Uống Canxi có bị táo bón không?

7908

Không ít bố mẹ băn khoăn về việc cho bé uống Canxi có bị táo bón không và làm cách nào để tránh tình trạng này. Bổ sung Canxi là việc không thể thiếu để bé có hệ xương khỏe mạnh và hệ miễn dịch tốt. Hãy cho trẻ uống Canxi đúng cách để tránh tình trạng bị táo bón các bố mẹ nhé!

1. Uống Canxi có bị táo bón không?

Uống Canxi có bị táo bón không

Uống Canxi không đúng cách khiến trẻ bị táo bón
 

Canxi là chất cần thiết để đảm bảo cơ thể của bé được phát triển khỏe mạnh. Nhiều bố mẹ đã chú ý tới việc bổ sung Canxi cho bé bằng cách cho bé uống Canxi. Tuy vậy một số trường hợp bé lại bị táo bón nên không ít người cho rằng cứ uống Canxi bé sẽ bị táo bón.

Thực tế, Canxi không hề gây táo bón hay gây ra hiện tượng nóng trong của cơ thể. Bé bị táo bón có thể do nhiều nguyên nhân bao gồm chế độ ăn uống không hợp lý, trẻ bị thiếu nước. Trẻ đang uống một số loại thuốc gây táo bón, trẻ bị rối loạn tiêu hóa hoặc các bệnh liên quan tới đường ruột.

Tuy nhiên nếu bố mẹ cho bé uống Canxi không đúng cách, không đúng liều lượng thì cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ.  

2. Nguyên nhân uống Canxi bị táo bón

Như vậy nếu bạn thắc mắc uống Canxi có bị táo bón không thì câu trả lời là có - nếu uống Canxi không đúng cách.

Bố mẹ cần tìm ra nguyên nhân chính khiến trẻ uống Canxi bị táo bón để có biện pháp chữa trị kịp thời. Một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ uống Canxi bị táo bón thường do:

2.1. Hàm lượng Canxi quá cao

Uống hàm lượng Canxi cao gây táo bón

Uống hàm lượng Canxi cao dễ gây táo bón
 

Bố mẹ thường chú ý tới việc bổ sung Canxi nhưng vẫn chưa hiểu rõ được các loại Canxi và hàm lượng bổ sung cho bé.

Các loại Canxi vô cơ như Canxi carbonat khi đưa vào cơ thể thường sẽ được hấp thu ít và hạn chế hơn nhiều so với Canxi hữu cơ, đặc biệt là Canxi hữu cơ có trong thức ăn. Việc này khiến Canxi dư thừa và gây lắng đọng sẽ khiến bé có thể bị táo bón, sỏi thận,....  

2.2. Dùng những thực phẩm giàu axit oxalic, chất béo

Những thực phẩm giàu axit oxalic như các loại sợi mỳ, sợi phở, các loại rau quả củ hạt như rau chân vịt, sắn, măng, măng tây, cà tím, hạt điều, khoai tây chiên,....có thể gây lắng đọng oxalat Canxi và tạo nên sỏi thận, sỏi tiết niệu cùng những bệnh lý liên quan tới thận và đường tiêu hóa. 

Ngoài ra những thực phẩm giàu đạm, giàu chất béo cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón thường xuyên. Nếu bố mẹ không chú ý cho trẻ ăn kết hợp rau xanh, củ quả thì càng tăng nguy cơ bị táo bón nếu ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo.

2.3. Uống Canxi cùng lúc với sữa

Uống Canxi cùng lúc với sữa dễ bị táo bón

Uống Canxi cùng lúc với sữa khiến trẻ dễ bị táo bón
 

Nhiều bố mẹ thường có thói quen cho bé uống Canxi cùng với sữa vì cho rằng bé sẽ dễ uống hơn, tăng cường thêm Canxi cho bé. Đây là cách uống sai lầm.

Bởi Canxi trong sữa và Canxi uống sẽ cạnh tranh, làm giảm sự hấp thu, gây dư thừa Canxi. Các bộ phận cần Canxi lại không nhận đủ hàm lượng cần thiết. Đây chính là nguyên nhân trẻ uống Canxi bị táo bón!

2.4. Thiếu hoặc thừa quá nhiều chất xơ

Thiếu chất xơ cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến bé bị táo bón. Vì thiếu chất xơ làm phân cứng, rắn và khó ra ngoài. Hệ tiêu hóa của bé cũng bị ảnh hưởng làm chậm quá trình hấp thu dinh dưỡng.

Tuy vậy các mẹ cũng không nên cho con ăn quá nhiều chất xơ, đặc biệt là các loại rau chứa axit oxalic như rau dền, măng, rau chân vịt, cần tây, hành tây,.... 

2.5. Bổ sung các loại ngũ cốc thô khi uống Canxi

Tránh dùng các loại ngũ cốc thô khi uống Canxi
Tránh dùng các loại ngũ cốc thô khi uống Canxi
 

Khi uống Canxi nhiều bố mẹ thường cho bé ăn kèm các loại hạt, ngũ cốc khô. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không tốt. Không ít loại ngũ cốc khô gây nên tình trạng khó tiêu, đầy bụng cho bé. 

Ngoài ra với các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng, hạt dẻ hay các loại cám khô còn được xếp vào nhóm chứa axit oxalic rất cao. Do đó các mẹ nên hạn chế điều này.

2.6. Trộn Canxi với thức ăn

Đây cũng là một trong những cách bổ sung Canxi mà không ít bố mẹ làm. Vì thế hệ tiêu hóa non nớt của bé phải tiêu hóa và hấp thụ cả thức ăn lẫn Canxi. Lượng Canxi vừa bổ sung sẽ không được hấp thụ triệt để.

Ngoài ra một số chất có trong thức ăn như Sắt, Protein,...sẽ gây ức chế quá trình hấp thụ Canxi và gia tăng việc bài tiết Canxi ra khỏi cơ thể.

2.5. Không bổ sung Canxi kèm Vitamin D và MK7

Nhiều bố mẹ chỉ chú ý tới việc bổ sung Canxi mà lơ là việc cung cấp Vitamin D3 và MK7.

  • Vitamin D3 là một dạng tiền Vitamin D có vai trò giúp Canxi được thẩm thấu dễ dàng từ thành ruột vào máu.
  • MK7 là Vitamin K2 tự nhiên sẽ đưa Canxi trong máu tới xương và những cơ quan đang bị thiếu hụt Canxi.

Có đầy đủ cả Canxi, Vitamin D3, MK7 sẽ giúp cơ thể bé chuyển hóa và hấp thu tối đa lượng Canxi đã bổ sung. Không còn tình trạng Canxi dư thừa, đồng thời giảm lượng Canxi phải bổ sung so với những cách khác.

2.6. Uống ít nước hoặc uống loại nước không phù hợp

Ngoài một số nguyên nhân nêu trên thì khi bé uống Canxi bị táo bón, bố mẹ nên xem xét về lượng nước bé đã uống mỗi ngày. Có thể bé uống quá ít nước hoặc uống một số loại nước không phù hợp. Lượng nước cần bổ sung theo độ tuổi của bé như sau.
 

Độ tuổi

Lượng nước cần bổ sung

Trẻ dưới 1 tháng tuổi

Với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì có thể không cần uống nước. Với trường hợp trẻ bị táo bón thì nên uống từ 100-200ml/ngày

Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

100ml/kg cân nặng cơ thể/ngày

Trẻ trên 1 tuổi

1000ml + (cân nặng cơ thể x 50ml)/ngày

Trẻ trên 10 tuổi

2000ml – 2500ml/ngày


Ngoài ra bố mẹ cần chú ý tránh cho trẻ uống một số loại nước như nước uống có ga, có cồn (rượu, bia,..), nước tăng lực, nước ép quả công nghiệp đóng hộp; một số loại nước có chứa chất kích thích như cà phê, trà đặc,... Những loại nước này sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa và có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

3. Phải làm sao khi uống Canxi bị táo bón?

Tới đây chắc hẳn các bố mẹ đã giải đáp được thắc mắc trẻ uống Canxi có bị táo bón không để phòng ngừa cho con.

Tuy nhiên, trong trường hợp không may trẻ uống Canxi bị táo bón, các mẹ nên tham khảo một số phương pháp dưới đây để khắc phục tình trạng này.

3.1. Kiểm tra lại tình trạng cơ thể

Mẹ hãy xem xét liệu bé có bị cơ địa nóng trong hay các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng hay không. Xem lại khẩu phần ăn uống, chế độ sinh hoạt của bé xem liệu bé có đang bị rối loạn tiêu hóa hay không.  

3.2. Kiểm tra lại đơn thuốc nếu có

Một số bé đang bị bệnh và có sử dụng các loại thuốc điều trị như thuốc kháng sinh cũng gây ra tác dụng phụ là táo bón, chướng bụng, đầy hơi,...

Bố mẹ nên kiểm tra xem thành phần thuốc có chất nào không tương thích với Canxi không. Tham khảo ý kiến bác sỹ, dược sỹ về việc uống Canxi trong khi bé đang sử dụng các loại thuốc trị bệnh khác.  

3.3. Nên uống Canxi nano kết hợp Vitamin D và MK7

Canxi nano - Vitamin K2 - Vitamin D3 chữa táo bón khi uống Canxi

Bổ sung bộ 3 Canxi nano - Vitamin K2 - Vitamin D3 tránh uống Canxi bị táo bón
 

Hiện nay Canxi nano được nhiều bố mẹ dùng cho các bé hơn là Canxi thường. Vì Canxi dạng nano có kích thước siêu nhỏ, giúp cơ thể bé hấp thụ Canxi dễ dàng hơn. Từ đó làm giảm tình trạng dư thừa Canxi gây nóng trong, táo bón, đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa cũng như gan thận của bé.

Ngoài ra các mẹ cũng nên lựa chọn các loại Canxi nano có kết hợp Vitamin D3 và MK7 để Canxi được hấp thu tối đa.

3.4. Chỉ bổ sung lượng Canxi phù hợp tình trạng cơ thể

Mẹ chỉ nên bổ sung lượng Canxi vừa đủ, phù hợp với độ tuổi và tình trạng của bé. Ví dụ bé từ 1-3 tuổi thì chỉ nên uống 700mg Canxi mỗi ngày. 

Lượng Canxi bổ sung nên được tính dựa trên cân nặng, hiện trạng sức khỏe của bé. Không nên tùy ý bổ sung Canxi khi chưa được bác sĩ tư vấn.

3.5. Uống Canxi làm nhiều lần trong ngày

Nên uống Canxi nhiều lần trong ngày, không uống vào chiều tối hay trước giờ bé đi ngủ. Vì thời điểm này bé ít hoạt động, khả năng hấp thụ Canxi bị giảm đáng kể, gây nên tình trạng ứ thừa Canxi, có thể làm bé mất ngủ, khó tiêu, táo bón.

Thay vào đó các mẹ nên cho trẻ uống Canxi vào buổi sáng, sau bữa ăn sáng từ 1-2 giờ.  

3.6. Uống nhiều nước

Bên cạnh chế độ ăn khoa học, bố mẹ cũng nên chú ý cho bé uống đủ nước. Có thể kết hợp nhiều loại nước cho bé như nước lọc, nước ép rau quả, nước luộc rau,...trong ngày và chia làm nhiều lần uống. Mẹ phải cho bé uống đủ nước kể cả khi bé không thấy khát nước.  

3.7. Ăn nhiều trái cây, rau củ

Bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn sẽ giúp trẻ có hệ tiêu hóa ổn định hơn, dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng, trong đó có Canxi. Nên chọn loại trái cây rau củ có tính mát, dễ tiêu, nhuận tràng vừa tốt cho đường ruột, vừa đảm bảo cho bé có cơ thể phát triển khỏe mạnh, đủ chất.

3.8. Tập thể dục thường xuyên

Uống Canxi kết hợp tập thể dục tránh bị táo bón

Uống Canxi kết hợp tập thể dục để tránh bị táo bón
 

Thường xuyên cho bé tập thể dục, ra ngoài tắm nắng hay tham gia các hoạt động vui chơi sẽ làm tăng khả năng miễn dịch cũng như tăng quá trình trao đổi chất của bé. Đây cũng là cách để rèn luyện cho bé thói quen tập thể dục lành mạnh, tránh được các bệnh về đường tiêu hóa cũng như các chứng bệnh khác ở trẻ nhỏ.  

3.9. Tắm nắng hàng ngày

Vitamin D giúp chuyển hóa Canxi có nhiều trong ánh nắng tự nhiên. Vì vậy nên bố mẹ cần cho trẻ tắm nắng hàng ngày để kích thích chuyển hóa, hấp thụ lượng Canxi có trong thực phẩm cũng như lượng Canxi vừa cung cấp. Đây cũng là một trong những cách giúp bé có hệ xương phát triển khỏe mạnh cũng như đảm bảo hệ miễn dịch tốt cho bé. 

Trên đây là một số thông tin giải đáp cho thắc mắc uống Canxi có bị táo bón không của nhiều bố mẹ. Việc bổ sung Canxi cho con trẻ là điều cần thiết. Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý bổ sung Canxi đúng loại, đúng cách kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.

4.5 (90%)/2 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI