4 điều cần biết khi trẻ bị rụng tóc vành khăn

8369

Tình trạng trẻ bị rụng tóc vành khăn khiến cho nhiều ba mẹ lo lắng. Thực chất bệnh rụng tóc vành khăn là gì và làm thế nào để chữa trị? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có những tham khảo hữu ích.

1. Nhận biết khi trẻ bị rụng tóc vành khăn

Hình ảnh của trẻ bị rụng tóc vành khăn

Hình ảnh của trẻ bị rụng tóc vành khăn
 

Rụng tóc vành khăn là tình trạng mà nhiều trẻ sơ sinh gặp phải. Trẻ bị mắc bệnh rụng tóc vành khăn thường có một số dấu hiệu nhận biết sau:

  • Phần tóc sau gáy bị rụng tạo thành hình vòng mũ hoặc vành khăn phía sau đầu.
  • Mất cả chân tóc và bị rụng tóc từng mảng.
  • Trẻ quấy khóc, khó ngủ, đổ mồ hôi đầu,...

Tình trạng trẻ rụng tóc sau gáy là hiện tượng bình thường khi trẻ nằm không đúng tư thế. Do đó, nó không mang lại nguy hiểm nào đáng kể cho trẻ. Ba mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ rụng tóc vành khăn vì nguyên nhân này.

Thông thường, rụng tóc vành khăn hay gặp ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn khá nhiều. Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia thì cứ 10 trẻ đến khám bệnh sẽ có 3-4 trẻ bị rụng tóc vành khăn.

Tuy nhiên với những trẻ hơn 6 tháng vẫn bị rụng tóc vành khăn thì có thể dẫn tới những hậu quả như biếng ăn, chậm phát triển ở các giai đoạn biết lẫy, ngồi bò, đi đứng, mọc răng,...

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị rụng tóc vành khăn

Đọc thêm: Trẻ sơ sinh bị rụng tóc - 8 nguyên nhân và 7 cách khắc phục

Nguyên nhân khiến trẻ bị rụng tóc vành khăn có thể chia làm 2 yếu tố chính là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

2.1. Nguyên nhân sinh lý

Nguyên nhân sinh lý là do trẻ ngủ ở tư thế nằm thẳng quá lâu gây ra tình trạng bị rụng tóc sau gáy.

Các bé sơ sinh chưa thể lẫy, ngồi phải nằm thường xuyên khiến vùng tóc sau gáy cọ sát với gối, chăn làm chân tóc yếu dần và bị rụng.

Sau 6 tháng tuổi, hầu hết các bé đã có thể lật hoặc ngẩng đầu nên tình trạng này giảm dần.

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

Trẻ có thể bị rụng tóc do còi xương

Trẻ có thể bị rụng tóc do còi xương

 

Ngoài ra, trẻ có thể bị rụng tóc vành khăn do mắc một số bệnh lý như:

  • Thiếu Vitamin D3 và Canxi: Canxi là thành phần chính của tóc. Do vậy thiếu Canxi khiến tóc không còn chắc khỏe và dễ gãy rụng. Trong khi đó, Vitamin D3 giúp cơ thể hấp thu Canxi hiệu quả hơn. Thiếu Vitamin D3 cũng làm trẻ bị rụng tóc, suy dinh dưỡng và kém phát triển.
  • Còi xương: Trẻ bị còi xương thường là do thiếu Canxi. Do đó, các bé bị còi xương cũng thường hay bị rụng tóc vành khăn.
  • Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, viêm da: Trẻ ra nhiều mồ hôi không được vệ sinh ngay hoặc mắc các bệnh viêm da, nhiễm khuẩn, tóc trẻ sẽ bị rụng nhiều gây ra tình trạng trẻ rụng tóc vành khăn.
  • Ốm, sốt: Trẻ thường xuyên bị ốm, sốt làm suy giảm hệ miễn dịch. Hệ quả là trẻ dễ mắc bệnh tóc rụng vành khăn.

3. Trẻ bị rụng tóc vành khăn nên uống gì?

3.1. Aquadetrim D3

Khi thấy trẻ rụng tóc hình vành khăn, các mẹ có thể cho trẻ uống thuốc Aquadetrim D3. Đây là loại thuốc có tác dụng dự phòng và điều trị tình trạng thiếu Vitamin D.

  • Sản phẩm có dạng lỏng và được dùng bằng cách uống trực tiếp.
  • Thông thường, liều dùng cho trẻ là 1 giọt/ngày. 1 giọt tương đương với 500IU Vitamin D3.

3.2. Canxi

Mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ thêm Canxi. Nhu cầu Canxi cho trẻ theo độ tuổi như sau:

  • Từ 6-11 tháng: 400mg/ngày
  • Từ 1-2 tuổi: 500mg/ngày
  • Từ 3-5 tuổi: 600mg/ngày
  • Từ 6-7 tuổi: 650mg/ngày
  • Từ 8-9 tuổi: 700mg/ngày
  • Từ 10 tuổi-19 tuổi: 100mg/ngày.

Khi bổ sung Canxi hoặc sử dụng Aquadetrim D3, các mẹ lưu ý cần tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng.

Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng vì nhu cầu về Canxi và Vitamin D3 của mỗi trẻ là khác nhau. Việc bổ sung bừa bãi có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm.

3.3. Nước ép hoa quả

Các mẹ cũng nên cho trẻ bổ sung thêm nước ép từ hoa quả như nước cam vắt hoặc sinh tố bơ. Chúng là những loại hoa quả chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể trẻ.

Uống nước hoa quả giúp trẻ tăng cường thêm nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, tăng cường hệ miễn dịch.

4. Cách chữa rụng tóc vành khăn ở trẻ

Đọc thêm: Trẻ bị rụng tóc vành khăn phải làm sao?

4.1. Bổ sung dinh dưỡng

Bổ sung dinh dưỡng là cách chữa rụng tóc hiệu quả cho trẻ

Bổ sung dinh dưỡng là cách chữa rụng tóc hiệu quả cho trẻ
 

Để có thể cải thiện tình trạng trẻ rụng tóc sau gáy, các mẹ cần bổ sung cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Trong đó, Canxi là chất quan trọng giúp hạn chế tình trạng trẻ bị rụng tóc vành khăn.

Các mẹ cho con bú tự bổ sung Canxi thông qua các thực phẩm đa dạng. Canxi từ sữa mẹ sẽ theo đó bổ sung cho cơ thể bé.

Khi trẻ lớn hơn, các mẹ nên cho trẻ bổ sung dinh dưỡng qua thực phẩm. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện và cải thiện tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh bao gồm:

4.1.1. Canxi

Canxi có tác dụng giúp răng, tóc và xương của trẻ được phát triển bình thường. Cung cấp đầy đủ Canxi cho trẻ không chỉ giúp hệ xương chắc khỏe mà còn giúp tóc mọc nhanh và nhiều.

Các mẹ nên bổ sung Canxi nano vì Canxi nano có kích thước phân tử nhỏ nên sẽ thẩm thấu nhanh và không để lại cặn dư thừa gây sỏi mật, sỏi thận.

4.1.2. Vitamin D

Vitamin D là một loại Vitamin tan trong dầu. Nó có tác dụng giúp cơ thể hấp thu Canxi tối đa, cải thiện tình trạng rụng tóc do thiếu Canxi. Vitamin D cũng có tác dụng giúp trẻ chống lại tình trạng vàng da và suy dinh dưỡng.

Nhu cầu Vitamin D theo độ tuổi của trẻ như sau:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: 400IU/ngày (10mcg/ngày)
  • Trẻ em từ 1-13 tuổi: 600IU/ngày (15mcg/ngày)
  • Từ 14-18 tuổi: 600IU/ngày (15mcg/ngày)

4.1.3. Vitamin C

Vitamin C giúp trẻ hấp thu Sắt tốt hơn. Vitamin C giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Cung cấp đủ Vitamin C cho trẻ sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh gây ra do hệ miễn dịch bị rối loạn và suy yếu.

Nhu cầu Vitamin C cho trẻ theo độ tuổi như sau:

  • Trẻ từ 6-11 tháng tuổi: 25-30mg/ngày
  • Trẻ từ 1-6 tuổi: 30mg/ngày
  • Từ 10-18 tuổi: 65mg/ngày

4.1.4. Sắt

Sắt không chỉ có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu mà còn có tác dụng quan trọng với hệ miễn dịch của trẻ. Thiếu Sắt khiến trẻ bị thiếu máu gây mệt mỏi, hay ốm, kém phát triển. Sắt cũng giúp đẩy nhanh quá trình mọc tóc cho trẻ.

Nhu cầu Sắt của trẻ theo độ tuổi như sau:

  • Trẻ từ 7-11 tháng tuổi: 11mg/ngày
  • Trẻ từ 1-3 tuổi: 7mg/ngày
  • Từ 4-8 tuổi: 10mg/ngày
  • Từ 9-12 tuổi: 8mg/ngày
  • Từ 1-18 tuổi: 11ng/ngày

4.1.5. Kẽm

Kẽm có tác dụng giúp trẻ tăng cường sự phát triển về thể chất, nâng cao sức đề kháng và tham gia vào hoạt động của một số hormone. Kẽm cũng là một vi chất quan trọng của tóc giúp cho các nang tóc khỏe mạnh và phát triển.

Nhu cầu về Kẽm của trẻ theo từng độ tuổi như sau:

  • Trẻ từ 0- 6 tháng tuổi: 2mg/ngày
  • Trẻ từ 7 - 11 tháng : 3 mg/ngày
  • Trẻ từ 1-3 tuổi: 3mg/ngày
  • Từ 4-8 tuổi: 5mg/ngày
  • Từ 9-13 tuổi: 8mg/ ngày
  • Từ 14 tuổi trở lên: 11 mg/ngày

4.1.6. Magie

Magie là chất cần thiết cho sự phát triển thể lực và trí tuệ của bé. Cung cấp đủ Magie giúp trẻ khỏe mạnh, điều hòa hệ thần kinh và cơ bắp hoạt động bình thường. Thiếu Magie khiến trẻ bị mất ngủ, chán ăn, cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng để tăng mọc tóc.

Nhu cầu về Magie cho trẻ theo từng độ tuổi như sau:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 36mgn/ngày
  • Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi: 54mg/ngày
  • Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 65mg/ngày
  • Từ 4 - 6 tuổi: 76mg/ngày
  • Từ 7 - 9 tuổi: 100mg/ngày

4.2. Không cho con nằm quá nhiều

Nằm lâu ở 1 tư thế chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ rụng tóc hình vành khăn. Vì thế, ngoài thời gian đặt bé nằm, mẹ nên bế trẻ nhiều hơn.

4.3. Điều chỉnh tư thế nằm của bé

Điều chỉnh tư thế nằm tránh cho trẻ bị rụng tóc vành khăn

Điều chỉnh tư thế nằm tránh cho trẻ bị rụng tóc vành khăn
 

Mẹ cũng lưu ý cần điều chỉnh tư thế nằm cho trẻ. Các mẹ nên điều chỉnh cho trẻ nằm ở các tư thế khác nhau. Điều này giúp trẻ không bị mỏi và đầu trẻ cũng không bị tiếp xúc với gối quá lâu ở một vị trí.

4.4. Cho trẻ đi tắm nắng

Trẻ nhỏ nên có thời gian tắm nắng. Tắm nắng giúp trẻ hấp thu được Vitamin D và tăng cường sức đề kháng.

  • Việc tắm nắng chỉ được thực hiện cho các bé trên 12 tháng tuổi theo khuyến nghị của WHO.
  • Các mẹ nên cho trẻ tắm nắng khoảng 10-15 phút mỗi ngày vào sáng sớm
  • Không để trẻ tắm nắng trong thời gian từ 9h đến 15h.

4.5. Thay vỏ gối bằng vải satin

Ngoài những điều trên, mẹ cũng cần lưu ý cho con nằm gối làm bằng vải satin. Với các bé chưa thể tự lẫy hoặc ngồi, đầu phải tiếp xúc với gối trong thời gian dài, sử dụng chất vải mềm mại và thoáng mát như satin rất tốt. Chúng sẽ hạn chế tình trạng da đầu trẻ bị bí, ra nhiều mồ hôi và rụng nhiều tóc.

Tình trạng trẻ rụng tóc vành khăn không đáng lo ngại nếu như ba mẹ biết được nguyên nhân chính xác và có cách điều trị phù hợp. Thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ và cung cấp cho trẻ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết là cách hiệu quả để cải thiện tình trạng trẻ bị rụng tóc vành khăn.

5.0 (100%)/1 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI