[Hỏi - Đáp] Bệnh còi xương có chữa được không? Cách chữa còi xương cho trẻ

2346

Bệnh còi xương có chữa được không và phải điều trị như thế nào? Đây chắc hẳn là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Để trả lời thắc mắc này, hãy cùng theo dõi bài viết chuyên đề dưới đây. 


[Hỏi] 

Chào bác sĩ, bé trai nhà tôi năm nay được 2 tuổi nhưng chỉ cao khoảng 83 cm. Dạo gần đây con tôi có các dấu hiệu như rụng tóc nhiều, rất lười vận động, hay đổ mồ hôi trộm và quấy khóc về đêm. Bác sĩ có thể cho tôi biết có đúng con tôi bị còi xương không và bệnh còi xương có chữa được không ạ? Tôi xin cảm ơn bác sĩ. 

[Trả lời] 

Chào bạn. Theo các thông tin bạn chia sẻ, có vẻ là bé nhà bạn đang có dấu hiệu còi xương. Tuy nhiên, để chính xác hơn, bạn cần đưa bé đến bệnh viện làm xét nghiệm kiểm tra. Bệnh còi xương hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu bạn phát hiện bệnh sớm, trong giai đoạn đầu. 

1. Bệnh còi xương có chữa được không?

bệnh còi xương có chữa được hay không vẫn là câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh

Bệnh còi ở trẻ nên được phát hiện sớm để được chữa trị kịp thời
 

Bệnh còi xương hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu có biện pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, tùy vào thời điểm bệnh được phát hiện và cách khắc phục, di chứng do bệnh còi xương để lại trên cơ thể trẻ có thể biến mất hoàn toàn hoặc theo trẻ tới suốt đời. 

Nếu bệnh được phát hiện sớm, khi mức độ còi xương còn nhẹ, trẻ đang trong giai đoạn phát triển và việc điều trị diễn ra ngay lập tức, các biến chứng để lại gần như không có. Khi này, xương của trẻ hầu như chưa bị biến đổi về hình thái. Do đó, khi được bổ sung đủ các chất cần thiết, bệnh còi xương sẽ biến mất hoàn toàn. 

Trong trường hợp phát hiện muộn, mức độ còi xương nặng và việc điều trị diễn ra khi xương trẻ đã bị biến dạng nhiều và có xu hướng ổn định, hệ thần kinh cũng đã bị tổn thương và suy giảm nhiều. Do đó, kể cả khi được điều trị tích cực, các biến chứng do còi xương để lại sẽ rất khó cải thiện và thường trở thành di chứng suốt đời. 

Vì vậy, để tránh trường hợp trên, ngay khi thấy các các dấu hiệu của bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên, mẹ cần cho trẻ đi khám ngay để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng của bệnh còi xương như: 

  • Chân tay vòng kiềng, đầu bẹp, vóc dáng thấp bé ảnh hưởng tới việc đi lại, ngoại hình và khả năng sinh đẻ sau này (ở bé gái)
  • Bị dị tật xương ức, có thể ảnh hưởng tới khả năng hô hấp
  • Sức đề kháng kém nên rất dễ mắc thêm các bệnh nhiễm khuẩn khác nguy hiểm hơn
  • Tuổi thọ bị rút ngắn

Đọc thêm: ​9+ điều cần biết khi bé bị còi xương

2. Biện pháp chẩn đoán bệnh còi xương cho trẻ

Khi trẻ đi khám còi xương, bác sĩ có thể thăm khám thông qua những biện pháp sau. 

2.1. Thăm khám lâm sàng

Khi bị còi xương, tùy theo mức độ thiếu hụt Canxi, Vitamin D và Phospho, cơ thể trẻ sẽ có những biểu hiện nhẹ hoặc nặng tương ứng. Bệnh còi xương ở giai đoạn đầu có những biểu hiện như: 

  • Trẻ tăng chiều cao chậm.
  • Trẻ mọc răng chậm.
  • Hay quấy khóc, khó ngủ về đêm.
  • Có dấu hiệu rụng tóc vành khăn.
  • Biết bò, biết đi chậm.
  • Chán ăn, bỏ ăn.
  • Thóp rộng và mềm, thóp không đầy và phập phồng theo nhịp thở.
  • Xuất hiện bướu đỉnh đầu, bướu trán (trán dô), đầu bẹp trông giống cá trê.

Ở giai đoạn sau biểu hiện bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên thể hiện ra ngoài cũng dần nghiêm trọng hơn, cụ thể đó là:

  • Trẻ ngừng tăng chiều cao trong vài tháng liên tiếp.
  • Trẻ dễ cáu gắt, mau quên.
  • Có chuỗi hạt ở xương sườn, bị dị tật xương ức gà hay còn gọi là ngực lồi.
  • Chân tay vòng kiềng.
  • Bị hạ Canxi máu gây ngất xỉu.
  • Khó thở, thở rít lúc ngủ.

Đọc thêm: 

Khi xác nhận trẻ có các dấu hiệu này, bác sĩ có thể chẩn đoán bé có các dấu hiệu bị còi xương và cần đưa đi làm các xét nghiệm để đưa ra kết quả chính xác mức độ thiếu hụt. 

2.2. Chụp X-quang

Chụp X quang là phương pháp thường được chỉ định nhằm xác định chính xác trẻ có bị còi xương hay không. Từ kết quả phim chụp, bác sĩ có thể xác định chính xác tình trạng còi xương của bé và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 

2.3. Xét nghiệm máu

phát hiện còi xương bằng cách xét nghiệm máu

Để phát hiện trẻ có bị còi xương hay không cha mẹ có thể cho bé đi xét nghiệm máu
 

Canxi trong cơ thể có tới 99% nằm trong xương và 1% còn lại nằm trong máu. Vì vậy, thông qua xét nghiệm máu cũng có thể xác định được bé có bị còi xương hay không. 

Bác sĩ có thể chỉ định đo nồng độ Phospho máu, Canxi máu và Phosphatase kiềm để đưa ra kết quả cuối cùng. Nếu kết quả kiểm tra máu cho thấy Phosphatase kiềm tăng, Phospho máu giảm nhẹ, Canxi máu giảm, 5 (OH) cholecalciferol giảm dưới 2 nmol/l thì có thể kết luận bé đã bị mắc bệnh còi xương. 

3. Cách chữa còi xương cho trẻ

Sau khi được bác sĩ thăm khám, nếu trẻ được chẩn đoán bị bệnh còi xương thì việc điều trị là điều vô cùng cần thiết. 

3.1. Cải thiện chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị còi xương ở trẻ em. Chế độ ăn hàng ngày cần phải cân đối khoa học, giàu dinh dưỡng, đặc biệt và dồi dào Canxi và Vitamin D để bổ sung vào cho xương chắc khỏe hơn. 

Khá nhiều bậc phụ huynh chỉ tập trung tăng cân cho con, nên cho con ăn chế độ có quá nhiều đạm, tinh bột và chất béo. Do đó, bé có ngoại hình mũm mĩm nhưng thực chất lại bị còi xương và rất khó phát hiện. Vì thế, phụ huynh có thể xin ý kiến tư vấn từ các bác sĩ để bổ sung chất cho con thông qua thực phẩm phù hợp hơn.

Những thực phẩm giàu Vitamin D và Canxi mà phụ huynh nên tăng cường bổ sung cho trẻ:

thực phẩm giàu canxi

Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho bé bằng thực phẩm chứa nhiều Canxi và Vitamin D

 
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa như phomai, sữa chua.
  • Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu hũ.
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Các loại rau có màu xanh đậm như rau chân vịt, rau súp lơ.
  • Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ...
  • Các loại cá, đặc biệt là cá ngừ, cá hồi, cá mòi...
  • Nước cam và một số loại quả mọng khác như dấu, kiwi, chuối.
  • Trứng.
  • Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, điều...

3.2. Bổ sung Canxi, Phospho và Vitamin D dạng hoạt động (Calcitriol) liều cao

Theo các chuyên gia khuyến nghị, nên bổ sung Canxi, Phospho và Vitamin D dạng hoạt động (Calcitriol) liều cao cho trẻ để được điều trị tình trạng còi xương nhanh chóng hơn. Theo đó, nên dùng 1000 - 2000 IU Canxi mỗi ngày, kết hợp với Vitamin D Calcitriol 0,43 - 1,0 mcg/ngày trong 36 tháng thì có thể chữa trị còi xương cho trẻ hoàn toàn. 

Tuy nhiên, thời gian sử dụng các chất bổ sung này nên được điều chỉnh thực tế theo tình trạng sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ cần cho trẻ đi khám định kỳ để theo dõi và có thể điều chỉnh mức độ nạp vào phù hợp. 

3.3. Bổ sung Vitamin D3 kết hợp Canxi nano và MK7

Bổ sung Vitamin D3 kết hợp Canxi nano và MK7

Gợi ý chữa bệnh còi xương cho bé bằng việc kết hợp bổ sung giữa Canxi, Vitamin D3 và MK7
 

Bổ sung Vitamin D3 là điều cần phải làm đầu tiên trong điều trị còi xương cho trẻ nhỏ. Vitamin D3 mang Canxi từ thành ruột vào máu để đi tới xương và mọi cơ quan trong cơ thể, làm tăng hiệu suất hấp thụ Canxi vào cơ thể, giảm lượng Canxi bị đào thải ra ngoài. 

Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả điều trị, cha mẹ cần phải bổ sung Vitamin D3 kết hợp Canxi nano và MK7. Canxi nano là dạng Canxi có kích thước phân tử siêu nhỏ. Do đó, khả năng được hấp thụ sẽ tăng lên gấp 200 lần, giúp cơ thể trẻ nhanh chóng bù đắp lại lượng Canxi bị thiếu và phục hồi lại những tổn thương do bệnh còi xương gây ra.

MK7 lại là thành phần trung chuyển, giúp mang Canxi hòa tan trong máu vào tới tận các xương và răng, làm chắc xương hiệu quả. Thiếu đi MK7, cơ thể dù có đủ Canxi nhưng hệ xương vẫn không thể sử dụng hiệu quả và xương vẫn mềm yếu. 

3.4. Tắm nắng hàng ngày

Cơ thể người sẽ tự sản sinh ra 80% Vitamin D3 cần thiết từ việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Vì vậy, cha mẹ cần phải tắm nắng hằng ngày cho trẻ, giúp tổng hợp Canxi ở xương tối ưu hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải chú ý tắm nắng đúng cách để bé vừa tiếp nhận đủ Vitamin D, vừa tránh bị hại da, cháy nắng. 

Thời gian tắm nắng nắng cho trẻ tốt nhất là trong khung từ 6- 9h sáng và 4-5h chiều, mỗi lần từ 15-30 phút. Ngoài ra thì mùa đông có nắng muộn thì cho trẻ tắm nắng trễ hơn vào khoảng 7h sáng trở ra. Ngược lại, mùa hè nắng gắt nên cho trẻ tắm sớm hơn vào khoảng 6h sáng để tránh nắng gắt, có thể gây hại cho làn da mỏng manh của bé. 

Bên cạnh đó, khi tắm nắng, cha mẹ nên che chắn phần mặt và để hở phần tay chân để bé được hấp thụ tốt nhất. Cha mẹ cũng nên để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, chứ không nên tắm nắng qua cửa kính (cửa kính hấp thụ hết tia UV trong ánh nắng, làm mất hiệu quả của tắm nắng). 

Đọc thêm: Tại sao chống còi xương phải thường xuyên tắm nắng?

3.5. Cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý trị liệu tại các bệnh viện

Tắm điện là phương pháp hấp thụ Vitamin D gián tiếp, sử dụng phù hợp cho trẻ vào mùa đông khi có ánh nắng yếu hoặc những trẻ có nơi sống khó tiếp xúc với ánh nắng đủ. Tùy vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu cần Vitamin D, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng phương pháp này. 

3.6. Vận động thường xuyên

Cho trẻ thường xuyên vận động, tham gia các hoạt động nâng cao thể chất vừa giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tình trạng còi xương mà còn giúp xương khớp được co giãn phát triển hiệu quả hơn.

Vận động cũng giúp quá trình trình trao đổi chất trong cơ thể hiệu quả, đồng thời kích thích não bộ hoạt động giúp trẻ thông minh và sáng tạo hơn. Trẻ sau vận động thường thèm ăn và ăn ngon miệng hơn. 

3.7. Uống thuốc Đông Y

Sử dụng thuốc Đông Y để chữa còi xương cho trẻ

Sử dụng các bài thuốc Đông Y giúp trẻ ngủ sâu, ăn ngon và khiến xương khớp chắc khỏe
 

Bên cạnh những cách trên, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng một số bài thuốc Đông Y để giúp trẻ trị còi xương. 

  • Điều nguyên tán: Bài thuốc điều nguyên tán với các thành phần thảo dược như bạch truật, nhân sâm, phục linh, quất hồng, sơn dược vv.. thường được chỉ định cho trẻ có thể trạng gầy còm, bụng to, thần trí kém. Bài thuốc giúp trẻ ăn ngon, ngủ sâu giấc, xương khớp chắc khỏe và hỗ trợ điều trị còi xương hiệu quả hơn. 
  • Lục vị địa hoàng gia vị: Với thành phần thảo dược bao gồm thục địa, hoài sơn, đơn bì, sơn thù, phục linh, trạch tả mỗi vị 6-8g. Bài thuốc sử dụng phù hợp cho trẻ còi xương, gầy gò, người nóng, hay ra mồ hôi trộm, cơ thể nóng giúp bổ can thận âm, ích gân cốt… điều trị còi xương hiệu quả.
  • Phì nhi hoàn gia vị: Với các thành phần thảo dược thần khúc, nhục đậu khấu, tân lang, mạch nha, hoàn liên, sư quân tử, mộc liên có tác dụng Sát trùng tiêu tích, kiện tỳ thanh nhiệt. Bài thuốc sử dụng phù hợp cho trẻ tiêu hoá kém, mặt vàng, người gầy, bụng đầy, chướng, sốt, mồm hôi, ỉa lỏng.

Các bậc phụ huynh cần chú ý kết hợp giữa chế độ ăn uống, tập luyện cùng các loại thuốc bổ để việc điều trị còi xương đạt kết quả nhanh chóng nhất. Vậy thì để trả lời câu hỏi bệnh còi xương có chữa được không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể nếu phụ huynh sớm phát hiện đồng thời làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ.

5.0 (100%)/1 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI