8 địa chỉ khám vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh hàng đầu Việt Nam

6434

Trong những năm tháng đầu đời, việc chăm sóc trẻ sơ sinh phải đặc biệt cẩn trọng. Nếu các mẹ vì chăm sóc sai cách mà gây ra tình trạng vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh có thể tác động nhiều mặt tới tương lai của trẻ nếu ba mẹ không tìm cách khắc phục kịp thời.

1. Sự phát triển xương của trẻ sơ sinh

Hình ảnh vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh

Hình ảnh vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh
 

Trẻ phát triển hệ xương theo từng giai đoạn như sau:  

  • Trẻ 3 tháng

Xương trẻ đã cứng cáp hơn khi sinh rất nhiều và bé có thể thực hiện các động tác khua chân, khua tay.

Đến tháng thứ 3, bé có thể tự nâng đầu lên và đặt tay dưới bụng khi mẹ đặt bé nằm sấp. Bé có thể đặt ở tư thế ngồi nếu được hỗ trợ. Xương chân trẻ cũng đã vững chắc hơn và bé có thể đứng thẳng nếu mẹ hỗ trợ.

Khi trẻ 3 tháng, mẹ cần chú ý bế trẻ đúng tư thế. Không để trẻ ở tư thế nằm thẳng và tránh bế trẻ thẳng đứng quá lâu.  

  • Trẻ 6 tháng

Khi 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể tự kiểm soát được đầu của mình.

Bé có thể xoay qua lại để quan sát các sự vật xung quanh. Xương đã cứng cáp hơn nên trẻ có thể dùng hai tay để nâng đầu, cổ và lưng khỏi mặt đất. Trẻ còn có thể sử dụng 1 tay để nâng người.

Trong giai đoạn này, mẹ cần tránh cho trẻ tập ngồi khi trẻ chưa sẵn sàng. Hãy để trẻ biết ngồi tự nhiên mà không phải gượng ép.

  • Trẻ 12 tháng

Trong giai đoạn này, xương của trẻ đang đạt được kích thước đáng kinh ngạc. Mặc dù tốc độ tăng trưởng bắt đầu chậm lại, nhưng xương vẫn phát triển mạnh. Cân nặng khi sinh của trẻ tăng gấp bốn lần.

Khi trẻ 12 tháng tuổi, trẻ đã có thể bắt đầu biết đi. Mẹ cần lưu ý tránh để trẻ đi nhiều khi chưa vững và cho trẻ tập đi quá sớm. Nó có thể gây ra sự tác động xấu cho hệ xương và làm tăng nguy cơ bị vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh.

2. Dấu hiệu nhận biết khi trẻ sơ sinh bị vẹo cột sống

Vẹo cột sống thường có 3 dạng cơ bản là:

  • Vẹo chữ C thường
  • Vẹo chữ C ngược
  • Cong hình chữ S.

Khi cột sống bị vẹo hình chữ C thì bằng mắt thường cũng có thể nhận biết được thông qua độ lệch của vai, vùng ngực, hông và tay. Trường hợp cột sống cong hình chữ S thường nhẹ hơn và chỉ được phát hiện bằng cách chụp X- quang.

Trường hợp vẹo cột sống hình chữ C nguy hiểm hơn là vẹo hình chữ S. Cột sống vẹo hình chữ C làm mất cân bằng vùng cơ, vai và hông. Trong khi đó, cột sống vẹo hình chữ S khiến cho chức năng hô hấp bị ảnh hưởng.

Các dấu hiệu đơn giản cho thấy vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh là:

  • Hai vai trẻ không bằng nhau, bên cao bên thấp.
  • Các gai đốt sống không thẳng hàng.
  • Xương sườn bị lồi lên.
  • Hai thắt lưng không cân đối.
  • Phần eo tạo giữa cánh tay và thân không đều nhau ở hai bên.
  • Xương bả vai bị nhô ra.
  • Khoảng cách từ 2 mỏm xương bả vai tới gai đốt sống không bằng nhau;

3. Nguyên nhân gây vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị vẹo cột sống bẩm sinh

Trẻ bị vẹo cột sống bẩm sinh
 

Trẻ sơ sinh có thể bị vẹo cột sống do các nguyên nhân sau đây:

  • Trẻ bị vẹo cột sống bẩm sinh

Thông thường, trẻ nằm trong bụng mẹ theo tư thế cong người. Khi sinh ra thì cột sống trẻ sẽ trở lại tư thế thẳng tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ vừa sinh ra đã bị vẹo cột sống mà không xác định được nguyên nhân cụ thể.

  • Di truyền

Vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh có thể do di truyền. Nếu ba, mẹ bị vẹo cột sống bẩm sinh thì trẻ cũng có nguy cơ bị vẹo cột sống ngay từ khi sinh ra.

  • Nằm thẳng người quá sớm

Trẻ sơ sinh có cấu tạo cơ thể khác với người lớn. Khi trẻ còn nhỏ, phần đầu có trọng lượng lớn nhất. Do đó, nếu mẹ bế trẻ nằm ngang, trọng lượng đầu và cơ thể sẽ tác động nhiều lên cổ trẻ. Cột sống trẻ cũng bị đè nén và gây ra tình trạng vẹo cột sống.

  • Bế sai tư thế

Vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh có thể do mẹ bế trẻ không đúng tư thế. Do xương trẻ còn chưa phát triển hoàn thiện nên những tác động nhỏ gây ra trong quá trình mẹ chăm sóc trẻ cũng ảnh hưởng tới cột sống. Trẻ thường xuyên bị bế sai tư thế sẽ bị biến dạng cột sống.

  • Tập ngồi quá sớm

Thông thường, khoảng 6 tháng tuổi trở lên là các bé có thể tự ngồi. Tuy nhiên quá trình này không hoàn toàn giống nhau ở mỗi trẻ. Vì thế, mẹ nên để bé biết ngồi tự nhiên thay vì tập cho bé ngồi quá sớm.

Khi trẻ ngồi quá sớm, xương cột sống trẻ sẽ phải chịu áp lực từ đầu và trọng lượng cơ thể nên dễ bị cong, vẹo cột sống. Xương chân bé cũng bị ảnh hưởng vì bé vẫn chưa duỗi thẳng được đầu gối.

  • Ôm con trong lòng không rời tay

Mẹ không nên thường xuyên ôm con vào lòng. Hành động này diễn ra thường xuyên có thể khiến trẻ bị cản trở đường hô hấp, gây gù lưng cho trẻ và làm cột sống bị vẹo.

  • Ngồi xe đẩy quá sớm

Nhiều mẹ muốn con biết đi sớm nên cho tập ngồi xe đẩy. Tuy nhiên, trẻ nhỏ xương còn mềm và yếu, chưa thể phản ứng với những phản xạ liên tục và bất ngờ khi tập đi xe đẩy. Do đó, việc cho trẻ ngồi xe đẩy sớm làm bé dễ bị vẹo cột sống.

  • Tiếp xúc đồ điện tử trong thời gian dài

Hiện này, không ít các bậc ba mẹ thường xuyên cho trẻ sử dụng đồ điện tử để trẻ không quấy khóc và chịu ăn. Đó là hành động sai lầm tạo thói quen không tốt cho trẻ.

Đồ điện tử nếu sử dụng quá thường xuyên trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng về mắt, não và hệ thần kinh. Bé hay nằm hoặc ngồi không đúng tư thế khi chơi đồ điện tử gây ra chứng vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh.

4. Tác hại khi bị vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị vẹo cột sống không chỉ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ sau này của trẻ mà còn có thể gây ra những tác hại cùng biến chứng nguy hiểm như:

  • Đau đớn

Tình trạng vẹo cột sống khiến cho cột sống phải chịu tác động nhiều hơn bình thường. Độ cong khác thường của cột sống khiến trẻ có những tư thế xấu. Các cơn đau xương có thể bắt nguồn từ phần hông hoặc do chân không đồng đều.

  • Áp lực lên tim, phổi

Vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh có thể làm cho xương sườn bị xẹp một bên. Hệ quả là làm cho lồng ngực bị lép gây áp lực lên tim và phổi. Phổi trẻ có thể bị giảm dung tích gây ra suy hô hấp, suy tim và khó thở.

Trong những diễn biến nguy hiểm hơn thì các cơ quan ở ổ bụng cũng có thể bị chèn ép và khiến các dây thần kinh bị ảnh hưởng.

  • Ảnh hưởng đến sự phát triển sau này

Tình trạng vẹo cột sống gây ra thoái hóa xương khớp sớm. Trẻ có thể bị viêm khớp khi tới tuổi trưởng thành. Thoái hóa xương làm các đĩa xương mỏng, trượt lên nhau tạo áp lực cho hệ thần kinh gây ra đau đớn ở cổ, cánh tay, chân,...

  • Tác động tâm lý

Trẻ bị vẹo cột sống ảnh hưởng đến dáng đi và hình dáng cơ thể. Nhiều trẻ vẹo cột sống cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với bạn bè, thậm chí là bị trầm cảm.

5. Phòng tránh bệnh vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh

Lưu ý khi bế trẻ sơ sinh

Cần hết sức lưu ý khi bế trẻ sơ sinh
 

Để giúp phòng tránh vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh thì các mẹ cần lưu ý những điểm sau trong quá trình chăm sóc trẻ:

  • Bế trẻ đúng cách

Trẻ sơ sinh có phần đầu nặng, chiếm tới ¼ trọng lượng của cơ thể. Do vậy, nếu mẹ bế trẻ không đúng cách sẽ tạo áp lực cho cột sống làm cột sống bị cong vẹo. Các mẹ nên bế trẻ theo những cách sau:

  • Bế trẻ nằm ngang

Mẹ để 1 tay đỡ phần đầu, cổ và dọc lưng bé, tay còn lại đỡ phần mông. Để bé nằm trên chỗ gấp của khuỷu tay mẹ. Mẹ đưa bé vào sát ngực và điều chỉnh cho bé song song với cơ thể mẹ. Đầu bé cao hơn so với thân mình.

  • Bế ngồi trẻ sơ sinh

Trẻ từ 3 đến 5 tháng có thể bế được theo tư thế ngồi. Mẹ dùng 1 cánh tay ôm lấy phần bụng trẻ, tay còn lại nâng đỡ phần mông và đùi. Để phần đầu và lưng trẻ dựa hoàn toàn vào người mẹ.

  • Bế trẻ với tư thế thẳng đứng

Mẹ có thể bế trẻ trong tư thế thẳng đứng khi trẻ từ 6 tháng trở lên. Tuy nhiên, tư thế này khiến cho cột sống trẻ chịu nhiều áp lực hơn nên mẹ nên hạn chế bế trẻ ở tư thế này.

  • Tập cho bé ngồi thẳng lưng

Khi trẻ đã có thể ngồi, mẹ nên tập cho bé thói quen ngồi thẳng lưng. Lâu dần, nó sẽ tạo thành thói quen tốt cho trẻ.

  • Không bế vác trẻ sơ sinh sớm

Trẻ sơ sinh có xương mềm và yếu. Vì vậy, các mẹ không nên bế vác trẻ sớm. Cơ bắp và xương trẻ sẽ không chịu được áp lực của trọng lượng cơ thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cột sống.

  • Duy trì cân nặng hợp lý cho trẻ

Trẻ bị béo phì có nguy cơ bị vẹo cột sống, do trọng lượng cơ thể nặng gây áp lực cho cột sống và hệ xương dẫn đến tình trạng bị vẹo, cong. Vì vậy, mẹ cần tránh để trẻ bị béo phì và nên duy trì cho trẻ mức cân nặng phù hợp với chiều cao và độ tuổi.

  • Tập cho trẻ thói quen vận động

Vận động cơ thể giúp hệ xương của trẻ thêm dẻo dai và chắc khỏe, phòng tránh nguy cơ bị vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh chưa thể hoạt động mạnh thì mẹ nên hướng dẫn cho trẻ tập bò nhiều hoặc vận động tay chân thường xuyên.

6. Cách chữa vẹo cột sống tại nhà

Dinh dưỡng đầy đủ rất cần thiết cho trẻ sơ sinh vẹo cột sống

Dinh dưỡng đầy đủ rất cần thiết cho trẻ sơ sinh vẹo cột sống
 

Để có thể chữa vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh tại nhà, mẹ cần bổ sung cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Những dưỡng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển của xương bao gồm:

  • Canxi

Canxi là thành phần quan trọng nhất của hệ xương. Thiếu Canxi, hệ xương của trẻ sẽ không thể phát triển bình thường. Trẻ sẽ bị còi xương, xương yếu, dễ bị biến dạng hơn. Do vậy, việc bổ sung đầy đủ Canxi cho trẻ là yếu tố quan trọng nhất góp phần giúp trẻ chữa cong vẹo cột sống.

Mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu Canxi như trứng, cá trích, cá mòi, sữa tươi, tôm, cải chíp, cải xoăn, đậu trắng,... để bổ sung cho bé qua dòng sữa.

Mẹ nên theo dõi sự hấp thụ Canxi của cơ thể trẻ. Nếu dinh dưỡng hàng ngày không thể cung cấp cho trẻ đủ Canxi cần thiết, mẹ nên cho trẻ sử dụng thêm các thực phẩm chức năng có chứa Canxi, đặc biệt là Canxi nano. Canxi nano có khả năng hấp thụ gấp 200 lần Canxi thông thường.

  • Vitamin D3

Vitamin D3 giúp cơ thể hấp thu Canxi tốt hơn và duy trì nồng độ Canxi trong máu. Thiếu Vitamin D3 có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, vàng da, giảm sức mạnh của hệ miễn dịch làm trẻ dễ ốm yếu. Cung cấp đủ Vitamin D3 sẽ giúp xương trẻ thêm chắc khỏe.

Những thực phẩm giàu Vitamin D3 mà mẹ nên bổ sung cho trẻ trong thực đơn hàng ngày là cá, nấm, dầu gan cá, lòng đỏ trứng, yến mạch, tôm, bơ, sữa chua, cá hồi,...

Ánh nắng mặt trời cũng là nguồn cung cấp Vitamin D dồi dào cho trẻ. Mẹ nên để trẻ được tắm nắng thường xuyên vào mỗi buổi sáng sớm trước 9h.

MK7 là một loại Vitamin nhóm K có tác dụng quan trọng trong việc giúp xương chắc khỏe. MK7 vận chuyển Canxi từ máu vào xương và gắn chặt Canxi trong xương.

Bộ 3 Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 cần được bổ sung đồng thời để làm tăng hiệu quả cung cấp Canxi cho cơ thể trẻ.

  • Magie

Magie có tác dụng tăng cường cơ bắp và giúp trẻ hấp thu Canxi hiệu quả hơn. Thiếu Magie có thể gây ra tình trạng chậm phát triển thể lực và thiếu Canxi khiến xương trẻ kém chắc khỏe.

Những thực phẩm giàu Magie bao gồm: cá, chuối, các hoạt hạt, rau bina, rau ngót, quả bơ, socola, sữa chua, chanh leo, rong biển, mâm xôi,...

  • Sắt

Thiếu Sắt gây ra tình trạng thiếu máu, suy giảm hệ miễn dịch ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ.

Thực phẩm giàu Sắt mà mẹ nên bổ sung cho trẻ bao gồm: Rau ngót, bí đỏ, thịt bò, gan lợn, rau dền, cá lóc, các loại hạt,...

7. Khám vẹo cột sống cho trẻ ở đâu?

khám vẹo cột sống cho trẻ

Khám vẹo cột sống cho trẻ ngay khi thấy có dấu hiệu
 

Khi có những dấu hiệu cho thấy bị vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để xác định cụ thể tình trạng và có cách can thiệp kịp thời. Những địa chỉ khám vẹo cột sống uy tín bao gồm:

7.1. Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng - Bệnh viện Nhi Trung ương

Bệnh viện Nhi trung ương là cơ sở điều trị các bệnh cho trẻ em trong đó có vẹo cột sống hàng đầu cả nước. Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng của viện Nhi Trung ương áp dụng các công nghệ tiên tiến trong quá trình khám chữa bệnh vẹo cột sống.

  • Địa chỉ: 18/879 Đường La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 6273 8532
  • Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày.

7.2. Khoa Chấn thương Chỉnh hình cột sống - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Khoa Chấn thương chỉnh hình của viện chấn thương chỉnh hình tại bệnh viện trung ương Quân đội 108 chuyên điều trị các bệnh lý về cột sống như cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm,... Tại đây cũng thực hiện các phẫu thuật những khối u tại cột sống,...

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 069. 572400
  • Giờ mở cửa: 8:00 - 18:00

7.3. Khoa Phẫu thuật cột sống - Bệnh viện Việt Đức

Kỹ thuật phẫu thuật của bệnh viện Việt Đức thuộc 1 một số những bệnh viện hàng đầu cả nước. Khi vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật thì bệnh viện Việt Đức chính là sự lựa chọn tốt.

  • Địa chỉ: 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại: (84- 24) 38.253.531;  (84-24) 38.248.308
  • Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày

7.4. Khoa Nhi - Bệnh viện Phục hồi chức năng

Khoa Nhi của bệnh viện phục hồi chức năng có áp dụng các hoạt động trị liệu và vật lý trị liệu để điều trị cho các trẻ bị vẹo cột sống. Đây là cơ sở điều trị bệnh công lập. Ba mẹ có thể lựa chọn khám chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.

  • Địa chỉ: Số 35 Lê Văn Thiêm, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 6682 9363
  • Giờ mở cửa: 6:00 - 17:00

7.5. Trung tâm Phục hồi chức năng - Bệnh viện Bạch Mai

Trung tâm phục hồi chức năng của bệnh viện Bạch Mai có kinh nghiệm trong việc chữa vẹo cột sống cho trẻ. Trung tâm áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến giúp phục hồi chức năng cho cột sống khi bị cong, vẹo.

  • Địa chỉ: 18/879 Đường La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày

7.6. Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy là cơ sở khám chữa bệnh chất lượng nhất khu vực miền Nam. Tại đây, các bác sĩ có thể giúp khám, điều trị các bệnh về cột sống và thực hiện phẫu thuật khi cần thiết.

  • Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: (84-028) 3855 4137 - (84-028) 3855 4138
  • Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày

7.7. Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh

Chuyên khoa cột sống tại Bệnh viện nhận khám và điều trị tất cả các vấn đề liên quan tới cột sống theo phương pháp nội khoa và ngoại khoa. Trung tâm có trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm.

  • Địa chỉ: Số 929 Trần Hưng Đạo, phường 1, Quận 5, Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 028 3923 7007
  • Giờ mở cửa:
    • Thứ 2 đến thứ 6: 6h30 - 20h,
    • Thứ 7 và chủ nhật là:  6h30 - 12h.

7.8. Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện hỗ trợ bệnh nhân thăm khám và điều trị các bệnh về cột sống như vẹo cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm,...Bệnh viện có đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại để khám chữa bệnh.

  • Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Hồ Chí Minh
  • Điện thoại:  028 3855 4269
  • Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày

8. Các bước chẩn đoán cho trẻ sơ sinh bị vẹo cột sống

Khi đưa trẻ đi khám, các bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng cột sống của trẻ bằng cách:

  • Nhận biết qua vẻ ngoài: Từ vẻ ngoài, các bác sĩ có thể đoán được tình trạng cột sống của trẻ có bị cong vẹo hay không. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ thực hiện các động tác như: đứng thẳng để xem độ cao hai vai có cân đối hay không; kiểm tra tư thế bước đi xem có bị khập khiễng,...
  • Chụp X-quang: Chụp X- quang hình ảnh cột sống có thể cho các bác sĩ xem xét chính xác tình trạng vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh. Các phương pháp chụp X- quang xác định tình trạng cột sống bao gồm:
  • Chụp X quang quy ước cột sống: Chụp thẳng, nghiêng cột sống cổ, lưng, vùng thắt lưng và cùng cụt. Chụp chếch 3/4 cột sống cổ. Chụp tủy cản quang và chụp bao rễ thần kinh,...
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Tình trạng vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần theo dõi sự phát triển của cơ thể trẻ để phát hiện sớm tình trạng này và có cách điều trị hiệu quả.

4.4 (88%)/5 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI