẻ uy tín

 

Khi có những dấu hiệu vẹo cột sống ở trẻ em, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để có biện pháp can thiệp phù hợp. Những địa chỉ uy tín tại Hà Nội chữa vẹo cột sống bao gồm:

4.1. Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng - Bệnh viện Nhi Trung ương

Bệnh viện Nhi trung ương là cơ sở đầu ngành của cả nước về điều trị các bệnh cho trẻ em trong đó có vẹo cột sống. Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng của viện Nhi Trung ương áp dụng các công nghệ hiện đại trong quá trình khám chữa bệnh, giúp trẻ phục hồi tình trạng cột sống bình thường.
  • Địa chỉ: 18/879 Đường La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 6273 8532
  • Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày.

4.2. Khoa Nhi - Bệnh viện Phục hồi chức năng

Đây là cơ sở khám chữa y tế công lập. Khoa có áp dụng các hoạt động trị liệu và vật lý trị liệu để điều trị cong vẹo cột sống ở trẻ em. Khám và tư vấn về bệnh vẹo cột sống.

  • Địa chỉ: Số 35 Lê Văn Thiêm, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 6682 9363
  • Giờ mở cửa: 6:00 - 17:00

4.3. Trung tâm Phục hồi chức năng - Bệnh viện Bạch Mai

Trung tâm phục hồi chức năng áp dụng nhiều công nghệ hiện đại từ máy móc nhập khẩu giúp phục hồi chức năng cho cột sống khi bị cong, vẹo. Ba mẹ có thể đưa trẻ tới khám vẹo cột sống và điều trị tại địa chỉ này.

  • Địa chỉ: 18/879 Đường La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày

4.4. Khoa Phẫu thuật cột sống - Bệnh viện Việt Đức

Khi tình trạng vẹo cột sống của trẻ em phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật thì bệnh viện Việt Đức chính là sự lựa chọn tốt. Kỹ thuật phẫu thuật tại đây đứng hàng đầu cả nước có thể giúp trẻ điều chỉnh chứng cong vẹo cột sống hiệu quả.
  • Địa chỉ: 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại: (84- 24) 38.253.531;  (84-24) 38.248.308
  • Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày

4.5. Khoa Chấn thương Chỉnh hình cột sống - Viện Chấn thương Chỉnh hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Khoa chuyên điều trị các bệnh lý về cột sống như cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm, phẫu thuật các khối u tại cột sống,...
  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 069. 572400
  • Giờ mở cửa: 8:00 - 18:00

5. Chi phí khám chữa bệnh vẹo cột sống ở trẻ em

ẹo cột sống bao gồm tiền khám, tiền mua áo nẹp, đai định hình hoặc chi phí phẫu thuật.Chi phí chữa v

  • Mỗi địa chỉ khám chữa bệnh khác nhau sẽ có giá khác nhau, dao động trong khoảng 100 triệu trở lên cho những trường hợp phải phẫu thuật.
  • Trường hợp chỉ cần khám và mua áo nẹp, đai định hình thì chi phí sẽ từ 1 đến 2 triệu.

Vẹo cột sống ở trẻ em là tình trạng cần được can thiệp kịp thời. Nó ảnh hưởng tới quá trình trẻ phát triển hệ xương và hoạt động thể chất. Do đó, khi trẻ có các dấu hiệu bị vẹo cột sống, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để được điều trị sớm.

5.0 (100%)/1 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI