Trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán, liệu có lo bị hói?

12674

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán, liệu có lo bị hói? là thắc mắc của không ít các bậc phụ huynh khi thấy tóc của con em mình rụng nhiều. Vậy tình trạng trẻ sơ sinh rụng tóc trước trán là gì và có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ không?


Đọc thêm:

1. Đặc điểm tóc của trẻ sơ sinh

Đặc điểm tóc trẻ sơ sinh

Tóc trẻ sơ sinh có thể dảy hoặc mỏng bẩm sinh
 

Một số trẻ sơ sinh khi chào đời đã sở hữu một mái tóc dày nhưng cũng có những trường hợp trẻ sinh ra chỉ thấy rất ít tóc hoặc thậm chí nhìn như chưa có tóc. Lý giải hiện tượng này, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra yếu tố quyết định sự phát triển của tóc trẻ sơ sinh là do yếu tố di truyền của cơ thể người mẹ.

Trong quá trình phát triển, tóc bé có thể mọc dài lên, hoặc dày lên hay rụng bớt và mỏng đi tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển và nhiều yếu tố.

Thông thường chu kỳ mọc tóc thường trải qua 2 giai đoạn chính là giai đoạn tăng trưởng và giai đoạn nghỉ ngơi.

  • Giai đoạn tăng trưởng (hay còn gọi là giai đoạn mọc tóc): Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 năm.
  • Giai đoạn nghỉ ngơi (hay còn gọi là giai đoạn rụng tóc): Giai đoạn này thường kéo dài 3 tháng, tuy nhiên trong 1 số trường hợp thời gian này có thể dao động từ 1 tháng đến 6 tháng

2. Trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán, liệu có lo bị hói?

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán
 

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán là hiện tượng hoàn toàn bình thường không gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thường xảy ra với trẻ trước 6 tháng tuổi.

Tình trạng rụng tóc trước trán của trẻ sơ sinh có tên là telogen effluvium. Triệu chứng telogen effluvium không gây rụng tóc từng mảng mà sẽ làm cho tóc thưa dần, nhất là ở vùng đỉnh da đầu tóc thường mỏng hơn so với hai bên và vùng sau gáy.

Không chỉ bị rụng tóc trước trán, trẻ còn có thể rụng tóc ở thóp, trên đỉnh đầu, rụng tóc sau gáy tạo thành hình vành khăn,…

Trong 6 tháng đầu đời, tình trạng rụng tóc xuất hiện ở hầu hết các bé. Tuy nhiên sau 6 tháng, tình trạng trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán sẽ giảm dần đi, vì thế cha mẹ không nên quá lo lắng.

3. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán

3.1. Thiếu chất: Vitamin D, Canxi

Trẻ không được cung cấp đủ hàm lượng Vitamin và khoáng chất cần thiết không chỉ khiến trẻ chậm phát triển mà còn khiến trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán.

  • Thiếu Vitamin D sẽ làm rối loạn quá trình chuyển hóa Canxi.
  • Thiếu Canxi dẫn đến rối loạn hệ thần kinh thực vật khiến bé hay giật mình thức giấc, hay ngọ nguậy, cọ đầu vào gối nhiều lần khiến tóc dễ bị đứt, gãy. Thiếu Canxi còn ảnh hưởng tới việc sản sinh ra hormone, ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc.

3.2. Lượng hormone giảm

Lượng hormone giảm khiến trẻ bị rụng tóc trước trán

Lượng hormone giảm khiến trẻ bị rụng tóc trước trán
 

Khi còn trong bào thai, hormone từ cơ thể người mẹ là nguồn dinh dưỡng nuôi dưỡng mái tóc của bé. Sau khi sinh ra, hàm lượng hormone này sẽ giảm dần khiến tóc bé không còn đủ dinh dưỡng để phát triển và rụng dần.

Chính vì thế việc trẻ sơ sinh bị rụng tóc là một quá trình tự nhiên, sau một thời gian khi bé bước vào chu kỳ mọc tóc thì tóc bị rụng sẽ được thay thế.

3.3. Tựa trán vào 1 chỗ trong thời gian dài

Cha mẹ đặt trẻ nằm tựa trán vào gối, xe đẩy, nôi… trong một thời gian dài sẽ khiến cho vùng da đầu ở trán bị ma sát nhiều vào vỏ gối khiến cho vùng tóc ở trước trán gãy rụng.

3.4. Trẻ giật mình tự giật tóc

Một số trẻ mắc phải hội chứng nghiện giật tóc, có thói quen vặn xoắn tóc mạnh sẽ khiến tóc bị gãy và rụng nhiều.

  • Trường hợp rụng tóc từng mảng do hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh tại khu vực các nang tóc, làm chậm tốc độ mọc tóc gây nên tình trạng rụng tóc trước trán.
  • Trẻ mắc phải bệnh lý  

Trẻ sơ sinh mắc phải bệnh rối loạn tuyến giáp, suy yếu tuyến yên cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng rụng tóc trước trán.

Ngoài ra, những trẻ bị nấm ở vùng da đầu sẽ khiến cho vùng da trở nên yếu, nổi mẩn đỏ khiến cho tóc bị gãy rụng.

3.5. Dùng thuốc kháng sinh bị ảnh hưởng

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán cũng có thể do cha mẹ cho bé sử dụng thuốc kháng sinh khi trẻ bị ho, ốm, sốt,…

Việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh có thể để lại những tác dụng phụ không mong muốn khiến tóc bị gãy rụng.

4. Cách chăm sóc tóc cho bé bớt rụng

4.1. Thường xuyên chải tóc và gội đầu

Việc gội đầu và chải đầu thường xuyên không chỉ giúp vệ sinh da đầu sạch sẽ mà động tác massage khi gội đầu cũng giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, cung cấp đầy đủ dưỡng chất đến nang tóc, từ đó kích thích tóc mọc nhanh và hạn chế được tình trạng gãy rụng hiệu quả.

4.2. Gội đầu đúng cách

Bố mẹ nên lựa chọn được những loại dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh, và gội đầu cho con đúng cách

  • Dầu gội có thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng: Mẹ không nên dùng dầu gội của người lớn gội đầu cho bé vì dầu gội của người lớn có hóa chất làm sạch không phù hợp với làn da mỏng manh của trẻ.
  • Massage da đầu bé nhẹ nhàng.
  • Sau khi tóc khô, mẹ có thể dùng một số sản phẩm hoặc tinh dầu dưỡng ẩm phù hợp để làn da và mái tóc của bé không bị khô, khó chịu.

4.3. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng giúp giảm tình trạng rụng tóc của trẻ

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng giúp giảm tình trạng rụng tóc của trẻ
 

4.3.1. Với trẻ còn đang bú mẹ

Sữa mẹ phải có đầy đủ dinh dưỡng nên trong bữa ăn hàng ngày mẹ nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, Protein, chất béo, Vitamin, khoáng chất,...

4.3.2. Với trẻ ăn dặm

Từ 6 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu ăn dặm. Mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cho bé thông qua các món ăn, đồ uống hàng ngày. Thay đổi món ăn thường xuyên không chỉ giúp bé thích thú với món ăn hơn mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất đa dạng.

Trong đó, bộ 3 Vitamin D3, Canxi nano, MK7 là những dưỡng chất cần thiết vừa giúp cải thiện tình trạng rụng tóc vừa tránh tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng.

  • Nhiều nghiên cứu đã chứng minh Canxi nano có khả năng hấp thu lớn hơn 200 lần so với Canxi dạng thường. Bởi Canxi được bào chế bằng công nghệ nano có kích thước siêu nhỏ nên có khả năng thẩm thấu tốt hơn.
  • Vitamin D3 là 1 dạng Vitamin D tự nhiên giúp duy trì nồng độ Canxi trong máu, hấp thu Canxi từ thành ruột vào máu.
  • MK7 cùng Vitamin D3 dẫn dắt Canxi từ máu vào xương, gắn chặt Canxi trong xương, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai. Hỗ trợ và phòng ngừa còi xương, chậm lớn.

Ngoài ra, bố mẹ đừng quên bổ sung Immune Alpha, Sữa non Colostrum và FOS (chất xơ hòa tan) để giảm ốm vặt, tăng sức đề kháng tốt hơn.

4.4. Đảm bảo cho bé giấc ngủ đầy đủ

Bé cần ngủ đủ giấc từ 10- 11 tiếng vào ban đêm để cơ thể tiết ra nhiều hormone testosterone giúp kích thích mọc tóc nhanh hơn.

4.5. Thay đổi tư thế dựa đầu hoặc tư thế nằm ngủ của trẻ

Cha mẹ cần thường xuyên thay đổi tư thế ngủ và tư thế dựa đầu của trẻ nhằm hạn chế được tình trạng phần tóc trước trán cọ xát nhiều với gối. Bố mẹ cũng không nên để bé nằm nguyên một tư thế trong vòng 2 tiếng liên tục.

Nhìn chung, tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm. Tuy vậy, bố mẹ nên theo dõi thường xuyên và khi thấy những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán thì hãy đưa trẻ đi khám để có kết quả chính xác nhất.

4.2 (83%)/6 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI