Làm thế nào để dỗ dành khi trẻ quấy khóc đòi bú liên tục?

40129

Trẻ quấy khóc đòi bú liên tục có lẽ là một trong những vấn đề khiến mẹ cảm thấy rất vất vả và lo lắng. Mẹ có thể áp dụng những cách sau đây để làm giảm chứng quấy khóc của trẻ. Trong những tháng đầu sau sinh, tiếng khóc là cách bé biểu lộ những mong muốn hoặc không thích một điều gì đó đến cha mẹ. Khóc là cách để bé giao tiếp nhưng quấy khóc thường xuyên cũng là điều cha mẹ nên lưu tâm.

1. Tìm hiểu tình trạng trẻ quấy khóc đòi bú liên tục

Đọc thêm:

1.1. Cách nhận biết trẻ sơ sinh bú quá nhiều

Trẻ đòi bú liên tục liệu có đáng lo?

Trẻ đòi bú liên tục liệu có đáng lo?
 

1.1.1. Các cữ bú bình thường

Ăn và ngủ liên tục là đặc trưng tự nhiên của bé trong khoảng thời gian đầu sau sinh.

  • Trong tháng đầu tiên sau sinh , bé cần được bú từ 8-12 lần mỗi ngày.
  • Thông thường sau 1 tiếng rưỡi tới 3 tiếng các mẹ cần cho bé bú một lần tùy theo nhu cầu của bé khi bé đói.
  • Các cữ bú sẽ tăng, giảm tùy thuộc vào nhu cầu, giai đoạn phát triển và sức khỏe của bé.

Khi trẻ được 1-2 tháng tuổi, trẻ có thể hình thành lịch bú ổn định hơn:

  • Mỗi ngày trẻ thường bú từ 7-9 lần.
  • Thông thường sau 4 tiếng bé lại đòi bú một lần, kể cả vào ban đêm.
  • Với trẻ sơ sinh thời gian bú ít nhất là 10 phút cho mỗi bầu vú vì lúc này trẻ vẫn chưa quen với vú của mẹ, vì vẫn còn yếu nên lực mút của trẻ cũng không đủ mạnh làm sữa chảy xuống chậm.

Về thời gian bú, lúc này trẻ đã bú mẹ tốt hơn với lực mút đã mạnh hơn và trẻ cần 5-10 phút cho mỗi bầu vú.

1.1.2. Bé bú không theo cữ

Bé bú không theo cữ là hiện tượng sau khi bú được 20-30 phút bé lại quấy khóc và đòi bú tiếp. Tuy nhiên khi mẹ cho bú, bé chỉ bú vài phút. Mặc dù vẫn chưa bú no nhưng trẻ không chịu bú tiếp.

Hiện tượng bú không theo cữ này thường xảy ra vào buổi chiều tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ quấy khóc đòi bú liên tục suốt cả ngày. Trẻ quấy khóc và bú liên tục không chỉ tạo thói quen không tốt mà còn khiến trẻ sẽ gặp phải tình trạng sau:

1.1.3. Tăng cân nhanh và thừa cân so với chiều cao, tháng tuổi

Trẻ quấy khóc đòi bú liên tục có thể khiến trẻ tăng cân quá mức

Trẻ quấy khóc đòi bú liên tục có thể khiến trẻ tăng cân quá mức
 

Việc bé tăng cân và phát triển chiều cao theo đúng chuẩn là những biểu hiện cho thấy bé của bạn đang nhận đủ lượng sữa cần thiết.

Tuy nhiên việc trẻ sơ sinh liên tục bú mẹ khiến cơ thể bé hấp thụ một lượng lớn calo và dần tích lũy trong cơ thể nhưng lại không được đào thải đúng cách, từ đó gây nên tình trạng thừa cân so với chiều cao và tháng tuổi của trẻ.

1.1.4. Phân có mùi nồng, lỏng

Khi bú mẹ liên tục phân của trẻ thường lỏng và có mùi nồng.

1.1.5. Ợ hơi, chướng bụng

Trẻ bú quá nhiều trong cùng một thời điểm cũng có thể gây nên tình trạng ợ hơi, chướng bụng. Do trong giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa của bé đang phát triển, nếu trẻ bú quá nhiều cơ thể sẽ phải loại bỏ bớt không khí từ dạ dày ra bên ngoài bằng cách ợ hơi. Tình trạng ợ hơi, chướng bụng gây khó chịu cho trẻ và có thể là triệu chứng phổ biến của rối loạn đường ruột.

1.1.6. Nôn trớ

Khi trẻ sơ sinh bú mẹ, phản xạ nuốt sẽ xảy ra một cách tự nhiên. Tuy nhiên do khoang miệng của trẻ nhỏ nên nếu trẻ bú mẹ liên tục, lượng sữa quá nhiều sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong quá trình hô hấp. Bởi vậy nên phản ứng của cơ thể sẽ là nôn ra những gì trẻ vừa ăn.

1.1.7. Quấy khóc nhiều, ít ngủ

Khi trẻ đòi bú phản xạ đầu tiên của trẻ là quấy khóc để mẹ biết được nhu cầu của trẻ. Tuy nhiên việc đòi bú liên tục sẽ khiến bé quấy khóc nhiều và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giấc ngủ của trẻ vì đang ngủ trẻ cũng tỉnh dậy để đòi bú.

1.2. Trẻ sơ sinh bú nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh bú nhiều là hiện tượng hoàn toàn bình thường giúp trẻ khỏe mạnh, ngủ ngon giấc, tăng trưởng và phát triển cả về thể chất và trí tuệ và chúng không đáng lo nếu:

1.2.1. Trẻ vẫn tăng cân bình thường

Bé tăng cân đều đặn trong thời gian còn bú sữa mẹ thì việc trẻ sơ sinh bú nhiều không còn quá lo lắng. Tăng cân là biểu hiện rõ ràng nhất cho thấy trẻ đã được bú mẹ đủ hay chưa. Chính vì thế các mẹ đừng quên theo dõi cân nặng của bé qua mỗi tháng.

1.2.2. Trẻ vẫn đi tiểu đủ

Thông qua số lần đi tiểu của bé sẽ mách mẹ biết bé đã bú mẹ đủ hay chưa. Mỗi ngày trẻ sơ sinh đi tiểu ít nhất 7 lần thì đó là dấu hiệu giúp mẹ biết được bé đã bú đủ. Bên cạnh đó khi nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc không có màu thì chứng tỏ bé đã được cung cấp đủ sữa mẹ.

2. Vì sao trẻ sơ sinh hay quấy khóc đòi bú liên tục?

Gặp vấn đề răng lưỡi khiến trẻ quấy khóc đòi bú liên tục
Gặp vấn đề răng lưỡi khiến trẻ quấy khóc đòi bú liên tục

 

2.1. Miệng và dạ dày còn nhỏ, cần bổ sung sữa thường xuyên

Trẻ sơ sinh thường chưa có kỹ năng bú thuần thục, miệng và dạ dày còn nhỏ và còn đang phát triển nên trẻ sẽ bú mẹ nhiều để đáp ứng đủ lượng sữa cần thiết.

2.2. Trẻ đang trải qua giai đoạn phát triển nhanh

Sữa mẹ chứa tất cả các dưỡng chất như chất đạm, chất bột đường, Vitamin, khoáng chất, và các yếu tố vi lượng mà con bạn cần để phát triển khỏe mạnh. Trẻ đang bước vào giai đoạn phát triển nhanh nên trẻ cần bú mẹ nhiều để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể.

2.3. Bé bú yếu do vấn đề răng lưỡi

Khi trẻ gặp vấn đề về răng và lưỡi như trẻ mọc răng, bị nấm miệng, dính thắng lưỡi,… sẽ làm cho lực mút sữa mẹ yếu hơn do vậy trẻ cần bú mẹ nhiều lần hơn để đáp ứng đủ lượng sữa cần thiết.

2.4. Muốn tiếp xúc với bầu vú mẹ

Bé sẽ cảm thấy an toàn và được bảo vệ khi được ở bên cạnh mẹ, chính vì thế trẻ sẽ có phản xạ đòi bú nhiều lần trong ngày. Hiện tượng này thường phổ biến ở hầu hết các bé.

2.5. Trẻ vừa bú vừa ngủ quên

Ở một số trẻ thường có thói quen vừa bú vừa ngủ quên chính vì thế trẻ không bú đủ và khi tỉnh dậy trẻ quấy khóc đòi mẹ cho bú tiếp vì đói.

2.6. Sữa mẹ về ít, trẻ không bú được lượng sữa phù hợp

Trong những tuần đầu sau sinh sữa mẹ thường về ít, trẻ không được bú đủ lượng sữa phù hợp khiến bé đòi bú nhiều lần.

2.7. Bé thích bú bầu ngực khác

Bé thường không thích bú bên bầu ngực có kích thước đầu ti không vừa miệng bé nên bé thường ít bú và có thể bật khó để “đòi” bú bên bầu ngực mà bé thích.

3. Dấu hiệu cho thấy con đã bú đủ

Khi bé bú đủ ngực mẹ sẽ mềm không còn căng cứng
Khi bé bú đủ ngực mẹ sẽ mềm không còn căng cứng 

 

Một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết là bé đã bú no và đủ lượng sữa cần thiết:

  • Ngực mẹ không còn căng cứng Sau khi cho con bú nếu như ngực mẹ cảm thấy mềm và không còn căng cứng thì điều đó đồng nghĩa với việc bé đã bú đủ.
  • Bé ngủ thiếp đi khi bú và tiếp tục ngủ một lúc lâu sau đó Khi đã nhận được lượng sữa mong muốn, bé không bú tiếp và sẽ nghỉ ngơi mà không quấy khóc. Lúc này, mẹ có thể đặt bé vào nôi để ru bé ngủ.
  • Bé tăng cân đều, ổn định:  Khi được cung cấp đủ sữa, trẻ sẽ tăng cân đều và ổn định. Nếu bé bú nhiều và bú liên tục, cơ thể nhận được hàm lượng dinh dưỡng quá lớn, dư thừa so với nhu cầu thì sẽ xuất hiện hiện tượng thừa cân ở trẻ.
  • Khi bú no, tâm trạng bé thoải mái vui vẻ hơn
  • Trẻ đi tiểu ít nhất 7 lần/ ngày: Nếu đã bú đủ thông thường trẻ sẽ đi tiểu ít nhất 7 lần mỗi ngày. Tuy nhiên nếu như các mẹ thấy bé đi tiểu ít dưới 6 lần mỗi ngày thì trẻ vẫn chưa được bú đủ. Nếu nước tiểu của trẻ có màu sẫm và có mùi có nghĩa là trẻ đang không nhận đủ sữa mẹ.

4. Lời khuyên cho mẹ khi bé hay đòi bú vặt

Mẹ bổ sung đủ dinh dưỡng để cung cấp sữa cho con
Mẹ bổ sung đủ dinh dưỡng để cung cấp sữa cho con 

 

Nếu bé hay đòi bú vặt, bé tham bú, mẹ hãy áp dụng những cách sau đây để khắc phục:

4.1. Tránh lên lịch cho con bú, đáp ứng theo nhịp đòi bú của con

Các mẹ không nên lên lịch cho con bú mà khi bé đói mới cho bé bú. Vì khi đó lực mút của bé sẽ mạnh hơn, bú được nhiều và bú nhanh hơn. Việc cho bé bú mẹ theo nhu cầu sẽ kích thích tiết sữa dễ dàng hơn và cũng tăng cường sự tiếp xúc qua da giữa mẹ và bé.

Bên cạnh đó cho bé bú khi đang đói sẽ giúp bạn tập cho bé bú mẹ thành công. Tuy nhiên mẹ cũng đừng để bé đói quá, khi đó bé sẽ quấy khóc, bị mệt và không bú mẹ nữa. Hãy để bé tiếp tục bú cho đến khi miệng bé rời vú mẹ một cách tự nhiên thay vì áp đặt lịch bú cho trẻ.

4.2. Mẹ bổ sung đủ dinh dưỡng để cung cấp sữa cho con

Trong khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ nên bổ sung đầy đủ những dưỡng chất để đảm bảo nguồn sữa có đủ dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Những dưỡng chất nên có trong khẩu phần ăn của mẹ đó là:

4.2.1 Canxi

Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương giúp tăng mật độ xương, tổng hợp tế bào xương mới. Hàm lượng Canxi trong cơ thể phải luôn được duy trì và cung cấp đầy đủ để đảm bảo quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

Trẻ em khi thiếu Canxi sẽ dẫn đến các vấn đề như xương nhỏ, yếu xương, chậm lớn, thấp còi, còi xương, răng không đều và dễ bị sâu răng,…

4.2.2. Vitamin D

Vitamin D giúp tăng khả năng hấp thu Canxi và Photpho cho xương chắc khỏe và phát triển, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, kích thích tăng chiều cao cho trẻ.

4.2.3. Protein

Protein đóng vai trò chính trong việc sản sinh và tái tạo tế bào, là nền tảng xây dựng cơ bắp, hệ xương.... Bên cạnh đó Protein hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

4.2.4. Kẽm

Kẽm tác động tích cực đối với sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Bổ sung đủ hàm lượng Kẽm sẽ giúp trẻ cải thiện chiều cao, tăng cân nhanh, duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác tăng cường khả năng miễn dịch.

4.2.5. Sắt

Sắt là khoáng chất có vai trò quan trọng giúp phát triển thể chất, trí não và tinh thần cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó Sắt còn có chức năng hình thành hồng cầu, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ.

Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày các mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D, Sắt, Kẽm, Protein,… Các mẹ cũng có thể bổ sung những dưỡng chất này cho bé thông qua các loại thực phẩm chức năng theo hưỡng dẫn của bác sĩ.

4.3. Vắt bỏ sữa trong trước khi cho con bú

Sữa đầu thường chứa nhiều nước và ít dưỡng chất, sữa cuối thường đặc và nhiều dưỡng chất hơn, chính vì thế trước khi cho bé bú các mẹ nên vắt bỏ sữa trong trước. Việc này còn giúp mẹ đảm bảo vệ sinh khi cho bé bú.

4.4. Tư thế cho con bú

Tư thế cho bé bú không chỉ giúp bé bú dễ dàng và thoải mái nhất, giúp bé hấp thu sữa dễ dàng mà còn tránh được tình trạng bé hay đòi bú vặt.

  • Các mẹ nên ngồi ở tư thế thư giãn thoải mái để có được tư thế cho con bú đúng. Sau đó mẹ bế bé bằng 2 tay sao cho mặt bé hướng thuận vào bầu vú.
  • Khi cho ngậm ti, mẹ nên áp sát bé vào người, bụng bé sát bụng mẹ và cằm bé phải chạm vào vú mẹ, đầu với thân phải thẳng hàng.
  • Miệng bé cần há to và ngậm hết cả vùng quầng ngực để sữa có thể tiết ra dễ dàng hơn.

Một lời khuyên dành cho các mẹ, đó là nên cho bé bú hết một bầu sữa rồi mới chuyển qua bầu còn lại. Nên bú bên bầu vú có ít sữa trước rồi chuyền sang bầu vú nhiều sữa. Việc này không chỉ giúp bé có thể bú được sữa cuối giàu dưỡng chất mà còn kích thích giúp cơ thể mẹ sản sinh ra lượng sữa mới.

4.5. Xoa dịu bé bằng âm nhạc

Theo các công trình nghiên cứu, khi bú mẹ trẻ cũng cần sự thoải mái để giúp trẻ bú nhanh, dễ dàng và bú đủ lượng sữa cần thiết, tránh tình trạng bé hay đòi bú vặt.

  • Các mẹ nên lựa chọn những bản nhạc nhẹ nhàng, nhạc dành cho trẻ sơ sinh và bật với âm lượng vừa đủ.
  • Khi bé đòi bú liên tục mẹ đừng nóng vội mà mắng bé, hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và xử lý.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây mẹ đã có thêm những tham khảo hữu ích để không còn bị stress khi trẻ quấy khóc đòi bú liên tục.

3.8 (76%)/15 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI